TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 13, 2002<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG KINH TẾ<br />
CỦA CÁC LOẠI PHÂN: ĐẠM, LÂN VÀ PHÂN CHUỒNG <br />
ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA TRÊN HAI VÙNG: VÙNG TRUNG BÌNH <br />
VÀ VÙNG CAO Ở HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM<br />
Trịnh Văn Sơn<br />
Khoa Kinh t ế, Đại học Huế<br />
<br />
<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Con đường chủ yếu để nâng cao sản lượng lương thực, có thể được thực hiện <br />
trên hai phương cách: mở rộng diện tích gieo trồng (khai hoang, tăng vụ) và đầu tư <br />
thâm canh tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, trong tương lai việc mở rộng diện <br />
tích là một điều khó, do diện tích bị giới hạn bởi không gian của nó. Do đo,ï biện <br />
pháp chủ yếu phụ thuộc vào vấn đề đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng. Một <br />
trong những giải pháp chủ yếu, có tính chất then chốt để đầu tư thâm canh là vấn đề <br />
sử dụng phân bón. Phân bón trở thành vị trí rất quan trọng và không thể thiếu được <br />
trong sản xuất nông nghiệp.<br />
Tiên phước là một huyện của tỉnh Quảng nam, Huyện có một địa hình khá <br />
phức tạp về điều kiện tự nhiên, kinh tế và trình độ thâm canh khác nhau giữa các <br />
vùng sinh thái trong Huyện. Trong điều kiện hiện nay, thực hiện cơ chế khoán đến <br />
từng hộ gia đình, việc đầu tư thâm canh được tiến hành trên cơ sở mỗi hộ gia đình xã <br />
viên trong Huyện. Do đo,ï để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất, mỗi hộ gia <br />
đình đều phải đầu tư cho sản xuất nhất là phân bón theo điều kiện và khả năng của <br />
mỗi hộ trên diện tích được giao khoán.<br />
Vì vậy, việc phân tích ảnh hưởng của phân bón theo hướng nghiên cứu: “ Đánh <br />
giá những ảnh hưởng kinh tế của các loại phân: đạm, lân và phân chuồng đến năng <br />
suất lúa trên hai vùng: vùng trung bình và vùng cao ở huyện Tiên phước, tỉnh Quảng <br />
nam“ là một vấn đề hết sức cần thiết.<br />
Mục đích và nội dung nghiên cứu là đánh giá và phân tích ảnh hưởng của một <br />
số loại phân bón đến năng suất lúa ở huyện Tiên Phước Quảng nam, trên hai tiểu <br />
vùng khác nhau của Huyện . Trên cơ sở đó để có giải pháp và đề nghị trong quản lý <br />
và chỉ đạo sản xuất.<br />
Để nghiên cứu theo mục đích và nội dung của đề tài, chúng tôi đã sử dụng một <br />
số phương pháp sau: <br />
Phương pháp điều tra chọn mẫu; các phương pháp trong phân tích kinh tế. <br />
75<br />
Đặc biệt sử dụng phương pháp toán như: phương pháp tương quan hồi quy<br />
Vì thời gian và kinh phí hạn hẹp nên đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm <br />
vi số liệu điều tra về sử dụng phân bón của 150 hộ sản xuất nông nghiệp trên toàn <br />
Huyện. Phương pháp chọn mẫu điều tra ở đây được thực hiện thông qua lựa chonü <br />
ngẫu nhiên của 80 hộ thuộc các xã vùng trung bình và 70 hộ vùng cao dùng phương <br />
pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình được lựa chọn.<br />
<br />
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Toàn huyện Tiên phước bao gồm 15 xã, được chia làm 2 vùng: Vùng trung bình <br />
(vùng 1) và vùng cao (vùng 2). Vùng 1 với diện tích chiếm 89,95 %, có địa hình <br />
tương đối bằng phẳng, đất đai có độ phì nhiêu khá tốt, ít bị nhiễm phèn và có hệ <br />
thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh.<br />
Vùng 2 (vùng cao) với diện tích chiếm 10,05 %, có địa hình khá phức tạp, đất <br />
bị nhiễm chua phèn, đất có độ phì nhiêu thấp. Tiểu vùng này phần lớn gồm các xã <br />
vùng gò đồi, không chủ động trong việc tưới tiêu.<br />
1. Tình hình sản xuất lúa của huyện Tiên Phước.<br />
Kết qủa sản xuất về diện tích gieo trồng, năng suất thu hoạch và sản lượng lúa <br />
của Huyện qua 3 năm được phản ánh qua bảng 1.<br />
Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa của huyên Tiên Phước<br />
Vụ sản Diện tích gieo trồng (ha) Năng suất (tạ/ ha) Sản lượng thu hoạch (tạ)<br />
xuất 1998 1999 2000 1998 1999 2000 1998 1999 2000<br />
Đông 3.427 3.473 3.502 31,73 31,98 32,34 10.873 11.106 11.325<br />
xuân<br />
Hè thu 3.044 3.116,5 3.112,2 32,05 32,35 32,78 9.756 10.080 10.262<br />
Tổng 6.471 6.589,5 6.624,2 31,87 32,15 32,58 20.629 21.186 21.587<br />
Từ số liệu bảng, đã chỉ ra rằng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của <br />
Huyện đã tăng lên qua các năm. Kết quả đó cũng đã phần nào cho thấy Huyện đã có <br />
nhiều cố gắng trong chỉ đạo sản xuất, khai hoang, đầu tư thâm canh để nâng cao kết <br />
quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh.<br />
2. Ảnh hưởng kinh tế của việc đầu tư phân bón đến năng suất lúa <br />
2.1 Ảnh hưởng kinh tế của 3 loại phân bón đến năng suất lúa<br />
Trên cơ sở số liệu điều tra và qua kết quả tính toán cho chúng ta thấy tổng hợp <br />
mức ảnh hưởng của 3 loại phân bón đến năng suất lúa của Huyện như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
76<br />
Bảng 2: Mức đầu tư các loại phân bón và năng suất lúa (tính cho 1 ha)<br />
Số hộ điều Mức phân bón bình quân Năng suất <br />
Vùng tra (hộ) Phân chuồng Phân đạm Phân lân lúa BQ<br />
(tấn) (kg) (kg ) (tạ)<br />
1. Vùng trung bình 80 8,08 82,66 66,21 34,03<br />
2. Vùng cao 70 5,60 70,28 66,43 30,88<br />
<br />
<br />
Mức đầu tư các loại phân bón càng tăng thì cho thấy năng suất lúa cũng tăng <br />
lên. Kết quả trên đã khẳng định mức đầu tư phân bón đã ảnh hưởng lớn đến năng <br />
suất lúa trên địa bàn của Huyện. Tuy nhiên, năng suất lúa ngoài ảnh hưởng từ đầu tư, <br />
thâm canh còn chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế.<br />
Phân bón ngoài ảnh hưởng tích cực, nếu bón phân quá nhiều sẽ ảnh hưởng tiêu <br />
cực và có thể làm cho năng suất lúa giảm. Kết quả trên chưa cho chúng ta thấy thấy <br />
điều đó. Điều đó có nghĩa là lượng phân bón đầu tư từ số liệu điều tra của các hộ gia <br />
đình vẫn còn ở mức thấp, chưa vượt quá định mức.<br />
2.2 Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất lúa theo nhóm hộ điều tra.<br />
Phân chuồng là loại phân được các hộ gia đình tự sản xuất, vì vậy phần lớn các <br />
hộ đã đầu tư khá cao và nó đã ảnh hưởng tốt đến năng suất lúa của mỗi hộ. Qua <br />
điều tra 150 hộ thuộc 2 vùng trong huyện Tiên phước, cho chúng ta kết quả sau:<br />
Bảng 3: Mức đầu tư phân chuồng và năng suất lúa của các nhóm hộ cho 1 ha <br />
Phân tổ theo lượng Vùng trung bình Vùng cao<br />
phân chuồng đầu Số hộ Mức phân Năng suất Số hộ Mức phân Năng suất <br />
tư (tấn/ha) đ. tra bón BQ lúa BQ đ. tra bón BQ lúa BQ<br />
(hộ) (tấn) (tạ) (hộ) (tấn) (tạ)<br />
Trên 10 tấn 8 12,15 40,22 2 11,45 38,80<br />
Từ 9 đến 10 tấn 14 9,78 38,37 5 9,24 36,91<br />
Từ 7 đến dưới 9 25 8,88 35,37 10 8,24 34,75<br />
tấn<br />
Từ 5 đến dưới 7 20 6,79 32,19 18 6,12 31,34<br />
tấn<br />
Từ 3 đến dưới 5 tấn 11 4,48 27,50 27 4,20 28,93<br />
Dưới 3 tấn 2 2,56 27,35 8 2,11 25,84<br />
<br />
Kết quả trên cho thấy rằng lượng phân chuồng bón tăng kéo theo năng suất lúa <br />
bình quân cũng tăng theo. Lượng phân bón của 2 vùng cũng có sự khác nhau. Những <br />
hộ thuộc vùng cao khả năng đầu tư phân chuồng thường thấp hơn so với hộ vùng <br />
trung bình, do vậy năng suất lúa của vùng này thấp hơn.<br />
2.3 Quan hệ giữa mức đầu tư phân đạm và lân với năng suất lúa<br />
Phân đạm, lân nói riêng và các loại phân nói chung có ý nghĩa quan trọng trong <br />
sự phát triển của cây trồng. Lượng phân đạm, lân được các hộ gia đình sử dụng chủ <br />
yếu mua từ các đại lý hoặc do Hợp tác xã cung ứng. Mức bón cao hay thấp đều có <br />
ảnh hưởng đến năng suất lúa. Số liệu điều tra từ các hộ xã viên về mức phân đạm <br />
và lân đã đầu tư với năng suất lúa được phản ánh trên bảng 4 và5. <br />
77<br />
Bảng 4: Ảnh hưởng của mức đầu tư đạm đến năng suất lúa<br />
Phân tổ theo mức Vùng trung bình Vùng cao<br />
đầu tư phân đạm Số hộ điều Năng suất lúa BQ Số hộ điều Năng suất lúa <br />
trên 1ha (kg) tra (hộ) (tạ/ha) tra (hộ) BQ (tạ /ha)<br />
100 4 40,25 2 40,57<br />
80 100 19 37,10 5 37,60<br />
70 80 38 35,03 12 34,62<br />
60 70 14 32,07 24 31,39<br />
50 60 3 28,46 15 27,30<br />
50 2 28,20 12 26,52<br />
Bảng 5: Ảnh hưởng của mức đầu tư phân lân đến năng suất lúa<br />
Phân tổ theo mức Vùng trung bình Vùng cao<br />
đầu tư phân lân trên Số hộ điều Năng suất lúa BQ Số hộ điều Năng suất lúa <br />
1ha (kg) tra (hộ) (tạ/ha) tra (hộ) BQ (tạ /ha)<br />
100 7 39,32 3 36,13<br />
80 100 14 36,27 13 33,03<br />
70 80 22 35,65 20 31.94<br />
60 70 19 32,57 20 29,08<br />
50 60 12 30,07 12 28,70<br />
50 6 28,13 2 26,20<br />
Lượng phân bón tăng thì năng suất lúa tăng, nhưng nếu bón đạm hoặc lân quá <br />
mức yêu cầu sẽ có tác động xấu. Tuy nhiên theo số liệu điều tra và tổng hợp trên <br />
vẫn cho thấy lượng phân mà các hộ gia đình đầu tư còn thấp so với định mức được <br />
qui định. Vì vậy, lượng phân bón tăng đều tác động tốt tới năng suất lúa.<br />
Từ số liệu trên và qua thực tế điều tra cho thấy rằng: đa số hộ gia đình nghèo <br />
thường đầu tư rất thấp và do đó năng suất lúa thu hoạch rất thấp. Đồng thời giữa các <br />
vùng sinh thái khác nhau thì lượng đầu tư phân bón ảnh hưởng đến năng suất cũng <br />
khác nhau. <br />
Trong khuôn khổ nghiên cứu, chúng tôi chỉ mới phân tích mức ảnh hưởng của <br />
phân bón trên phương diện nhỏ, chưa nghiên cứu mức đầu tư hợp lý, ảnh hưởng <br />
tổng hợp và mối quan hệ giữa các loại phân bón (phối kết hợp các loại phân như thế <br />
nào) để mang lại năng suất cây trông cao nhất. Đồng thời, việc nghiên cứu chưa thể <br />
xác định mức đầu tư bao nhiêu thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lúa. Đó là <br />
hạn chế và sẽ được nghiên cứu trong thời gian tới.<br />
3. Aính hưởng của phân bón đến năng suất theo mô hình tương quan <br />
tuyến tính<br />
Để xem xét mối quan hệ giữa phân bón và năng suất lúa theo nội dung và <br />
phương pháp phân tích, chúng ta có thể sử dụng phương pháp phân tích tương quan <br />
hồi qui dưới dạng: <br />
Y= a0 + a1 X1 + a2 X2 + a3 X3‚ <br />
78<br />
Trong đó: Y: Năng suất lúa<br />
a0: Năng suất lúa khi chưa đầu tư các loại phân bón<br />
a1,2,3: Tham số cho biết năng suất lúa tăng khi tăng 1 đơn vị đầu tư phân đạm <br />
(1) và lân (2) và phân chuồng (3)<br />
X1,2,3: Lượng phân đạm, lân và phân chuồng đầu tư trên 1 ha <br />
Kết quả tính toán cho thấy lượng phân bón đầu tư tăng lên trên 2 vùng của <br />
Huyện đều có ảnh hưởng tích cực đến tăng năng suất lúa. Khi tăng đầu tư phân đạm, <br />
lân hoặc phân chuồng thì năng suất lúa tăng lên và sản lượng thóc thu được do1 kg <br />
đạm, lân hoặc 1 tấn phân chuồng trên Tiểu vùng 1 tương ứng là:10.88 ; 9,30 và <br />
38,47 kg thóc và Tiểu vùng 2 tương ứng là: 12,54; 5,92 và 23,65 kg. Như vậy, ở Tiểu <br />
vùng 1 lượng phân chuồng đầu tư mang lại hiệu quả hơn so với đầu tư phân đạm, <br />
nhưng trái lại Tiểu vùng 2 thì phân đạm đầu tư mang lại kết quả hơn so với vùng1.<br />
III. KẾT LUẬN<br />
Trong phương hướng sản xuất, huyện Tiên phước đã tập trung hướng phát <br />
triển mạnh về sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó đâíy mạnh phát triển công <br />
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng <br />
và vật nuôi, không ngừng tăng nhanh sản lượng lương thực và thực phẩm, nâng cao <br />
mức sống người dân, thực hiện xoá đói giảm nghèo trên địa bàn Huyện. <br />
Đối với sản xuất ngành trồng trọt mà đặc biệt là cây lúa, Huyện đã chỉ đạo trực <br />
tiếp với phương châm tăng diện tích gieo trồng, diện tích lúa qua 3 năm tăng từ 6.471 <br />
ha năm 1999 lên 6.624 ha năm 2000. Huyện cũng rất quan tâm đến đầu tư thâm canh <br />
tăng năng suất, trong đó đầu tư theo chiều sâu là hướng trọng yếu; vì vậy, năng suất <br />
lúa bình quân toàn huyện tăng qua 3 năm (năm 1999: 31,87 tạ/ha, năm 1999: 32,15 và <br />
năm 2000 32,58 tạ /ha)<br />
Kết quả phân tích đã cho thấy sự tác ảnh hưởng tích cực của phân chuồng, lân <br />
và phân đạm đến năng suất lúa trên cả 2 vùng của Huyện. Ởí vùng I nếu lượng phân <br />
chuồng trên 10 tấn/ ha thì năng suất lúa đạt cao nhất 40,22 tạ/ha, nếu đầu tư dưới 3 <br />
tấn thì năng suất chỉ đạt khoảng 25 tạ và cũng tương tư cho các loại phân còn lại.<br />
Qua phân tích hồi qui tương quan, cho thấy sản lượng thóc thu được do tăng 1 <br />
đơn vị đầu tư phân đạm, lân và phân chuồng tương ứng là 10,88; 9,30 và 38,47 kg. <br />
Điều đó phản ánh nhu cầu cần thiết trong đầu tư thâm canh nâng cao năng suất và <br />
hiệu quả.<br />
Trong điều kiện sinh thái của huyện Tiên Phước, cho thấy mức đầu tư phân bón <br />
thực tại vẫn còn thấp. Mức đầu tư phân bón trên mỗi vùng của Huyện không giống <br />
nhau, phần lớn vùng cao năng suất lúa thấp hơn so với vùng trung bình, nguyên nhân <br />
là do khả năng đầu tư thấp và cũng có thể do điều kiện đất đai, khả năng canh tác <br />
của các nông hộ. <br />
Huyện cần tập trung chỉ đạo theo hướng đầu tư sâu và tạo điều kiện cho các <br />
HTX và các hộ gia đình có những giải pháp tốt trong việc sử dụng phân bón, đặc <br />
biệt là sử dụng phân chuồng vì đây là nguồn lực mà các hộ gia đình có thể sản xuất <br />
ra.<br />
79<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Trường ĐH Nông nghiệp, Hà nội, 1998<br />
2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Trường ĐH Tài chính Kế toán và ĐH <br />
kinh tế quốc dân Hà nội, 1998 và 2000.<br />
3. PGS.TS Phan Chí Thanh,.Hệ thống nông nghiệp, Hà nội 1998<br />
4. Nguyễn Đình Nam, Kinh tế phát triển nông thôn, Ha nội, 1995<br />
5. Phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn, NXB Thống kê,Hà nội, 1996<br />
6. Lê Đình Danh, Tác đông của xã hội, của cải cách kinh tế đối với sự phát triển <br />
vùng, Hà nội, 1998<br />
7. PGS.TS Nguyễn Cúc. Tác động của Nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế <br />
theo hướng công nghiệp hoá, ï hiện đại hoá ở Nước ta hiện nay<br />
8. Food and agriculture in a market economy; TRACY,M Praha,1993<br />
9. Indebtedness of developing coutries. Agriculture tropica and subtropica JENICEK, <br />
V. Praha, 1997.<br />
SUMMARY<br />
The intensive farming fertilizer plays the most important role in increasing the rice <br />
productivity.<br />
The analysis investition shows that organic phosphate and nitrogenuos fertilizer <br />
influence significantly to rice productivity in two regions of Tien phuoc district.<br />
The investition of fertilizer here is still low. When the quantity of three types of fertilizer <br />
to soil are increased, the rice productivity will be high. The level of fertilizer investition in each <br />
region is different, the productivity in the highland is lower than that in the middle land. The <br />
reasons are low investition, soil property and cultivated technique of the farmer.<br />
The analysis of results of investigation and the reality confirm that investition of <br />
fertilizer and intensive farming increase the crops productivity in the Tien Phuoc district.<br />
Therefore, the investition must be implemented in production. The farmers have to know: <br />
how good to use the fertilizer, expecially organic fertilizer produced by themselves<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
80<br />