Phân tích so sánh vai trò của IMF và WB đối với nền kinh tế thế giới
lượt xem 6
download
Nghiên cứu "Phân tích so sánh vai trò của IMF và WB đối với nền kinh tế thế giới" được thực hiện nhằm phân tích, so sánh vai trò của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đối với nền kinh tế thế giới. IMF và WB Là một trong những định chế tài chính quốc tế lớn đã có những đối sách, chương trình điều chỉnh cơ cấu được coi là phương thuốc “điều trị” hay “cẩm nang” cho các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích so sánh vai trò của IMF và WB đối với nền kinh tế thế giới
- PHÂN TÍCH SO SÁNH VAI TRÒ CỦA IMF VÀ WB ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI Nguyễn Hoàng Tiến*- Kim Ngọc Châu** 1 TÓM TẮT: Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích, so sánh vai trò của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đối với nền kinh tế thế giới. IMF và WB Là một trong những định chế tài chính quốc tế lớn đã có những đối sách, chương trình điều chỉnh cơ cấu được coi là phương thuốc “điều trị” hay “cẩm nang” cho các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Ngày càng nhiều quốc gia đang phát triển mong muốn IMF và WB giúp đối phó với tình trạng sụt giảm so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên những chính sách, chương trình hỗ trợ của IMF và WB khi thực thi ở mỗi nước thì phản ứng và kết quả đạt được lại khác nhau. Vì vậy việc xem xét lại những chính sách tài chính - tiền tệ, cách xử lý những bất đồng trong hoạch định chính sách cũng như cách thức phối hợp thực thi chính sách và vai trò của IMF và WB với các chính phủ là hết sức quan trọng. Từ khóa: ngân hàng thế giới; quỹ tiền tệ quốc tế; kinh tế thế giới; tài chính; chính sách tiền tệ. 1. DẪN NHẬP VÀO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Với xu hướng toàn cầu hóa, giao thương giữa các quốc gia, các khu vực kinh tế ngày một tăng. Kéo theo đó là sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu. Từ đó làm tăng mức độ ảnh hưởng của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đối với nền kinh tế. Sự thay đổi của các thị trường tài chính cùng với mức độ mở cửa thương mại mang lại những cơ hội lớn cho mỗi quốc gia, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng.[5] Trong quá trình phát triển của mỗi đất nước, nhu cầu ổn định cán cân thanh toán quốc tế, nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội… là rất cấp bách, nhất là đối với các nước đang phát triển. Nếu chỉ dựa vào tiềm lực sẵn có của đất nước thì không thể giải quyết được những vấn đề này. Do đó, các quốc gia đều có xu hướng gia nhập các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế với mục đích đẩy nhanh tốc độ phát triển của mình bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật từ các nước phát triển khác. WB cho rằng tốc độ phát triển kinh tế và xã hội chỉ tăng trưởng khi chính sách tài chính và kinh tế ổn định, phù hợp với điều kiện của quốc gia.[10]. IMF cũng công nhận chính sách tài chính và kinh tế không lành mạnh thường liên quan đến việc sử dụng không hiệu quả lâu dài của nguồn lực kinh tế - xã hội thông qua sự thích nghi ngắn hạn của chính sách tài chính.[22]. Vì vậy, muốn đưa đất nước phát triển trên tầm quốc tế chỉ có một cách duy nhất là hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, việc gia nhập các định chế tài chính – tín dụng quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Các định chế tài chính * Đại học Thủ Dầu Một, Tác giả nhận phản hồi: Tel.: +84708741048.E-mail address: vietnameu@gmail.com. * Đại học Thủ Dầu Một.
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1207 Định chế tài chính (financial institution) là các định chế mà hoạt động chủ yếu của chúng là đóng vai trò trung gian tài chính trong quá trình chuyển vốn từ người cho vay sang người đi vay hoặc người tiết kiệm tới người đầu tư.[20] Sự ra đời của các định chế tài chính quốc tế Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc với kết quả là phe trục phát xít Đức – Ý– Nhật tất yếu bại trận và phe đồng minh chống phát xít với trụ cột là Liên Xô - Mỹ - Anh tất yếu thắng lợi, thế giới đang đứng trước yêu cầu định chế lại trật tự chính trị, kinh tế và tài chính. Việc định chế lập lại trật tự tài chính quốc tế đã được khởi đầu bằng việc lập ra hai định chế tài chính toàn cầu: Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển theo quyết định của Hội nghị tài chính quốc tế Bretton Woods từ 1 – 22 tháng 7 năm 1944 để soạn thảo Điều lệ Quỹ Tiền tệ quốc tế.[7]. Sự hình thành hai định chế tài chính quốc tế toàn cầu này phản ánh xu thế tăng cường ý muốn hợp tác quốc tế vì sự phồn vinh lâu dài của thế giới. Nó cũng bắt nguồn từ tình trạng tồi tệ của hệ thống tài chính - tiền tệ thời đó đang trên bờ sụp đổ - cần được cải tổ sâu sắc. Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng tái thiết và phát triển lần được đi vào hoạt động sau chiến tranh thế giới II kết thúc. Đến nay, hai định chế này vẫn là hai trụ cột của hệ thống tài chính quốc tế[19]. Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đòi hỏi phải hình thành các định chế tài chính quốc tế, khu vực với nhiệm vụ là giải quyết các vấn đề tài - tệ của khu vực. Nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đó, vào những năm cuối thập niên 50 và những năm thập kỷ 60 đã lần lượt xuất hiện các ngân hàng phát triển của các châu lục như: Ngân hàng phát triển liên Mỹ, Ngân hàng phát triển Châu Phi và Ngân hàng phát triển Châu Á. Ở Châu Âu, với việc hình thành thị trường chung Châu Âu lúc đầu và sau đó là Liên minh kinh tế Châu Âu đòi hỏi sự xuất hiện các định chế tài chính quốc tế của khu vực Châu Âu. Phân loại các định chế tài chính quốc tế * Căn cứ vào phạm vi hoạt động, các định chế tài chính quốc tế được phân chia thành định chế tài chính toàn cầu và định chế tài chính khu vực[15]. - Định chế tài chính quốc tế toàn cầu bao gồm: Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF), Ngân hàng thế giới (World Bank – WB) và Ngân hàng thanh toán quốc tế (International Payment Bank – IPB). - Định chế tài chính quốc tế khu vực: Bao gồm các quỹ tiền tệ, các ngân hàng, các quỹ phát triển khu vực như: Quỹ tiền tệ Ả Rập (Arab Monetary Fund – AMF), Ngân hàng phát triển liên Mỹ (The Inter- American Development Bank – BID), Ngân hàng phát triển Châu Phi (African Development Bank – AfDB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (The Asian Development Bank – ADB). * Căn cứ vào mục tiêu tài trợ - Định chế tài chính tài trợ cán cân thanh toán có: Quỹ tiền tệ quốc tế, Quỹ tiền tệ Ả Rập, Ngân hàng trung ương Châu Âu (European Central Bank – ECB). - Định chế tài chính quốc tế tài trợ đầu tư phát triển: Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển các châu lục. Vai trò của các định chế tài chính quốc tế a. Vai trò của các định chế tài chính quốc tế đối với nền kinh tế quốc tế. - Phối hợp chính sách tiền tệ của các nước thành viên nhằm tạo ra sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc gia và hệ thống tiền tệ quốc tế. - Tạo dựng một hệ thống tỷ giá hối đoái hợp lý, thể hiện tính công bằng và tính hợp tác các nước.
- 1208 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION - Kiên định chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết. - Các định chế tài chính quốc tế phải góp phần tích cực vào việc tài trợ cần thiết cho các nước hội viên phát triển kinh tế. b. Tài trợ cho các nước thành viên đang phát triển. - Cung cấp các khoản cho vay cho các nước đang phát triển để phát triển kinh tế - xã hội ở các nước này. - Cung cấp trợ giúp kỹ thuật. - Các Định chế tài chính quốc tế khích lệ sự đầu tư phát triển kinh tế công, kinh tế tư ở các nước đang phát triển từ các nguồn vốn công cộng, tư nhân. c. Hỗ trợ các nước thành viên đang phát triển bồi dưỡng và nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý kinh tế-tài chính tầm vi mô và vĩ mô. - Giúp các nước nâng cao năng lực xây dựng và thực thi các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. - Giúp hoàn thiện công tác thống kê, kế toán, kiểm toán phục vụ tốt việc theo dõi, phản ánh đúng đắn tình hình phát triển kinh tế - xã hội. - Giúp bồi dưỡng và nâng cao trình độ kiến thức, năng lực quản lý kế toán tài chính đối với cán bộ. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, với những phương pháp cụ thể là: Phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, so sánh, đối chiếu. • Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Thu thập thông tin khoa học của WB và IMF trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có, phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về từng đối tượng. Sau đó liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng. • Phương pháp logic và lịch sử Đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của WB và IMF từ đó rút ra bản chất và quy luật của chúng. • Phương pháp so sánh, đối chiếu Sử dụng tư duy logic để so sánh những vấn đề về mục tiêu, vai trò của WB và IMF, sau đó rút ra kết luận tác động của chúng đối với nền kinh tế thới giới. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt về các mặt như: cấu trúc, nguồn vốn và mục đích sử dụng vốn, vai trò của WB và IMF. NGÂN HÀNG THẾ GIỚI WB Nhóm Ngân hàng Thế giới có năm định chế thành viên, bao gồm: Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD); Hội Hỗ trợ Phát triển Quốc tế (IDA); Công ty Tài chính Quốc tế (IFC); Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư (ICSID) và cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA). Ngân hàng Thế giới (WB) Được thành lập sau Hội nghị Bretton Woods của Liên hiệp Quốc vào tháng 7 năm 1944. WB có trụ sở chính ở thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, gồm hai định chế thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới là Hiệp hội Hỗ trợ Phát triển Quốc tế (IDA) và Ngân hàng Quốc tế Tài thiết và Phát triển (IBRD). Đây không phải là một ngân hàng thông thường, mà là một định chế Tài chính Quốc tế được thành lập với mục tiêu làm cho toàn cầu hóa mang tính bền vững và đồng đều hơn.
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1209 Các hoạt động chính của WB Tạo quỹ: IBRD tạo những nguồn vốn vay cho các nước đang phát triển thông qua việc bán cổ phiếu được xếp hạng AAA trên thị trường tài chính thế giới. IBRD đạt được một phần nhỏ lợi nhuận từ những nguồn cho vay này. Nguồn thu lớn hơn của định chế đến từ việc cho vay những nguồn vốn mà nó sở hữu. Nguồn thu của IBRD được dùng để chi trả cho chi phí vận hành của WB và hỗ trợ hoạt động của IDA cũng như chương trình xóa nợ cho các nước nghèo. Cung cấp các nguồn vốn vay: thông qua IBRD và IDA, WB đưa ra hai loại vốn cho vay và tín dụng: những hoạt động đầu tư và hoạt động liên quan đến chính sách phát triển. Nhằm ủng hộ cho các dự án phát triển kinh tế và xã hội trong nhiều khối ngành khác nhau. Những nguồn tín dụng dài hạn thường không có lãi suất, nhưng có một khoản thu nhỏ cho chi phí dịch vụ, tương đương khoảng 0,75% nguồn vốn được cho vay. Quản lý các quỹ tín thác và cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại: Các nhà tài trợ chính phủ và tư nhân gửi tiền vào quỹ tín thác được cất giữ tại WB. WB cũng huy động những nguồn vốn từ bên ngoài để cung cấp cho những hoạt động phi lợi nhuận của IDA và những khoản viện trợ không hoàn lại. Những nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại của IDA thường được dùng cho các mục đích: giảm hoặc xóa nợ cho các quốc gia nghèo không có khả năng trả nợ; cải thiện vệ sinh và nguồn nước; ủng hộ cho những chương trình tiêm chủng; chống lại HIV/AIDS; ủng hộ cho các định chế dân sự; tạo ra những sáng kiến để cắt giảm khí thải và hiệu ứng nhà kính. Cung cấp dịch vụ tư vấn: WB cũng đóng vai trò cung cấp những dịch vụ phân tích tình hình, tư vấn và cung cấp thông tin cho các nước thành viên nhằm giúp các nước này phát triển kinh tế – xã hội. Xây dựng năng lực: WB có vai trò nâng cao năng lực của các đối tác, nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển, và nhân viên của chính định chế này để giúp họ có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, cải thiện hiệu suất của chính phủ và cung cấp dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và duy trì các chương trình xóa đói giảm nghèo. 5. QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được thành lập đồng thời với WB tại Hội nghị quốc tế Bretton Wood vào tháng 7 năm 1944. Cho tới hiện nay, IMF bao gồm 188 quốc gia thành viên với mục tiêu thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm hệ thống tiền tệ quốc tế có thể hoạt động hữu hiệu. Cân bằng cán cân thương mại, tránh sự phá giá tiền tệ do cạnh tranh giữa các quốc gia tạo, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thương mại thế giới. Thiết lập tài chính an toàn, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo trên toàn thế giới. IMF điều chỉnh quan hệ tiền tệ giữa các thành viên và cho các nước bị thâm hụt cán cân thanh toán vay ngắn hạn và trung hạn. Các hoạt động chính của IMF Kiểm soát chính sách tiền tệ của các nước hội viên: Nghiên cứu về tình trạng kinh tế tổng quát, chính sách tiền tệ của mỗi nước hội viên. Đưa ra những lời khuyên về chính sách cho các chính phủ và ngân hàng trung ương dựa trên sự phân tích về xu hướng phát triển kinh tế, và những kinh nghiệm thực tế xuyên quốc gia. Dựa trên tài liệu nghiên cứu IMF quyết định giúp đỡ hay không khi cần thiết. Phân tích kinh tế và tham vấn đa phương để duy trì sự ổn định của hệ thống tiền tệ toàn cầu: Nghiên cứu, thống kê, dự báo, và phân tích kinh tế thông qua việc theo dõi các nền kinh tế và thị trường riêng lẻ, khu vực và toàn cầu. Cung cấp diễn đàn cho hợp tác giải quyết những vấn đề về tiền tệ quốc tế. Giúp đỡ tài chính: Đưa ra các nguồn vốn cho vay với lãi suất thấp để giúp các quốc gia vợt qua các giai đoạn kinh tế khó khăn; hỗ trợ nguồn vốn vay không lãi suất và có thời gian đáo hạn dài để giúp các nước phát triển chống lại đói nghèo.
- 1210 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Giúp đỡ về mặt kỹ thuật: Trợ giúp kĩ thuật và đào tạo để giúp các nước phát triển cải thiện khả năng điều hành nền kinh tế của mình, giúp đỡ để thiết lập hạ tầng tài chánh quốc gia như ngân hàng trung ương, bộ kinh tế tài chính. IMF đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các công cụ để các nước đo lường, đánh giá và cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay của họ, bao gồm chính sách tài khóa và tiền tệ, cũng như ổn định tài chính, tiền tệ và giá cả. Nó giúp các nước tìm ra cách tốt hơn để thực hiện các biện pháp trong tất cả các lĩnh vực này, và xác định những bài học lớn từ kinh nghiệm của nhiều nước, qua đó có thể làm sáng tỏ các lựa chọn mà một quốc gia cụ thể bất kỳ có thể có. Cấu trúc của IMF và WB Nhân sự IMF gồm 2.600 người và IMF không có chi nhánh. Hầu hết nhân viên IMF làm việc tại Washington DC và số còn lại làm việc tại ba văn phòng nhỏ ở Paris, Geneva và Liên Hiệp Quốc ở New York. Nhân sự IMF được xem là “tinh hoa của giới kinh tế học thế giới”.[8]. WB có cấu trúc phức tạp hơn khi chứa đựng hai định chế chính: Ngân hàng Kiến thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) và Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA). WB có khoảng hơn 7.000 nhân sự và 40 văn phòng trên khắp thế giới, nhưng 95% nhân viên đều làm việc tại trụ sở chính ở Washington DC. Nhân sự WB gồm các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: nhà kinh tế học, nhà hoạch định chương trình phát triển đô thị, nhà thống kê học, chuyên viên dự án và nhiều chuyên viên trong các lĩnh vực khác nhau như giao thông, giáo dục, năng lượng, … Nguồn vốn và mục đích sử dụng Mục đích thành lập IMF là nhằm kêu gọi, khuyến cáo sự hợp tác quốc tế về tiền tệ, ổn định tỷ giá hối đoái giữa các đơn vị tiền tệ nhằm tránh sự phá giá tiền tệ do cạnh tranh giữa các quốc gia, thiết lập hệ thống thanh toán đa phương, cung ứng cho các quốc gia hội viên ngoại tệ cần thiết để quân bình hoặc giảm bớt thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế. Khi gia nhập IMF, mỗi nước phải đóng một khoản tiền phí hội viên. Phần đóng góp của mỗi hội viên không đồng đều, tuỳ theo vị trí, quy mô kinh tế và tầm quan trọng của quốc gia đó, các nền kinh tế lớn phải đóng góp nhiều hơn. IMF cũng có thể mượn tiền của những nước hội viên giàu như các nước kỹ nghệ lớn hay có nhiều dầu hoả trong trường hợp cần thiết. Số tiền này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: • Có thể trích ra cho các nước thành viên vay mỗi khi họ gặp khó khăn về tài chính. Tiền nhận được từ IMF phải hoàn trả trong thời gian 3-5 năm hoặc chậm nhất là 10 năm (lãi suất thấp hơn tỉ giá thị trường một chút). • Là căn cứ để quyết định số lượng tiền mà nước thành viên được vay và là cơ sở để phân bổ rút vốn lớn đặc biệt (SDR) theo từng thời kỳ cho các nước thành viên. • Có vai trò quyết định quyền bỏ phiếu của nước thành viên. WB xây dựng quỹ tài chính của mình thông qua vay vốn bằng cách phát hành trái phiếu AAA cho các nhà đầu tư và cho các nước thành viên vay lại (IBRD). Ngoài ra, WB còn nhận được các khoản tiền từ các nhà tài trợ (IDA). WB hỗ trợ phát triển kinh tế cho các quốc gia nghèo bằng cách tài trợ cho các dự án tài chính và các chính sách cải tổ có triển vọng thành công. IBRD cho các quốc gia đang phát triển vay với lãi suất ưu đãi, trong khi đó IDA chỉ cho các nước nghèo nhất vay và không tính lãi suất. Cá nhân và công ty không được vay của WB và không phải quốc gia thành viên nào cũng được WB cho vay. Chỉ có Chính phủ của các nước đang phát triển có thu nhập quốc dân trên đầu người lớn hơn 1305 USD/ năm mới được vay của IBRD và phải hoàn trả trong vòng 12-15 năm. Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơn lãi suất WB đi vay một chút. Chính phủ của các nước nghèo có thu nhập quốc dân trên đầu người dưới 865 USD/
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1211 năm được vay của IDA. Các khoản vay này sẽ không đòi lãi suất và thời hạn có thể lên tới 35 đến 40 năm. Sự khác biệt giữa Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế: Cơ chế hoạt động của hai định chế trên có những điểm khác nhau khá rõ ràng mà cơ bản nhất nằm ở chỗ: WB là định chế phát triển, trong khi IMF là định chế hợp tác với nhiệm vụ duy trì một cách trật tự cho hệ thống chi trả giữa các quốc gia. IMF giống như một “bác sĩ” của nền kinh tế toàn cầu, chuyên chữa trị các “bệnh nguy cấp” trong hệ thống kinh tế - tài chính. IMF là buộc các nước thành viên phải để đồng tiền mình được trao đổi tự do với các đơn vị tiền tệ nước ngoài; và luôn phải báo cáo với IMF mọi sự thay đổi trong các chính sách tài chính - kinh tế nước mình, để tránh gây ảnh hưởng cho nền kinh tế các nước thành viên. Hơn nữa, thành viên phải hiệu chỉnh các chính sách liên quan đến tài chính - kinh tế theo lời khuyên IMF để phù hợp với nhu cầu của toàn bộ khối nằm chung trong định chế . Để hỗ trợ các nước thành viên tuân theo nguyên tắc trên, IMF cho vay tiền khi thành viên nào gặp rắc rối về tài chính. Bởi vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi IMF luôn can thiệp đôi khi khá thô bạo vào nền kinh tế một nước đang cần viện hỗ trợ. Các quốc gia khi vay tại IMF phải tuân thủ những điều kiện nghiêm ngặt do IMF đặt ra như hạn chế chi tiêu công, thắt lưng buộc bụng… IMF không hỗ trợ để phát triển về xã hội, điều này khác với WB là đặt mục đích giúp những nước nghèo phát triển kinh tế, xã hội. 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của việc giám sát kịp thời và hiệu quả đã tăng lên do nhiều chuyển biến cơ bản trong nền kinh tế: tăng trưởng nhanh chóng của thị trường vốn tư nhân, hội nhập khu vực và thế giới, gia tăng, chỉnh đốn tài khoản vãng lai và cải cách kinh tế theo hướng trị trường của nhiều nước. Ảnh hưởng của IMF và WB trong kinh tế toàn cầu được gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn của các quốc gia thành viên. IMF có vai trò thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và tăng trưởng thương mại quốc tế một cách cân đối; tăng cường ổn định tỷ giá; hỗ trợ cho việc thành lập hệ thống thanh toán đa phương; cho các nước hội viên tạm thời sử dụng các nguồn vốn chung của Quỹ với những đảm bảo thích hợp; rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế của các nước hội viên. Khi chính sách kinh tế lệch hướng hay hệ thống tiền tệ trong nước gặp biến động, nước hội viên có quyền nhờ IMF hỗ trợ và can thiệp. IMF thường tập trung giúp đỡ tài chính đối với các nước thành viên đang gặp khó khăn thông qua các khoản vay. Riêng đối với các nước đang phát triển, IMFcó phần ít quan tâm hơn. Một phần do lượng vốn của các nước này rất ít, đồng thời ảnh hưởng của các nước này trong hoạt động thương mại, tài chính quốc tế không cao. Tuy nhiên, các nước đang phát triển cũng được vay với lãi suất rất thấp (0.5%). Với các khoản vay này các nước đã phần nào vựt dậy sau những thời kỳ đình trệ kinh tế, đương đầu với các cuộc khủng hoảng kinh tế, thúc đẩy các nước nghèo phát triển. Trong những thập niên 60, IMF đã giúp đỡ nhiều nước ở Châu Phi và Châu Á thiết lập hạ tầng tài chính quốc gia như ngân hàng trung ương, bộ kinh tế tài chính. Ngoài ra, IMF còn có các chương trình huấn luyện như phương cách thiết lập chính sách tiền tệ, ngân sách quốc gia, kiểm tra hệ thống ngân hàng, … Những nước giàu muốn giúp đỡ những nước đang phát triển có thể đóng góp tài chính và để Quỹ định chế cách giúp đỡ. Khác với IMF WB ra đời vì các nước nghèo, vì xã hội. WB đã huy động vốn từ các quốc gia thành viên phát triển để chuyển đến các quốc gia đang phát triển vay. Giúp các nước này xoá đói, giảm nghèo, ổn định phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, môi trường, giải quyết các phát triển hệ thống an sinh xã hội trên thế giới đặc biệt là các nước nghèo. Thông qua việc thiết kế và tài trợ cho các dự án phát triển; hỗ trợ kỹ thuật
- 1212 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION (TA), tư vấn về chính sách và các báo cáo phân tích; điều phối viện trợ. WB có các hỗ trợ dưới hình thức cho vay ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của IDA cho các quốc gia đang phát triển. Bên cạnh hỗ trợ về tài chính, WB có chính sách tư vấn thực hiện các Chương trình Tín dụng Điều chỉnh Cơ cấu (SAC I) và các Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo (PRSC ) I và II. Kiến nghị Các định chế tài chính kinh tế thế giới đều có những đặc điểm khác nhau về chức năng, nhiệm vụ cũng như cách thức hoạt động. Tuy nhiên, có thể thấy hoạt động của các định chế tài chính này đều hướng đến mục đích cuối cùng là ổn định và phát triển nền kinh tế thế giới. Trong quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay, IFM và WB cần tích cực hơn trong việc xây dựng một cơ chế cảnh báo rủi ro kinh tế vĩ mô khu vực để giúp các nước nghèo nâng cao năng lực tự cường và thích ứng của kinh tế; tiếp tục ủng hộ, phát triển cơ sở hạ tầng, cảnh báo sớm thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển nhất là khoảng cách số, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, cải cách thể chế và đào tạo nhân lực chất lượng cao để kịp nắm bắt các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đối với các nước đang phát triển, ngoài những giúp đỡ cho các dự án kinh tế, IFM và WB cũng cần tập trung nguồn vốn dành cho các chương trình dự án của ngành giáo dục và đào tạo. Vì giáo dục có phát triển thì kinh tế cũng như năng lực của quốc gia mới phát triển bền vững được. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Askari, Hossein, and Samir Chebil (1999), “Reforming the IMF: Some organizational and operational issues,” Banca Nazionale del Lavoro Quarterly Review. [2] Bộ thương mại, Viện nghiên cứu thương mại, Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại (1998), Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á: nguyên nhân và bài học, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. [3] Bộ tài chính, Trung tâm bồi dưỡng cán bộ Bộ tài chính (2000), Các định chế tài chính quốc tế và quan hệ của Việt Nam, Nhà xuất bản tài chính. [4] Cited in Gold, Joseph, “The Relationship Between the International Monetary Fund and the World Bank,” Journal of Creighton Law 15 (1981-1982), p. 514. [5] Coate, Stephen and Stephen Morris “Policy Conditionality,” working paper, Penn Institute for Economic Research, University of Pennsylvania [6] De Gregorio, Jose, Barry Eichengreen, Takatoshi Ito, and Charles Wyplosz (undated but apparently 1999), An Independent and Accountable IMF (Geneva: International Center for Monetary and Banking Studies, and London: Centre for Economic Policy Research); referred to as the “Geneva report.” [7] Dhonte, Pierre (1997), “Conditionality as an Instrument of Borrower Credibility,” IMF Paper on Policy Analysis and Assessment 97/2. [8] Diaz Alejandro, Carlos F. (1984), “IMF Conditionality: What Kind?” PIDE Tidings, (JanuaryFebruary), 7-9. [9] Hồ Xuân Phương, Phan Duy Minh (2002), Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản tài chính. [10] International Monetary Fund (2001a), “Conditionality in Fund-Supported Programs — Policy Issues,” Policy Development and Review Department, IMF. [11] Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải (2001), Các định chế tài chính, các định chế thương mại quốc tế và thị trường hối đoái, Nhà xuất bản thống kê. [12] Nguyễn Đặng, Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng: Xây móng, đắp nền chohệ thống ngân hàng hiện đại. [4] Ngân hàng thế giới (2004), Đến với Ngân hàng thế giới, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin. Nguyễn Văn Thanh (1997), Các thiết chế tài chính quốc tế và các nước đang phát triển- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. [13] Nguyen Hoang Tien, Strategic international human resource management, Ementon 2017.
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1213 [14] Nguyen Hoang Tien, Global strategic marketing management, Ementon 2017. [15] Nguyen Hoang Tien, International economics, business and management, Ementon 2018. [16] Oliver, Robert W., International Economic Cooperation and the World Bank (New York: Holmes and Meier, 1975), Appendix A, pp. 297-98. [17] Overseas Development Council (2000), The Future Role of the IMF in Development (Washington: ODC); referred to as “the ODC report.” [18] Summers, Lawrence (1999), “The Right Kind of IMF for a Stable Global Financial System,” speech at the London Business School, December 14. [19] The World Bank (2005), 2004 Annual Review of Development Effectiveness: The World Bank’s Contributions to Poverty Reduction, http://www.worldbank.org/oed [20] The World Bank (2004), 2003 Annual Review of Development Effectiveness: The Effectiveness of Bank Support for Policy Reform. [21] The World Bank (2005), 2004 Annual Report, http://www.worldbank.org/annualreport. [22] The World Bank (2004), Books, Buildings, and Learning Outcomes: An Impact Evaluation of World Bank Support to Basic Education in Ghana, http://www.worldbank.org/oed [23] The Worldbank (2005), Capacity Building in Africa: An OED Evaluation of World Bank Support, http://www. worldbank.org/oed [24] The World Bank (1999), Development Effectiveness in Health, Nutrition, and Population: Lessons from World Bank Experience, http://www.worldbank.org/oed [25] The World Bank (1999), Disaster Assistance, http://www.worldbank.org/oed [26] The World Bank (2004), Economies in Transition-An OED Evaluation of World Bank Assistance. [27] Williamson, John (1983), IMF Conditionality (Washington: Institute for International Economics). [28] World Bank, 1980 Annual Report (Washington, DC: World Bank), pp. 67-68. [29] World Bank News, “Sector Adjustment Loan,” Special Report, April 1986, p. 11. [30] World Bank (2009), Global Development Finance 2009.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Phân tích tài chính - Phân tích định lượng
11 p | 126 | 12
-
Các loại mô hình tài chính
3 p | 104 | 12
-
Bài giảng Thị trường chứng khoán: Chương 1 - ThS. Trần Tuấn Việt
79 p | 132 | 7
-
Bài giảng Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Bài 4 - TS. Đặng Anh Tuấn
26 p | 38 | 5
-
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam phù hợp với tái cấu trúc và hội nhập kinh tế quốc tế
5 p | 47 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn