intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích thiết kế hệ thống - Chương 1

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

160
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin là một phương pháp được sử dụng bởi dãy các công ty từ IBM đến Pepsi, Hasbro, Inc., để tạo và duy trì hệ thống thông tin nhằm thực hiện các chức năng cơ bản như lưu trữ chính xác các tên và địa chỉ của khách hàng, xử lý các đơn hàng và thanh toán cho người làm công. Mục tiêu chính của phân tích và thiết kế hệ thống là cải tiến hệ thống cấu trúc, điển hình là qua ứng dụng phần mềm, có thể giúp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích thiết kế hệ thống - Chương 1

  1. Taøi lieäu Phaân Tích Thieát Keá Heä Thoáng 8 Chöông 1 . QUI TRÌNH PHAÂN TÍCH THIEÁT KEÁ HEÄ THOÁNG I PHAÂN TÍCH VAØ THIEÁT KEÁ HEÄ THOÁNG THOÂNG TIN LAØ GÌ? Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin là một phương pháp được sử dụng bởi dãy các công ty từ IBM đến Pepsi, Hasbro, Inc., để tạo và duy trì hệ thống thông tin nhằm thực hiện các chức năng cơ bản như lưu trữ chính xác các tên và địa chỉ của khách hàng, xử lý các đơn hàng và thanh toán cho người làm công. Mục tiêu chính của phân tích và thiết kế hệ thống là cải tiến hệ thống cấu trúc, điển hình là qua ứng dụng phần mềm, có thể giúp đỡ các nhân viên hoàn tất các công việc chính của doanh nghiệp được dễ dàng và hiệu quả hơn. Là một người phân tích hệ thống, bạn sẽ là trung tâm của sự phát triển phần mềm đó. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin được dựa trên: Sự hiểu biết của bạn về các mục tiêu, các cấu trúc và các qui trình của tổ chức. Kiến thức của bạn về làm thế nào để triển khai công nghệ thông tin nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Để thành công trong cố gắng này, bạn nên có một tiếp cận cấu trúc. SDLC được trình bày trong hình 1-1 là một tiếp cận bốn-giai đoạn để nhận diện, phân tích, thiết kế, và thực hiện một hệ thống thông tin. Qua giáo trình này, chúng tôi dùng SDLC để cấu trúc sự bàn luận về qui trình phát triển hệ thống. Trước khi chúng tôi nói về SDLC, Chúng tôi mô tả trước nhất phân tích và thiết kế hệ thống có nghĩa là gì. Phân tích và thiết kế hệ thống: các khái niệm chính Mục tiêu chính của phân tích và thiết kế hệ thống là để cải tiến hệ thống cấu trúc. Thông thường điều này liên quan đến phát triển hay tạo được phần mềm ứng dụng và huấn luyện nhân viên để sử dụng nó. Phần mềm ứng dụng, cũng còn được gọi là một hệ thống, được thiết kế để hỗ trợ một nhiệm vụ hay một qui trình được tổ chức cụ thể như quản lý tồn kho, chi trả lương, hay phân tích thị trường. Mục tiêu của phần mềm ứng dụng là chuyển dữ liệu thành thông tin. Ví dụ chẳng hạn phần mềm được phát triển cho bộ phận kho của một cửa hàng bán sách có thể theo dõi số lượng sách trong kho của các cuốn sách bán chạy nhất của đợt bán sau cùng. Phần mềm cho bộ phận chi trả lương có thể theo dõi sự thay đổi lương của nhân viên. Sự đa dạng của phần mềm ứng dụng rời khỏi kệ bán có thể được mua bao gồm WordPerfect, Lotus, and PowerPoint. Dẫu sao, phần mềm rời khỏi kệ bán có thể không phù hợp với yêu cầu của một tổ chức nào đó, và vì vậy tổ chức phải triển khai sản phẩm riêng cho mình. Ngoài phần mềm ứng dụng, hệ thống thông tin còn bao gồm: Phần cứng (hardware) và phần mềm hệ thống (system software) là nền tảng để phần mềm ứng dụng hoạt động. Hãy nhớ rằng, phần mềm hệ thống trợ giúp các chức năng của máy tính, trong khi phần mềm ứng dụng trợ giúp người sử dụng hoàn thành các công việc như viết lách, chuẩn bị bảng tính, và nối với Internet. Các tài liệu sưu liệu và huấn luyện (documentation and training manuals) là các tài liệu được tạo bởi người phân tích hệ thống để trợ giúp nhân viên sử dụng phần mềm mà từ đó nó tạo ra sự trợ giúp. Các vai trò công việc cụ thể (specific job roles) gắn liền với toàn bộ hệ thống, ví dụ như người chạy máy tính và việc canh giữ cho phần mềm hoạt động. Kiểm soát (controls) là các phần việc của phần mềm nhằm ngăn ngừa gian lận và bị trộm cắp. Người sử dụng phần mềm nhằm thực hiện công việc của mình. http://www.ebook.edu.vn
  2. Taøi lieäu Phaân Tích Thieát Keá Heä Thoáng 9 Các thành phần của các úng dụng hệ thống thông tin dựa trên máy tính được tóm tắt trong hình 1-2. Chúng tôi chỉ ra mọi chiều của toàn bộ hệ thống, với sự chú trọng đặc biệt đến sự phát triển phần mềm ứng dụng – trách nhiệm hàng đầu của bạn khi là một người phân tích hệ thống. Mục tiêu của chúng tôi là giúp bạn hiểu và làm theo qui trình công nghệ phần mềm mà nó sẽ dẫn dắt bạn đến sự tạo dựng một hệ thống thông tin. Như được chỉ ra trong hình 1-3, các phương pháp (methodologies), kỹ thuật (techniques), và công cụ (tools) đã được minh chứng là phần cốt lõi để xử lý công nghệ phần mềm. Methodologies Software Engineering Process Techniques Tools Figure 1-3: The software engineering process uses methodologies, techniques, and tools Phương pháp (methodologies) là một dãy cách tiếp cận theo từng bước giúp phát triển sản phẩm cuối cùng: hệ thống thông tin. Phần lớn các phương pháp tích hợp một vài kỹ thuật phát triển, như quan sát trực tiếp và phỏng vấn người sử dụng hệ thống hiện hành. Kỹ thuật (techniques) là các xử lý mà bạn, là một người phân tích, sẽ làm theo để bảo đảm rằng công việc của bạn là hiểu được, trọn vẹn và dễ hiểu. Kỹ thuật cung cấp sự hỗ trợ trên một phạm vi rộng lớn các công việc bao gồm cả việc dẫn dắt trọn vẹn việc phỏng vấn người dùng hiện hành và tương lai của hệ thống thông tin để xác định hệ thống của http://www.ebook.edu.vn
  3. Taøi lieäu Phaân Tích Thieát Keá Heä Thoáng 10 bạn nên làm gì, hoạch định và quản trị các hoạt động của dự án phát triển hệ thống, sơ đồ hóa hệ thống thực hiện chức năng như thế nào và thiết kế các báo cáo, ví dụ như hệ thống của bạn sẽ phát sinh các hóa đơn cho người dùng để họ hoàn thành công việc. Công cụ (tools) là các chương trình máy tính, như công cụ máy tính trợ giúp công nghệ phần mềm (CASE: computer aided software engineering) giúp dễ dàng để sử dụng một kỹ thuật nào đó. Ba phần tử này-phương pháp, kỹ thuật, và công cụ - cùng làm việc với nhau để tạo ra một tiếp cận có tính cấu trúc để phân tích và thiết kế hệ thống. II HEÄ THOÁNG (SYSTEM) Thuật ngữ chính được sử dụng thường xuyên trong quyển sách này là hệ thống. Hiểu biết về hệ thống và về chúng hoạt động ra sao có tính quyết định để hiểu phân tích và thiế kế hệ thống. Sự xác định hệ thống và các thành phần của nó Một hệ thống là một tập tương quan các thủ tục kinh doanh (hay các thành phần) được sử dụng trong một đơn vị doanh nghiệp, cùng hoạt động vì một mục tiêu nào đó. Ví dụ, mộ hê thống trong bộ phận lương sẽ theo dõi chính xác khoản chi trả, trong khi hệ thống kho theo dõi chính xác các hoạt động cung ứng. Hai hệ thống này hoàn toàn tách biệt. Một hệ thống có chín tính chất, bảy trong các tính chất đó được trình bày trong hình 1-4. Sự giải thích chi tiết mỗi tính chất sẽ đi theo sau, nhưng từ hình bạn có thể thấy một hệ thống tồn tại trong một thế giới rộng mở, một môi trường. Một đường biên tách hệ thống với môi trường của nó. Hệ thống nhận nguồn vào từ bên ngoài, xử lý chúng và gởi kết quả ngược lại môi trường của nó. Mũi tên trong hình trình bày sự tương tác này giữa hệ thống và thế giới bên ngoài của nó. 1. Thành phần (component) 2. Tương quan (Interrelated components, interrelationship) 3. Biên giới (Boundary) 4. Mục tiêu (Purpose) 5. Môi trường (Environment) 6. Giao diện (interface) 7. Nguồn vào (Input) 8. Kết xuất (Output) 9. Hạn chế (Constraint) Một hệ thống được cấu tạo từ các thành phần. Một thành phần hoặc là một phần đơn (không thể chia nhỏ được) hoặc là một tập các thành phần còn được gọi là hệ thống con (subsystem). Khái niệm đơn của một thành phần thì rất quan trọng. Ví dụ với một ô-tô hay một hệ thống stereo với thiết kế đúng đắn, chúng ta có thể sửa chữa hay nâng cấp hệ thống bằng cách thay đổi từng thành phần mà không cần phải thay đổi toàn bộ hệ thống. http://www.ebook.edu.vn
  4. Taøi lieäu Phaân Tích Thieát Keá Heä Thoáng 11 Interface Boundary Component Interrelation ship Input Environment Output FIGURE 1-4: Seven characteristics of a system Các thành phần thì tương quan; nghĩa là, chức năng của một thành phần bằng cách nào đó thắt chặt với chức năng của các thành phần khác. Ví dụ, công việc của một thành phần, như tạo ra các báo cáo hàng ngày về đơn hàng được tiếp nhận, không thể tiến triển thành công, trước khi công việc của thành phần khác được hoàn tất như sắp xếp các đơn hàng theo ngày tiếp nhận. Một hệ thống có một biên giới (boundary), mà tất cả các thành phần được chứa trong đó, nó còn thiết lập giới hạn của hệ thống, tách nó khỏi các hệ thống khác. Các thành phần trong biên giới có thể được thay đổi trong khi các hệ thống bên ngoài biên giới không thể bị thay đổi. Tất cả các thành phần làm việc với nhau để đạt được một vài mục tiêu toàn diện cho hệ thống lớn hơn: lý do tồn tại của hệ thống. Một hệ thống tồn tại trong một môi trường - mọi thứ bên ngoài biên giới hệ thống có ảnh hưởng đến hệ thống. Ví dụ, môi trường của Đại học Bang bao gồm những sinh viên tương lai, tiền dự trữ, các quĩ tài trợ và thông tin tin tức. Thông thường hệ thống tương tác với môi trường của nó. Trường đại học tương tác với sinh viên tương lai bằng cách ưu ái và tuyển chọn từ trường trung học địa phương. Một hệ thống thông tin tương tác với môi trường của nó bằng việc tiếp nhận dữ liệu (sự kiện thô) và thông tin (dữ liệu qua xử lý ở một dạng có ích). Hình 1-5 trình bày một trường đại học có thể được hiểu như một hệ thống sẽ ra sao. Điểm mà ở đó nguồn vào bắt gặp đường biên giới của nó được gọi là giao diện (interface), và cũng có các giao diện giữa các hệ thống con. http://www.ebook.edu.vn
  5. Taøi lieäu Phaân Tích Thieát Keá Heä Thoáng 12 ENVIRONMENT Funding Sources Prospective Students News Media Interface University Boundary UNIVERSITY FIGURE 1-5: A University As a System Một hệ thống phải đứng trước sự hạn chế (constraint) trong nhiệm vụ của nó vì có các giới hạn (theo nghĩa số lượng, tốc độ, hay khả năng) về nó có thể làm cái gì và làm thế nào nó có thể đạt được mục tiêu trong môi trường. Một vài hạn chế này được đặt bên trong hệ thống (ví dụ: một số lượng giới hạn các nhân viên có thể có). Một hệ thống nhận nguồn nhập từ môi trường để thực hiện nhiệm vụ. Ví dụ con người nhận thực phẩm, dưỡng khí, và nước từ môi trường như nguồn nhập. Bạn bị hạn chế khỏi hít thở không khí trong lành nếu bạn ở bên trong một thang máy với ai đó đang hút thuốc. Cuối cùng, một hệ thống kết xuất ra môi trường của nó như là một kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ và như vậy nó đạt được mục tiêu. Hệ thống bị hạn chế khi mất điện. III QUI TRÌNH PHAÂN TÍCH THIEÁT KEÁ HEÄ THOÁNG http://www.ebook.edu.vn
  6. Taøi lieäu Phaân Tích Thieát Keá Heä Thoáng 13 Giai đoạn 1: Hoạch định và chọn lựa hệ thống (systems planing and selection) Giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ sống (SDLC: system development life cycle), hoạch định và chọn lựa hệ thống, có hai hoạt động chính: - Hoạt động thứ nhất, ai đó nhận diện sự cần thiết phải có một hệ thống mới hay một hệ thống nâng cấp. Nhu cầu thông tin của tổ chức được xem xét và các dự án phù hợp với các nhu cầu này được nhận diện. Nhu cầu hệ thống thông tin của tổ chức có thể là kết quả của: Các yêu cầu phải đối phó với các vấn đề trong các thủ tục kinh doanh hiện hành. Sự mong muốn thi hành các nhiệm vụ mới. Sự hiện thực điều mà công nghệ thông tin có thể được sử dụng nhằm tận dụng một cơ hội hiện có. Nhóm phân tích hệ thống, được thành lập trong giai đoạn này, ưu tiên chuyển đổi các yêu cầu thành các kế hoạch cho bộ phận IS (information system), bao gồm một thời biểu phát triển mới các hệ thống chính. Các yêu cầu về hệ thống mới xuất phát từ người sử dụng có nhu cầu một hệ thống mới hay một hệ thống cải tiến. Trong giai đoạn hoạch định và chọn lựa hệ thống, một tổ chức xác định có hay không việc nên dành (có sự cân nhắc) các nguồn lực cho phát triển và cải tiến hệ thống thông tin. Nghiên cứu khả thi được lèo lái trước giai đoạn thứ hai của chu kỳ sống SDLC để xác định sự tác động mang tính kinh tế và tổ chức của hệ thống. - Hoạt động thứ hai trong giai đoạn hoạch định và chọn lựa hệ thống là điều nghiên hệ thống và xác định phạm vi yêu cầu của hệ thống. Đội ngũ phân tích hệ thống tạo ra một kế hoạch cụ thể cho dự-án-được-đề-nghị để đội ngũ làm theo. Kế hoạch dự án này cụ thể hóa của chu kỳ sống chuẩn SDLC và mô tả thời gian và nguồn lực cần thiết để thực hiện. Xác định hình thức của một dự án dựa trên một thực tế là bộ phận IS của tổ chức có khả năng phát triển một hệ thống giải quyết được vấn đề hay tận dụng được thời cơ và xác định được có hay không cái giá của việc phát triển hệ thống lớn hơn lợi ích có thể có. Điều trình bày cuối cùng cho người quản trị của tổ chức về kế hoạch xử lý với các giai đoạn dự án con thường được thực hiện bởi người đứng đầu dự án và các thành viên đội ngũ khác. Giai đoạn 2: Phân tích hệ thống (systems analysis) Giai đoạn thứ hai của chu kỳ sống là phân tích hệ thống. Trong giai đoạn này, người phân tích thông qua nghiên cứu thủ tục kinh doanh hiện hành của tổ chức và hệ thống thông tin được sử dụng để tạo ra các nhiệm vụ công việc như thực hiện sổ cái, vận chuyển, nhận đơn hàng, lên lịch thiết bị và chi trả lương. Phân tích có vài giai đoạn con. Giai đoạn con thứ nhất bao hàm đến việc xác định yêu cầu hệ thống. Trong giai đoạn con này, bạn hay một phân tích viên khác làm việc với những người sử dụng để xác định người dùng mong http://www.ebook.edu.vn
  7. Taøi lieäu Phaân Tích Thieát Keá Heä Thoáng 14 muốn điều gì từ một hệ thống được đề nghị. Giai đoạn con này bao gồm sự nghiên cứu tỉ mỉ các hệ thống hiện hành, bằng thủ công hay bằng máy tính, sẽ được thay thế hay cải tiến xem như một phần của dự án. Bước kế, bạn nghiên cứu các yêu cầu và cấu trúc chúng phù hợp với các mối tương quan của chúng, loại bỏ sự dư thừa. Thứ ba, bạn phát sinh ra các thiết kế được chọn lựa phù hợp với các yêu cầu. Rồi bạn so sánh các chọn lựa này với nhau để xác định cái nào phù hợp tốt nhất với các yêu cầu bao hàm cả giá cả, nhân công và cấp độ kỹ thuật mà tổ chức sẵn lòng chuyển giao cho tiến trình phát triển. Kết xuất của giai đoạn phân tích là bản đặc tả giải pháp thay thế được đề nghị bởi đội ngũ phân tích. Một khi việc đề nghị được chấp nhận bởi tổ chức, bạn có thể tạo ra các kế hoạch để có được phần cứng và phần mềm hệ thống cần thiết để xây dựng hay vận hành hệ thống như được đề nghị. Giai đoạn 3: Thiết kế hệ thống (systems design) Giai đoạn thứ ba của chu kỳ sống được gọi là thiết kế hệ thống. Trong quá trình thiết kế hệ thống người phân tích chuyển bản mô tả của giải pháp chọn lựa được đề nghị thành đặc tả logic rồi vật lý. Bạn phải thiết kế mọi diện mạo của hệ thống từ nhập vào và xuất ra của màn hình đến máy in, cơ sở dữ liệu, và các xử lý tính toán. Thiết kế lôgic không bị ràng buộc bởi bất kỳ phần cứng và phần mềm hệ thống cụ thể nào. Về phương diện lý thuyết, hệ thống mà bạn thiết kế có thể được thực hiện trên bất kỳ phần cứng và phần mềm hệ thống nào. Thiết kế logic tập trung vào khía cạnh doanh nghiệp của hệ thống; nghĩa là hệ thống sẽ tác động ra sao với các đơn vị nhiệm vụ trong tỗ chức doanh nghiệp. Hình 1-16 trình bày cả thiết kế logic của một sản phẩm với thiết kế vật lý của nó, cạnh nhau nhằm tiện so sánh. Từ sự so sánh bạn có thể thấy rằng nhiều quyết định cụ thể phải thực hiện để chuyển từ mô hình logic sang sản phẩm vật lý. Trạng thái này rất tương đồng trong thiết kế hệ thống thông tin. Trong thiết kế vật lý, bạn chuyển thiết kế logic thành vật lý, kỹ thuật hay đặc tả. Ví dụ bạn có thể chuyển sơ đồ ánh xạ dữ liệu gốc, dòng dữ liệu và xử lý dữ liệu của hệ thống thành một cấu trúc thiết kế hệ thống rồi có thể phân rã thành các đơn vị nhỏ hơn để chuyển thành các chỉ thị viết được bằng một ngôn ngữ lập trình. Bạn thiết kế các phần khác nhau của hệ thống để tạo ra các hoạt động vật lý cần thiết để dễ dàng thu được, xử lý, kết xuất thông tin dữ liệu. Trong quá trình thiết kế vật lý, đội ngũ phân tích quyết định ngôn ngữ lập trình mà các chỉ thị máy tính sẽ được viết, hệ cơ sở dữ liệu và cấu trúc tập tin nào sẽ được sử dụng cho dữ liệu, và nền tảng phần cứng, hệ điều hành, môi trường mạng nào mà hệ thống sẽ chạy. Các quyết định này hoàn thành các kế hoạch phần cứng và phần mềm mà nó được nhận diện ở phần cuối của giai đoạn phân tích. Giờ đây bạn có thể có được bất kỳ công nghệ mới nào không có sẵn trong tổ chức. Sản phẩm cuối cùng của giai đoạn thiết kế là đặc tả hệ thống vật lý, được trình bày dưới dạng như một sơ đồ hay bản báo cáo được thảo sẵn sàng cho việc chuyển giao cho các lập trình viên và những người xây dựng hệ thống khác để xây dựng chưong trình. Giao đoạn 4: Thực hiện và vận hành hệ thống (systems implemention and operation) Giai đoạn cuối cùng của chu kỳ sống là một qui trình hai bước: thực hiện và vận hành hệ thống. Trong quá trình thực hiện và vận hành hệ thống, bạn chuyển các đặc tả hệ thống thành hệ thống làm việc được vận hành thử rồi đưa vào sử dụng. Thực hiện bao gồm mã hóa, chạy thử và cài đặt. Trong quá trình mã hóa, lập trình viên lập các chương trình tạo nên hệ thống. Trong quá trình chạy thử, lập trình viên và phân tích viên kiểm tra từng chương trình rồi toàn bộ hệ thống để tìm và sửa chữa lỗi. Trong quá trình cài đặt, hệ thống mới trở thành một phần của hoạt động hàng ngày của tổ chức doanh nghiệp. Phần mềm ứng dụng được cài đặt, hay tải vào phần cứng hiện hữu hay mới; sau đó những người sử dụng được giới thiệu về hệ thống mới và được huấn luyện. Khởi đầu hoạch định cả chạy thử và cài đặt đồng thời với việc hoạch định dự án và giai đoạn chọn lựa, bởi vì chúng cùng đòi hỏi sự phân tích mở rộng để phát triển chính xác các tiếp cập đúng. Hoạt động thực hiện hệ thống cũng bao gồm khởi tạo sự hỗ trợ người dùng như hoàn thành các tư liệu sưu liệu, các chương trình huấn luyện và giúp đỡ người dùng. Hãy chú ý tư liệu sưu liệu và chương trình huấn luyện được hoàn thành trong quá trình thực http://www.ebook.edu.vn
  8. Taøi lieäu Phaân Tích Thieát Keá Heä Thoáng 15 hiện. Tư liệu sưu liệu được tạo ra trong suốt chu kỳ sống và huấn luyện xảy ra vào lúc khởi đầu một dự án. Thực hiện hệ thống có thể tiếp tục cùng với sự tồn tại của hệ thống bởi vì sự hỗ trợ người dùng cũng là một phần của thực hiện. Bất chấp các cố gắng tốt nhất của người phân tích, người quản lý, người lập trình dẫu như thế nào thì việc cài đặt không phải luôn luôn là một xử lý đơn giản. Nhiều hệ thống được thiết kế tốt vẫn gặp thất bại do qúa trình cài đặt gặp lỗi. Hãy nhớ là ngay cả một hệ thống được thiết kế tốt cũng gặp sự cố khi mà việc thực hiện không được quản lý tốt. Do việc quản lý việc thực hiện hệ thống thường được thực hiện bởi đội ngũ dự án, chúng tôi nhấn mạnh khía cạnh thực hiện xuyên suốt quyển sách này. Phần thứ hai của giai đoạn thứ tư của chu kỳ sống là vận hành. Ngay khi một hệ thống đang hoạt động trong tổ chức, người sử dụng cũng nhận ra các vấn đề về nó làm việc như thế nào và thường suy nghĩ các cách cải tiến. Trong quá trình vận hành, người lập trình tạo sự thay đổi mà người sử dụng yêu cầu và sửa đổi hệ thống để phản ánh các điều kiện doanh nghiệp. Các thay đổi này thì cần thiết để duy trì hệ thống hoạt động và có ích. Lượng thời gian và mức độ cố gắng dành cho sự cải tiến hệ thống trong quá trình hệ thống hoạt động phụ thuộc vào sự thoả thuận trên việc thực hiện của các giai đoạn trước trong chu kỳ sống. Dẫu sao, vấn đề của hệ thống chắc chắn xảy đến, khi một hệ thống thông tin không thực thi như mong muốn, khi giá cả để duy trì hệ thống hoạt động trở nên cao hay khi một yêu cầu của tổ chức đòi hỏi được thay đổi một cách cơ bản. Những vấn đề như vậy chỉ ra rằng đến lúc bắt đầu thiết kế sự thay thế hệ thống. Do vậy, xảy ra hoàn tất chu kỳ lặp và bắt đầu chu kỳ sống lần nữa và mãi mãi. ---oOo--- http://www.ebook.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2