intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích và lựa chọn chiến lược

Chia sẻ: Kanguru | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

593
lượt xem
159
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân tích và lựa chọn chiến lược, ra quyết định giá trị, giá trị cá nhân có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả các quyết định của nhà quản trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích và lựa chọn chiến lược

  1. Nguyễn Phú Khánh Nhóm 6: Nguyễn Thị Ngọc Trang. Lê Thị Thu Đông. Hàng Bửu Trâm. Câu Hỏi: Phân tích và lựa chọn chiến lược, ra quyết định giá trị, giá trị cá nhân có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả các quyết định của nhà quản trị. Bài Đáp: a. Khái niệm về chiến lược kinh doanh. Chiến lược là một loại kế hoạch nhưng nó là kế hoạch dài hạn và đặc trưng là một trương trình hành động tổng quát va triển khai các nguồn lực để đat được những mục tiêu toàn diện và cơ bản. Chiến lược cũng chỉ rõ triển vọng, cấu trúc mà Doanh nghiệp sẽ đạt đến trong tương lai. Và ở đó người ta cũng đã chuẩn bị sẵn những nguồn lực và phương án để đương đầu với những hoàn cảnh có thể xảy ra đã được dự đoán trước. Mục đích chính của chiến lược là định hướng các hoạt động, các biện pháp quan trọng trong một khoảng thời gian nhất định nhằm mang lại lợi thế cho doanh nghiệp. Nói tóm lại có rất nhiều loại chiến lược chức năng trong Doanh nghiệp, như chiến lược sản xuất, chiến lược marketing, chiến lược đầu tư. Tuy nhiên người ta coi trọng đặc biệt đến chiến lược chung ở cấp doanh nghiệp. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC- LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC Qúa trình xây dựng chiến lược được chia làm 3 cấp: - Chiến lược cấp doanh nghiệp. Là chiến lược trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp sẽ nằm trong những nhành kinh doanh nào, vị trí của doanh nghiệp đối với môi trường và vai trò của từng ngành kinh doanh trong doanh nghiệp. Dựa vào cấp doanh nghiệp mà ban quản trị có thể them hoặc bớt đi một số ngành kinh doanh của doanh nghiệp. - Chiến lược cấp kinh doanh. Là chiến lược xác đinh doanh nghiệp sẽ cạnh tranh trong ngành mà mình đang hoạt động như thế nào?. Khi một doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành kinh doanh khác nhau thì các doanh nghiệp đó được phân ra thành những đơn vị thành viên, hoạt động gần như độc lập. Mỗi đơn vị tự lập cho mình một kế hoạch hoạt động nhưng có sự thống nhất với lợi ích toàn doanh nghiệp. - Chiến lược cấp chức năng. Là chiến lược xác định cần hỗ trợ cấp kinh doanh như thế nào?. Mỗi bộ phận chức năng đảm nhiệm mỗi chiến lược như: Nghiên cứu và phát triển, chế tạo, tiếp thị, nhân sự, tài chính,… nhưng đều tuân theo và thống nhất với chiến lược cấp kinh doanh.
  2. Cấp doanh nghiệp Doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp Cấp kinh doanh Đơn vị thành viên 1 Đơn vị thành viên 2 Đơn vị thành viên 3 Cấp chức năng Ngiên cứu và Sản suất Tiếp thị Nhân sự Tài chính phát triển Mô hình cấp chiến lược Chiến lược cấp doanh nghiệp Phân tích môi trường. Xác định cơ hội, đe dọa. Phân tích bên trong. Xác định điểm mạnh, điểm yếu. Xác định chức năng, nhiệm vụ Xác định mục tiêu, chiến lược. Phân tích- so sánh- lựa chọn chiến lược. Thực thi chiến lược. Kiểm tra chiến lươc. Mô hình quản trị chiến lược cấp kinh doanh Quá trình quản trị chiến lược gồm 3 giai đoạn. a. Giai đoạn hoạch đinh chiến lược: Đây là giai đoạn quan trọng nhất gồm: - Phân tích môi trường kinh doanh và nhận thức tình hình nội bộ (giúp doanh nghiệp dự đoán: nhu cầu thị trường để tổ chức sản xuất sớm hơn, chờ thời cơ đến để doanh nghiệp sẵn sàng hành động). + Các đối thủ cạnh tranh đã đi đến đâu trong lĩnh vực CN. + Những luật và chính sách mới nào sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp. + Những thay đổi thị trường cung ứng đầu vào như vật tư, lao động, …
  3. Phát triển chức năng: NV DN. - Thiết lập mục tiêu chiến lược. - Phát triển và lựa chọn phương án tối ưu. - Giai đoạn thực thi chiến lược. b. Xác định mục tiêu và nhiệm vụ hàng năm. - Thay đổi tổ chức (đổi mới- loại bỏ cái xấu,…). - Phân phối và đảm bảo đầu vào cho mọi hoạt đông. - Động viên, khích lệ nhân (khên thưởng, tăng lương,…). - Giai đoạn kiểm tra chiến lược (giai đoạn cuối). c. Xem xét lại những tiền để kế hoạch (xem cái đã làm được và cái chưa làm). - Đánh giá kết quả (tỉ lệ thành công so với chiến lược ban đầu là bao nhiêu - %). - Tiến hành những điều chỉnh thích hợp. (biện pháp mục tiêu cho các chiến lược sau…). Hiện nay, nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng, nhiều nhà kinh tế áp dụng chiến lược thu hẹp như sa thải công nhân, cắt giảm chi phí. Trong chiến lược thu hẹp có hình thức xác nhập (còn gọi là hình thức tăng trưởng), 2 công ty sáp nhập với nhau để tăng trưởng kinh tế (đều sản xuất một mặt hàng). Nhiều nhà kinh tế cũng quan tâm đến những chiến lược như: Chiến lược doanh nghiệp: trong đó bao gồm những chiến lược như: a. Chiến lược tổng thể: mô tả đường lối tổng quan, chung nhất mà doanh nghiệp theo đuổi như chiến lược ổn định (doanh nghiệp sẽ không thay đổi gì hết khi môi trường ổn định, khi nhà quản trị hài lòng vì kết quả kinh doanh của công ty). Nhưng do môi trường hoạt động luôn thay đổi và biến động nên không dung chiến lược ổn định lâu dài. - Đa dạng hóa sản phẩm lĩnh vực kinh doanh (thay vì công ty sảng xuất mỹ phẩm chỉ chuyên sản xuất son môi thì nay sẽ sản xuất thêm kem dưỡng ẩm hay sản phẩm khác liên quan đến ngành nghề đang sản xuất. - Chiến lược tăng trưởng, hình thức sát nhập, đầu tư cơ sở hạ tầng. b. Chiến lược ma trận BCG. Mục tiêu cao nhất của chiến lược này là nhanh chóng phát triển thị trường, mở rộng vị trí thống lĩnh trên thị trường, tăng lợi nhuận, phát triển quy mô kinh doanh. Chiến lược cấp kinh doanh. a. Mô hình SWOT. (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa,…) Việc phân tích mô hình SWOT với nhiều khả năng cho ta thấy những phương án phù hợp với điều kiện bên trong và bên ngoài, từ đó đưa ra những chiến lược thích hợp để điều chỉnh hoạt động doanh nghiệp. (SO)* Phần phối hợp giữa điểm mạnh để khai thác một vài cơ hội tương ứng có thể kết hợp được. (ST)* Phối hợp những điểm mạnh của doanh nghiệp để khắc phục hay giảm đi những tác dụng xấu của các đe dọa. (WO)* Phối hợp những cơ hội bên ngoài để cải thiện những điểm yếu của doanh nghiệp, hoặc phải khắc phục những điểm yếu này mới khai thác được cơ hội. (WT)* Phối hợp những điểm yếu với những đe dọa tạo nên những rủi ro lớn, cần có chiến lược thích hợp để đề phòng những thiệt hại rủi ro này. Strengths: Những điểm mạnh.
  4. Weakness: Những điểm yếu Opportunities: Những cơ hội. Threaths: Những thách thức đe dọa. Và các loại chiến lược cơ bản: - Chiến lược đi đầu về giá cả: Đưa ra một mật mức giá thấp hoặc cao hơn (tùy sản phẩm) so với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng khách hàng chấp nhận và doanh nghiệp không bị lỗ. - Chiến lược đi dầu về chất lượng. Là chiến lược đưa ra chất lượng sản phẩm phải cao hơn đối thủ cạnh tranh và được khách hàng chấp nhận. - Chiến lược đi đầu về sự khác biệt. Tạo ra cho sản phẩm của mình sự khác biệt, có tính sáng tạo, thông qua việc đưa lại cho khách hàng những tính năng mới lạ của sản phẩm đã thông dụng, hay các sản phẩm độc đáo đem lại sự lựa chọn phong phú. VD: Điện thoại trước chỉ nghe gọi  giờ cần có chức năng xem phim, nghe MP3, FM, lướt Web,… Nói tóm lại, việc phân tích và lựa chọn chiến lược là một trong những yếu tố quan trong của 1 doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp xác định rõ và hoạch định sẽ thành công trên thương trường. Nó cho phép nhà quản trị đánh giá đúng điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp, xác định đâu là thời cơ cho phép doanh nghiệp sử dụng lợi thế cạnh tranh của mình và đâu là mối đe dọa. * Ra quyết định giá trị. - Khái niệm ra quyết định: Ra quyết định là nhà quản trị phải lựa chọn một giải pháp tốt nhất, hợp lý nhất cho vấn đề đã xác định. Điều chủ yếu là nhà quản trị phải biết tối đa hóa khả năng ra quyết định của mình để trở thành một nhà quản trị thực sự có hiệu quả. Khi ra quyết định nhà quản trị phải tuân theo những quyết định đó vì nó có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nhân viên và tổ chức. - Có 3 loại ra quyết định. + Ra quyết định theo chuẩn: là quyết định có tính hàng ngày theo lệ thường dựa vào quá trình có sẵn đã hình thành tiền lệ. Trong đó quy định theo chuẩn là bao gồm những quy định hàng ngày theo lệ thường và có tính chất lặp đi lặp lại. Những quy định loại này thường là những thủ tục luật lệ và chính sách đã được quy định sẵn. Quy định loại này tương đối đơn giản do đặc tính lặp đi lặp lại của chúng. + Quyết định cấp thời: là những quyết định đòi hỏi tác động nhanh và chính xác và cần phải được thực hiện gần như lập tức. Đây là loại quyết định thường nảy sinh bất ngờ không được báo trước và đòi hỏi bạn phải chú ý tức thời và trọn vẹn. Khi ra quyết định cấp thời thì thời gian cho phép là rất ít do đó khó mà lôi kéo người khác vào quyết định. + Quyết định có chiều sâu: thường không phải là những quy định có thể giải quyết ngay mà đòi hỏi phải có kế hoạch tập trung thảo luận và suy xét. Đây là loại quyết định thường liên quan đến việc thiết lập định hướng họat động hoặc thực hiện các thay đổi. Chúng cũng là những quyết định có chiều sâu thường đòi hỏi nhiều thời gian và những thông tin nhiều phương án và kế hoạch khác nhau để lựa chon.
  5. Quyết định có chiều sâu bao gồm quá trình chọn lọc, thích ứng và sáng tạo hoặc đổi mới. Việc chọn lọc từ những phản ánh của quyết định cho phép đạt được sự thích hợp nhất. - Tiến trình quyết định: gồm 7 bước. Bước 1: Nhận diện và xác định vấn đề. Người ra quyết định phải xác định rõ vấn đề và nguyên nhân của vấn đề đó một cách đúng đắn. Muốn vậy thì phải qua bước 2. Bước 2: xác định mục tiêu Khi đã xác định được vấn đề cần phải giải quyết thì nhà quản trị phải đặt ra mục tiêu để lựa chọ mục tiêu hợp lý nhất. Bước 3: Đề xuất các giải pháp khác nhau. Bước này cần phải thu thập thông tin tư duy một cách sáng tạo để lựa chọn được giải pháp thích hợp nhất để thực hiện mục tiêu một cách có hiệu quả. Bước 4: So sánh và đánh giá các giải pháp. Khi đã đưa ra được nhiều giải pháp, người ra quyết định phải tiến hành so sánh và đánh giá. Bước 5: Lựa chọn giải pháp thích hợp. Khi ra quyết định thường gắn liền với việc đưa ra lựa chọn cuối cùng và xem xét một giải pháp cho mỗi phương án kinh doanh. Bước 6: Tổ chức thực hiện giải pháp đã lựa chọn. Chọn được giải pháp thích hợp không phải đã đảm bảo cho thành công mà còn đòi hỏi việc tổ chức thực hiện chu đáo đã được lựa chọn. Bước 7: Đánh giá và kiểm tra. Chúng ta phả tiến hành kiểm tra trong những quyết định trong suốt quá trình thực hiện. Tuy nhiên trong những bước trên không cần thực hiện đầy đủ các bước. Vì khi có tình trạng cấp bước hay nguy hiểm xảy ra. Trong một việc nào đó thì việc thực hiện theo thứ tự từng bước là sẽ gây ra nhiều bất lợi và tốn thời gian sẽ gây ra nguy hiểm đáng tiếc. Ví dụ: Trong một vụ cháy nếu mà đội phòng cháy cứ thực hiện đầy đủ từng bước một thì đám cháy đó sẽ lan khắp nơi và sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng. Vì thế đội phòng cháy chữa cháy phải thực hiện một cách nhanh chóng và có hiệu quả. * Giá trị cá nhân có ảnh hưởng như thế nào đối với hiệu quả của nhà quản trị. - Phẩm chất: đối với một nhà quản trị cần phải có phẩm chất tốt nhằm đem lại sự tin cậy cho các nhân viên. Từ một nhà quản trị có phẩm chất tốt sẽ là một tấm gương cho những người khác từ đó đem lại nhiều hiệu quả trong việc ra quyết định. - Tính cách: Một nhà kinh doanh mà luôn có tính vui vẻ, hòa đồng với nhân viên và luôn quyết đoán trong công việc thì sẽ đem đến cho công ty nhiều quyết định sáng suốt, kịp thời. - Lối ứng xử: các quyết định của nhà quản trị cũng liên quan đến một phần tính cách của họ. + Một người lãnh đạo có lối ứng xử vội vàng, bất cẩn trong công việc sẽ làm cho các quyết định sai sót gặp nhiều rủi ro trong công việc. + Một người lãnh đạo có lối ứng xử tốt, cẩn thận trong công việc sẽ đem đến cho công ty những quyết định.
  6. - Lối sống: Một nhà quản trị có lối sống hòa đồng, giản dị dung hòa với mọi người thì sẽ có những quyết định đúng đắn trong công việc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2