intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích xu hướng các nguồn thu thuế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở so sánh với các nước trong khu vực

Chia sẻ: Tưởng Bách Xuyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phân tích xu hướng các nguồn thu thuế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở so sánh với các nước trong khu vực" nghiên cứu những tác động của hội nhập KT quốc tế đến nguồn thu thuế TNDN, thuế XNK và trên cơ sở so sánh cơ cấu thu thuế của Việt Nam với các nước trong khu vực có thể đưa đến một số kết luận và kiến nghị sau: So với các nước trong khu vực, gánh nặng thuế Việt Nam còn quá cao gây gánh nặng thuế cho nền kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích xu hướng các nguồn thu thuế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở so sánh với các nước trong khu vực

  1. PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÁC NGUỒN THU THUẾ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRÊN CƠ SỞ SO SÁNH VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC ThS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên Tóm tắt Thuế là nguồn thu chính của Ngân sách Nhà nước (NSNN) Việt Nam. Trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế (KT) quốc tế là tất yếu khách quan. Quá trình hội nhập sẽ dẫn đến những thay đổi chính sách thuế làm ảnh hưởng đến nguồn thu, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế xuất nhập khẩu (XNK); từ đó cơ cấu thu thuế cũng thay đổi theo xu hướng chung trên thế giới và rõ ràng nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Qua nghiên cứu những tác động của hội nhập KT quốc tế đến nguồn thu thuế TNDN, thuế XNK và trên cơ sở so sánh cơ cấu thu thuế của Việt Nam với các nước trong khu vực có thể đưa đến một số kết luận và kiến nghị sau: So với các nước trong khu vực, gánh nặng thuế Việt Nam còn quá cao gây gánh nặng thuế cho nền KT. Trong dài hạn khi những nguồn thu không bền vững như dầu thô, tài nguyên thiên nhiên… giảm dần, thuế XNK giảm thì gánh nặng thuế sẽ có khuynh hướng đi xuống hội tụ với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, Việt Nam cần giảm tỷ trọng đóng góp của thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng (GTGT), tiêu thụ đặc biệt (TTĐB); tăng dần tỷ trọng của thuế trực thu, trong đó thuế thu nhập cá nhân và thuế bất động sản là nguồn thu tiềm năng. Xét về tỷ trọng đóng góp thuế TNDN của Việt Nam đã đi đúng với xu hướng của các nước trong khu vực; cơ cấu thu thuế TNDN của các thành phần KT có sự thay đổi vai trò của khu vực quốc doanh đang giảm dần, khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang tăng lên. Từ khóa: Cơ cấu thu thuế, gánh nặng thuế, hội nhập kinh tế quốc tế, tỷ trọng đóng góp, tổng doanh thu thuế. Abstract Taxes are the main source of goverment budget in Vietnam. During development, International economic integration is necessary. The integration process will lead to policy changes that affect tax revenues, particularly corporate income tax and trade taxes; from that tax revenue structure will change with the general trend in the world and the country in Southeast Asia is the most strongest example. Through the studying of the effects of international economic integration on corporate income tax revenues, tariff and base on a comparable basis of tax structure in Vietnam with other countries 451
  2. in the area, some results and recommendations are concluded. Compared with other countries in the area, Vietnam's tax burden is too high so that it can cause the tax burden on economic. In the long term, the sustainable revenues such as crude oil, natural resources ..., and tariff decrease, the tax burden will tend to go down and converge with countries in the area. Besides, Vietnam needs to reduce the contribution of indirect taxes such as value added tax, special consumption tax; increase the contribution of direct taxes, including personal income tax and property tax revenues arepotential sources. In terms of the contribution, corporate income taxes in Vietnam went right with the trend of the countries in the area; tax revenue structure of the economic sectors changed and the role of the goverment sector are decreasing, the non- goverment and the foreign investment sector is increasing.) Key words: Tax revenue structure, tax burden, international economic integration, contribution, total tax revenue.) 1. Bối cảnh nghiên cứu Ngay từ khi Nhà nước ra đời, thuế là nguồn đóng góp quan trọng đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho Bộ máy Nhà nước. Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới thuế luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu ngân sách; trong tổng nguồn thu và viện trợ, thuế chiếm tỷ lệ xoay quanh 80% đến 90%. Đảm bảo NSNN được ổn định là hết sức cấp thiết, đặc biệt là nguồn doanh thu (DT) thuế đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn thu ngân sách. Trên con đường phát triển của Việt Nam, quá trình hội nhập kinh tế (KT) thế giới là một điều tất yếu. Bên cạnh những cơ hội nhận được Việt Nam phải đương đầu với những thách thức như phải thực hiện cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan để thực hiện tự do hóa thương mại, việc phát sinh thêm nhiều đối tượng thu nhập (TN) và đối tượng nộp thuế TNDN khác nhau yêu cầu công tác quản lý thuế cần làm tốt hơn, đặc biệt là việc phải thực hiện lộ trình cắt giảm thuế suất để thu hút đầu tư điều này sẽ ảnh hưởng đến DT thuế TNDN. Tác động của quá trình hội nhập KT quốc tế đến nguồn thu thuế là hiển nhiên, từ đó cơ cấu thu thuế cũng sẽ thay đổi theo xu hướng chung trên thế giới và rõ ràng nhất là xu hướng của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Vì những nước này có điều kiện tự nhiên khá tương đồng với Việt Nam; một số nước có tốc độ phát triển không quá xa so với Việt Nam cùng nằm trong nhóm nước có TN trung bình (TB) thấp như Thái Lan, Indonesia; các nước đều tham gia vào những hiệp định, Tổ chức Thương mại mà Việt Nam đang là thành viên. Xu hướng nguồn thu thuế nói chung trên thế giới từ đầu những năm 1990-2000, xét nguồn thu thuế so với GDP có thể được tóm tắt trong bảng sau. 452
  3. Bảng 1. Xu hướng nguồn thu thuế nói chung trên thế giới từ đầu những năm 1990-2000 Nhóm nước Nguồn thu thuế so với GDP Nhóm nước có TN cao 26%-27% Nhóm nước có TN TB cao Khoảng 21% Nhóm nước có TN TB thấp Khoảng 16% Nhóm nước có TN thấp Khoảng 14% Nguồn: Đỗ Thiên Anh Tuấn (2015) Xét về cơ cấu thu thuế so với GDP, ở nhóm nước có TN thấp chiếm tỷ trọng lớn là các sắc thuế gián thu đánh trên hàng hóa (HH), dịch vụ (DV) trong nước; thuế đánh trên TN còn thấp, nguồn thu thuế tài sản và bảo hiểm xã hội chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với GDP. Đối với nhóm nước có thu nhập (TN) trung bình (TB) thấp và TB cao, tỷ trọng đóng góp của thuế gián thu giảm dần, thuế đánh trên TN tăng dần tỷ trọng, nguồn thu từ bảo hiểm xã hội chiếm tỷ trọng đáng kể ở nhóm nước có TN TB cao nhưng còn thấp ở nước có TN TB thấp. Với nhóm nước có TN cao, đáng chú ý là tỷ trọng đóng góp của bảo hiểm xã hội cao gần bằng với thuế đánh vào TN. Tuy nhiên, mức đóng góp thuế gián thu còn cao hơn thuế TN. Xu hướng thay đổi của một số sắc thuế cụ thể, đó là: sự phổ biến áp dụng thuế GTGT, sự dịch chuyển khỏi thuế xuất nhập khẩu (XNK) và sự giảm về thuế TNDN.1 Nhận thức được những thay đổi trong cơ cấu thu thuế của Việt Nam, tác giả muốn nghiên cứu xu hướng thay đổi các nguồn thu thuế của Việt Nam trong quá trình hội nhập KT quốc tế trên cơ sở so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới. 2. Xu hướng và cơ cấu thu thuế của một số nước trong khu vực 2.1. Cơ cấu thu thuế của Malaysia Trong quá trình nghiên cứu về cơ cấu DT thuế của Malaysia chỉ tập trung vào DT thuế của Chính quyền Liên bang (CQLB). Tỷ lệ đóng góp DT của CQLB vào tổng DT luôn chiếm một tỷ lệ cao trên 80%. Trong tổng DT của CQLB được đóng góp từ hai nguồn chính là DT từ thuế và DT không từ thuế. DT từ thuế luôn chiếm một tỷ trọng khoảng 70% trong tổng DT của CQLB. Cơ cấu thu thuế của CQLB ở Malaysia đạt một cơ cấu thu thuế bền vững, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DT thuế là từ thuế trực thu khoảng từ 61% -78%.2 1 Đỗ Thiên Anh Tuấn (2015) 2 Bộ Tài chính Malaysia và tác giả tự tính toán 453
  4. Phân tích về cơ cấu thu thuế của CQLB Malaysia trong 17 năm (từ 1998-2014). Hình 1. Tỷ trọng đóng góp các sắc thuế quan trọng của Malaysia Nguồn: Bộ Tài chính Malaysia và tác giả tự tính toán Tỷ trọng đóng góp của thuế TNDN vào tổng DT thuế CQLB nằm trong khoảng từ 27-39%, có nhiều biến động qua các năm và đóng vai trò quan trọng trong nguồn thu ngân sách. DT thuế bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình phát triển của nền KT. Trong những giai đoạn khó khăn của nền KT nó đóng vai trò là công cụ để kích thích nền KT thông qua những khoản giảm trừ, hoàn thuế cho các DN. Trong giai đoạn KT phát triển thì nó chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của CQLB. Những năm gần đây tỷ trọng đóng góp của thuế này tăng dần và đạt con số cao nhất 39% trong năm 2014. Đóng góp lớn thứ hai vào tổng DT thuế CQLB là thuế TN từ dầu mỏ, thuế này có sự biến động mạnh trong suốt 17 năm, nằm trong khoảng 7-25%. Hiện nay tỷ trọng đóng góp của thuế này đang giảm dần. DT thuế TN từ dầu mỏ bị ảnh hưởng lớn bởi giá dầu thô của thế giới. Đây là yếu tố khó dự đoán làm việc ước tính DT thuế này bị động và dẫn đến sự biến đổi lớn trong DT cũng như mức đóng góp thuế này trong tổng DT thuế. Nguồn DT thuế TNCN đóng góp thứ ba vào tổng DT thuế CQLB, sắc thuế này đang dần tăng tỷ trọng đóng góp vào tổng DT thuế. Trong thời gian nghiên cứu tỷ trọng đóng góp của thuế này có nhiều biến động, nằm trong khoảng từ 11-18%, và đạt đỉnh điểm năm 2010. Ngoài sự tác động của những điều kiện KT, nâng cao khả năng quản lý cũng như mức độ tuân thủ thuế cho người nộp thuế đã làm tăng DT thuế TNCN qua các năm cho dù có rơi vào giai đoạn KT khó khăn. Chiếm tỷ trọng thấp trong tổng DT thuế của CQLB nằm trong khoảng 39-22% là các sắc thuế gián thu. Một số sắc thuế gián thu được tìm hiểu đó là thuế XNK, thuế TTĐB, thuế bán hàng, thuế DV. 454
  5. Thuế XK (xuất khẩu), tỷ trọng đóng góp của thuế XK vào tổng DT CQLB thấp nằm trong khoảng 1-3%. Trong đó, DT thuế XK dầu mỏ đóng góp chính vào DT thuế XK với tỷ lệ đóng góp trên 90%. Vì thế DT thuế XK biến động theo giá dầu và khối lượng dầu XK.Thuế NK, tỷ trọng đóng góp của thuế NK trong tổng DT CQLB nằm trong khoảng từ 1%-10% và biến động nhiều trong thời gian nghiên cứu. Hiện nay tỷ trọng đóng góp của thuế này đang giảm dần và giữ ổn định. Nguyên nhân dẫn đến việc giảm tỷ trọng đóng góp của thuế này là Malaysia phải thực hiện các thỏa thuận khi gia nhập các tổ chức thương mại và khu vực mậu dịch tự do, thực hiện chính sách tự động hóa nội địa… Thuế TTĐB, tỷ trọng đóng góp của DT thuế TTĐB trong tổng DT thuế CQLB nằm trong khoảng từ 6-11%, và có nhiều biến động trong 17 năm. DT thuế TTĐB bị ảnh hưởng nhiều bởi nhu cầu nội địa các sản phẩm chịu thuế TTĐB đặc biệt là xe cộ, những thỏa thuận giảm thuế suất hay chính phủ thực hiện chính sách tự động hóa nội địa giảm thuế suất đối với phương tiện xe cộ... Trong những năm gần đây thuế TTĐB là thuế gián thu có tỷ trọng đóng góp lớn nhất và đang giữ ổn định. Thuế bán hàng, từ năm 1998-2004 trong các sắc thuế gián thu thì thuế bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng DT thuế CQLB. Nhưng sau đó thuế TTĐB là sắc thuế gián thu đóng góp nhiều nhất. Tỷ trọng đóng góp của thuế bán hàng nằm trong khoảng từ 6-13%. Thuế bán hàng là một loại thuế tiêu dùng nên DT của nó bị ảnh hưởng nhiều bởi nhu cầu nội địa. Thuế bán hàng dần giữ ổn định trong những năm gần đây. Thuế DV, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng DT thuế CQLB, ít biến động và nằm trong khoảng từ 3-4%. Tóm lại, các loại thuế gián thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng DT thuế. Đáng chú ý là thuế TTĐB, thuế bán hàng và thuế DV có xu hướng tăng trong tương lai. Thuế XNK có xu hướng giảm dần qua các năm vì những thỏa thuận có hiệu lực khi tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại. Đối với cơ cấu thu thuế của Malaysia thuế trực thu đóng vai trò quan trọng. Trong đó, thuế TNDN và TN từ dầu mỏ là những nguồn đóng góp chính. Thuế TN từ dầu mỏ thường chịu những ảnh hưởng lớn bởi giá dầu thô thế giới dẫn đến loại thuế này thường xuyên biến đổi. Nhưng trong giai đoạn khủng hoảng KT 2008 thì thuế này là nguồn đóng góp bù lại cho sự giảm sút của thuế TNDN. Nhìn chung, thuế TNDN vẫn là nguồn đóng góp chính cho tổng DT thuế, thường chịu nhiều ảnh hưởng của sự phát triển nền KT và trong những năm gần đây tỷ trọng đóng góp của thuế TNDN đang có xu hướng tăng lên. 455
  6. 2.2. Cơ cấu thu thuế của Thái Lan Phân tích về cơ cấu thu thuế của Thái Lan trong 7 năm (từ 2006-2012). Hình 2. Tỷ trọng đóng góp các loại thuế trên tổng DT thuế Thái Lan Nguồn: Bộ Tài chính Thái Lan và tác giả tự tính toán Thuế TNCN, tỷ trọng đóng góp của thuế này vào tổng DT thuế ít biến động từ năm 2006–2012, nằm trong khoảng 10,3-11,4%. DT thuế TNCN phụ thuộc lớn vào tình hình phát triển của nền KT, khả năng tìm được việc làm, tiền lương của người lao động; cũng như lãi suất và lượng tiền gửi vào ngân hàng. Thuế TN từ dầu mỏ, tỷ trọng đóng góp của sắc thuế này nằm trong khoảng từ 3,3-5,04% và ít biến động. DT thuế và tỷ trọng đóng góp của thuế này phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan là giá dầu thô thế giới. Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến DT thuế TN từ dầu mỏ. Vai trò của thuế này trong tổng DT thuế không cao. Thuế TNDN, tỷ trọng đóng góp của sắc thuế này có nhiều biến động từ 2006- 2012, nằm trong khoảng 22,5-25,7%. Thuế TNDN là một loại thuế trực thu có DT thuế phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của nền KT nội địa cũng như thế giới và các chính sách thuế của Chính phủ. Thuế TNDN có vai trò khá quan trọng trong tổng DT thuế của Thái Lan chỉ sau thuế GTGT. Thuế GTGT, là sắc thuế gián thu đóng góp chính vào tổng DT thuế của Thái Lan. Tỷ trọng đóng góp của thuế này nằm trong khoảng từ 25-27,9%. Diễn biến tỷ trọng đóng góp của thuế GTGT qua các năm giống với thuế TNDN. DT thuế GTGT gồm thuế GTGT của HH NK và thuế GTGT HH sản xuất và tiêu dùng trong nước. Trong những năm gần đây, DT cũng như tỷ trọng đóng góp của thuế này vào tổng DT thuế Thái Lan tăng, đạt mức cao nhất ở mức 27,85% và là nguồn thu lớn của Thái Lan. Tóm lại, trong tổng DT thuế của Thái Lan tỷ trọng đóng góp của thuế trực thu thấp hơn so với thuế gián thu. Trong đó, thuế GTGT chiếm tỷ trọng cao nhất và tiếp 456
  7. tục tăng trong các năm. Sau đó là tỷ phần đóng góp của các sắc thuế TN như thuế TNDN, TNCN, TN từ dầu thô. Những sắc thuế TN này tùy thuộc vào sự phát triển của nền KT. Riêng với thuế TN từ dầu mỏ bị tác động lớn bởi yếu tố khách quan giá dầu thô trên thế giới vì thế rất khó trong việc ước đoán số thu từ thuế này. Tỷ trọng đóng góp của thuế TTĐB đứng thứ ba trong tổng DT thuế. Tỷ trọng đóng góp cũng như vai trò của thuế XNK đang giảm dần vì những thỏa thuận cắt giảm thuế khi tham gia vào quá trình tự do thương mại. 2.3. Cơ cấu thu thuế của Indonesia Xem xét cơ cấu thu thuế của Indonesia qua các năm (từ 2000-2012). Hình 3. Tỷ trọng đóng góp các sắc thuế quan trọng trong tổng DT thuế Indonesia Nguồn: Indonesia Bank và tác giả tự tính toán Quan sát Hình 3 cho thấy các loại thuế đóng góp chính trong tổng DT thuế Indonesia vẫn là thuế TN không từ dầu thô và thuế GTGT. Nguồn đóng góp từ thuế TN từ dầu thô cao hơn so với thuế XNK và thuế TTĐB. Biến động nguồn thu của các loại thuế qua các năm là không đáng kể (nguồn số liệu thuế TNCN không liên tục qua các năm nên không thể đưa vào phân tích). Kết hợp những phân tích “OECD Publishing, 2014” cùng với Hình 3 cho thấy mức đóng góp vào tổng DT thuế của thuế từ TN, lợi nhuận, lãi vốn có sự giảm nhẹ từ 48% (2000) xuống còn 44% (2012), chiếm 70% trong DT thuế từ TN, lợi nhuận là DT thuế TNDN. Tỷ trọng đóng góp của thuế tiêu dùng (bao gồm thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế XNK) tăng nhẹ từ 44% (2000) lên 46% (2012). 2.4. Cơ cấu thu thuế của Singapore Phân tích tình hình thu NSNN của Singapore đặc biệt là các nguồn thu từ thuế qua các năm từ 2006-2013. 457
  8. Hình 4. Tỷ trọng đóng góp các sắc thuế quan trọng của Singapore Nguồn: Bộ Tài chính Singapore và tác giả tự tính toán Singapore là nước không có nguồn tài nguyên dầu thô, vì thế không có DT thuế TN từ dầu mỏ. Trong cơ cấu thu thuế thì thuế trực thu chiếm tỷ trọng lớn hơn thuế gián thu. Mức đóng góp của các sắc thuế không có nhiều biến động từ năm 2006-2013 và giữ mức ổn định. Các nguồn thu thuế chính của Singapore vẫn là thuế TNDN, thuế đánh trên HH và DV, thuế TNCN. Các loại thuế còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn thu thuế, đặc biệt trong cơ cấu thu thuế của Singapore có sự đóng góp của thuế tài sản với tỷ trọng đóng góp tương đương với thuế đóng dấu, thuế XNK và TTĐB; trong những năm gần đây tỷ trọng đóng góp của thuế này đang tăng và giữ ổn định. Sự đóng góp của thuế tài sản vào nguồn thu thuế với tỷ trọng cao vẫn chưa thấy ở các nước khác. Đối với thuế XNK đang giảm dần qua các năm. Thuế TNDN chiếm khoảng 60% trong nguồn thu thuế trực thu. Tóm lại, nghiên cứu cơ cấu thu thuế của 4 nước trong khu vực ta thấy rằng các nước nằm trong các nhóm có TN khác nhau có cơ cấu thu thuế cũng khác nhau. Với Singapore nằm trong nhóm nước có TN cao, có mức độ mở cửa nền KT sâu thì nguồn đóng góp từ thuế trực thu cao hơn thuế gián thu, trong đó nguồn thu thuế TNDN chiếm tỷ lệ cao. Tương tự, Malaysia nằm trong nhóm nước có TN TB cao, chiếm ¾ trong tổng DT thuế là thuế trực thu, trong đó thuế TNDN chiếm hơn 30%. Thái Lan và Indonesia nằm trong nhóm nước có TN TB thấp giống Việt Nam là các nước đang phát triển, nguồn thu thuế gián thu vẫn cao hơn thuế trực thu, nhưng tỷ trọng đóng góp của thuế TNDN vẫn cao. Ngoài ra, xu hướng chung trong cơ cấu thu thuế của các nước là tỷ trọng đóng góp của thuế XNK đang giảm dần qua các năm vì phải thực hiện những cam kết khi hội nhập KT quốc tế. 458
  9. 3. Cơ cấu thu thuế của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam bắt đầu mở cửa nền KT, đẩy mạnh thông thương với bên ngoài bắt đầu từ những năm 1990, trải qua hơn 20 năm tham gia ký kết nhiều Hiệp định KT song phương và đa phương. Bên cạnh những cơ hội nhận được Việt Nam phải thực hiện những cam kết thuế ngoại thương và thuế nội địa. Cụ thể hóa việc thực hiện các cam kết này là những cải cách trong hệ thống thuế Việt Nam. Trong khoảng thời gian nghiên cứu từ 2006-2013 hệ thống thuế Việt Nam đã trải qua hai quá trình cải cách thuế (Giai đoạn 1 (2000–2010), Giai đoạn 2 (2011–2020)). Trong hai giai đoạn cải cách thuế trọng tâm là cải tiến chính sách thuế nhằm đảm bảo một số mục tiêu, trong đó có việc chính sách thuế TNDN, XNK phù hợp với tiến trình hội nhập KT quốc tế, tăng sức cạnh tranh của nền KT để thúc đẩy sản xuất phát triển. Để thực hiện những mục tiêu trên là những thay đổi trong chính sách thuế TNDN, thuế XNK và còn nhiều thay đổi khác để phù hợp với quá trình hội nhập KT quốc tế. Những thay đổi này sẽ có ảnh hưởng đến nguồn thu thuế. Vì thế để thấy được sự thay đổi trong nguồn thu ta sẽ xem xét cơ cấu thu thuế của Việt Nam qua các năm. Trong số các sắc thuế chính, thuế GTGT có tầm quan trọng ngày càng tăng sau khi đạt mức đỉnh 7,8%/GDP năm 2010, hiện nay thuế này đang giảm bằng với mức đóng góp của thuế TNDN. Một điều đáng chú ý là sự suy giảm trong số thu từ các loại thuế thương mại từ hơn 4%/GDP vào cuối những năm 1990 xuống còn khoảng 2%/GDP vào thời điểm hiện nay. Điều này xảy ra cho dù lượng HH NK của Việt Nam tăng rất nhanh so với GDP và phản ánh tốc độ suy giảm nhanh chóng của thuế NK TB do cắt giảm thuế NK từ các nước ASEAN. Nguồn thu thuế thứ ba là từ thuế TN. Số thu có được từ thuế TNDN chiếm khoảng hơn 10% GDP năm 2006 đa phần số thu này đến từ khu vực sản xuất công nghiệp quốc doanh – là khu vực hiện đang chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong GDP. Tuy nhiên hiện nay tỷ trọng đóng góp của thuế này đang giảm và ở mức 5% GDP. Thuế TNCN chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ và có xu hướng tăng trong những năm gần đây đạt tỷ lệ gần 2% /GDP. Một loại thuế tiêu dùng có tỷ trọng đóng góp rất ổn định qua các năm trong khoảng từ 1,1-1,9% GDP đó là thuế TTĐB. Đóng góp chính vào cơ cấu thu thuế vẫn là thuế gián thu, tuy nhiên thuế TNDN một loại thuế trực thu vẫn là sắc thuế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu thuế. Những đặc điểm này giống với cơ cấu thu thuế của Thái Lan và Indonesia.3 3 Haughton, Jonathan (2011) 459
  10. Hình 5. Tỷ trọng đóng góp của từng sắc thuế so với GDP Việt Nam Nguồn: Bộ Tài chính Việt Nam, tác giả tự tính toán, WB Xét một cách cụ thể về tỷ trọng đóng góp của thuế TNDN vào tổng DT thuế thì tổng DT thuế TNDN được chia làm hai phần thuế TNDN từ dầu thô và thuế TNDN không từ dầu thô. Quan sát Hình 6 ta thấy thuế TNDN từ dầu thô3 chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu thuế TNDN ở Việt Nam nhưng hiện nay đã giảm dần. Ngoài ra tỷ trọng đóng góp thuế TNDN không từ dầu thô vào tổng DT thuế của Việt Nam tương đối ổn định qua các năm, nằm trong khoảng từ 16,9-21,06%. Hình 6. Tỷ trọng đóng góp thuế TNDN vào tổng DT thuế của Việt Nam Nguồn: Bộ Tài chính Việt Nam và tác giả tự tính toán 3 Số thu thuế TNDN từ dầu thô được lấy từ báo cáo “Thu NSNN theo sắc thuế và khu vực KT” được công bố hàng năm của Bộ Tài chính. 460
  11. 4. So sánh cơ cấu thu thuế của Việt Nam với một số nước trong khu vực Trước hết, ta cần tìm hiểu gánh nặng thuế trong nền KT. Theo những số liệu từ WB và quan sát Hình 7 cho thấy ở các nước đang phát triển như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Indonesia tỷ số này ở mức cao hơn các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Singapore. Đứng ở vị trí cao nhất là Việt Nam với mức TB là 22,6% (tính TB trong giai đoạn từ 2006-2012), tiếp đến là Thái Lan TB là 16,31%, Malaysia là 14,79% . Với các nước phát triển như Mỹ mức TB là 9,97%, Nhật Bản là 9,76%, Hàn Quốc và Singapore cao hơn lần lượt là 14,6% và 13,14%. Điều này chứng tỏ gánh nặng thuế ở Việt Nam quá cao. Như đã phân tích ở trên với nhu cầu phát triển đất nước yêu cầu nhiều khoản chi tiêu. Để đáp ứng những khoản chi tiêu này đối với Việt Nam thì thuế là nguồn thu quan trọng. Với trường hợp Thái Lan là một nước TN TB nhưng có sự phát triển đi trước Việt Nam trong nhiều năm tỷ số này là 16,31% tuy có cao hơn các nước trong khu vực nhưng vẫn thấp hơn Việt Nam. Vì thế khuynh hướng trong tương lai là gánh nặng thuế của Việt Nam cần giảm xuống để hội tụ với các nước trong khu vực trong khoảng 14-17%. Hình 7. Tổng thu thuế/GDP (loại trừ đóng góp an sinh xã hội) của một số nước Nguồn: WB (2015) So sánh sự đóng góp từng sắc thuế cụ thể: Trước hết, ta phân tích một sắc thuế chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng là nguồn thu ổn định cho ngân sách các nước đó là thuế bất động sản. Mức động viên của thuế này vào GDP khoảng 0,4%/GDP ở Indonesia, cao hơn ở Singapore khoảng 1%/GDP, Malaysia chỉ có thuế đánh trên lợi tức bất động sản và có tỷ trọng rất nhỏ. Ở Việt Nam có rất nhiều loại thuế, phí liên quan đến đất và công trình ở các cấp chính quyền; nhưng số thu thuế và lệ phí từ đất và công trình xây dựng thấp hơn so với quốc tế, chiếm 0,04%/GDP chỉ bằng 1/18 bình quân đối với các nước trong giai đoạn chuyển tiếp 461
  12. (2012). Mặc dù Việt Nam đã ban hành luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp để bao quát được nguồn thu này nhưng chưa hiệu quả. Trong tương lai, Việt Nam cần có nhiều biện pháp để tăng nguồn thu từ bất động sản vì đây là nguồn thu tiềm năng.4 Thuế GTGT, mức động viên của thuế GTGT ở Việt Nam cao hơn so với các nước khác từ năm 2009. Nhưng mức đóng góp của sắc thuế này lại giảm từ năm 2010 cho đến nay và chỉ đứng sau Indonesia. Hình 8. Tỷ trọng đóng góp thuế GTGT của các nước Nguồn: Bộ tài chính các nước và tác giả tự tính toán Thuế XNK và TTĐB hàng NK, Việt Nam có tỷ trọng đóng góp thuế XNK rất cao. Xu hướng trong tương lai tỷ trọng đóng góp của thuế này sẽ giảm và dần đi vào ổn định như các nước trong khu vực. Hình 9. Tỷ trọng đóng góp thuế XNK và TTĐB HH NK của các nước Nguồn: Bộ tài chính các nước và tác giả tự tính toán 4 Rosengard (2014) 462
  13. Thuế TTĐB trong nước, tỷ trọng đóng góp thuế này đặc biệt cao ở Thái Lan. Đối với Việt Nam mức động viên của thuế này khá tương đồng với hai nước còn lại. Với cơ cấu thu thuế bền vững cần giảm dần tỷ trọng đóng góp của thuế gián thu, trong trường hợp của thuế TTĐB thì Việt Nam đã đi đúng với xu hướng các nước trong khu vực. Hình 10. Tỷ trọng đóng góp thuế TTĐB trong nước của các nước Nguồn: Bộ tài chính các nước và tác giả tự tính toán Thuế TNCN, tỷ trọng đóng góp của thuế TNCN của Việt Nam thấp nhất trong các nước. Như đã phân tích ở trên cơ cấu thu thuế của Thái Lan và Indonesia còn nặng về đánh thuế gián thu, tỷ trọng đóng góp thuế trực thu còn thấp. Vì thế, mức đóng góp của thuế TNCN vào tổng DT thuế còn thấp. Ngược lại, ở hai nước Malaysia và Singapore nằm trong nhóm nước có TN TB cao và TN cao thì tỷ trọng đóng góp của thuế trực thu cao biểu hiện là mức đóng góp của thuế TNCN luôn ở mức cao hơn các nước còn lại. Đối với Việt Nam tỷ trọng đóng góp của thuế này đang dần tăng lên trong những năm gần đây và đây cũng là xu hướng thay đổi cho tỷ trọng đóng góp thuế TNCN vào DT thuế. Hình 11. Tỷ trọng đóng góp thuế TNCN của các nước Nguồn: Bộ tài chính các nước và tác giả tự tính toán Thuế TNDN, trong trường hợp này chỉ tập trung vào phần DT thuế TNDN không từ dầu thô của Việt Nam. Quan sát Hình 12 ta thấy rằng mức đóng góp của thuế TNDN vào tổng DT thuế của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực. Đứng đầu vẫn là Malaysia, mức đóng góp TB là 32,5%, tiếp đến là Indonesia TB là 26,9%, Singapore là 26,6%, Thái Lan là 23,6%. Nếu loại trừ nguồn thu thuế TNDN từ dầu thô, đây là nguồn thu mang tính chất biến động mạnh phụ thuộc vào thị trường dầu thô thế giới, thì nguồn thu thuế TNDN ở Việt Nam không có nhiều biến động mạnh và vẫn còn thấp hơn với các nước trong khu vực (mức TB là 18,8%). 463
  14. Hình 12. Tỷ trọng đóng góp thuế TNDN (không từ dầu thô) so với DT thuế của các nước Nguồn: Bộ tài chính các nước và tác giả tự tính toán. Cuối cùng, so sánh về gánh nặng thuế TNDN của Việt Nam và các nước trong khu vực. Quan sát Hình 13, gánh nặng thuế TNDN của Việt Nam dao động quanh mức 3%-5%, gánh nặng thuế TB là 4,18%. Gánh nặng thuế TNDN của Malaysia TB trong giai đoạn nghiên cứu là 4,98% đứng ở vị trí cao nhất, sau đó là Thái Lan ở mức 4,83%. Ngược lại, khi so sánh với Singapore và Indonesia, gánh nặng thuế TNDN ở Việt Nam lại cao hơn. Mặc dù, tỷ trọng đóng góp thuế TNDN vào tổng DT thuế ở Singapore và Indonesia ở mức cao hơn ba nước còn lại. Hình 13. Gánh nặng thuế TNDN (không bao gồm dầu thô) các nước Nguồn: Bộ tài chính các nước và tác giả tự tính toán 464
  15. Nhìn chung, xét về gánh nặng thuế TNDN thì các nước đang có xu hướng hội tụ lại với nhau, dao động quanh mức 3% đến 6%/GDP. Nói về xu hướng thu thuế TNDN của Việt Nam thể hiện qua gánh nặng thuế TNDN thì Việt Nam đang đi đúng hướng so với các nước trong khu vực, đang dần ổn định và tiến gần đến gánh nặng thuế TNDN của Singapore trong những năm gần đây. Xét về thuế suất theo luật định thì việc hạ mức thuế suất trong những năm gần đây, điều này cũng chứng tỏ chính sách thuế Việt Nam đang đi đúng hướng và tương đồng với các nước trong khu vực. Bảng 2. Biểu thuế suất thuế TNDN các nước trong khu vực Đơn vị tính: % Nước 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Indonesia 30 30 30 28 25 25 25 25 25 Malaysia 28 27 26 25 25 25 25 25 25 25 Singapore 20 20 18 18 17 17 17 17 17 17 Thái Lan 30 30 30 30 30 30 23 20 20 20 Việt Nam 28 28 28 25 25 25 25 25 22 22 Nguồn: KPMG (2015) Trong quá trình hội nhập KT quốc tế, việc cam kết cắt giảm thuế quan cùng với quá trình tự do di chuyển nguồn vốn và lao động giữa các nước đã khuyến khích đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó là sự xuất hiện của khu vực KT tư nhân đầy năng động làm thay đổi nhanh chóng số đối tượng nộp thuế khiến cho cơ cấu nguồn thu thuế TNDN giữa các khu vực KT cũng thay đổi. Quan sát Hình 14 ta thấy đóng góp vào DT thuế TNDN từ khu vực quốc doanh và các DN có vốn đầu tư nước ngoài từ dầu thô đang giảm dần, tỷ trọng đóng góp của khu vực ngoài quốc doanh và DN đầu tư nước ngoài không từ dầu thô đang tăng lên. Với sự thay đổi cơ cấu nguồn thu như hiện nay, việc giảm sút tỷ trọng đóng góp thuế TNDN từ khu vực quốc doanh là điều đáng lo ngại. Vì thế trong công tác quản lý thuế đòi hỏi cần có sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với nguồn thu của các DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN ngoài quốc doanh. Đặc biệt trong những năm gần đây tình trạng chuyển giá của các DN có vốn đầu tư nước ngoài đang nổi cộm và ảnh hưởng đến nguồn thu thuế. 465
  16. Hình 14. Tỷ trọng đóng góp thuế TNDN của các thành phần KT Nguồn: Bộ tài chính các nước và tác giả tự tính toán 4. Kết luận Từ những nghiên cứu về xu hướng và cơ cấu nguồn thu thuế các nước trong khu vực và so sánh với cơ cấu thu thuế của Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận: Thứ nhất, đối với nguồn thu thuế. Thuế vẫn được coi là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước nhưng việc duy trì tăng tốc độ thu ngân sách từ thuế không thể vượt quá cao so với tỷ lệ tăng trưởng GDP. Nếu vượt qua giới hạn này thì sẽ xảy ra tình hình tận thu và có thể dẫn tới nguồn thu từ thuế sẽ giảm và việc quản lý không hiệu quả. Tuy nhiên, nguồn thu thuế của Việt Nam quá cao, với mức TB là 22,6%/GDP cao hơn so với các nước trong khu vực, tuy nhiên trong những năm gần đây gánh nặng thuế của Việt Nam đã giảm dần. Bên cạnh đó, với xu hướng trong tương lai những nguồn thu từ các nguồn tài nguyên không thể tái tạo sẽ giảm, việc cắt giảm thuế suất thuế XNK theo cam kết sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế XNK thì nguồn thu thuế sẽ giảm trong tương lai. Vì thế gánh nặng thuế của Việt Nam sẽ có khuynh hướng giảm trong những năm tới để hội tụ với các nước trong khu vực. Thứ hai, đối với cơ cấu thu thuế của Việt Nam. Tham gia vào sân chơi hội nhập thế giới sẽ có những ảnh hưởng đến nguồn thu cũng như cơ cấu thu thuế của Việt Nam. Đặt cơ sở trên việc so sánh cơ cấu thu thuế của Việt nam và các nước trong khu vực thì cơ cấu thu thuế của Việt Nam sẽ có những thay đổi. Đối với thuế XNK theo xu hướng chung với các nước trong khu vực sẽ giảm dần số thu vì phải giảm thuế suất thuế NK theo các cam kết đã ký kết để thực hiện tự do hóa thương mại. Đối với các sắc thuế nội địa như thuế GTGT, TTĐB đây là những loại thuế gián thu trong dài hạn sẽ giảm dần số thu cũng như tỷ trọng đóng góp vào DT thuế để giảm bớt gánh nặng 466
  17. thuế trên một đơn vị HH và tiến tới một cơ cấu thu thuế bền vững giảm dần tỷ trọng đóng góp thuế gián thu, tăng tỷ trọng đóng góp của thuế trực thu. Đối với thuế TNCN thì số thu thuế cũng như tỷ trọng đóng góp của sắc thuế này thấp hơn so với các nước trong khu vực và còn nhiều khả năng để tăng nguồn thu. Hầu hết các nước trong khu vực đều có những sắc thuế đánh vào bất động sản, nhưng tỷ trọng đóng góp của sắc thuế này vào tổng DT thuế ở các mức khác nhau. Như đã phân tích ở trên đối với Việt Nam thuế bất động sản là một nguồn thu tiềm năng cho ngân sách. Vì thế cần có nhiều cải cách trong Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp để bao quát nguồn thu này. Đối với nguồn thu thuế TNDN, so sánh với các nước về tỷ trọng đóng góp thuế TNDN (không từ dầu thô) vào tổng DT thuế thì Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực, vì cơ cấu thu thuế của Việt Nam còn nặng trong việc đánh thuế gián thu. Nhưng xét về gánh nặng thuế TNDN so với các nước thì gánh nặng này của Việt Nam nằm ở mức vừa phải, theo xu hướng hội tụ với các nước trong khu vực và không có nhiều biến động trong tương lai. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập đã có nhiều thay đổi trong xu hướng vận động của nguồn vốn, lao động, các quan hệ KT, phát sinh nhiều đối tượng nộp thuế, TN chịu thuế khác nhau. Từ những thay đổi này đã làm thay đổi thành phần đóng góp thuế TNDN của Việt Nam, sự đóng góp nhiều hơn của khu vực KT ngoài quốc doanh và khu vực đầu tư nước ngoài (không từ dầu thô). Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay đang nổi lên vấn nạn chuyển giá của các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài làm giảm nguồn thu thuế TNDN thì cần có những chính sách để quản lý việc chuyển giá. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Bộ Tài chính, Số liệu công khai Ngân sách Nhà nước, Số liệu quốc tế hàng năm (Năm 2003-2013). 2. Haughton, Jonathan (2011), Hệ thống thuế ở Việt Nam: Các đối tượng nộp thuế và sắc thuế, Ngân hàng thế giới. 3. Quốc hội (2013), Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội. 4. Rosengard, Jay K. (2014), Bài giảng 3 Cải cách thuế bất động sản ở Việt Nam Môn kinh tế học khu vực công MPP6, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. 5. Stiglitz, Joseph E. (2000), Kinh tế học công cộng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 6. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 732/QĐ-TTg Về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội. 7. Đỗ THiên Anh Tuấn (2015), Bài giảng 15 Kinh tế học về thuế (I) Môn kinh tế học khu vực công MPP7, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. 467
  18. Tiếng Anh 8. Asher, Mukul G. (1999), Tax reform in Singapore, Asia Research Centre, pp. 4-5. 9. Bank Indonesia, Annual Report (2015), Economic Report on Indonesia: Various Years, Bank Indonesia, truy cập ngày 14/05/2015 tại địa chỉ: http://www.bi.go.id/en/publikasi/laporan-tahunan/perekonomian/Default.aspx. 10. Department of Statistics Singapore (2015), Public Finance, Department of Statistics Singapore, truy cập ngày 14/05/2015 tại địa chỉ: http://www.singstat.gov.sg/statistics/browse-by-theme/public-finance. 11. Information and Communication Technology Center, Ministry of Finance (2015), Thailand - Government Revenue, Information and Communication Technology Center, Ministry of Finance, truy cập ngày 28/04/2015 tại địa chỉ: http://dwfoc.mof.go.th/foc_eng/menu2.htm. 12. OECD Publishing (2014), “Revenue Statistics in Asean countries 2014, Trends in Indonesia and Malaysia”, OECD, truy cập ngày 19/02/2015 tại địa chỉ: http://www.keepeek.com/Digital-Asset-Management/oecd/taxation/revenue-statistics- in-asian-countries-2014_9789264210691-en#page32. 13. Pananaara, G. (2005), “Tax systems and tax reforms in South and East Asia: Malaysia”, University of Easten Piedmont – Italy, pp. 5, 6, 8. 14. Stuckey, B. and Yong, A. (2011), “Tax Burdens and Revenue Sources: Canada in an International Context”, Parliament of Canada, truy cập ngày 13/05/2015 tại địa chỉ: http://www.parl.gc.ca/content/lop/researchpublications/cei-21-e.htm. 15. The Revennue Department of Thailand (2015), “Annual Report: Various Years”, The Revennue Department of Thailand, truy cập ngày 15/03/2015 tại địa chỉ: http://www.rd.go.th/publish/24602.0.html. 16. World Bank (2015), “Tax Revenue (%GDP)”, The World Bank, truy cập ngày 17/07/2015 tại địa chỉ: http://data.worldbank.org/indicator/GC.TAX.TOTL.GD.ZS. 468
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1