intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Pháp luật Việt Nam về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

19
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Pháp luật Việt Nam về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh nghiên cứu và chỉ ra những điểm vướng mắc, bất cập trong quá trình thực thi pháp luật này. Cuối cùng là tôi đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật Việt Nam về hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Pháp luật Việt Nam về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh

  1. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CHUYỂN ĐỔI TỪ HỘ KINH DOANH. Trần Thị Khánh Ly38 TÓM TẮT: Trong những năm trở lại đây hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh là chế định được nhiều người quan tâm trong nền pháp luật Việt Nam, được thừa nhận và điều chỉnh bởi Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều những vướng mắc và bất cập trong quy định của pháp luật và quá trình thực thi chế định pháp luật. Trong bài viết này, tôi đã tìm hiểu khái quát pháp luật về hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh tại Việt Nam. Tiếp đó, tôi nghiên cứu và chỉ ra những điểm vướng mắc, bất cập trong quá trình thực thi pháp luật này. Cuối cùng là tôi đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật Việt Nam về hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh. ABSTRACT: In recent years, supporting SMEs to transform from household businesses is an institution of great interest in Vietnamese law, recognized and regulated by the Law on Supporting Small and Medium Enterprises 2017. However, up to now, there are still many obstacles and inadequacies in the provisions of the law and the process of implementing the law. In this article, I have learned an overview of the law on supporting Small and Medium Enterprises in converting from business households in Vietnam. Next, I researched and pointed out the obstacles and inadequacies in this law enforcement process. Finally, I give solutions and recommendations to improve the effectiveness of the application of Vietnamese laws on supporting Small and Medium Enterprises in converting from household businesses. 55
  2. Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, chuyển đổi loại hình và chính sách hỗ trợ. Keywords: Small and medium enterprises, change the type and support policy Đặt vấn đề: Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, tính đến thời điểm tháng 6 năm 2019, trên địa bàn thành phố đã có tổng cộng 460.000 Doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là ―DNNVV‖) đã được đăng ký, chiếm tổng số 93% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Các DNNVV đã đóng góp tổng số 78% GDP của toàn thành phố trong năm 2018, sử dụng 1,8 triệu lao động các trình độ và có tốc độ phát triển cao nhất trong khối các doanh nghiệp. Các DNNVV của thành phố hoạt động trong mọi lĩnh vực, nhưng đáng kể nhất là lĩnh vực dịch vụ, sản xuất, thương mại, với tính chất cơ cấu kinh doanh năng động, linh hoạt, có nhiều đóng góp tích cực cho kinh tế – xã hội của thành phố Hồ Chí Minh.39 Có thể nhận thấy rằng số lượng DNNVV ở Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế của cả nước hiện nay đã chiếm một vị trí đông đảo và quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy số lượng DNNVV chiếm vị trí cao nhưng tồn tại song song với nó là những bất cập, khó khăn trong quá trình hoạt động như chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế, phát triển thiếu định hướng, mất cân đối, gặp khó khăn trong cạnh tranh trên thị trường. Những khó khăn này của DNNVV có thể xuất phát từ năng lực kinh doanh yếu, yếu về quy mô vốn, thiết bị công nghệ lạc hậu và sự hạn chế trong việc tiếp cận với những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. Đây là khu vực kinh tế có tiềm năng, đóng góp lớn cho nền kinh tế. Nhà nước cần có các chính sách để khuyến khích đối tượng này từ khu vực kinh tế phi chính thức sang khu vực kinh tế chính thức, hạch toán minh bạch và hoạt 38 Lớp: K43E Luật học, MSV: 19A5011565, Email: ly19a5011565@hul.edu.vn 39 Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 56
  3. động theo Luật Doanh nghiệp. Nhận thức rõ vấn đề này, tại Nghị quyết 35/NQ- CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao thực hiện nhiệm vụ ―Xây dựng cơ chế tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp‖. Do hiện tại các hộ kinh doanh hoạt động theo mô hình gia đình, quy trình, trình tự quản trị thiếu chuyên nghiệp, thiếu minh bạch, mang nặng tính truyền thống, dựa trên kinh nghiệm cá nhân là chính, do đó hiệu quả hoạt động chưa cao. Nhằm khuyến khích các hộ chuyển sang đăng ký hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, cần phải có chính sách hỗ trợ tư vấn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp, miễn các lệ phí đăng ký doanh nghiệp, lệ phí môn bài trong một số năm đầu hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Ngoài ra, các hộ này khi chuyển đổi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tư vấn, đào tạo miễn phí về thuế, kế toán, được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. 1. Những quy định của pháp luật về hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm về hộ kinh doanh. Khái niệm về ―Hộ kinh doanh‖ trong Luật Doanh nghiệp 2020 không được nêu rõ tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định:― Hộ kinh doanh (sau đây gọi tắt là “HKD”) do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh‖. Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản chính là hộ kinh doanh do chính một cá nhân, một hộ gia đình hoặc một nhóm người làm chủ, hoạt động của hộ kinh doanh chủ yếu về lĩnh vực thương mại. 57
  4. 1.1.2. Khái niệm về doanh nghiệp Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thì: ―Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của phập luật nhằm mục đ ch kinh doanh.‖40 Doanh nghiệp thường được phân loại theo tính chất, đặc điểm, ví dụ: - Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân; - Doanh nghiệp trong nước và Doanh nghiệp nước ngoài. Theo như định nghĩa về doanh nghiệp và căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, có tất cả 05 loại doanh nghiệp, bao gồm: - Công ty TNHH 1 thành viên; - Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; - Công ty cổ phần; - Công ty hợp danh; - Doanh nghiệp tư nhân; 1.1.3. Khái niệm về chuyển đổi loại hình kinh doanh Loại hình kinh doanh được hiểu cơ bản là những phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất của một cá nhân cụ thể hoặc một doanh nghiệp, tập đoàn nào đó trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội như: tài chính, giải trí, thương mại…. Những loại hình kinh doanh đang có hiện nay đều nhằm mục đích duy nhất đó là tối đa hóa lợi nhuận thu được về cho chủ sở hữu. Chuyển đổi loại hình kinh doanh là một hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp đó. Trong trường hợp doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật thì buộc họ phải tiến hành chuyển đổi loại hình kinh doanh khác nếu không muốn bị buộc phải giải thể. Hiện nay, thủ tục liên quan tới Chuyển đổi loại hình kinh doanh được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp 2020. 58
  5. 1.2. Điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được nhận hỗ trợ. Trước khi thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và hoạt động theo quy định của pháp luật. Hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục ít nhất là 01 năm tính đến ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. 1.3. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng. Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.41 1.4. Nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện. Nhà nước hỗ trợ có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực. Việc hỗ trợ sử dụng nguồn lực Nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài trợ được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái quy định của pháp luật. 40 Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020. 41 Điều 4 Luật Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017. 59
  6. Trường hợp doanh nghiệp đáp ứng điều kiện của các mức hỗ trợ khác nhau trong cùng một nội dung hỗ trợ thì doanh nghiệp được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất. Trường hợp nhiều doanh nghiệp cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ hơn. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhận hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật. 1.5. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ inh doanh năm 2022. Theo quy định tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP thì DN nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ nhận được những hỗ trợ sau: Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp – Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tư vấn, hướng dẫn miễn phí hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp về: + Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; + Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có); – Hộ kinh doanh đăng ký chuyển đổi thành doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn, hướng dẫn, gửi đề nghị hỗ trợ thông qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tới Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn miễn phí các nội dung quy định trên. Hỗ trợ thủ tục đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện – Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà không 60
  7. thay đổi về quy mô thì gửi đề nghị tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bản liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh. – Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp văn bản liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh cho doanh nghiệp. Hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà không thay đổi về quy mô thì gửi đề nghị tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bản liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh còn được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại cơ quan đăng ký kinh doanh, miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Điều 16 Nghị định 80/2021/NĐ-CP). Hỗ trợ các chính sách về thuế Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 80/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh được tư vấn, hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán. Đơn vị hỗ trợ: Sở Tài chính. Thời hạn hỗ trợ: 03 năm kể từ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh còn được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu (Điều 18 Nghị định 80/2021/NĐ-CP).42 42 Điều 18 Nghị định 80/2021/NĐ-CP. 61
  8. 2. Những h hăn, vướng mắc trong việc hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Theo số liệu thống kê chính thức, hiện cả nước có gần 5 triệu hộ sản xuất, kinh doanh, gấp 10 lần số doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, với tổng tài sản ước tính khoảng 655.000 tỷ đồng. Cũng theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) chỉ ra có đến 11% hộ kinh doanh thuộc diện phải chuyển đổi thành DN, tức là sử dụng lao động thường xuyên từ 10 người trở lên, nhưng chỉ có 5,6% hộ kinh doanh dự kiến sẽ chuyển đổi, còn lại vẫn chọn mô hình kinh doanh hộ gia đình.43 2.1. Vẫn tồn tại nhiều trở ngại, gian nan: Rào cản lớn nhất hiện nay nằm ở chính bản thân các hộ kinh doanh. Qua thực tế vận động tại cơ sở thì hộ kinh doanh còn tâm lý lo ngại khi chuyển lên DN. Họ cho rằng, với mô hình DN sẽ phải thực hiện các vấn đề như mở sổ sách, thuê kế toán, lập báo cáo tài chính, lưu giữ hóa đơn, sổ sách… Bên cạnh đó, khi chuyển đổi thành DN thì còn phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính phức tạp hơn so với hộ kinh doanh như bảo hiểm, lao động, phòng cháy chữa cháy… và chính những thủ tục này sẽ làm gia tăng chi phí, gây khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh‖. Chính vì có tư duy như vậy nên rất nhiều hộ kinh doanh vẫn muốn nộp thuế theo hình thức khoán thuế và không muốn chuyển đổi thành DN, nhất là các hộ kinh doanh kinh doanh tạp hóa, hàng tiêu dùng, ăn uống, giải trí, vật liệu xây dựng…, với thị trường tiêu thụ sản phẩm trong phạm vi nhỏ, số lượng lao động ít và làm theo ca. Bên cạnh đó, đặc điểm chung của các hộ kinh doanh chủ yếu là nhỏ, lẻ, chưa nắm được thủ tục pháp lý, trình độ hiểu biết cũng như nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao. Các hộ kinh doanh cũng chưa có sự nhìn nhận đúng mức về việc cần phải phát triển mở rộng kinh doanh, áp dụng kịp thời các công 43 Đỗ Nga - Quỳnh Nga - Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp: Còn nhiều trở ngại. 62
  9. nghệ mới, mô hình quản lý mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh cũng như vào công tác thuế… Trong khi đó, với cơ quan thuế lâu nay, công tác quản lý hộ kinh doanh vốn gặp nhiều khó khăn, phức tạp, tốn nhiều công sức. Nhiều trường hợp quản lý doanh thu chưa phù hợp với thực tế kinh doanh của hộ kinh doanh, nhất là các hộ kinh doanh có ngành nghề đặc thù như karaoke, massage, ăn uống. Các đội thuế quản lý cùng lúc nhiều địa bàn nên việc khảo sát, nắm bắt tình hình hộ kinh doanh còn gặp trở ngại, việc khuyến khích hỗ trợ còn hạn chế… Hiện các cục thuế trong cả nước đang tiếp tục rà soát, xác định đối tượng thực hiện vận động chuyển đổi, giao chỉ tiêu cụ thể… Trường hợp về Anh Nguyễn Văn Hải, chủ hộ kinh doanh cơ sở sản xuất nem giò Hải Bình (thành phố Thanh Hóa) cho hay: Từ năm 2010 cơ sở anh bắt đầu đăng ký sản xuất theo hộ kinh doanh. Doanh thu hàng năm từ 1-1,5 tỷ đồng. Với những tháng cao điểm giáp tết, cơ sở của anh phải huy động thường xuyên từ 15-20 nhân công. Hiện sản phẩm của gia đình anh cung cấp cho nhiều tỉnh thành trên cả nước. Với quy mô sản xuất và khả năng hiện có, cơ sở sản xuất của anh Hải có đủ điều kiện để phát triển thành doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đề cập đến có vấn đề chuyển đổi thành doanh nghiệp, anh Hải thừa nhận "ngại" chuyển đổi. "Hiện nay quy mô hoạt động của gia đình vẫn nhỏ, lại chủ yếu dựa vào nhân lực trong gia đình. Mặt khác, nếu cố gắng lên DN thì sẽ ―vướng‖ vào một số yêu cầu mang tính bắt buộc như sổ sách kế toán, mô hình tổ chức và quản lý cũng phức tạp hơn, nhất là sẽ chịu mức thuế cao hơn" - anh Hải cho hay. Cũng theo anh Phạm Phúc Nguyên, hộ kinh doanh sản xuất gốm Nguyên Lĩnh, tại làng gốm Bát Tràng, Hà Nội cho biết, việc chuyển đổi thành doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận tiện hơn như ký kết hợp đồng, được vay vốn ưu đãi, được miễn giảm thuế... Nhiều bạn hàng cũng đã đề nghị hộ kinh doanh của anh chuyển thành DN, tuy nhiên anh đã từ chối với lý do nếu trở thành DN thì phải 63
  10. gánh chi phí lớn quá và còn liên quan đến nhiều thủ tục rườm rà, nhân sự, bộ máy... cồng kềnh, giải quyết không nhanh gọn. Rõ ràng, nhiều hộ kinh doanh nhìn thấy lợi ích của việc chuyển đổi thành DN, song thực tế vẫn còn tồn tại nhiều rào cản. Vì khi chuyển đổi thành DN, họ lo lắng sẽ phải nộp thuế nhiều hơn, thực hiện nghĩa vụ với người lao động cao hơn, phải thực hiện nghiêm ngặt các quy định trong sản xuất kinh doanh và nghiệp vụ kế toán, rồi áp lực thanh tra, kiểm tra nhiều hơn. Bên cạnh đó, bản thân các hộ kinh doanh cũng chưa nắm rõ quy trình, thủ tục của việc chuyển đổi. Đặc biệt, nhiều hộ kinh doanh lựa chọn mô hình này vì bài toán lợi ích - chi phí... 2.2. Nguyên nhân khiến hộ kinh doanh không muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp Thực tế cho thấy, số lượng hộ kinh doanh chuyển sang đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cả nước là chưa nhiều. Nhiều hộ kinh doanh còn e ngại, không muốn chuyển đổi hình thức kinh doanh. Bên cạnh đó, công tác quản lý, thực thi chính sách hỗ trợ, tuyên truyền chưa thực sự đạt hiệu quả là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn này. Thứ nhất, chi phí đăng ký, thủ tục khi hộ kinh doanh chuyển lên hình thức doanh nghiệp là những chí ban đầu của quá trình này, thường khá thấp và không tốn kém nhiều. Thực vậy, số hộ kinh doanh được hỏi trả lời rằng, họ cảm thấy rất phiền phức và ngại khi phải thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh. Thứ hai, trái ngược với những lợi ích của việc ở không chính thức, cũng có một số chi phí liên quan đến việc không chính thức. Các hộ kinh doanh cá thể thường là các mô hình kinh doanh ở quy mô gia đình, nhỏ và siêu nhỏ cả về tài sản và lao động. Các hộ kinh doanh thường tận dụng lao động là người nhà, người thân để giảm chi phí nhân công. Hầu hết các lao động gia đình thường không được trả công theo quy định. Các lao động này thường không có trình độ, tay nghề và hiệu suất làm việc thấp. Những hiện tượng này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các cơ sở, buộc họ phải hoạt động với tỷ suất lợi nhuận thấp. 64
  11. Thứ ba, bên cạnh các chi phí về tiền để đăng ký và hoạt động dưới hình thức một doanh nghiệp trong khu vực chính thức, hầu hết các hộ kinh doanh cá thể đều không có nhận định tích cực về việc chính thức hóa do: Phức tạp về giấy tờ và tài liệu, đối phó với sự quan liêu, mất thời gian đáng kể trong các quy trình khác nhau của cơ quan nhà nước; Sợ không tuân thủ theo luật pháp và các quy tắc do thiếu hiểu biết; Sợ thanh, kiểm tra và sách nhiễu từ các quan chức và nhiều yếu tố khác, như: sợ nhân viên trở thành một phần của công đoàn… Nhiều hộ kinh doanh được hỏi cho biết rằng, họ không thích thay đổi thói quen kinh doanh, do mong muốn có một cuộc sống ổn định. Cuối cùng, là hầu hết các hộ kinh doanh cá thể tin rằng, chi phí của việc chính thức hóa lớn hơn nhiều so với chi phí đối mặt với rủi ro khi tiếp tục ở lại khu vực phi chính thức. Nhận thức tiêu cực của các hộ kinh doanh cá thể về chi phí đăng ký và sự phức tạp về các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, các thủ tục đăng ký kê khai thuế, phí môi trường, phòng cháy chữa cháy… đều xuất phát từ quan niệm sai lầm và thiếu nhận thức trầm trọng. 3. Một số giải pháp hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh giữ vai trò quan trọng quá trình đổi mới phát triển kinh tế của địa phương. Việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp vừa có lợi cho doanh nghiệp chuyển đổi lại vừa có lợi cho nền kinh tế. Các giải pháp cần tập trung thực hiện gồm: Thứ nhất, tiếp tục rà soát, hệ thống hóa chính sách hỗ trợ, đảm bảo khung pháp lý hợp lý; Ban hành chính sách kịp thời, đầy đủ và linh hoạt điều chỉnh chính sách theo tình hình thị trường nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ hai, tập trung các chính sách tháo gỡ khó khăn về thuế, tiếp cận vốn, đất đai, đào tạo nghề, cơ sở hạ tầng. Thứ ba, xem xét hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh như thuế, lao động, bảo hiểm xã hội, chế độ kế toán. 65
  12. Thứ tư, phối hợp địa phương xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi tạo điều kiện cho các DN đã chuyển đổi nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thứ năm, đào tạo kỹ năng tuyên truyền hỗ trợ, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho công chức có liên quan đến hoạt động chuyển đổi HKD thành DN. Thứ sáu, để thúc đẩy các hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN, ngoài các chính sách hỗ trợ và ưu đãi từ Nhà nước, HKD cần nâng cao năng lực nội tại. Khi việc sản xuất kinh doanh của HKD phát triển thì quy mô hiện tại sẽ không phù hợp nữa, HKD cần mở rộng quy mô sản xuất và tiến vào thị trường rộng lớn hơn, do đó việc phải chuyển đổi sang DN là điều tất yếu. Thứ bảy, trình độ học vấn của tiểu thương là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi HKD thành DN. Chính vì vậy, cần nâng cao trình độ cho người điều hành HKD bằng cách thường xuyên cập nhật các thông tin, chính sách mới ở địa phương, tham gia đầy đủ các hội nghị đối thoại khi địa phương triển khai nhằm nâng cao năng lực quản lý. Chuyển đổi hộ kinh doanh lên DN là chủ trương vừa có lợi cho DN chuyển đổi, vừa có lợi cho nền kinh tế. Có thể thấy rõ, sau khi chuyển đổi, DN sẽ dễ dàng tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ của nhà nước hơn. Đồng thời, khi có tư cách pháp nhân là DN thì hàng hóa cũng dễ thâm nhập vào các hệ thống phân phối hơn, dễ tiếp cận với nguồn vốn hay huy động vốn để phát triển quy mô và hơn hết dễ gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có nhiều cơ hội liên doanh liên kết hơn… 66
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật: 1. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/11/2013; 2. Luật Doanh nghiệp (Luật số 59/2020/QH14) ngày 17/6/2020; 3. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Luật số 04/2017/QH14) ngày 12/6/2017; 4. Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 5. Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghị định số 39/2018/NĐ-CP) ngày 11/3/2018. 6. Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp (Nghị định số 47/2021/NĐ-CP) ngày 01/4/2021; Tài liệu tham khảo Tiếng Việt: 1. Niên giám thống kê 2018 (2018), Nhà xuất bản Thống kê. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Phát triển doanh nghiệp (2017), Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. 3. Ninh Thị Minh Tâm, Lê Ngự Bình (2017), Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 4. Đoàn Thị Lan Anh (2012), Một số khía cạnh pháp lý của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học: 60.38.01, ĐH Quốc gia Hà Nội, https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6243/1/00050001306.pdf; 5. THS. MAI THỊ LỤA - Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển - Thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/giai-phap-ho-tro-doanh-nghiep- vua-va-nho-phat-trien-thuc-trang-o-viet-nam-va-kinh-nghiem-cua-mot-so- nuoc-71597.htm 6. Tuệ Liên - Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp: Tiếp tục khắc phục bất cập https://laodongthudo.vn/chuyen-doi-ho-kinh-doanh-thanh- doanh-nghiep-tiep-tuc-khac-phuc-bat-cap-51752.html 67
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2