Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ<br />
VI Tr.CN ở miền bắc Ấn Độ, phía Nam dãy Himalaya, vùng biên giới giữa Ấn Độ<br />
và Nepan hiện nay. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ khoảng thế kỷ II sau công<br />
nguyên kết hợp với phong tục, tập quán truyền thống dân tộc Việt Nam hình thành<br />
nên Phật giáo Việt Nam. Trải qua một khoảng thời gian dài, Phật giáo ở Việt Nam<br />
không ngừng phát triển, lớn mạnh và đã tạo nên một dấu ấn sâu đậm trong việc<br />
hình thành đạo đức, nhân cách con người Việt Nam, nền văn hoá Việt Nam.<br />
Những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo vẫn đang được con người Việt Nam phát<br />
huy để phục vụ cuộc sống. Song bên cạnh đó, Phật giáo cũng có những ảnh hưởng<br />
nhiều tiêu cực. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này tôi xin khái quát một số nét<br />
chính về Triết học Ấn Độ cổ đại, trào lưu triết học tôn giáo Phật giáo và sự ảnh<br />
hưởng của quan điểm Phật giáo đối với đời sống văn hóa, chính trị, tinh thần người<br />
Việt Nam.<br />
<br />
PHẦN I: SƠ LƯỢC VÀI NÉT VỀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI VÀ<br />
TRÀO LƯU TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO<br />
1. Triết học Ấn độ cổ đại<br />
Tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại được hình thành từ cuối thiên niên kỷ thứ II<br />
đầu thiên niên kỷ thứ I trước Công nguyên, bắt nguồn từ thế giới quan thần thoại,<br />
tôn giáo, giải thích vũ trụ bằng biểu tượng các vị thần mang tính chất tự nhiên.<br />
Người ta đã chia lịch sử phát sinh và phát triển của triết học Ấn Độ cổ đại ra thành<br />
hai thời kỳ: thời kỳ thứ nhất là thời kỳ Véda (khoảng từ cuối thiên niên kỷ II đến<br />
thế kỷ VII trước CN), thời kỳ thứ hai là thời kỳ Cổ điển, hay thời kỳ Phật giáo,<br />
Bàlamôn giáo (từ thế kỷ VI đến thế kỷ I trước CN)<br />
Trong thời kỳ cổ đại Ấn Độ cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết học,<br />
nhất là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật, vô thần chống chủ nghĩa duy tâm,<br />
tôn giáo lên đến đỉnh cao. Đặc biệt là việc phủ nhận uy thế của kinh Véda, chống<br />
giáo lý duy tâm hoang đường của đạo Bàlamôn bởi đạo Phật, đạo Jaina và phong<br />
trào tự do tư tưởng đòi hỏi bình đẳng xã hội ở Đông Ấn. Vì thế đã phân chia thành<br />
hai trường phái triết học chính: chính thống và không chính thống<br />
Hệ thống triết học chính thống gồm 6 trường phái chính: Samkhia; Nyaya,<br />
Vaisesika, Mimansa, Yoga và Védanta<br />
Hệ thống triết học không chính thống gồm 3 trường phái chính: Các trường<br />
phái triết học vô thần duy vật tiêu biểu Lokayata hay chủ nghĩa duy vật khoái lạc<br />
Chrvaka; Phật giáo và đạo Jaina.<br />
2. Triết học Phật giáo<br />
Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ<br />
VI Tr.CN ở miền bắc Ấn Độ, phía Nam dãy Himalaya, vùng biên giới giữa Ấn Độ<br />
và Nepan hiên nay.<br />
Người sáng lập ra đạo phật là Thích Ca Mâu Ni có tên thật là Siddhattha<br />
(Tất Đạt Đa) con đầu vua Tịnh Phạn. Ông sinh ngày 8/4/563 trước CN mất năm<br />
483 trước CN. Năm 29 tuổi ông quyết định từ bỏ cuộc đời vương giả đi tu luyện<br />
tìm con đường diệt trừ nỗi khổ của chúng sinh. Sau 6 năm liền tu luyện ông đã<br />
<br />
<br />
1<br />
"ngộ đạo" tìm ra chân lý "tứ diệu đế" và "thập nhị nhân duyên". Ông trở thành phật<br />
Thích Ca Mâu Ni. Khi đó ngài vừa đúng 35 tuổi.<br />
Tứ diệu đế là 4 chân lý chắc chắn, hiển nhiên, hoàn toàn cao hơn hết gồm:<br />
- Khổ đế: Là chân lý về bản chất của nỗi khổ. Theo đạo Phật,thực tại nhân<br />
sinh là khổ ải; ngoài nỗi khổ do sinh, lão, bệnh, tử gây nên cho con người còn có<br />
nỗi khổ vì không ưa mà hợp là khổ, ưa mà phải lìa là khổ, mong không được cũng<br />
khổ, được cũng khổ mà mất cũng khổ. Đời là bể khổ.<br />
- Tập đế: Là chân lý về nguyên nhan của nỗi khổ. Con người trong thế giới<br />
hiện thực này khổ là vì đâu? Nguyên nhân trực tiếp là do con người có lòng tham,<br />
sân, si. Con người muốn còn mãi nhưng thực tại cứ biến dịch và thay đổi, muốn<br />
trường tồn nhưng thực tại luôn biến hóa trong vòng sinh,lão,bệnh,tử;không có cái<br />
gì thực là ta,của ta.Do đó đã tạo nên cho con người những nỗi khổ triền miên cho<br />
con người trong cuộc đời.Để giải thích cho căn nguyên ấy,đức Phật đã nêu ra<br />
thuyết “Thập nhị nhân duyên” gồm: Vô minh,Hành, Thức, Danh sắc, Lục căn,<br />
Xúc, Thụ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão tử.<br />
- Diệt đế: Là chân lý diệt khổ. Nổi khổ sẽ được tiêu diệt khi nguyên nhân<br />
gây ra khổ bị loại từ. Lần theo thập nhị nhân duyên, tìm ra cội nguồn của nỗi khổ<br />
và ái dục, dứt bỏ từ ngọn nguồn cho đến gốc mọi nguồn gốc đau khổ đưa chúng<br />
sinh thoát khỏi nghiệp chướng, luân hồi, đạt đến cảnh trí Niết bàn (Nirvana). Đó là<br />
thế giới lý tưởng của sự giác ngộ và giải thoát. Trạng thái Niết bàn, Thường trụ,<br />
Chính quả không thể lý giải được mà là tự mình giác ngộ. Mục đích của Phật tử là<br />
thực hiện Niết bàn, khi đang tu dưỡng là thực hiện Niết bàn từng phần, khi giác<br />
ngộ rồi là thực hiện được Niết bàn toàn phần,trở thành Phật.<br />
- Đạo đế: là chân lý chỉ ra con đường diệt khổ, nói về những con đường,<br />
cách thức để con người đạt đến trạng thái Niết bàn. Con đường diệt khổ, giải thoát<br />
và giác ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức, rèn luyện tư tưởng và khai sáng trí tuệ.<br />
Ba môn học này được cụ thể hóa trong khái niệm “Bát chánh đạo” (tám con đường<br />
chân chính), đó là:<br />
+ Chính kiến: hiểu biết đúng đắn, kiến giải chính xác.<br />
+ Chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn.<br />
+ Chính nghiệp: hành động chân chính, thực hiện ngũ giới (không sát sinh,<br />
không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, không nói dối).<br />
+ Chính ngữ: lời nói chân chính,trung thực.<br />
+ Chính mệnh: sống chân chính không tham lam vụ lợi xa rời nhân nghĩa<br />
+ Chính tinh tiến: cố gắng nỗ lực chân chính.<br />
+ Chính niệm: suy niệm chân chính.<br />
+ Chính định: kiên định, tập trung tâm trí vào con đường chân chính<br />
Trong tám nẻo đường này thì chính kiến, chính tư duy thuộc về trí tuệ; chính<br />
ngữ, chính nghiệp, chính mệnh thuộc về Định. Đạo Phật còn đề ra những phương<br />
pháp trên con đường thực hành tu nghiệp là: “Ngũ giới” và“Lục độ” (sáu phép tu).<br />
Trong những giai đoạn đầu với vũ trụ quan nhân duyên, đạo Phật đã có<br />
những yếu tố duy vật và tư tưởng biện chứng tự phát. Ở Ấn Độ, Phật giáo bắt đầu<br />
suy dần từ thế kỷ IX và hoàn toàn sụp đổ trước sự tấn công của Hồi giáo vào thế<br />
kỷ XII.<br />
<br />
2<br />
PHẦN II: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI<br />
SỐNG VĂN HÓA, CHÍNH TRỊ, TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM.<br />
<br />
1 Đạo Phật với việc hình thành nhân cách con người Việt Nam<br />
<br />
Phật giáo là một tôn giáo, như các tôn giáo khác, Phật giáo cũng gồm có<br />
giáo lý và hoạt động tín ngưỡng. Giáo lý là một hệ thống các quan điểm về thế giới<br />
và con người, về cách thức tu luyện và hoạt động tín ngưỡng, là những hành vi,<br />
những nghi lễ cần phải thực hiện để đạt tới ước nguyện. Cả hai đều có ý nghĩa đối<br />
với việc hình thành nhân cách của các tín đồ.<br />
Hơn lúc nào hết, trong mấy chục năm qua người Phật từ Việt Nam hiện nay<br />
rất chăm lo đến việc thực hiện các nghi lễ của đạo mình. Họ chăm chú lên chùa<br />
trong những ngày sóc, vọng; họ trân trọng và thành kính trong lúc thực hành các<br />
nghi lễ; họ siêng năng trong việc thiền định, giữ giới, làm thiện. Mặt khác, nhà<br />
chùa luôn sẵn sàng thực hiện các yêu cầu của họ như giải oan, cầu siêu. Tất cả<br />
những điều đó vừa củng cố niềm tin vào giáo lý, vừa quy định tư duy và hành động<br />
của họ, tạo cơ sở để hình thành những nhân cách riêng biệt.<br />
Con người Phật giáo nhìn sự vật trong mối quan hệ nhân quả, xem cái gì<br />
cũng là kết quả của một cái trước và là nguyên nhân của cái sau. Mỗi khi gặp một<br />
sự việc hệ trọng có liên quan đến bản thân hay người nhà, họ đều nghĩ đến nguyên<br />
nhân để tìm cách khắc phục. Họ còn nhìn thế giới, xã hội con người ở trong dòng<br />
vận động không ngừng, ở đó không có cái gì là tồn tại mãi, cái gì cũng đang<br />
chuyển biến từ cái này sang cái khác. Khi người thân trong gia đình lão già, yếu<br />
đau, chết chóc, họ đều xem đó là điều không thể tránh khỏi và lấy đấy làm điều an<br />
ủi. Lý thuyết nhân duyên sinh, vô thường, vô ngã của nhà Phật đã chi phối ý nghĩ<br />
và hành động của họ.<br />
Nhân cách Phật giáo đã góp phần làm nên nhân cách của con người Việt<br />
Nam ngày nay. Nhân cách đó có tác dụng hai mặt. Mặt tích cực là chấp nhận sự<br />
biến đổi của thế giới và con người, sống có nền nếp, trong sạch, giản dị, quan tâm<br />
đến nỗi khổ của người khác, thương người, vị tha, cứu giúp người hoạn nạn, hành<br />
động thì lấy tự giác làm đầu... Mặt tiêu cực là nhìn đời một cách bi quan, có pha<br />
trộn chất hư vô chủ nghĩa, nặng về tin tưởng ở quyền năng và phép màu nhiệm của<br />
một vị siêu nhiên mà nhẹ về tin tưởng năng lực hoạt động của con người, nếp sống<br />
thì khổ hạnh và không tránh khỏi nương theo những nghi lễ thần bí. Đặc biệt là có<br />
hiện tượng mê tín dị đoan như: Lên đồng, đốt vàng mã, những đồ dùng bằng giấy.<br />
Những tư tưởng mê lầm đó vừa phung phí tiền bạc, thời gian lại làm xuất hiện<br />
trong xã hội những loại người chỉ dựa vào những nghề nghiệp ấy mà kiếm sống<br />
gây ra một sự bất công trong xã hội.<br />
Tuy nhiên, nhân cách con người Phật giáo có những điều phù hợp với xã hội<br />
hiện nay. Nhưng những điều đó chỉ giới hạn trong những trường hợp nhất định và<br />
chúng ta phải phát huy những mặt đó. Vượt qua những giới hạn đó, nó sẽ có những<br />
mâu thuẫn với giáo lý và trở nên lạc lõng, mất hiệu quả. Vậy con người am hiểu<br />
đạo lý, mến đạo, mộ đạo không phải chỉ là con người tu hành một cách cần mẫn<br />
mà phải có cả phần trí tuệ để biết vận dụng giáo lý vào cuộc sống một cách hữu<br />
<br />
3<br />
ích. Hiểu được và làm được như thế, con người sẽ thấy đạo đức Phật đẹp đẽ và cao<br />
thượng.<br />
<br />
2. Đạo Phật với sự phát triển nền văn hóa Việt Nam<br />
<br />
Nhìn vào đời sống văn hoá, tinh thần của xã hội Việt Nam trong những năm<br />
qua, ta thấy hiện tượng Phật giáo đang được phục hồi và phát triển. Bên cạnh sự<br />
phát triển ngày một lớn mạnh của kiến trúc hiện đại, Việt Nam vẫn phục hồi kiến<br />
trúc cổ xưa qua việc tu sửa lại những đền chùa, miếu mạo, những danh lam thắng<br />
cảnh. Đó là những nơi mà dấu ấn của đạo phật thể hiện rõ nhất.<br />
Ở thời nhà Lý, nghệ thuật kiến trúc đã đạt tới đỉnh cao với những công trình<br />
mang tính quy mô to lớn, vượt hẳn thời trước và cả những thời sau đó. Như nền<br />
chùa Quế Giạm ( Quế Võ- Hà Bắc) trải rộng trên một diện tích với những vết tích<br />
còn lại gồm ba cấp trải rộng trên một diện tích gần 120 mét, rộng 70 mét. Các ngôi<br />
tháp đời lý gồm nhiều tầng, cao chót vót: Tháp Bảo - thiên cao vài mươi trượng (<br />
khoảng trên 60 mét) gồm 12 tầng, tháp Sùng-thiện-diên- linh ( chùa Đọi, Duy Tiên,<br />
Nam Hà) cao 13 tầng, tượng Phật Di-lặc chùa Quỳnh Lâm( Đông Chiều, Quảng<br />
Ninh) cao 6 trượng, khoảng 20 m. Chùa Một Cột là một sách tạo về nghệ thuật,<br />
tượng trưng cho 1 toà sen nở trên mặt nước. Những kiến trúc đó thường hoà hợp<br />
với cảnh trí thiên nhiên chung quanh tạo nên một khung cảnh kiến trúc hài hoà với<br />
ngoại cảnh.<br />
Nghệ thuật kiến trúc của đời Lý lại được đời Trần kế tục truyền thống và<br />
phát triển mang tính chất phóng khoáng, khoẻ và hiện thực hơn. Tháp Phổ Minh,<br />
Bình Sơn là những công trình kiến trúc có giá trị ở đời Trần, Tháp Bình Sơn cao 11<br />
tầng, có bố cục chặt chẽ cân xứng.<br />
Sang đời nhà Nguyễn nghệ thuật kiến trúc có chiều hướng ngày càng sa sút,<br />
tuy nhiên cũng có những sáng tạo nhất định như Văn Miếu ( Hà Nội) và một số<br />
đình, chùa ở các làng. Đỉnh cao của kiến trúc nhà Nguyễn là chùa Tây Phương(<br />
Thạch Thất, Hà Tây) xây dựng thành ba lớp là lối kiến trúc phổ biến của các chùa<br />
trong nam. Chùa Tây Phương cũng là nơi tập trung nhiều pho tượng có giá trị,<br />
trong đó nổi tiếng nhất là chùa Tuyết Sơn và mười tám vị La Hán. Các bức tượng<br />
lấy đề tài trong sự tích đạo Phật nhưng vẫn thế hiện những con người Việt Nam<br />
Hiện thực và gợi cảm.<br />
Ngày nay, những nghệ thuật, kiến trúc đó vẫn còn tồn tại và được trùng tu,<br />
sửa sang để làm nơi du lịch của khách thập phương và nơi lễ bái của nhân dân<br />
trong vùng. Những công trình đó tuy mang đậm dấu ấn Phật giáo nhưng vẫn là<br />
sáng tạo nghệ thuật dân gian phản ánh đời sống tinh thần của con người Việt Nam<br />
xưa.<br />
<br />
3. Đạo Phật với chiến tranh và hòa bình ở Việt Nam<br />
<br />
Đạo Phật chủ trương từ, bi, hỷ, xả. Xã hội loài người thực hiện được bốn<br />
chữ từ, bi, hỷ, xả trong cuộc sống hàng ngày là một xã hội an lạc, hạnh phúc.<br />
<br />
<br />
4<br />
Đạo Phật chủ trương một cuộc sống vị tha, một cuộc sống hoà hợp, loại trừ<br />
mọi oán thù. Lịch sử Phật giáo chứng minh, trong suốt 2500 năm truyền bá trong<br />
khắp cõi Á Đông. Đạo Phật không làm rơ một giọt máu nào.<br />
Trong giáo lý Phật, ở phần giới luật, giới thứ nhất là giới sát: với giới luật<br />
này, chúng ta càng thấy rõ đạo Phật chủ trương ôn hoà, hoà bình và hoà hợp giữa<br />
các dân tộc, không muốn cho chúng sinh nói chung, loài người nói riêng tàn sát lẫn<br />
nhau. Nhưng ở đây chúng ta phải hiểu giới sát với đúng tinh thần trong giáo Phật.<br />
Giới sát có nghĩa là giới bất tàn sát.Tàn sát có nghĩa là giết hại chúng sinh<br />
một cách hung ác, tàn bạo. Giáo lý Phật căn cứ vào tâm ý để phân biệt thiện ác mà<br />
không căn cứ vào hành động. Nói thế có nghĩa là một hành động chỉ được coi là<br />
thiện, ác khi căn cứ vào hành động ấy mà mưu đồ làm hại cho người khác hay cứu<br />
giúp người khác. Trong kinh có câu: “ Nhất niệm khởi, thiện ác dĩ nhân. Muốn cho<br />
tâm niệm mỗi khi khởi lên là một tâm niệm thiện thì Phật dạy đệ tử luôn phải giữ<br />
tâm trong chính niệm “.<br />
Như vậy, chúng ta phải hiểu giới sát đúng với thần trong giáo lý Phật và áp<br />
dụng cho đúng. Nếu ta giết người với mục đích để diệt trừ quân xâm lăng hung ác<br />
để bảo vệ dân nước thì việc làm đó là việc thiện vì hành động của ta xuất phát từ<br />
một ý niệm thiện. Chiến tranh giải phóng dân tộc của các nước chống xâm lược để<br />
mang lại hoà bình, hạnh phúc cho nhân dân, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc là<br />
một cuộc phóng sinh vĩ đại, là một việc thiện, một việc chính nghĩa.<br />
Trái lại, nếu chúng ta giết người để thỏa lòng tham ác, để mưu lợi ích kỷ cho<br />
bản thân ta thì việc chém giết ấy là một việc ác, hành động ấy xuất phát từ một ý<br />
niệm ác.<br />
Chiến tranh xâm lược do đế quốc tiến hành chống các nước yếu hơn, phá<br />
hoại độc lập, hoà bình, an ninh của các dân tộc, hủy diệt môi trường sống là một<br />
tội ác. Vấn đề căn cứ vào tâm, niệm để phân biệt thiện, ác là rất quan trọng. Lịch<br />
sử Việt Nam đã chứng minh những điều nói trên bằng các gương người thực việc<br />
thực.<br />
Dưới triều Lý và Trần, giặc Nguyên kéo đại quân gồm 30 vạn rồi 50 vạn<br />
quân sang xâm lược nước ta tiến hành một cuộc chiến tranh đại dã man. Để chống<br />
quân xâm lược, Lý Thái Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, những ông vua<br />
rất sùng đạo, yêu nước này lại trở về sống tu hành ăn chay niệm Phật.<br />
Trong những năm gần đây, dân tộc Việt Nam đã liên tiếp tiến hành hai cuộc chiến<br />
tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thấm nhuần giáo lý Phật nói chung và<br />
luật giới sát nói riêng, Phật tử xuất gia ở 2 miền Nam - Bắc đã tham gia trực tiếp<br />
chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu chống giặc một cách anh dũng. Các đệ tử Phật<br />
đã nhận thức được đâu là chiến tranh xâm lược, đâu là chiến tranh vệ quốc và đã<br />
kiên quyết đứng về phía nhân dân. Đó chính là một việc thiện, một cuộc phóng<br />
sinh vĩ đại.<br />
<br />
4. Đạo Phật với vấn đề chính trị<br />
Kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo có ảnh hưởng không nhỏ vào đời<br />
sống chính trị xã hội. Ngày nay, người ta nhấn mạnh vai trò chính trị của các nhà<br />
<br />
<br />
5<br />
sư thời Lý, Trần, nhấn mạnh ý nghĩa chính trị xã hội trong một số hoạt động của<br />
phật tử hiện đại.<br />
Dưới triều Lý, Trần, các nhà sư trở thành một tầng lớp phong kiến tăng lữ có<br />
thế lực trong xã hội. Nhiều nhà sư tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị và<br />
giữ những cương vị quan trọng trong triều đình. Như sư Vạn - Hạnh là người đã<br />
vận động đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra triều Lý. Sư Đa - Bảo và Viên -<br />
Thông được tham dự, bàn bạc và quyết định các việc trong triều như cố vấn của<br />
nhà vua.<br />
Ngày nay, các nhà sư giữ những chức vụ cao trong Giáo hội cũng tham gia<br />
vào hoạt động chính trị. Nhưng bên cạnh những công tác phục vụ cho công cuộc<br />
xây dựng đất nước thì cũng có một số phần tử đã lợi dụng chức vụ của mình để<br />
gây rối. Hay trường hợp của Lê Đình Nhàn ( tức Thích Huyền Quang ) thường<br />
xuyên gây phiền nhiễu với các nhà sư khác cùng tu trong chùa.<br />
Thêm vào đó, nhiều vụ tự tử của các nhà sư với những nguyên nhân ngoài<br />
đạo đã bị cách phe phái phản động đưa tin xấu, coi đó là những hành vi tử vì đạo.<br />
Và khi những người đại diện pháp luật can thiệp thì chúng cho đó là hành vi bắt bố<br />
sư sãi, đàn áp Phật giáo.<br />
Để trả lời những thông tin sai lầm đó, chính phủ Việt Nam đã khẳng định<br />
luôn luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân nhưng những kẻ lợi dụng<br />
tôn giáo để hoạt động chính trị cũng sẽ bị xử phạt như bất kỳ một công dân Việt<br />
Nam nào khác. Bởi lẽ bất kỳ một sư sãi của tổ chức nào thì trước hết cũng là công<br />
dân của nhà nước Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo, những<br />
người theo đạo là một bộ phận khăngkhít của khối đại đoàn kết dân tộc đã có<br />
những đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó,<br />
đối với Phật giáo, chính phủ Việt Nam là không có lý do gì để phân biệt đối xử<br />
Phật tử Việt Nam là những người yêu nước, luôn gắn bó với dân tộc qua mọi bước<br />
thăng trầm của lịch sử, luôn đứng về phía Tổ quốc đấu tranh chống ngoại xâm.<br />
Đạo Phật đối với Việt Nam không chỉ là một tôn giáo mà còn là một bộ phận của<br />
nền văn hoá dân tộc truyền thống.<br />
Đạo Phật là một đạo không chỉ để người ta học mà chủ yếu cho người ta<br />
hành. Thực ra, những cái mà ta học được trong kinh điển mới chỉ là một kiến thức<br />
lỏng lẻo có tính chất lý thuyết. Ta mới chỉ nghe thấy nói đến những thuyêt vô<br />
thường, vô ngã, sắc không... mà thôi. Còn tu hành là phải gắng sức thực nghiệm<br />
những chân lý đó. Hiểu đạo không phải chỉ là nghiệm đạo qua kinh điển mà phải<br />
trải qua học đạo, tu đạo, chứng đạo. Thời đại ngày nay là thời đại của phát triển,<br />
của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Để phù hợp với sự phát triển đó, con<br />
người cần phải có tham vọng lớn, năng động, lạc quan, tin tưởng, dũng cảm sáng<br />
tạo. Nhưng không vì thế mà con người ngày nay xa rời với con người của Phật<br />
giáo: từ, bi, hỷ, xả. Con người có tham vọng nhưng không tham nhũng cái do<br />
người khác làm ra, không vun vén lợi ích cho riêng mình biết kết hợp những phẩm<br />
chất đạo đức của con người Phật giáo với tư cách, trí tuệ của con người hiện đại là<br />
chúng ta tự hoàn thiện mình, cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Phần III: KẾT LUẬN<br />
<br />
Qua những vấn đề cơ bản trong Phật học, ta thấy Đạo Phật là một hệ thống<br />
tư tưởng thống nhất quy tụ về Nhất Thừa Phật pháp. Tất cả giáo lý Phật là nền tảng<br />
cho việc xây dựng con người vị tha và coi cuộc sống vị tha là lý tưởng cao quý<br />
nhất của đời mình, tiến tới con người vị tha và coi cuộc sống vị tha là lý tưởng cao<br />
quý nhất của đời mình, tiến tới con người từ, bi, hỷ, xả, con người Phật. Vì thế vấn<br />
đề nhân vị trong đạo Phật là một vấn đề quan trọng vì đạo Phật cho rằng con người<br />
là tất cả, con người quyết định số phận của mình, quyết định hình thái xã hội. Con<br />
người ác chỉ biết lợi mình hại người tạo ra một xã hội với áp bức bất công. Con<br />
người thiện, sống vị tha xây dựng một xã hội tiến bộ, lành mạnh.<br />
Như vậy, đạo Phật đã đặt con người lên một vị trí hết sức quan trọng và cao<br />
quý. Hạnh phúc của con người là do con người xây đắp nên. Con người thấm<br />
nhuần giáo lý Phật, con người vị tha, từ, bi, hỉ, xả sẽ kiến lập một xã hội hoà bình,<br />
an lạc, công bằng, mọi người sống vì lợi ích của nhau, còn tập thể.<br />
Trái lại. con người ích kỷ chỉ biết mình, hại người, con người sống tàn bạo,<br />
độc ác thì cái gì trong tay con người cũng sẽ trở thành khí cụ sát hại và xã hội của<br />
những con người ấy sẽ là xã hội địa ngục, xã hội áp bức bóc lột.<br />
Qua những điều đã trình bày như trên về Phật giáo nói chung cũng như Phật<br />
giáo khi vào Việt Nam,ta nhận thấy: Phật giáo là một học thuyết triết học vô thần<br />
về sự giải thoát. Toàn bộ học thuyết hướng con người đến tư tưởng giải thoát; đồng<br />
thời cũng là một học thuyết về đạo đức, đề cập đến vấn đề bình đẳng, bác ái.Vì thế<br />
mà sau khi được các nhà sư Ấn Độ đưa vào Việt Nam từ đầu công nguyên,Phật<br />
giáo đã nhanh chóng được nhân dân tiếp nhận một cách tự nhiên và ngày càng phát<br />
triển Phật giáo từ lâu đã thâm nhập vào tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của dân tộc<br />
Việt Nam và đã trở thành bản chất và bản sắc của dân tộc Việt Nam.<br />
Đạo Phật đã ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của người Việt từ triết lý, tư<br />
tưởng, đạo đức, văn học, nghệ thuật cho đến phong tục tập quán, nếp sống nếp<br />
nghỉ.... Tìm hiểu và nghiên cứu về "Sự ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống<br />
người Việt", chúng ta càng thấy rõ nhận định trên. Từ quan niệm nhân sinh quan,<br />
thế giới quan, đạo lý, thẩm mỹ cho đến lời ăn tiếng nói của quảng đại quần chúng<br />
ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của triết lý và tư tưởng Phật giáo. Những câu nói đầu<br />
lưỡi "ở hiền gặp lành", "tội nghiệp", "hằng hà sa số"... là điều phổ biến trong quan<br />
hệ ứng xử giữa mọi người.<br />
Qua quá trình lịch sử, trải qua bao cuộc biến đổi thăng trầm của đất nước,<br />
Phật giáo đã khẳng định mình và có một chỗ đứng vững chắc trong lòng của dân<br />
tộc, tồn tại và phát triển cùng với dân tộc. Rõ ràng Phật giáo đã đóng góp cho dân<br />
tộc ta nhiều thành tựu đáng kể về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. yếu tố mang<br />
tính truyền thống, hình thành nhân cách, bản lĩnh và bản chất của dân tộc là chủ<br />
yếu; đã gặp gỡ, hòa quyện trong những yếu tố tinh thần, tư tưởng từ bi cứu khổ của<br />
Phật giáo Việt Nam. Những yếu tố ngoại sinh đã góp phần lớn vào việc củng cố,<br />
duy trì vá phát triển nội hàm bản sắc dân tộc. Trong đó Phật giáo góp phần vào<br />
việc làm phong phú thêm cá tính, đặc trưng dân tộc người Việt. Ngược lại, chính<br />
những bản chất dân tộc đã làm giàu hơn nền văn hóa Phật giáo. Một minh chứng<br />
<br />
7<br />
của sự tác động qua lại này chính là sự kết hợp giữa truyền thống yêu nước chống<br />
ngoại xâm của dân tộc với tinh thần tập thể của Phật giáo Việt Nam, đã đưa đến<br />
nét đặc thù của Việt Nam, đem lại hình ảnh sống động của Tăng ni Phật tử qua hai<br />
cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong gần một thế kỷ nay.<br />
Dân tộc Việt Nam, với vị trí địa lý- văn hóa đặc biệt, dù có muốn hay không<br />
cũng tạo ra một sự hội nhập văn hóa, không phải là một sự hội nhập văn hóa bình<br />
thường, mà là một sự hội nhập văn hóa của những tinh hoa đến từ các trung tâm<br />
văn hóa tầm cỡ thế giới, như Ấn Độ, Trung Hoa, được kết tinh trong một tôn giáo<br />
lớn- Phật giáo. Đó cũng là một sự hội nhập mà cư dân nước Việt làm chủ, lợi ích<br />
của dân tộc và đất nước là chuẩn mực cao nhất của sự hội nhập, sự hội nhập đó là<br />
thử thách và kiểm nghiệm bằng một bề dày lịch sử. Qua thực tế cho thấy rằng, Phật<br />
giáo sau khi nhập vào nền văn hóa nước ta đã tạo ra một thế ổn định xã hội kéo<br />
dài. Nhân dân ta, qua các thế hệ, đã làm cho các giá trị nhân bản của đạo Phật bén<br />
rễ sâu sắc và cắm gốc vững bền trong tâm hồn mình. Một phần là nhờ ở tính uyển<br />
chuyển trong giáo lý, tính bao dung không cố chấp của đạo Phật, nhưng một phần<br />
không nhỏ là do sức sáng tạo của người dân. Tin ở sức mình, tin ở luật Nhân - Quả<br />
nghiệp báo, động viên nhân dân hướng tới Chân - Thiện - Mỹ, đó là công lao của<br />
văn hóa Phật giáo, là sự sáng tạo của nhân dân Việt Nam.<br />
Trong những giai đoạn đầu với vũ trụ quan nhân duyên đạo Phật đã có<br />
những yếu tố duy vật và tư tưởng biện chứng tự phát. Về lĩnh vực chính trị - xã hội<br />
đạo Phật là tiếng nói phản kháng chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, tố cáo xã hội bất<br />
công, đòi hỏi tự do bình đẳng, giải thoát con người khỏi nỗi bi kịch của cuộc đời.<br />
Đó là những ưu điểm của triết lý Phật giáo. Tuy nhiên trong luận thuyết về nhân<br />
sinh và con đường giải thoát, tư tưởng Phật giáo còn mang nặng tính bi quan, yếm<br />
thế cuộc sống, chủ trương xuất thế, siêu thoát có tính chất duy tâm không tưởng về<br />
những vấn đề của xã hội.<br />
Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH, chủ nghĩa Mác -<br />
Lênin là tư tưởng chủ đạo, là vũ khí lý luận của chúng ta nhưng bên cạnh đó, bộ<br />
phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó giáo<br />
lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một số bộ phận lớn dân cư<br />
Việt Nam. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó là không thể thực hiện được<br />
nên chúng ta cần vận dụng nó một cách hợp lý để góp phần đạt được mục đích của<br />
thời kỳ quá độ cũng như sau này. Vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử, giáo lý, và sự tác<br />
động của đạo Phật đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sức<br />
cần thiết. Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ,<br />
nhân đạo của Phật giáo giúp ta hiểu rõ tâm lý người dân hơn và qua đó tìm ra được<br />
một phương cách để hướng đạo cho họ một nhân cách chính, đúng đắn. Theo đạo<br />
để làm điều thiện, tránh cái ác, hình thành nhân cách con người tốt hơn chứ không<br />
trở nên mê tín dị đoan, cúng bái, lên đồng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, niềm<br />
tin của quần chúng nhân dân.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />