intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát hiện cây Đại thanh diệp tại Đà Nẵng

Chia sẻ: Kata_7 Kata_7 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

71
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thuốc Bắc có hai vị thuốc Đại Thanh Diệp (lá), Bản lam căn (rễ) đều có tác dụng thanh nhiệt rất tốt, nhưng trên thị trường vì phải nhập của Trung Quốc nên thường đắt, đôi khi hiếm không tìm mua được.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát hiện cây Đại thanh diệp tại Đà Nẵng

  1. Phát hiện cây Đại thanh diệp tại Đà Nẵng Trong thuốc Bắc có hai vị thuốc Đại Thanh Diệp (lá), Bản lam căn (rễ) đều có tác dụng thanh nhiệt rất tốt, nhưng trên thị trường vì phải nhập của Trung Quốc nên thường đắt, đôi khi hiếm không tìm mua được.
  2. Đọc sách thuốc tôi được biết hai vị thuốc đó có cùng nguồn gốc từ một cây còn có tên là Bọ mẩy hay Đắng cẩy, mọc hoang ở vùng đồi trung du Bắc bộ và Trung bộ nước ta, nên tôi thường để ý tìm kiếm. Tình cờ, tháng 7 năm 1997, trong một lần du ngoạn tại vùng đồi núi thuộc thôn Phước Hưng, xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng, tôi gặp một người cầm mấy nhánh lá cỏ, hoa màu trắng pha hồng nhạt rất đẹp. Với bản tính yêu hoa và cây cỏ, tôi đón lại hỏi xem là cây gì mà có hoa đẹp vậy, người ấy cười trả lời: “Tôi hái về chữa bệnh cho con, nó sốt từ ngày qua đến giờ, la đau trong họng, hôm qua tôi bẻ một nắm cho uống đã đỡ nên hôm nay kiế m thêm”. Ông nói tiếp: “Ba tôi ở Hải Hưng gọi là cây Đắng Cẩy, gia đình thường dùng để chữa cảm sốt và nấu nước tắm trị ghẻ ngứa rất hay, nhưng ở trong này ít người biết”. Tôi hỏi xin một cành mang về lật sách thuốc của các tác giả Đỗ Tất Lợi, Lê Trần Đức, Vũ Văn Chuyên ra so sánh về mô tả, màu hoa, mùa hoa thấy rất là trùng hợp. Tôi mừng lắm, thế là từ nay mình có thể tự tìm các vị thuốc này ngay trên thành phố quê hương, mà không phải mua của Trung Quốc nữa. Mô tả cây: Theo tài liệu Bọ Mẩy, Đắng Cẩy, Clerodendron cytophyllum Turcz, thuộc họ Cỏ roi ngựa- Verbenaceae. Cây bụi hay cây nhỏ cao khoảng 1-1,5m có các cành màu xanh, lúc đầu phủ lông, về sau nhẵn. Lá mọc đối, hình bầu dục- mũi mác hay hình trứng thuôn, dài 6-15cm, rộng 2-5,7cm đầu nhọn và thường có mũi, gốc tròn và hơi nhọn: phiến lá thường nguyên, ít khi có răng, gân nổi rõ ở mặt dưới.
  3. Hoa màu trắng ít khi đỏ, hợp thành ngù, hoa ở đầu các cành phía ngọn cây: nhị thò ra ngoài và dài gần gấp đôi ống tràng. Quả hạnh hình trứng tròn, có đài. Mùa hoa ra vào tháng 6, tháng 8. Bộ phận dùng: Rễ và lá Radix et Folium Clerodendri, thường có tên là Đại thanh. Nơi sống và thu hái: Phân bổ ở Triều tiên, Trung quốc, Việt Nam, Malaixia. ở nước ta, thường gặp Bọ mẩy trên các đồi hoang vùng trung du, thu hái rễ và lá quanh năm. Rễ mang về rửa sạch, thái lát, phơi khô để dùng, lá dùng tươi hay sấy khô. Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tả hoả, lương huyệt, giải độc, tán ứ, chỉ huyết. Công dụng: Người ta thướng lấy lá non hấp cơm hoặc luộc chín làm rau ăn có vị đắng, nên gọi là rau đắng, có tác dụng lợi tiêu hoá. Rễ thường được nấu nước cho phụ nữ sinh đẻ uống để lọc máu và bồi bổ cơ thể. Cây thường được dùng trị viêm ruột, lỵ trực trùng ra máu. Viêm hầu họng, Viêm amiđan , viêm tuyến nước bọt, cảm mạo, phát sốt.. Răng lợi, xuất huyết, Hư tổn và điều trị đơn xưng rất có hiệu quả.
  4. Người ta cũng thường dùng lá Bọ mẩy tươi nấu nước tắm trị ghẻ lở Ở Trung quốc (Hương cảng), người ta thường dùng làm thuốc với nhiều công dụng: Dự phòng viêm não tuỷ sống, viêm não truyền nhiễ m... Cảm sốt chung, viêm đường hô hấp trên, viêm amiđan.... Viêm phổi sau khi bị sởi. Viêm tuyến mang tai truyền nhiễ m... Nhiễ m khuẩn gan... Lỵ. Tổn thương đường tiết niệu. Liều dùng: 15-30g dạng thuốc sắc, có thể nấu thành cao hoặc dùng thuốc bột. Giới thiệu một số đơn thuốc: 1. Bệnh ôn nhiệt, sốt nóng mùa hè, chứng thực nhiệt, sốt cao, nhức đầu, tâm phiền khát nước, dùng 12-20g lá Bọ mẩy tươi nấu nước,hoà với đường cho uống. 2. Trẻ em sốt bại liệt, sốt viêm não, sốt phát ban, quai bị, sốt xuất huyết:
  5. Bọ mẩy, Kim ngân, Thạch cao, Huyền sâm, mỗi vị 20g , Sắc uống. 3. Ngộ độc Nhân ngôn hay Bã đậu: Dùng rễ Bọ mẩy tươi giã nhỏ, chế nước và vắt lấy nước cốt, hoà đường cát vào uống càng nhiều càng tốt để giải độc. 4. Chữa lỵ trực trùng, dùng rễ Bọ mẩy, rễ Phèn đen, mỗi vị 15g sắc uống. 5. Đàn bà rong huyết: Ngó sen sấy khô, giã nát rồi trộn với rễ Bọ mẩy nấu nước uống với rượu, mỗi lần 1 muỗng canh. 6. Cầm máu khi băng huyết: Lá Bọ mẩy tươi giã ra, thêm nước gạn uống. 7. Viêm gan B truyền nhiễm: Dùng lá và rễ Bọ mẩy tươi giã ra từ 15-30g nấu nước uống, cách 4 giờ một lần. Kinh nghiệm điều trị của tôi: tôi hái lá và rễ, phân loại để chữa cho người bệnh thì thấy có tác dụng hạ nhiệt rất tốt do ôn bệnh mùa hè. Các bệnh thực nhiệt, lỵ, các bệnh đơn sưng, cảm sốt thể phong nhiệt, quai bị dùng chung hoặc phối hợp vớ i các vị thuốc khác có kết quả rất tốt. Với sự phát hiện và kinh nghiệ m sử dụng, điều trị có kết quả bước đầu như nêu trên. tôi xin trân trọng giới thiệu để các bạn đồng nghiệp quan tâm nghiên cứu, sử dụng, để điều trị tốt cho người bệnh, vừa rẻ riền, vừa dễ kiếm phù hợp với thuỷ thổ của địa phương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2