Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
PHÁT HIỆN SỰ THAY ĐỔI BỀ MẶT ĐỊA HÌNH TRÁI ĐẤT<br />
SỬ DỤNG MẠNG NƠ RON XUNG KÉP<br />
Đào Khánh Hoài1*, Đỗ Danh Điệp2<br />
Tóm tắt: Ảnh vệ tinh đa thời gian được được ứng dụng rộng rãi trong phát hiện<br />
biến động lớp phủ bề mặt trái đất. Cách tiếp cận có giám sát được áp dụng để đánh<br />
giá định lượng chính xác sự biến động của các lớp đối tượng cơ bản của lớp phủ như:<br />
lớp đối tượng nhà đô thị, lớp đối tượng mặt nước, lớp đối tượng đất trống… Trong<br />
những năm gần đây, mạng nơ ron xung kép PCNN đã được ứng dụng trong xử lý ảnh<br />
đa thời gian để phát hiện sự thay đổi các đối tượng trên ảnh. Một đặc điểm ưu việt<br />
của kiểu mạng nơ ron nhân tạo này là tính bất biến với phép dịch, tỷ lệ và phép quay<br />
của ảnh. Tuy nhiên, với các loại ảnh vệ tinh có chất lượng tín hiệu thu nhận khác<br />
nhau cần có các khảo sát cụ thể. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu khảo sát<br />
thực nghiệm phương pháp không giám sát sử dụng mạng nơ ron xung kép PCNN để<br />
phát hiện thay đổi bề mặt trái đất trên ảnh vệ tinh đa thời gian.<br />
Từ khóa: Thay đổi bề mặt lớp phủ, Mạng PCNN, Ảnh vệ tinh.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Trong viễn thám, việc phát hiện các vùng bị thay đổi trên các ảnh chụp cùng<br />
cảnh một khu vực ở các thời điểm khác nhau nhận được sự quan tâm đặc biệt do có<br />
liên quan đến số lượng lớn các ứng dụng khác nhau như phân tích sự thay đổi loại<br />
hình sử dụng đất, phân tích sự dịch chuyển của cơ cấu trồng trọt, quan trắc ô<br />
nhiễm, đánh giá các vùng cháy rừng, phân tích các khu vực phá rừng, phân tích sự<br />
thay đổi của thực vật,… Các phương pháp đánh giá sự biến động hiện tại trong lĩnh<br />
vực viễn thám có thể được phân ra làm hai nhóm giám sát và không giám sát. Các<br />
phương pháp đánh giá biến động này áp dụng trên ảnh vệ tinh đa thời gian đã được<br />
nghiên cứu và công bố trong nhiều tài liệu khác nhau [1-3]. Các phương pháp có<br />
giám sát đòi hỏi sự có mặt dữ liệu đầu vào là các dữ liệu xác thực mặt đất như<br />
điểm khống chế, các mẫu học và mẫu kiểm tra. Trong khi đó, cách tiếp cận không<br />
giám sát phân tích sự thay đổi lớp phủ không cần sử dụng đến sự bổ sung các dữ<br />
liệu xác thực mặt đất. Nếu so sánh về độ chính xác thì các phương pháp phát hiện<br />
biến động có giám sát cho kết quả tốt hơn so với các phương pháp không giám sát.<br />
Các phương pháp phát hiện biến động không giám sát ảnh viễn thám bao gồm ba<br />
bước chính là tiền xử lý, so sánh ảnh và phân tích ảnh. Bước tiền xử lý thực hiện<br />
các phép xử lý để đưa hai ảnh đa thời gian khớp về cùng một khung tọa độ để có<br />
thể so sánh được với nhau. Trong bước thứ hai sự khác biệt giữa hai ảnh đa thời<br />
gian được xác định bằng các toán tử khác nhau như phân tích véc tơ thay đổi<br />
(CVA – Change vector analysis). Sau khi tính toán, tạo được ảnh khác biệt ảnh<br />
biến động cuối cùng nhận được thông qua phân tích ảnh bằng các phương pháp lấy<br />
ngưỡng có hoặc không ràng buộc quan hệ không gian. Ngưỡng có thể nhận được<br />
bằng phương pháp thử sai thủ công hoặc các kỹ thuật lấy ngưỡng tự động.<br />
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tiếp cận bài toán phát hiện thay đổi trên<br />
ảnh vệ tinh dựa trên ứng dụng mạng nơ ron xung kép PCNN (Pulse-coupled neural<br />
network). PCNN là mạng nơ ron nhân tạo mô phỏng hoạt động của các nơ ron vỏ<br />
não trực quan của mèo [4]. Vỏ não trực quan là một phần bộ não mèo nơi nhận tín<br />
<br />
<br />
86 Đ. K. Hoài, Đ. D. Điệp, “Phát hiện sự thay đổi bề mặt địa hình… mạng nơ ron xung kép.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
hiệu trực quan từ mắt và chuyển đổi tín hiệu ảnh về luồng các xung. Các xung sinh<br />
ra từ mỗi vòng lặp mạng PCNN mô phỏng lại các dấu hiệu đặc trưng trên cảnh.<br />
Các véc tơ chuỗi các xung hai cảnh ảnh khác nhau được đối sánh làm cơ sở kết<br />
luận có hay không sự thay đổi trên hai cảnh ảnh. Ưu điểm chính của mô hình<br />
PCNN là nó có cấu trúc đơn giản và hoạt động theo cơ chế không cần huấn luyện.<br />
Từ khi mạng PCNN được giới thiệu bởi Eckhon năm 1990 mô hình này đã chứng<br />
tỏ là một công cụ hiệu quả ứng dụng cho xử lý ảnh [5].<br />
Với bài toán phát hiện thay đổi trên ảnh mạng PCNN có tính bất biến đổi với<br />
phép tỷ lệ, dịch, quay của các mẫu ảnh đầu vào. Thành thử việc ứng dụng mạng<br />
PCNN để phát hiện tự động thay đổi các đối tượng trên nền địa hình thu được trên<br />
ảnh vệ tinh đa thời gian với các góc chụp khác nhau, độ dịch khác nhau, ở các khu<br />
vực không tiếp cận, không thể lấy mẫu xác thực, kiểm chứng như hải đảo, biên<br />
giới là cách tiếp cận hợp lý và khoa học.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN THAY ĐỔI TRÊN ẢNH ĐA THỜI GIAN<br />
SỬ DỤNG MẠNG NƠ RON XUNG KÉP PCNN<br />
2.1. Mạng nơ ron xung kép PCNN<br />
Vào cuối những năm 1980, Eckhorn trong khi nghiên cứu vỏ não trực quan của<br />
loài mèo [5], đã khám phá ra rằng, não giữa trong khi hoạt động, tạo ra các ảnh nhị<br />
phân có thể trích rút các đặc trưng khác nhau từ cảm nhận trực quan. Dựa trên các<br />
ảnh nhị phân này ảnh thực tế trong não mèo được tạo ra. Từ kết quả nghiên cứu, họ<br />
đã phát triển mô hình mạng nơ ron nhân tạo Eckhorn để mô phỏng hành vi. Trong<br />
đầu những năm 1990, Rybak cũng tìm ra hành vi thần kinh tương tự dựa trên<br />
nghiên cứu vỏ não thị giác của loài chuột bạch và cũng đã phát triển mạng nơ ron,<br />
gọi là mô hình Rybak [6]. Do các mô hình Rybak và Eckhorn đưa ra một cách đơn<br />
giản, hiệu quả cho việc nghiên cứu các giao động xung đồng bộ trong các mạng<br />
nên chúng được xem là rất tiềm năng trong xử lý ảnh. Các khám phá trên đã lát<br />
đường cho thế hệ mạng nơ ron xung kép. Sau đó Johnson và các cộng sự đã mang<br />
đến một số cải biên và biến thể để điều chỉnh hiệu suất của nó đáp ứng như các<br />
thuật toán xử lý ảnh [7]. Mô hình mạng nơ ron cải biên này được gọi là mạng nơ<br />
ron xung kép (PCNN).<br />
PCNN là mạng đơn lớp, hai chiều, kết nối ngang của các nơ ron xung kép kết<br />
nối với các điểm ảnh. Bởi vì mỗi điểm ảnh được liên kết với một nơ ron của mạng<br />
nên cấu trúc của mạng PCNN xuất phát từ cấu trúc ảnh đầu vào (ảnh sẽ được xử<br />
lý). Cấu trúc một nơ ron của mạng PCNN được mô hình hóa như hình 1. Nơron<br />
cấu thành từ ba phần: phần đầu vào, phần liên kết, phần sinh xung [8].<br />
Nơ ron nhận các tín hiệu đầu vào từ các đầu vào cung cấp và đầu vào liên kết.<br />
Đầu vào cung cấp là đầu vào chính từ vùng tiếp nhận của nơ ron. Vùng tiếp nhận<br />
của nơ ron cấu thành từ các điểm ảnh láng giềng của điểm ảnh tương ứng với nơ<br />
ron trên ảnh đầu vào. Đầu vào liên kết là đầu vào thứ hai từ các kết nối ngang với<br />
các nơ ron láng giềng. Sự khác biệt giữa các đầu vào này là các kết nối cung cấp có<br />
hằng số thời gian phản ứng chậm hơn các kết nối liên kết. Mô hình mạng PCNN<br />
chuẩn được mô tả như phép lặp của các phương trình (1) đến (5) [8]:<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 87<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Cấu trúc nơron mạng PCNN.<br />
Fi , j n e F<br />
Fi , j [n 1] VF mi , j ,k ,l Yi , j [n 1] S i , j<br />
k ,l<br />
(1)<br />
Li , j n e L<br />
Li , j [ n 1] V L wi , j ,k ,l Yi , j [ n 1]<br />
k ,l<br />
(2)<br />
U i , j n Fi , j [ n ](1 Li , j [ n ])<br />
(3)<br />
(4)<br />
Ti , j n e T Ti , j [n 1] VT Yi , j [n 1]<br />
(5)<br />
Trong các phương trình này, Si,j là kích thích đầu vào như là mức xám chuẩn<br />
hóa của các điểm ảnh tại vị trí (i,j), Fi,j[n] là đầu vào phản hồi của nơ ron tại vị trí<br />
(i,j) và Li,j[n] là số hạng liên kết. Ui,j[n] là phần tử kích hoạt bên trong nơ ron và -<br />
Ti,j[n] là ngưỡng động. Yi,j[n] là giá trị xung đầu ra của nơ ron và nhận một trong<br />
hai giá trị không hoặc một. Kích thích đầu vào (cường độ xám điểm ảnh) được<br />
nhận bởi phần tử cung cấp, phần tử kích hoạt bên trong tổ hợp phần tử cung cấp<br />
với phần tử liên kết. Giá trị của phần tử kích hoạt bên trong được so sánh với<br />
ngưỡng động, ngưỡng động này giảm dần qua mỗi vòng lặp. Phần tử kích hoạt bên<br />
trong tích lũy các tín hiệu cho đến khi nó vượt qua ngưỡng động để kích hoạt mở<br />
phần tử đầu ra và sau đó ngưỡng động tăng đồng thời một cách mạnh mẽ. Giá trị<br />
đầu ra của nơ ron sau đó theo vòng lặp cấp lại cho các phần tử liên kết và ngưỡng<br />
động với độ trễ một vòng lặp.<br />
Các kết nối tương kết M và W được biểu diễn bởi các ma trận hằng số trọng số<br />
tiếp hợp cho các đầu vào cung cấp và đầu vào liên kết tương ứng phụ thuộc vào<br />
khoảng cách giữa các nơron. Nói chung, M và W (thường thì M = W) tham chiếu<br />
tới các hàm trọng số gauss. β là hệ số liên kết. αF , αL và αT là các hằng số suy<br />
giảm thời gian của các phần tử Fi,j[n], Li,j[n] và Ti,j[n] tương ứng. VF, VL và VT<br />
biểu thị điện thế vốn có của các phần tử Fi,j[n], Li,j[n] và Ti,j[n].<br />
2.2. Phát hiện thay đổi trên ảnh vệ tinh bằng mạng nơ ron PCNN<br />
Ứng dụng mạng nơ ron PCNN để phát hiện thay đổi trên ảnh đa thời gian được<br />
tiến hành bằng cách đo sự giống nhau giữa hai tín hiệu trích xuất từ ảnh thời gian<br />
trước I1 và ảnh thời gian sau I2. Phương trình (7) được sử dụng để chuyển đổi các<br />
ảnh xung của các vòng lặp PCNN về một véc tơ thông tin cho một ảnh và gọi là<br />
<br />
88 Đ. K. Hoài, Đ. D. Điệp, “Phát hiện sự thay đổi bề mặt địa hình… mạng nơ ron xung kép.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
véc tơ đặc trưng PCNN của ảnh đó. Sự giống nhau của các véc tơ đặc trưng tương<br />
ứng với các ảnh đa thời gian được xác định bởi hàm tương quan.<br />
N<br />
<br />
(g<br />
i<br />
1i g 1 )( g 2 i g 2 )<br />
r<br />
N N<br />
<br />
(g 1i g1 ) 2 (g 2i g2 )2<br />
i i (6)<br />
Trong đó, g[n] là dấu hiệu đặc trưng ảnh xung ở vòng lặp n, N là số điểm ảnh<br />
trên ảnh xung.<br />
Yi , j [ n ]<br />
g n <br />
i, j<br />
<br />
N , với N là tổng số điểm ảnh. (7)<br />
Mô hình ứng dụng mạng nơ ron PCNN để phát hiện thay đổi trên ảnh vệ tinh đa<br />
thời gian được nhóm tác giả đề xuất gồm năm bước chính, theo lược đồ sau sau:<br />
Image I1 Image I2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PCNN Parameters initialization<br />
<br />
<br />
<br />
Update T Calculation and update<br />
feeding và linking<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Calculation U<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Compare U and T<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
g1 g1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
r > Threshold<br />
Cal. Corr. Coeff. r,<br />
compare r to No changed<br />
threshold<br />
<br />
r < Threshold<br />
<br />
Changed<br />
<br />
Hình 2. Lược đồ thuật toán phát hiện thay đổi trên ảnh vệ tinh đa thời gian.<br />
Bước 1: Đọc và biến đổi 2 ảnh đầu vào I1, I2 thành ảnh xám, chuẩn hóa về cùng<br />
kích thước, chuẩn hóa giá trị mức xám điểm ảnh về miền [0, 1].<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 89<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Bước 2: Khởi tạo các giá trị ma trận hằng số trọng số M, W; Các hằng số suy<br />
giảm thời gian αF , αL và αT của các phần tử Fi,j[n], Li,j[n] và Ti,j[n], tương ứng với<br />
các hằng số VF, VL và VT biểu thị điện thế vốn có của các phần tử Fi,j[n], Li,j[n] và<br />
Ti,j[n]; Khởi tạo hệ số liên kết β; Khởi tạo số vòng lặp N (Hoặc được tính toán tự<br />
động dựa vào ảnh đầu vào); Khởi tạo các giá trị F, L, T, U, Y; Vector G để tính giá<br />
trị tương quan.<br />
Bước 3: Vòng lặp tính toán các dấu hiệu đặc trưng g1[n], g2[n] của các ảnh đa<br />
thời gian I1 và I2 dựa trên các giá trị PCNN: F[n], L[n], U[n], T[n], Y[n] theo các<br />
công thức (1), (2), (3), (4), (5), (7).<br />
Bước 4: Tính hệ số tương quan r giữa 2 ảnh (Pearson correlation coefficient )<br />
từ 2 giá trị g1 và g2 ở bước 4, theo công thức (6).<br />
Bước 5: Đánh giá mức độ thay đổi của ảnh dựa trên việc so sánh giá trị tương<br />
quan với một giá trị ngưỡng. Giá trị ngưỡng này sẽ được tự định nghĩa.<br />
If (r < ngưỡng)<br />
then “Thay đổi”<br />
else “Không thay đổi”;<br />
3. THỰC NGHIỆM KHẢO SÁT KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN THAY ĐỔI<br />
TRÊN ẢNH VỆ TINH ĐA THỜI GIAN SỬ DỤNG MẠNG NƠ RON PCNN<br />
3.1. Phát hiện thay đổi bề mặt địa hình trên ảnh vệ tinh đa thời gian sử dụng<br />
phương pháp có giám sát<br />
Ảnh vệ tinh đa thời gian là các cảnh ảnh một khu vực bề mặt trái đất thu nhận từ<br />
một hoặc nhiều vệ tinh khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Ảnh vệ tinh đa<br />
thời gian được ứng dụng nhiều trong các bài toán đánh giá biến động các loại hình<br />
sử dụng đất, đánh giá các tham số môi trường…. Ảnh vệ tinh được thu nhận từ bộ<br />
cảm biến quang học trên quỹ đạo vệ tinh vài trăm ki lô mét nên ảnh hưởng bởi các<br />
điều kiện khí quyển khác nhau tạo ra tín hiệu nhiễu khác nhau ở các thời điểm thu<br />
ảnh khác nhau. Ngoài ra, do các chuyển động lắc của vệ tinh, ảnh hưởng méo hình<br />
do trái đất quay nên các ảnh ở các thời điểm khác nhau chụp cùng một khu vực bề<br />
mặt trái đất có sai số vị trí dao động từ vài chục mét đến vài trăm mét. Trong các<br />
bài toán đánh giá biến động bề mặt trái đất sử dụng ảnh vệ tinh đa thời gian thì<br />
cách tiếp cận phổ biến nhất, đảm bảo độ chính xác là cách tiếp cận có giám sát.<br />
Phương pháp có giám sát được triển khai theo bốn bước cơ bản chính sau: Tiền<br />
xử lý các ảnh đa thời gian đưa các ảnh này trùng khớp tọa độ không gian với nhau,<br />
lấy mẫu đối tượng, phân loại đối tượng và cuối cùng là đánh giá biến động. Bước<br />
tiền xử lý yêu cầu cần có các điểm khống chế có tọa độ không gian chính xác cùng<br />
xuất hiện trên hai ảnh để khớp hai ảnh đa thời gian về trùng khớp với nhau. Các<br />
điểm khống chế này phải được đo đạc trực tiếp ngoài thực địa hoặc trích từ các bản<br />
đồ địa hình có độ chính xác tương ứng với độ phân giải của ảnh vệ tinh. Trong<br />
bước lấy mẫu các đối tượng phân loại trên ảnh cũng cần khảo sát thực địa một số<br />
vị trí để xác thực các mẫu. Bước phân loại sử dụng các thuật toán thống kê hoặc trí<br />
tuệ nhân tạo. Như vậy, cách tiếp cận có giám sát yêu cầu tiếp cận thực địa khu vực<br />
đánh giá biến động để đo đạc khống chế hoặc xác thực mẫu phân loại. Trong<br />
<br />
90 Đ. K. Hoài, Đ. D. Điệp, “Phát hiện sự thay đổi bề mặt địa hình… mạng nơ ron xung kép.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
phương pháp này mặc dù các ảnh đa thời gian đã được đưa về trùng khớp về mặt<br />
không gian nhưng các thuật toán đối sánh ảnh cũng không được sử dụng để phát<br />
hiện thay đổi do tín hiệu nhiễu trên các ảnh đa thời gian khác nhau nhiều ở các thời<br />
điểm chụp.<br />
3.2. Thực nghiệm phát hiện thay đổi trên ảnh vệ tinh đa thời gian bằng mạng<br />
nơ ron PCNN<br />
Một đặc điểm cơ bản mà phương pháp phát hiện biến động bề mặt địa hình có<br />
giám sát không phù hợp với ngữ cảnh cần phát hiện tự động thông tin có hay<br />
không sự thay đổi trên bề mặt địa hình một khu vực cụ thể mà không thể tiếp cận<br />
tới khu vực đó để đo đạc tọa độ chính xác hay xác thực các mẫu đối tượng. Yêu<br />
cầu bắt buộc phải có các điểm khống chế tọa độ và xác thực các mẫu đối tượng<br />
làm cho phương pháp phát hiện biến động có giám sát giảm đi đáng kể khả năng tự<br />
động hóa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1a. Mẫu ảnh thời gian 1 - ảnh gốc. 1b. Mẫu ảnh thời gian 2 - ảnh gốc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1c. ảnh thời gian 2 1d. ảnh thời gian 2 biến đổi 1e. ảnh thời gian 2 biến đổi<br />
xoay 45 độ. và xoay 5 độ. và xoay 5 độ.<br />
Hình 3. Cặp mẫu ảnh vệ tinh gốc và các biến thể.<br />
Tính bất biến với các phép tỷ lệ, phép dịch, phép quay và khả năng trích rút<br />
xung đặc trưng làm cho mạng nơ ron xung kép PCNN trở thành một công cụ tiềm<br />
năng cho bài toán phát hiện nhanh và tự động sự thay đổi trên bề mặt địa hình một<br />
khu vực cụ thể. Trong nghiên cứu tiền đề này, nhóm tác giả đã triển khai cài đặt<br />
thuật toán và thử nghiệm phát hiện thay đổi trên hai ảnh vệ tinh đa thời gian sử<br />
dụng mạng nơ ron PCNN theo lược đồ thuật toán đề xuất ở hình 2 mục 2.2. Cặp<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 91<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
mẫu ảnh vệ tinh đa thời gian (hình 3) được trích xuất từ hai cảnh ảnh vệ tinh đa<br />
thời gian độ phân giải cao 0.5 mét khu vực Hà Nội từ bộ cảm biến quang học trên<br />
vệ tinh Worlview2. Cặp mẫu ảnh được biến thể thêm ba cặp mẫu ảnh mới bằng<br />
cách xoay bổ sung một góc 45 và 5 độ ảnh thời gian sau so với ảnh thời gian trước,<br />
thay đổi ảnh thời gian sau theo chủ định để kiểm chứng tính bất biến với phép quay<br />
và khả năng phát hiện thay đổi trên ảnh của mạng nơ ron PCNN. Kết quả thử<br />
nghiệm thuật toán phát hiện thay đổi trên ảnh đa thời gian bằng PCNN theo lược<br />
đồ 2.2 được trình bày trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Kết quả phát hiện thay đổi trên các cặp mẫu ảnh vệ tinh đa thời gian.<br />
STT Cặp ảnh Hệ số Véc tơ xung đặc trưng<br />
tương<br />
quan<br />
1a.-1b. 0.9703<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1a.-1c. 0.8531<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1a.-1d. 0.5615<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1a.-1e. 0.3251<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kết quả thử nghiệm thuật toán PCNN với các cặp mẫu ảnh cho thấy rằng PCNN<br />
phát hiện được sự thay đổi trên hai ảnh vệ tinh chứa tín hiệu nhiễu khác nhau do<br />
thời gian, góc chụp và điều kiện khí quyển khác nhau. Các hệ số tương quan phản<br />
ảnh gần trung thực về định lượng sự thay đổi trên hai ảnh.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Trong công tác trinh sát kỹ thuật các khu vực không tiếp cận như biên giới, hải<br />
đảo hay các vùng quan tâm ảnh vệ tinh đa thời gian đóng vai trò quan trọng trong<br />
<br />
92 Đ. K. Hoài, Đ. D. Điệp, “Phát hiện sự thay đổi bề mặt địa hình… mạng nơ ron xung kép.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
việc cung cấp thông tin về các cơ sở, trận địa quân sự. Giải đoán, làm tin từ ảnh vệ<br />
tinh là quy trình nhiều bước. Để hỗ trợ quá trình này thì việc phát hiện tự động<br />
những thay đổi bất thường trên ảnh làm tăng thêm khả năng tự động hóa đồng thời<br />
rút ngắn thời gian giải đoán ảnh bằng mắt thường. Cách tiếp cận truyền thống của<br />
bài toán phát hiện thay đổi trên ảnh vệ tinh đảm bảo độ chính xác nhất định là ứng<br />
dụng phương pháp phân loại đối tượng có giám sát làm cơ sở để đánh giá biến<br />
động. Cách tiếp cận này đòi hỏi sự có mặt của các cặp điểm khống chế trên hai ảnh<br />
thông qua đo đạc trực tiếp hoặc trích xuất từ bản đồ địa hình. Trong nghiên cứu<br />
này, mô hình đơn giản ứng dụng mạng nơ ron PCNN để phát hiện thay đổi trên hai<br />
ảnh vệ tinh đa thời gian do nhóm tác giả khảo sát, phân tích và đề xuất đã chứng tỏ<br />
được tính ưu việt của PCNN về tính bất biết với phép quay, phép tỷ lệ. Trong các<br />
nghiên cứu tiếp theo, nhóm tác giả sẽ khai thác sâu hơn việc ứng dụng mạng<br />
PCNN kết hợp với các công cụ khác như khớp ảnh tự động, nhận dạng đối tượng<br />
cụ thể, cài đặt thuật toán song song để quá trình phát hiện thay đổi trên ảnh vệ tinh<br />
đa thời gian nhanh, chi tiết và chính xác hơn.<br />
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự tài trợ về kinh phí từ đề tài nghiên cứu cứu khoa học cấp<br />
quốc gia mã số VT-UD.04/16-20 thuộc Chương trình KHCN vũ trụ và kinh phí NCKH thường<br />
xuyên của Cục KHQS, sự giúp đỡ về ý tưởng khoa học của Thiếu tướng GS. TS. Nguyễn Lạc Hồng<br />
PGĐ Học viện KTQS, sự góp ý chuyên môn của các cộng sự Khoa CNTT, sự tạo điều kiện của Viện<br />
Kỹ thuật CTĐB - HVKTQS để nghiên cứu này được tiến hành thuận lợi.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Suparn Pathack, “New Change Detection Techniques to monitor land cover<br />
dynamics in mine environment”. The International Archives of the<br />
Photogrammetry, Remote Sensing and Spatial Information Sciences, Vol. XL,<br />
No. 8(2014).<br />
[2]. Katherine S. Willis, “Remote sensing change detection for ecological<br />
monitoring in United States protected areas”, ScienceDirect – Biological<br />
Conservation, Vol. 182, February 2015, pp. 233-242.<br />
[3]. J.S. Rawat, Manish Kumar, “Monitoring land use/cover change using remote<br />
sensing and GIS techniques: A case study of Hawalbagh block, district<br />
Almora, Uttarakhand, India”, ScienceDirect - The Egyptian Journal of<br />
Remote Sensing and Space Science, Vol. 18, No. 1 (2015), pp. 77-84.<br />
[4]. Book by T. Lindbad and J.M. Kinser, “image processing using pulse<br />
coupled neural networks” springer second edition.<br />
[5]. R. Eckhorn, H.J. Reitboeck, M. Arndt, P.W. Dicke, “A neural network for<br />
feature linking via synchronous activity: results from cat visual cortex and<br />
from simulations, in: Models of Brain Function”, Cambridge University<br />
Press,Cambridge, UK, (1989), pp. 255–272.<br />
[6]. I.A. Rybak, N.A. Shevtsova, L.N. Podladchikova, A.V. Golovan, “A visual<br />
cortex domain model and its use for visual information processing”, Neural<br />
Networks 4 (1991) 3–13.<br />
[7]. H.S. Ranganath, G. Kuntimad, J.L. Johnson, “Pulse coupled neural networks<br />
for image processing”, in: Proc. of the Southeast Conference on ‘Visualize the<br />
future’, (1995), pp. 37–43.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 93<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
[8]. Zhaobin Wang, Yide Ma, Feiyan Cheng, Lizhen Yang, “Review of pulse-<br />
coupled neural networks”. Elsevior on image and vision computing, (2010),<br />
pp. 5-13.<br />
ABSTRACT<br />
AN ALGORITHM FOR CHANGE DETECTION ON MULTI-TEMPORAL<br />
SATELLITE IMAGES USING PULSE-COUPLE NEURAL NETWORK<br />
Multi-temporal satellite images are applied broadly for land cover<br />
change detection. Supervise approaches are suitable for change detection of<br />
basic classes like urban land, water bodies, bare land….with high accuracy.<br />
In recent years, Pulse-couple neural networks (PCNN) were applied<br />
intensively for object change detection in consecutive images. An advantage<br />
of PCNN is its invariance with scaling, translating and rotating operations.<br />
However, different satellite sensor has unique noise characteristics and the<br />
application of PCNN to various sensors needs to be investigated in detail. In<br />
this study, authors have constructed a simple algorithm scheme using PCNN<br />
for change detection on multitemporal high resolution satellite images and<br />
some experiments have showed promissable results.<br />
Keywords: Land cover change, PCNN netwwork, Satellite imagery.<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 01 tháng 3 năm 2017<br />
Hoàn thiện ngày 03 tháng 4 năm 2017<br />
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 4 năm 2017<br />
<br />
Địa chỉ: 1Học viện Kỹ thuật quân sự;<br />
2<br />
Dự khóa NCS tại Học viện Kỹ thuật quân sự.<br />
*<br />
Email: geogroup2008@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
94 Đ. K. Hoài, Đ. D. Điệp, “Phát hiện sự thay đổi bề mặt địa hình… mạng nơ ron xung kép.”<br />