Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
PHÁT HIỆN TỈ LỆ TƯƠNG ĐỐI CAO ĐỘT BIẾN GEN H-RAS<br />
VÀ GEN P53 TRONG UNG THƯ HỐC MIỆNG Ở NGƯỜI VIỆT NAM<br />
Nguyễn Thị Hồng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Gen ras là một trong những oncogen thường bị đột biến nhất trong các ung thư ở người. Trong<br />
một nghiên cứu trước đây (năm 2002), chúng tôi đã tìm thấy 44,4% ung thư hốc miệng (UTHM) có đột biến<br />
gen p53. Điều này gợi ý khả năng có sự hoạt hóa oncogen ras gây ung thư, nhất là ở trường hợp không có đột<br />
biến gen đè nén bướu p53.<br />
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ và kiểu đột biến của gen H-ras trong UTHM.<br />
Phương pháp: Giải trình tự chuỗi DNA của gen H-ras tại các exon 1 và 2 trong 18 ca ung thư tế bào gai ở<br />
hốc miệng. Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang.<br />
Kết quả: Ngoài 8 ca có đột biến gen p53 đã tìm thấy, kết quả phát hiện thêm 3 ca có đột biến gen H-ras,<br />
chiếm tỉ lệ 16,7%. Trong 3 đột biến này, có 1 đột biến thêm 3 nucleotid (GGC) giữa codon 10 và codon 11 tạo ra<br />
thêm glycin (10Gly11) trong khung, 1 đột biến sai nghĩa tại codon 12 (GGC>AGC) và 1 đột biến sai nghĩa tại<br />
codon 13 (GGT>CGT) làm thay đổi axít amin. Tất cả đột biến này đều xảy ra ở bệnh nhân nữ có thói quen nhai<br />
trầu, ung thư ở giai đoạn trễ, độ ác tính mô học thấp, và không có đột biến gen p53. Ngoài ra, có 5 đột biến im<br />
lặng (27,8%) biểu hiện đa hình nucleotid đơn (SNP) C81T. Tổng cộng trong 18 ca UTHM, có 4 ca (22,2%) đột<br />
biến trên cả hai gen p53 và H-ras, tuy nhiên chỉ có đột biến gen p53 kiểu sai nghĩa hoặc ghép nối sai còn đột biến<br />
gen H-ras là đột biến im lặng.<br />
Kết luận: Đột biến gen H-ras có thể giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh ung thư hốc miệng ở người<br />
Việt Nam.<br />
Từ khóa: Đột biến gen H-ras, đột biến gen p53, oncogen, gen đè nén bướu, UTHM.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DETECTION OF RELATIVELY HIGH INCIDENCE OF H-RAS MUTATIONS AND P53 MUTATIONS<br />
IN ORAL CANCER IN VIETNAMESE<br />
Nguyen Thi Hong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 128 - 133<br />
Background: The ras gene is one of the most commonly detected mutated oncogenes in human cancers. Our<br />
previous study (2002) showed that 44.4% had mutation in p53 tumor suppressor gene. We thus hypothesized<br />
that the ras oncogene could be activated, especially in cases without p53 mutation.<br />
Objectives: To investigate the incidence and patterns of H-ras mutation in oral cancer.<br />
Methods: In this cross-sectional study, DNA samples obtained from the same 18 primary oral squamous<br />
cell carcinomas were screened for mutations of hot spots in exons 1 and 2 of the H-ras gene by DNA sequencing.<br />
Results: Besides p53 mutations found in 8 cases, the H-ras mutations were detected in 3 cases (16.7%). In<br />
these three H-ras mutations, one was an insertion of three nucleotide (GGC) between codons 10 and 11 resulting<br />
in in-frame insertion of glycine (10Gly11), one was a missense mutation in codon 12 (GGC>AGC) and one was a<br />
missense mutation in codon 13 (GGT>CGT) resulting in amino acid changes. These H-ras mutations were only<br />
*: Khoa RHM – Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thị Hồng, ĐT: 0903810003; Email: nguyopat@hcm.vnn.vn<br />
<br />
128<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
found in female patients with betel chewing habit, advanced stage of the tumor, and low grade of malignancy, but<br />
without p53 mutation. We also found silent mutations of H-ras gene, with C81T single nucleotide polymorphism<br />
(SNP), in 5 of 18 tumors (27.8%). Altogether, 4 cases (22.2%) had simultaneously H-ras mutation (silent<br />
mutation) and p53 mutation (missense or abberant splicing mutation).<br />
Conclusion: H-ras gene mutation could play an important role in the tumorigenesis of oral carcinoma in<br />
Vietnamese patients.<br />
Key words: H-RAS mutation, p53 mutation, oncogene, tumor suppressor gene, oral cancer.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Ung thư hốc miệng (UTHM) là một trong<br />
mười loại ung thư thường gặp nhất(9). Mặc dù<br />
cùng có thói quen hút thuốc, uống rượu, nhai<br />
trầu – yếu tố nguy cơ UTHM, nhưng chỉ có một<br />
số người có thói quen này bị ung thư. Điều này<br />
cho thấy các yếu tố di truyền có thể góp phần<br />
thúc đẩy sự sinh ung thư. Việc tìm ra những<br />
biến đổi di truyền là cần thiết để tạo ra các chất<br />
ức chế trong liệu pháp đích điều trị đặc hiệu<br />
ung thư.<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu<br />
<br />
Trong các ung thư ở người, gen đè nén bướu<br />
p53 thường bị đột biến nhất. Trong một nghiên<br />
cứu trên 18 ca ung thư ở hốc miệng (năm 2002),<br />
chúng tôi đã phát hiện 8 ca có đột biến gen p53,<br />
chiếm tỉ lệ 44,4%(6). Nhiều trường hợp không có<br />
đột biến ở gen đè nén bướu p53 gợi ý khả năng<br />
đột biến ở oncogen.<br />
Trong các oncogen, gen ras thường bị đ ột<br />
biến nhất(9,10). Họ gen ras, gồm có 3 gen là H-ras,<br />
K-ras và N-ras, mã hóa protein p21 (p21ras).<br />
Protein này định vị ở màng tế bào, giữ vai trò<br />
trung tâm điều hòa các đường dẫn truyền tín<br />
hiệu tế bào. Đường dẫn truyền tín hiệu Ras-RafMEK-ERK hiện đang là điểm đích hấp dẫn cho<br />
điều trị ung thư(9).<br />
Để đánh giá đột biến gen H-ras trong<br />
UTHM, nghiên cứu này nhằm các mục tiêu sau:<br />
- Xác định tỉ lệ đột biến gen H-ras trong UTHM.<br />
- Khảo sát đồng đột biến gen H-ras và đột<br />
biến gen p53 trong UTHM.<br />
- Khảo sát đột biến H-ras với một số đặc<br />
điểm lâm sàng-giải phẫu bệnh của UTHM.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Gồm 18 ca ung thư tế bào gai ở hốc miệng<br />
chưa điều trị đặc hiệu, được điều trị tại Bệnh<br />
viện Ung Bướu Tp.HCM tháng 7 và 8/2000.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Cắt ngang mô tả.<br />
<br />
Các phương pháp thực hiện<br />
Ly trích DNA<br />
Ly trích DNA từ mẫu mô sinh thiết ở bướu<br />
nguyên phát bằng bộ ly trích QIAmp DNA Mini<br />
Kit (QIAGEN) theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.<br />
Phản ứng chuỗi polymerase (PCR) khuếch đại<br />
các exon của gen p53 và gen H-ras<br />
Nghiên cứu chỉ khảo sát đột biến từ exon 5<br />
đến exon 8 của gen p53 do đa số (87%) đột biến<br />
gen p53 xảy ra trong những exon này(2). Dùng 4<br />
cặp mồi để khuếch đại các exon 5, 6, 7 và 8 của<br />
gen p53. Trình tự các nucleotid của các đoạn mồi<br />
và phản ứng PCR đã được mô tả trong y văn<br />
(Sakai 1992)(7).<br />
Đối với DNA của gen H-ras, trình tự các<br />
đoạn mồi và phản ứng PCR khuếch đại exon 1<br />
và exon 2 thực hiện như đã nêu trong y văn<br />
(Munirajan 1998, Murugan 2008)(4,5).<br />
Mỗi đợt thí nghiệm luôn có chứng dương đã<br />
biết cho kết quả PCR (+) và một chứng âm thay<br />
thế mẫu DNA bằng nước cất. Kết quả PCR được<br />
đánh giá bằng cách điện di trên gel.<br />
<br />
Giải trình tự chuỗi DNA<br />
Tinh sạch sản phẩm PCR. Thực hiện PCR<br />
qua 25 chu kỳ nhiệt để khuếch đại đoạn gen cần<br />
giải trình tự. Sau đó, sản phẩm PCR tinh sạch<br />
được giải trình tự chuỗi DNA bằng Big Dye<br />
<br />
129<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Terminator v 1.1 cycle sequencing kit ở máy giải<br />
trình tự ABI-Prism 3100 Genetic Analyzer<br />
(Applied Biosystem). Tất cả các mẫu đều được<br />
thực hiện PCR hai lần, gồm 1 lần PCR với đoạn<br />
mồi cùng chiều và 1 lần PCR với đoạn mồi<br />
ngược chiều.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đột biến gen p53<br />
8 ca có đột biến gen p53, chiếm tỉ 44,4%. Về<br />
exon đột biến, 2 ca đột biến ở exon 5; 2 ca ở exon<br />
7; 3 ca ở exon 8 và 1 ca ở hai exon 7 và 8. Không<br />
đột biến ở exon 6 (Bảng 1). Tổng cộng phát hiện<br />
được 9 đột biến trong 8 ca, trong đó có 7 đột<br />
biến điểm sai nghĩa (77,8%) và 2 đột biến ghép<br />
nối sai (22,2%).<br />
Tỉ lệ đột biến gen p53 trong nhóm bệnh nhân<br />
có thói quen nhai trầu (57,1%), hút thuốc (42,9%)<br />
cao hơn ở nhóm không có những thói quen trên<br />
(25%). Tỉ lệ đột biến gen p53 ở nhóm bệnh nhân<br />
dưới 60 tuổi, ung thư giai đoạn trễ, độ ác tính<br />
mô học trung bình, tăng cao hơn ở nhóm bệnh<br />
nhân trên 60 tuổi, giai đoạn sớm, độ mô học<br />
thấp (Bảng 2).<br />
<br />
Đột biến gen H-ras<br />
Đột biến gen H-ras xảy ra trong 7 ca (38,9%),<br />
trên exon 1, bao gồm (Bảng 1):<br />
<br />
- 1 ca đột biến thêm 3 nucleotid (GGC) vào<br />
giữa codon 10 và codon 11 nên tạo ra thêm 1 axít<br />
amin là glycin (10Gly11) trong khung.<br />
- 1 ca đột biến điểm sai nghĩa tại codon 12<br />
(GGC>AGC) và đột biến im lặng tại codon 27.<br />
- 1 ca đột biến điểm sai nghĩa tại codon 13<br />
(GGT>CGT).<br />
- 4 ca đột biến im lặng C81T tại codon 27<br />
biểu hiện đa hình nucleotid đơn (SNP).<br />
Không kể đột biến im lặng, tỉ lệ đột biến gen<br />
H-ras trong mẫu nghiên cứu này là 16,7%. Tổng<br />
cộng có 8 đột biến trong 7 ca. Trong đó, có 5 đột<br />
biến im lặng không làm thay đổi protein (62,5%)<br />
và 3 đột biến làm thay đổi protein (37,5%).<br />
Trong 3 ca đột biến này, có 2 ca đột biến<br />
điểm (66,7%). Tất cả 3 ca này đều xảy ra ở bệnh<br />
nhân nữ, trên 60 tuổi, có thói quen nhai trầu,<br />
ung thư ở giai đoạn trễ, bướu có độ ác tính mô<br />
học thấp và không có đột biến gen p53 (Bảng 3).<br />
<br />
Đồng đột biến p53 và H-ras<br />
Có 4 ca (22,2%) đột biến xảy ra trên cả hai<br />
gen p53 và H-ras. Tuy nhiên, chỉ có đột biến gen<br />
p53 kiểu sai nghĩa hoặc ghép nối sai trong khi<br />
đột biến gen H-ras là đột biến im lặng.<br />
<br />
Bảng 1: Đột biến gen H-ras và đột biến gen p53 trong 18 ca UTHM<br />
ST<br />
T<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
1<br />
<br />
75<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Nhai trầu<br />
<br />
2<br />
<br />
75<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
<br />
80<br />
53<br />
69<br />
70<br />
51<br />
52<br />
40<br />
82<br />
73<br />
<br />
Nữ<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Nữ<br />
Nữ<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Thói quen<br />
<br />
Vị trí<br />
<br />
Độ<br />
mô<br />
học<br />
<br />
Giai<br />
đoạn<br />
<br />
Má<br />
<br />
1<br />
<br />
III<br />
<br />
Nhai trầu*<br />
<br />
Nướu<br />
<br />
1<br />
<br />
IV<br />
<br />
Nhai trầu<br />
Hút thuốc<br />
Nhai trầu*<br />
Hút thuốc<br />
Nhai trầu*<br />
Nhai trầu*<br />
Không<br />
Hút thuốc<br />
Nhai trầu<br />
<br />
Má<br />
Lưỡi<br />
Má<br />
Sàn m.<br />
Má<br />
Môi<br />
Má<br />
Lưỡi<br />
Má<br />
<br />
1<br />
2<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1<br />
2<br />
1<br />
1<br />
<br />
IV<br />
III<br />
III<br />
III<br />
IV<br />
IV<br />
IV<br />
III<br />
II<br />
<br />
Nucleotid<br />
30_3<br />
1<br />
34<br />
81<br />
37<br />
81<br />
81<br />
81<br />
81<br />
<br />
Đột biến H-ras (exon 1-2)<br />
Codon<br />
Axit<br />
Kiểu đột<br />
Amin<br />
biến<br />
insGGC<br />
10Gly11<br />
Thêm<br />
GGC-AGC<br />
CAT-CAC<br />
GGT-CGT<br />
CAT-CAC<br />
CAT-CAC<br />
CAT-CAC<br />
CAT-CAC<br />
<br />
G12S<br />
H27H<br />
G13R<br />
H27H<br />
H27H<br />
H27H<br />
H27H<br />
<br />
Sai nghĩa<br />
Im lặng<br />
Sai nghĩa<br />
Im lặng<br />
Im lặng<br />
Im lặng<br />
Im lặng<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
<br />
Đột biến<br />
p53<br />
(exon5-8)<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
Exon 5<br />
Exon 8<br />
Exon 7, 8<br />
Exon 8<br />
Exon 5<br />
Exon 7<br />
Exon 7<br />
Exon 8<br />
<br />
*: Nhai trầu kèm xỉa thuốc lá<br />
<br />
130<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
Bảng 2: Đột biến gen p53 và lâm sàng-giải phẫu<br />
bệnh UTHM<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi<br />
Giới<br />
tính<br />
Thói<br />
quen<br />
<br />
Tổng<br />
18 ca<br />
≤60<br />
7<br />
>60<br />
11<br />
Nam<br />
7<br />
Nữ<br />
11<br />
Nhai<br />
7<br />
trầu<br />
Hút<br />
7<br />
thuốc<br />
Không<br />
4<br />
<br />
Vị trí Lưỡi<br />
Má<br />
Sàn<br />
miệng<br />
Môi<br />
Nướu<br />
Giai I và II<br />
đoạn III và<br />
IV<br />
Độ mô Độ 1<br />
học Độ 2<br />
<br />
Đột biến p53<br />
8 ca (44,4%)<br />
4 (57,1)<br />
4 (36,4)<br />
3 (42,9)<br />
5 (45,5)<br />
4 (57,1)<br />
<br />
Không đột biến<br />
p53 10 ca (55,6%)<br />
<br />
3 (42,9)<br />
<br />
4 (57,1)<br />
<br />
1 (25,0)<br />
<br />
3 (75,0)<br />
<br />
7<br />
6<br />
2<br />
<br />
2 (28,6)<br />
4 (66,7)<br />
1 (50,0)<br />
<br />
5 (71,4)<br />
2 (33,3)<br />
1(50,0)<br />
<br />
2<br />
1<br />
3<br />
15<br />
<br />
1 (50,0)<br />
0 (0)<br />
1 (33,3)<br />
7 (46,6)<br />
<br />
1 (50,0)<br />
1 (100)<br />
2 (66,7)<br />
8 (53,3)<br />
<br />
11<br />
7<br />
<br />
4 (36,4)<br />
4 (57,1)<br />
<br />
7 (63,6)<br />
3 (42,9)<br />
<br />
3 (42,9)<br />
7 (63,6)<br />
4 (57,1)<br />
6 (54,4)<br />
3 (42,9)<br />
<br />
Bảng 3: Đột biến gen H-ras và lâm sàng-giải phẫu<br />
bệnh UTHM<br />
Đặc điểm Tổng Đột biến H-ras<br />
Không đột biến<br />
18 ca 3 ca (16,7%) Hras 12 ca (83,3%)<br />
Tuổi<br />
≤60<br />
7<br />
0 (0)<br />
7 (100)<br />
>60<br />
11<br />
3 (27,3)<br />
8 (72,7)<br />
Giới tính<br />
Nam<br />
7<br />
0 (0)<br />
7 (100)<br />
Nữ<br />
11<br />
3 (27,3)<br />
8 (72,7)<br />
Thói quen<br />
Nhai trầu<br />
7<br />
3 (42,9)<br />
4 (57,1)<br />
Hút thuốc<br />
7<br />
0 (0)<br />
7 (100)<br />
Không<br />
4<br />
0 (0)<br />
4 (100)<br />
Vị trí<br />
Lưỡi<br />
7<br />
0 (0)<br />
7 (100,0)<br />
Má<br />
6<br />
2 (33,3)<br />
4 (66,7)<br />
Sàn miệng 2<br />
0 (0)<br />
2 (100)<br />
Môi<br />
2<br />
0 (0)<br />
2 (100)<br />
Nướu<br />
1<br />
1 (100)<br />
0 (0)<br />
Giai đoạn<br />
I và II<br />
3<br />
0 (0)<br />
3 (100)<br />
III và IV<br />
15<br />
3 (20,0)<br />
12 (80,0)<br />
Độ mô học<br />
Độ 1<br />
11<br />
3 (27,3)<br />
8 (72,7)<br />
Độ 2<br />
7<br />
0 (0)<br />
7 (100)<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Khảo sát đột biến gen p53 và gen H-ras<br />
Hơn 30% ung thư ở người có đột biến trên<br />
1 trong 3 gen ras: K-, N- và H-ras. Để phân tích<br />
đột biến gen ras, nghiên cứu này chọn khảo sát<br />
gen H-ras, vì đa số đột biến trong UTHM chỉ<br />
tìm thấy ở gen H-ras mà rất ít khi ở gen K-ras<br />
và N-ras(9).<br />
Gen H-ras nằm trên nhiễm sắc thể 11, chứa 4<br />
exon mã hóa protein p21 (p21ras)(10). Nghiên cứu<br />
này chỉ phân tích exon 1 và exon 2 của gen H-ras,<br />
vì đây là những exon dễ bị đột biến nhất, có<br />
nhiều điểm nóng đột biến như codon 12 và 13<br />
trên exon 1 (vùng gắn GTP), codon 61 (vùng<br />
GTPase) trên exon 2(8,9,10). Đột biến tại những vị<br />
trí này khiến cho protein luôn ở trạng thái được<br />
hoạt hóa (đột biến tăng chức năng). Kết quả<br />
nghiên cứu cũng tìm thấy đột biến H-ras tại<br />
codon 12 và 13. Trong nghiên cứu của Sathyan<br />
(2007)(9), đa số đột biến H-ras tại codon 12 (63%),<br />
tiếp theo là codon 13 (32%), codon 61 (5%).<br />
Gen p53 nằm trên nhiễm sắc thể 17. Việc<br />
giải trình tự gen p53 để tìm đột biến phức tạp<br />
hơn, mất nhiều thời gian hơn gen H-ras, vì gen<br />
p53 dài hơn (11 exon), thường phải khảo sát 4<br />
exon từ exon 5 đến 8 là nơi tập trung đa số<br />
(87%) đột biến(2).<br />
<br />
Tỉ lệ đột biến gen p53 và H-ras<br />
Đột biến gen p53 ít xảy ra trong UTHM liên<br />
quan thói quen nhai trầu, do thường có tỉ lệ<br />
tương đối thấp ở nhiều nước châu Á phổ biến<br />
thói quen nhai trầu như Ấn Độ (17-21%),<br />
Myanmar (17,5%), Papua New Guinea (10%),<br />
Đài Loan (5,4%)(2,3,6). Tuy nhiên, chúng tôi đã<br />
phát hiện đột biến gen p53 trong UTHM với tỉ lệ<br />
tương đối cao 44,4% mặc dù trong mẫu nghiên<br />
cứu này cũng có 38,9% bệnh nhân có thói quen<br />
nhai trầu. Tỉ lệ này gần tương tự tỉ lệ đột biến<br />
gen p53 khá cao ở Nhật Bản (63%), Mỹ (53%),<br />
Pháp (67%) - nơi mà hút thuốc và uống rượu<br />
được xem là những yếu tố nguy cơ chính(1,2,7).<br />
Ngược lại, đột biến gen H-ras thường gặp<br />
trong UTHM ở người nhai trầu. Đột biến gen H-<br />
<br />
131<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
ras chiếm tỉ lệ 12,5-35% ở Ấn Độ, và liên quan<br />
với thói quen nhai trầu(4,8,9), nhưng lại có tỉ lệ<br />
thấp 0-5% ở Anh, Nhật, Mỹ(7,9). Nghiên cứu này<br />
phát hiện tỉ lệ đột biến gen H-ras trong UTHM là<br />
16,7%, và tất cả các ca đột biến đều có thói quen<br />
nhai trầu.<br />
Sự thay đổi nhiều về tỉ lệ đột biến gen p53<br />
và ras trong UTHM giữa các nước chủ yếu do<br />
sự khác biệt về thói quen nguy cơ(1,10). Ngoài<br />
ra, có thể do sự khác nhau về kỹ thuật phát<br />
hiện, vị trí ung thư, chế độ dinh dưỡng, tình<br />
trạng răng miệng.<br />
Tỉ lệ tương đối cao 38,9% không có đột biến<br />
gen p53 và gen H-ras gợi ý UTHM còn do sự<br />
biến đổi của những gen và protein khác trong tế<br />
bào (như MDM2) hay do virus sinh ung thư<br />
(như virus gây bướu nhú ở người HPV).<br />
Trong UTHM, tỉ lệ đột biến gen p53 (44,4%)<br />
cao hơn tỉ lệ đột biến gen H-ras (16,7%). Nhìn<br />
chung, đột biến gen đè nén bướu p53 và<br />
oncogen H-ras tương đối phổ biến trong UTHM<br />
ở người Việt Nam.<br />
<br />
Kiểu đột biến gen p53 và H-ras<br />
Đa số đột biến trên gen p53 và trên gen H-ras<br />
là đột biến điểm.<br />
Đột biến trên gen p53 thường gặp đột biến<br />
sai nghĩa (87,5%) sản xuất protein p53 bị mất<br />
chức năng. Trong khi trên gen H-ras, thường gặp<br />
đột biến im lặng (62,5%) hơn đột biến sai nghĩa<br />
(25%) và đột biến thêm vào (12,5%). Tuy nhiên,<br />
nếu xét riêng đột biến làm thay đổi protein, đa<br />
số đột biến H-ras vẫn là đột biến sai nghĩa<br />
(66,7%).<br />
Theo y văn(2), nitrosamin trong thuốc lá nhai<br />
có thể alkylat hóa DNA ở vị trí nucleotid guanin<br />
(G) và thymin (T) dẫn tới chuyển vị G:C>A:T.<br />
Benzopyren trong khói thuốc lá có thể gây đột<br />
biến chuyển dạng G:C>T:A. Trong nghiên cứu<br />
này, đột biến chuyển vị (G:C>A:T) và đột biến<br />
chuyển dạng (như G:C>C:G) đều gặp trong đột<br />
biến gen p53 cũng như gen H-ras. Trong 2 ca đột<br />
biến sai nghĩa trên gen H-ras, một ca nhai trầu<br />
kèm xỉa thuốc có đột biến dạng chuyển vị<br />
<br />
132<br />
<br />
G:C>A:T. Tất cả 5 đột biến im lặng hay đa hình<br />
nucleotid đơn (SNP) C81T giống nhau trên gen<br />
H-ras đều ở những bệnh nhân thường sử dụng<br />
thuốc lá (gồm 4 ca nhai trầu-xỉa thuốc và 1 ca<br />
hút thuốc), và cũng đều có đột biến chuyển vị<br />
(C:G>T:A). Kết quả phù hợp với y văn, cho thấy<br />
khả năng N-nitrosamin trong thuốc lá nhai hay<br />
xỉa gây đột biến gen H-ras.<br />
<br />
Đột biến gen H-ras và lâm sàng UTHM<br />
Đa số các nghiên cứu cho rằng đột biến gen<br />
p53 không liên quan với tuổi, giới tính, giai đoạn<br />
TNM, thói quen hút thuốc, nhai trầu; tuy nhiên<br />
cũng có nghiên cứu tìm thấy đột biến gen p53<br />
liên quan với tiên lượng xấu(2,3,6).<br />
Các ca đột biến gen H-ras đều xảy ra ở nữ, có<br />
thói quen nhai trầu, vị trí ung thư ở niêm mạc<br />
má và nướu răng, ung thư ở giai đoạn trễ, bướu<br />
có độ ác tính mô học thấp. Trong nghiên cứu của<br />
Sathyan trên 152 ca UTHM ở Ấn Độ (2007)(9), đột<br />
biến H-ras liên quan có ý nghĩa với giới tính nữ<br />
nhiều hơn nam, diễn tiến không tái phát, tiên<br />
lượng tốt; nhưng không liên quan với di căn<br />
hạch, kích thước bướu, độ ác tính mô học, giai<br />
đoạn bệnh.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu đã phát hiện tỉ lệ tương đối cao<br />
đột biến gen p53 (44,4%) và H-ras (16,7%). Như<br />
vậy, đột biến gen p53 và H-ras thường hiện diện<br />
trong UTHM ở người Việt Nam. Không chỉ đột<br />
biến bất hoạt gen đè nén bướu p53, đột biến hoạt<br />
hóa oncogen H-ras đều có thể góp phần trong<br />
quá trình sinh ung thư ở hốc miệng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Chitra G., Chandramouli A., Chanchal C. (2010). “P53<br />
mutations in head and neck squamous cell carcinoma”. Int J<br />
Pharm Biomed Res. 1(3). pp. 117-121.<br />
Greenblatt M.S., Bennett W.P., Hollstein M., Harris C.C.<br />
(1994). “Mutations in the p53 tumor suppressor gene: Clue to<br />
cancer etiology and molecular pathogenesis”. Cancer<br />
Research. 54. pp. 4855-4878.<br />
Hsieh L.L., Wang P.F., Chen I.H., Liao C.T., Chen C.M.,<br />
Chang C.J.T. (2001). “Characteristics of mutations in the p53<br />
gene in oral squamous cell carcinoma associated with betael<br />
quid chewing and cigarette smoking in Taiwaneses”.<br />
Carcinogenesis. 22(9). pp. 1497-1503.<br />
Munirajan A.K., Mohanprasad B.K.C., Shanmugam G.,<br />
Tsuchida N. (1998). “Detection of a rare point mutation at<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />