Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 53 – 62<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM<br />
Nông Thị Như Mai1<br />
1<br />
<br />
ThS. Trường Đại học Tài chính Marketing Thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 28/03/14<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
24/06/14<br />
Ngày chấp nhận đăng: 06/15<br />
Title:<br />
Sustainable development of<br />
E-banking service in Vietnam<br />
Từ khóa:<br />
Ngân hàng điện tử, dịch vụ<br />
ngân hàng, phát triển bền vững<br />
Keywords:<br />
E-banking, banking service,<br />
sustainable development<br />
<br />
ABSTRACT<br />
E-banking is one of the favorite banking services of customers and brings<br />
considerable income for the banks. However, in order to make this service<br />
develop sustainably and effectively, banking and finance industry in general,<br />
banks in particular should have the suitable solutions towards the goal of<br />
technologizing customer service. This is what the author mentioned in the article<br />
“Sustainable development of e-banking service in Viet Nam”. Through the<br />
article, the author presented the reality of e-banking in the period of 2007-2013<br />
and considered unsustainable elements to recommend solutions to develop<br />
sustainably this service.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những dịch vụ được khách hàng ưa<br />
chuộng và đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Tuy nhiên để dịch vụ này<br />
phát triển bền vững và hiệu quả, ngành tài chính ngân hàng nói chung, các ngân<br />
hàng nói riêng cần có những giải pháp phù hợp hướng tới mục tiêu công nghệ<br />
hóa dịch vụ khách hàng. Đây là nội dung tác giả đề cập trong bài viết “Phát<br />
triển bền vững dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam”. Thông qua bài viết tác<br />
giả trình bày thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử trong giai đoạn 2007-2013 và<br />
xem xét những yếu tố chưa bền vững để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển<br />
bền vững dịch vụ này.<br />
<br />
dịch vụ E-banking thì dịch vụ này vẫn chưa đáp<br />
ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng về tính<br />
đa dạng, và tiện lợi do hệ thống E-banking chưa<br />
được các NH đầu tư đúng mức bởi chi phí khá cao<br />
… Dù còn nhiều khó khăn trong phát triển dịch vụ<br />
E-banking, nhưng vì đây là dịch vụ NH của hiện<br />
tại và tương lai, do vậy ngành NH cũng như các<br />
NH cần tập trung đẩy mạnh phát triển loại hình<br />
dịch vụ này.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin<br />
(CNTT) vào nhiều lĩnh vực khác nhau của nền<br />
kinh tế đã đặt ra thách thức cho ngành ngân hàng<br />
(NH) phải xúc tiến và đẩy mạnh điện tử viễn<br />
thông trong các dịch vụ giao dịch để bắt kịp xu<br />
thế chung của thời đại. Chính vì lý do đó mà trong<br />
những năm gần đây các NH đã không ngừng đưa<br />
ra nhiều sản phẩm, dịch vụ NH điện tử (Ebanking) để đem lại sự tiện ích, nhanh chóng,<br />
chính xác và bảo mật tối đa cho khách hàng bên<br />
cạnh mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng<br />
phạm vi hoạt động. Tuy nhiên, dịch vụ E-banking<br />
vẫn chưa tiếp cận đến đầy đủ các thành phần<br />
khách hàng do tâm lý dè dặt sản phẩm mới, ưa<br />
chuộng sản phẩm dịch vụ truyền thống của khách<br />
hàng, còn đối với những khách hàng đã tiếp cận<br />
<br />
2. GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ E-BANKING<br />
E-banking là hệ thống phần mềm tin học cho phép<br />
khách hàng có thể tìm hiểu thông tin hay thực<br />
hiện một số giao dịch NH qua phương tiện điện<br />
tử. Như vậy với dịch vụ E-banking, khách hàng<br />
không cần phải đến quầy giao dịch khi có nhu cầu<br />
giao dịch một số dịch vụ NH. Nhờ đó khách hàng<br />
tiết kiệm được thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo<br />
53<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 53 – 62<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
tính an toàn và bảo mật.<br />
<br />
ngoài hệ thống, nạp tiền cho thuê bao di động trả<br />
trước.<br />
<br />
Các loại hình E-banking được cung cấp bởi các<br />
NH hiện nay bao gồm:<br />
Thanh toán qua POS (Point of Sale – Điểm bán<br />
lẻ): Thanh toán qua các điểm chấp nhận thanh<br />
toán thẻ bằng máy chấp nhận thanh toán thẻ. Các<br />
điểm chấp nhận thanh toán này có thể là khách<br />
sạn, nhà hàng, siêu thị, cửa hàng xăng dầu, sân<br />
bay…<br />
<br />
Dịch vụ Kiosk NH (Kiosk banking): là việc cung<br />
cấp các trạm làm việc với đường kết nối Internet<br />
tốc độ cao trên đường phố. Khách hàng chỉ cần<br />
truy cập, cung cấp số chứng nhận cá nhân và mật<br />
khẩu khi cần thực hiện giao dịch hoặc yêu cầu<br />
dịch vụ.<br />
Trung tâm cuộc gọi (Call center): với dịch vụ này<br />
khách hàng có thể gọi điện đến số điện thoại cố<br />
định của trung tâm để được cung cấp mọi thông<br />
tin chung và thông tin cá nhân như thông tin về<br />
sản phẩm dịch vụ của NH, tư vấn trực tiếp khách<br />
hàng, giải đáp và ghi nhận những thắc mắc của<br />
khách hàng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, chất<br />
lượng phục vụ của NH, chủ động liên hệ khách<br />
hàng nhằm thông báo tình hình tài chính, ngày<br />
đến hạn các khoản tiền hoặc các chương trình<br />
khuyến mại, sản phẩm, dịch vụ mới.<br />
<br />
Dịch vụ NH tại nhà (Home banking): là kênh<br />
phân phối dịch vụ của E-banking, cho phép khách<br />
hàng thực hiện các giao dịch như tra cứu số dư tài<br />
khoản, yêu cầu xác nhận số dư tài khoản, chuyển<br />
khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách<br />
hàng đến các tài khoản khác trong cùng hoặc<br />
ngoài hệ thống NH, thực hiện các lệnh thanh toán<br />
trong nước (ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi…)… với<br />
NH (nơi khách hàng mở tài khoản) tại nhà, tại văn<br />
phòng công ty mà không cần đến NH. Khách<br />
hàng giao dịch với các NH qua mạng nội bộ<br />
(intranet) do NH xây dựng riêng. Thông qua hệ<br />
thống máy chủ, mạng Internet và máy tính con<br />
của khách hàng, thông tin tài chính sẽ được thiết<br />
lập, mã hoá, trao đổi và xác nhận giữa NH và<br />
khách hàng.<br />
<br />
3. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN<br />
VỮNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ<br />
Phát triển bền vững (PTBV), theo báo cáo<br />
Bruntland (1987), là sự phát triển nhằm đáp ứng<br />
nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại<br />
đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ<br />
tương lai. Như vậy PTBV không chỉ đơn thuần là<br />
duy trì sự phát triển một cách liên tục, ổn định, mà<br />
hơn thế nữa là sự nỗ lực nhằm đảm bảo sự bền<br />
vững trên mọi lĩnh vực trong quá trình phát triển.<br />
<br />
Dịch vụ NH qua Internet (Internet banking): là<br />
dịch vụ cho phép khách hàng tra cứu thông tin tài<br />
khoản, thực hiện các giao dịch chuyển tiền, thanh<br />
toán trên tài khoản VNĐ, đăng ký sử dụng các<br />
dịch vụ của NH, thực hiện soạn và gửi lệnh tra<br />
soát tới NH và thực hiện các giao dịch khác được<br />
NH cho phép bằng cách truy cập vào trang chủ<br />
của NH.<br />
<br />
Trên góc độ NH, đến nay, chưa có một bộ tiêu chí<br />
chính thức để đánh giá sự phát triển ổn định và<br />
bền vững của lĩnh vực này. Tuy nhiên, dựa trên<br />
những quan điểm chung về sự phát triển thì PTBV<br />
NH nói chung và dịch vụ E-banking của NH nói<br />
riêng là việc NH phải duy trì được sự cân bằng<br />
giữa khả năng sinh lợi và mức độ an toàn trong<br />
một thời gian dài. Bên cạnh đó, các hoạt động<br />
dịch vụ của NH, cụ thể là E-banking cần phải<br />
phục vụ lợi ích trong giao dịch của khách hàng.<br />
Có thể thấy, PTBV dịch vụ E-banking là việc NH<br />
đạt được các mục tiêu hoạt động, phát triển liên<br />
tục, bảo toàn và gia tăng vốn, đáp ứng nhu cầu sử<br />
dụng có hiệu quả của khách hàng, góp phần giải<br />
quyết nhu cầu tiện lợi trong sử dụng dịch vụ NH<br />
của khách hàng.<br />
<br />
Dịch vụ NH tự động qua điện thoại (Phone<br />
banking): là hệ thống trả lời tự động 24/24, khách<br />
hàng nhấn các phím trên điện thoại theo mã do<br />
NH quy định để yêu cầu hệ thống trả lời các thông<br />
tin cần thiết. Các dịch vụ Phone banking cung cấp<br />
bao gồm thông tin về tỷ giá, lãi suất, biểu phí,<br />
mạng lưới…, kiểm tra số dư tài khoản, chi tiết 05<br />
giao dịch gần nhất, các sản phẩm dịch vụ của<br />
NH… Đây là dịch vụ hoàn toàn miễn phí cho<br />
khách hàng.<br />
Dịch vụ NH qua thiết bị di động (Mobile<br />
banking): là kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ<br />
của NH qua hệ thống điện thoại di động (ĐTDĐ)<br />
bao gồm nhận tin nhắn khi số dư tài khoản thay<br />
đổi, truy vấn thông tin và lịch sử giao dịch tài<br />
khoản, thanh toán các hóa đơn tiền điện, nước,<br />
cước điện thoại bàn…, chuyển khoản trong và<br />
<br />
Về mặt định tính, dịch vụ E-banking PTBV thì<br />
không chỉ tính đến các yêu cầu phát triển dịch vụ<br />
này của riêng bản thân NH. Nếu khách hàng sử<br />
dụng dịch vụ không nâng cao hay không cải thiện<br />
được tiện ích, an toàn trong giao dịch thì chưa<br />
54<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 53 – 62<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
phải PTBV. Hơn thế nữa các mục tiêu xã hội của<br />
nền kinh tế như cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt<br />
của người dân, bảo vệ môi trường phải được cải<br />
thiện. Như vậy, PTBV dịch vụ E-banking phải<br />
đáp ứng được yêu cầu tồn tại, phát triển của NH,<br />
của khách hàng, và của xã hội.<br />
<br />
(Techcombank). Từ đó, dịch vụ Internet banking<br />
bắt đầu nở rộ và phát triển nhanh chóng cho đến<br />
thời điểm hiện tại, từ 3 NH triển khai Internet<br />
banking vào năm 2004, đến nay tất cả các ngân<br />
hàng đều đã triển khai loại hình dịch vụ này.<br />
Dịch vụ Internet banking ở các NH được triển<br />
khai theo các mức độ khác nhau. Mạnh nhất là<br />
Internet banking của một số NH lớn như<br />
Vietcombank trong khối quốc doanh hay như<br />
Techcombank đứng đầu khối NH cổ phần.<br />
<br />
Về mặt định lượng, sự phát triển năm sau phải cao<br />
hơn năm trước về:<br />
+ Đối với NH: quy mô nguồn vốn đầu tư vào dịch<br />
vụ, số lượng khách hàng sử dụng, doanh số từ<br />
dịch vụ, tính năng sản phẩm, tính bảo mật của<br />
dịch vụ, số lượng ĐVCNT, tỷ lệ nợ xấu trong giới<br />
hạn cho phép (đối với thanh toán thẻ tín dụng)…<br />
+ Đối với Khách hàng: cải thiện điều kiện sống,<br />
hiệu quả công việc, quản lý thông tin tài khoản,<br />
tiết kiệm chi phí, thời gian,… hoàn trả khoản nợ<br />
tín dụng và các yêu cầu tài chính khác theo cam<br />
kết.<br />
+ Đối với nền kinh tế: tỷ lệ thanh toán không<br />
dùng tiền mặt gia tăng, cải thiện điều kiện sống và<br />
sinh hoạt của người dân,…<br />
+ Đối với môi trường: các sản phẩm dịch vụ Ebanking thân thiện với môi trường.<br />
<br />
Về số lượng người sử dụng, theo ước tính, chỉ 3<br />
năm, đến cuối năm 2013, con số đã tăng 45%<br />
(Khổng Thu, 2014). Với hơn 36 triệu người dân<br />
sử dụng Internet thường xuyên trong tổng số hơn<br />
90 triệu dân Việt Nam tính đến năm 2013 thì có<br />
thể thấy tiềm năng phát triển dịch vụ Internet<br />
banking còn khá lớn.<br />
- Về Home banking<br />
Hiện tại số lượng các NH cung cấp dịch vụ Home<br />
banking không nhiều, chủ yếu tập trung vào<br />
những NH có quy mô lớn, cơ sở hạ tầng tốt vì<br />
dịch vụ này đòi hỏi hàm lượng đầu tư khoa học<br />
công nghệ cao, chẳng hạn trong khối NHTM ở<br />
Việt Nam có NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam,<br />
NH TMCP Ngoại Thương, NH TMCP Công<br />
Thương, NH TMCP Á Châu, NH TMCP Xuất<br />
nhập khẩu, NH TMCP Kỹ Thương… Trong số đó<br />
còn có một số NH hạn chế dịch vụ cung cấp như<br />
dịch vụ thanh toán, chỉ cho phép khách hàng xem<br />
số dư, vấn tin tài khoản,… Tiện ích ứng dụng<br />
Home banking vào hệ thống thanh toán chưa được<br />
phát huy hết.<br />
<br />
4. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG<br />
ĐIỆN TỬ<br />
4.1 Thực trạng phát triển thời gian qua<br />
E-banking là một loại hình dịch vụ NH đã được<br />
hình thành và phát triển ở một số nước trên thế<br />
giới từ năm 1995, còn ở Việt Nam dịch vụ này<br />
mới xuất hiện được mười năm gần đây tại một số<br />
NH thương mại (NHTM) nên bên cạnh những kết<br />
quả đạt được các NH cũng gặp không ít khó khăn<br />
và hạn chế.<br />
<br />
Bên cạnh số lượng NH cung cấp dịch vụ này chưa<br />
nhiều, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này<br />
cũng rất thấp. Nguyên nhân là do chi phí sử dụng<br />
dịch vụ cao, để sử dụng được dịch vụ, khách hàng<br />
phải đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật.<br />
<br />
- Về Internet banking<br />
Trong thời gian đầu mức độ ứng dụng dịch vụ này<br />
khá hạn chế, chỉ cho phép khách hàng tra cứu<br />
thông tin giao dịch… qua internet. Tuy nhiên sau<br />
đó để phục vụ cho hệ thống thanh toán điện tử,<br />
Công ty Cổ phần Phần mềm và Truyền thông<br />
VASC đã xây dựng cổng thanh toán VASC<br />
Payment để làm cơ sở cho hệ thống thanh toán<br />
qua mạng Internet và hệ thống quản lý chứng chỉ<br />
số - VASC CA (Certificate Authority) để cung<br />
cấp chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử làm cơ<br />
sở pháp lý cho giao dịch điện tử, tạo niềm tin cho<br />
cho khách cũng như nhà cung cấp dịch vụ. Với<br />
công nghệ bảo mật 2 lớp (OTP – One time<br />
password – mật khẩu một lần) hàng loạt các NH<br />
đã tung ra dịch vụ thanh toán trực tuyến, tiên<br />
phong thực hiện là NH Kỹ Thương<br />
<br />
Tuy hiện nay chỉ mới có một số ít NH phát triển<br />
toàn diện dịch vụ Home banking, nhưng vì những<br />
tiện ích mà nó đem lại cho cả khách hàng lẫn NH<br />
thì trong tương lai sẽ có nhiều NH hơn triển khai<br />
dịch vụ này.<br />
- Về Mobile banking và Phone banking<br />
Mobile banking – dịch vụ NH qua điện thoại di<br />
động (ĐTDĐ) đã và đang trở thành một trong<br />
những dịch vụ mang đến nhiều lợi ích cho khách<br />
hàng. Dịch vụ này được thực hiện thông qua SMS<br />
(Short Message Services – dịch vụ tin nhắn ngắn)<br />
<br />
55<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 53 – 62<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
hoặc web của ĐTDĐ. Các NH tại Việt Nam<br />
không ngừng cung cấp những dịch vụ đa dạng cho<br />
Mobile banking, chẳng hạn như NH ACB với<br />
dịch vụ báo số dư tự động đến ĐTDĐ của từng<br />
khách hàng mỗi khi số dư trên tài khoản biến đổi,<br />
dịch vụ thanh toán các hóa đơn tiền điện, tiền<br />
nước, tiền điện thoại, dịch vụ chuyển tiền từ tài<br />
khoản tiền gửi thanh toán qua thẻ, dịch vụ thông<br />
tin tỷ giá, lãi suất, chứng khoán… Hoặc như PG<br />
Bank (NH TMCP Xăng dầu Petrolimex) với dịch<br />
vụ Mobile banking bao gồm Mở/ tất toán tiết<br />
kiệm online; chuyển khoản trong/ ngoài hệ thống<br />
PG Bank; kiểm tra số dư tài khoản; tìm kiếm vị trí<br />
các điểm giao dịch, ATM, POS;.... Dịch vụ được<br />
cung cấp cho khách hàng 24/24 giờ và 7 ngày<br />
trong tuần.<br />
<br />
Thị trường thẻ Việt Nam bắt đầu hình thành từ<br />
khá lâu, tuy nhiên chỉ ở mức sơ khai và chỉ đáp<br />
ứng nhu cầu cho tầng lớp có thu nhập cao. Mãi<br />
đến năm 2006 dịch vụ thẻ thanh toán mới thực sự<br />
sôi động nhờ vào Quyết định số 291/2006/ TTg về<br />
triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt<br />
giai đoạn 2006-2011 của Chính Phủ và đặc biệt sự<br />
ra đời của quyết định số 20/2007/NHNN của<br />
Thống đốc NH nhà nước (NHNN) Việt Nam điều<br />
chỉnh các quy định về phát hành, thanh toán, sử<br />
dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ<br />
NH.<br />
<br />
Hiện nay rất nhiều NH cung cấp loại hình dịch vụ<br />
này, theo Vietnam business daily news, tính đến<br />
năm 2013 là 30 NH, tăng thêm 25 NH so với năm<br />
2005 [Biểu đồ 2], bởi nó đem lại nhiều lợi ích cho<br />
khách hàng và có tiềm năng phát triển lớn: năm<br />
2013 Việt Nam có 148,5 triệu thuê bao điện thoại,<br />
trong đó di động chiếm 93% (Vietnammedia,<br />
2013); 20% tổng số dân đang sử dụng smartphone<br />
(theo thống kê các chỉ số người sử dụng điện thoại<br />
thông minh tại Việt Nam năm 2014 của Cục<br />
Thương mại điện tử và công nghệ thông tin<br />
VECITA), trong đó 23% người dùng thanh toán<br />
qua điện thoại (Moore, 2013).<br />
<br />
Biểu đồ 2. Số lượng thẻ phát hành từ năm 2007 – quý 1<br />
năm 2014<br />
Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ NHNN, Hiệp hội thẻ<br />
Việt Nam và Báo cáo ngành NH của công ty chứng khoán<br />
Vietcombank năm 2011<br />
<br />
Năm 2007 toàn thị trường chỉ có 9,34 triệu thẻ,<br />
tuy nhiên sau đó số lượng thẻ phát hành liên tục<br />
gia tăng qua các năm. Đến cuối quý 1 năm 2014,<br />
tổng số lượng thẻ phát hành đạt hơn 68,55 triệu<br />
thẻ với sự tham gia phát hành thẻ của 52 tổ chức<br />
và 378 thương hiệu thẻ khác nhau, tăng gấp 7,3<br />
lần so với thời điểm năm 2007. Trong giai đoạn<br />
này, theo số liệu từ NHNN, thẻ ghi nợ và thẻ nội<br />
địa luôn chiếm đa số trên toàn thị trường, 97%<br />
năm 2007 và 92% vào quý 1 năm 2014, phần còn<br />
lại dành cho thẻ tín dụng và thẻ trả trước. Như vậy<br />
trong tương lai, các NH cần chú trọng đẩy mạnh<br />
hơn nữa việc phát hành thẻ tín dụng và thẻ thanh<br />
toán quốc tế.<br />
<br />
Biểu đồ 1. Số lượng NH triển khai Mobile banking<br />
Nguồn: Vietnam business daily news<br />
<br />
Mặc dù số lượng thẻ tăng nhanh nhưng phát triển<br />
lại thiếu cân đối. Theo thống kê của Hội Thẻ Việt<br />
Nam năm 2010, hơn 83,2% các giao dịch qua thẻ<br />
ATM là rút tiền mặt; 16,3% chuyển khoản và chỉ<br />
0,5% dùng thẻ để thanh toán. Bên cạnh đó, giá trị<br />
và số lượng giao dịch qua ATM so với<br />
POS/EFTPOS/EDC qua các năm cao hơn lần lượt<br />
là 7,3 - 7,8 lần và 21,67 - 21,98 lần. Như vậy có<br />
thể thấy rằng thói quen sử dụng tiền mặt của Việt<br />
Nam còn rất lớn.<br />
<br />
Song song với dịch vụ Mobile banking thì Phone<br />
banking cũng đã được các NH phát triển khá sớm,<br />
chẳng hạn như NH Á Châu triển khai đầu tiên vào<br />
năm 2003, tiếp đến là NH Ngoại Thương Việt<br />
Nam và NH Sài Gòn Thương Tín. Sau đó nhiều<br />
NH khác cũng lần lượt cho ra sản phẩm dịch vụ<br />
này như NH Đông Á, NH An Bình, NH Nam Á,<br />
NH Kỹ Thương, NH Sài Gòn Công Thương …<br />
Đến thời điểm hiện tại, tất cả các NH đều đã triển<br />
khai loại hình dịch vụ này và được khách hàng sử<br />
dụng rộng rãi.<br />
- Về dịch vụ thanh toán thẻ<br />
<br />
56<br />
<br />
Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 53 – 62<br />
<br />
Part B: Political Sciences, Economics and Law<br />
<br />
Bảng 1. Số lượng và giá trị thanh toán qua ATM và<br />
Đơn vị chấp nhận thẻ<br />
Quý<br />
Năm<br />
2011<br />
2012<br />
2013<br />
1/2014<br />
Số máy<br />
ATM<br />
<br />
13<br />
<br />
14.269<br />
<br />
15.265<br />
<br />
15.498<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
giao<br />
dịch<br />
(món)<br />
<br />
316.756.975<br />
<br />
421.286.777<br />
<br />
526.608.471<br />
<br />
155.707.778<br />
<br />
Giá trị<br />
giao<br />
dịch (tỷ<br />
đồng)<br />
<br />
529.956<br />
<br />
695.764<br />
<br />
994.943<br />
<br />
313.037<br />
<br />
POS/EF<br />
TPOS/E<br />
DC<br />
<br />
70<br />
<br />
104.5<br />
<br />
129.653<br />
<br />
137.774<br />
<br />
Số<br />
lượng<br />
giao<br />
dịch<br />
(món)<br />
<br />
14.617.908<br />
<br />
19.441.817<br />
<br />
24.302.271<br />
<br />
7.084.437<br />
<br />
Giá trị<br />
giao<br />
dịch (tỷ<br />
đồng)<br />
<br />
72.625<br />
<br />
89.329<br />
<br />
127.74<br />
<br />
Về cơ sở hạ tầng phục cho thanh toán thẻ tiếp tục<br />
được đầu tư và cải thiện: Số lượng máy ATM và<br />
POS/EFTPOS/EDC liên tục được đầu tư lắp đặt,<br />
từ 17,000 POS/EFTPOS/EDC và 4.800 máy ATM<br />
vào năm 2007 đã tăng lên 137.774<br />
POS/EFTPOS/EDC và 15.498 máy ATM vào<br />
cuối quý 1 năm 2014 [Bảng 1]. Tốc độ gia tăng<br />
bình quân giai đoạn 2007-2013 đối với<br />
POS/EFTPOS/EDC là 41% và ATM là 22%.<br />
Hiện nay chủ thẻ của một NH có thể giao dịch tại<br />
hầu hết các NH khác nhờ vào sự kết nối liên<br />
thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc. Để<br />
thực sự phát huy tác dụng làm giảm tiền mặt trong<br />
việc sử dụng thẻ, NHNN đã chỉ đạo triển khai kết<br />
nối liên thông mạng lưới POS và phát triển thanh<br />
toán thẻ qua POS. Đến cuối năm 2012, về cơ bản<br />
hoàn thành kết nối về kỹ thuật trên toàn quốc, với<br />
trên 76.000 POS của trên 720 chi nhánh tổ chức<br />
tín dụng và 20.600 đơn vị chấp nhận thẻ<br />
(ĐVCNT) đã được kết nối liên thông; nhận thức<br />
về thanh toán thẻ qua POS đã có sự chuyển biến<br />
tích cực ở các địa phương, việc sử dụng thẻ thanh<br />
toán qua POS đang dần trở nên phổ biến ở các<br />
thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà<br />
Nội, Đà Nẵng…<br />
<br />
40.692<br />
<br />
So sánh ATM- POS/EFTPOS/EDC<br />
Số<br />
lượng<br />
giao<br />
dịch<br />
(món)<br />
<br />
21,67<br />
lần<br />
<br />
21,67<br />
lần<br />
<br />
21,67<br />
lần<br />
<br />
21,98<br />
lần<br />
<br />
Giá trị<br />
giao<br />
dịch (tỷ<br />
đồng)<br />
<br />
7,3 lần<br />
<br />
7,8 lần<br />
<br />
7,8 lần<br />
<br />
- Về Call center<br />
Call Center là dịch vụ được phát triển sớm nhất so<br />
với các dịch vụ E-banking khác vì sự tiện lợi và<br />
đơn giản. Khi khách hàng muốn tìm hiểu về sản<br />
phẩm, dịch vụ, thông tin tỷ giá, lãi suất… hay<br />
khiếu nại khi sử dụng dịch vụ NH thì chỉ cần gọi<br />
điện đến tổng đài để được tư vấn, giải đáp thắc<br />
mắc cho dù khách hàng ở bất cứ nơi đâu.<br />
<br />
7,7 lần<br />
<br />
NH đầu tiên thực hiện Call center là NH ACB với<br />
tổng đài Call center 247. Khách hàng khi có yêu<br />
cầu chỉ cần gọi đến số 08.8247.247 hoặc 1800 –<br />
577775 (miễn phí cuộc gọi đến) để được nhân<br />
viên Call center 247 tư vấn và giải đáp thắc mắc.<br />
Ngoài chức năng như đã nêu, Call center 247 của<br />
ACB còn tiếp nhận đăng ký làm các loại thẻ thanh<br />
toán do ACB phát hành, đăng ký vay vốn và chỉ<br />
dẫn địa chỉ mua sắm hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ…<br />
Bên cạnh NH ACB, những NH còn lại khác tại<br />
Việt Nam cũng đều triển khai dịch vụ Call center<br />
như NH Ngoại thương có trung tâm dịch vụ khách<br />
hàng 24x7 (Vietcombank contact center) với tổng<br />
đài 1900545413, NH Đông Á với tổng đài<br />
1900545464, NH Nhà TPHCM với tổng đài<br />
18006868… Tính đến thời điểm này, tất cả các<br />
NHTM tại Việt Nam đều đã có Call center.<br />
<br />
Biểu đồ 3. Số lượng máy ATM và POS/EFTPOS/EDC<br />
Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam<br />
<br />
57<br />
<br />