Phát triển chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tại trường CĐSP Nghệ An đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
lượt xem 3
download
Phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện không ngừng chương trình giáo dục cho phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế-xã hội, khoa học và công nghệ, của đời sống xã hội… Trước yêu cầu đổi mới căn bản nền giáo dục, đào tạo bài viết đề xuất xây dựng, phát triển chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tại Trường CĐSP Nghệ An, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tại trường CĐSP Nghệ An đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
- 362 Kỷ yếu hội thảo khoa học PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG CĐSP NGHỆ AN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TS. Trần Anh Tư, TS. Đàm Thị Ngọc Ngà, Ths.Trần Hải Hưng Phòng ĐT-NCKH, Trường CĐSP Nghệ An Tóm tắt: Phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện không ngừng chương trình giáo dục cho phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế-xã hội, khoa học và công nghệ, của đời sống xã hội… Trước yêu cầu đổi mới căn bản nền giáo dục, đào tạo bài viết đề xuất xây dựng, phát triển chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tại Trường CĐSP Nghệ An, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. 1. Mở đầu Trước yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông và để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đó, các trường sư phạm cũng cần thực hiện các giải pháp đổi mới, trong đó đổi mới chương trình đào tạo (CTĐT) được xem là giải pháp quan trọng. Chương trình đào tạo (CTĐT) là một yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên, là một tiêu chuẩn để kiểm định chất lượng giáo dục của các trường sư phạm. Tổ chức xây dựng CTĐT là nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo. Trong xu hướng đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục hiện nay, trước yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, CTĐT của các trường sư phạm cần đổi mới theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp, đó là một đòi hỏi cấp thiết. Bài viết xin được trình bày định hướng phát triển CTĐT trình độ cao đẳng và chương trình bồi dưỡng tại trường CĐSP Nghệ An (sau đây gọi tắt là Nhà trường) đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới. 2. Tổng quan về các chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tại trường CĐSP Nghệ An Chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên của Trường CĐSP Nghệ An được xây dựng theo các văn bản qui định hiện hành của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn của Trường; phù hợp với lịch sử xây dựng, phát triển và sứ mạng, mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của Trường, đồng thời gắn với nhu cầu của người học, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động trong và ngoài tỉnh. 2.1. Quá trình xây dựng chương trình hiện hành của trường CĐSP Nghệ An 2.1.1. Đối với chương tình đào tạo giáo viên: Nhà trường bắt đầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ năm học 2010-2011, đến năm 2013 đã sơ kết 03 năm thực hiện đào tạo theo tín chỉ và bắt đầu xây dựng chương trình mới để thực hiện từ năm học 2014-2015 cho khóa 36 hệ cao đẳng. Từ khi thực hiện chương trình đến nay, Nhà trường đã tiến hành đánh giá chương trình đào tạo 2 lần: lần thứ nhất là năm 2015 tổ chức hội nghị đánh giá sau 01 năm thực hiện chương trình và lần thứ 2 là năm 2017 sau 01 khóa tốt nghiệp.
- Kỷ yếu hội thảo khoa học 363 Hiện nay, Trường đã xây dựng được 29 chương trình đào tạo hệ cao đẳng chính qui (trong đó: 23 ngành sư phạm và 06 ngành ngoài sư phạm), 06 chương trình đào hệ trung cấp chuyên nghiệp (trong đó: 04 ngành sư phạm, 02 ngành ngoài sư phạm) và 06 chương trình đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ cao đẳng. Các chương trình sau khi xây dựng đều được tổ chức đánh giá, nghiệm thu cấp Khoa và cấp Trường. Sau khi nghiệm thu, Nhà trường có quyết định ban hành chương trình đào tạo và đưa vào sử dụng. Trên cơ sở chương trình đã được phê duyệt các Khoa xây dựng đề cương chi tiết học phần. Tất cả chương trình đào tạo của các ngành và đề cương chi tiết các học phần đều được thực hiện theo mẫu do Bộ GD&ĐT qui định. Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, Nhà trường có sự tham khảo chương trình cùng ngành của một số trường Cao đẳng trong nước (như CĐSP Nha Trang, CĐSP Hà Nội, CĐSP Huế….), có sự tham gia của các giảng viên, các tổ chuyên môn và cán bộ quản lí nhiều kinh nghiệm, sinh viên trong trường; có tổ chức tham khảo ý kiến của các cơ sở giáo dục, các nhà tuyển dụng liên quan trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 2.1.2. Đối với chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí các cấp Ngoài các chương trình đào tạo cho sinh viên hệ chính quy, Trường còn liên tục xây dựng và phát triển các chương tình bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lí các cấp Mầm non, Tiểu học, THCS phù hợp với nhu cầu xã hội. Bồi dưỡng năng lực để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và thích ứng với những đổi mới của giáo dục đào tạo hiện nay là vấn đề rất quan trọng đối với đội ngũ giảng viên và giáo viên các cấp. Hiện nay, Nhà trường có 16 chương trình bồi dưỡng giáo viên các cấp đã được thực hiện nhằm bồi dưỡng các năng lực, kĩ năng cần thiết. Quá trình thực hiện xây dựng và phát triển các chương trình bồi dưỡng đều có sự tham gia của các nhà khoa học có uy tín, các nhà giáo tại các trường phổ thông nhằm xây dựng được những chương trình mang tính thực tiễn và ứng dụng cao nhất. 2.2. Khái quát các chương trình hiện hành tại trường CĐSP Nghệ An 2.2.1. Chương trình đào tạo giáo viên các cấp Hiện nay, Nhà Trường có đầy đủ chương trình đào tạo cho tất cả các ngành đào tạo, bao gồm: 18 chương trình sư phạm đơn ngành trình độ cao đẳng (Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Địa lý, Sư phạm Tiếng Anh, Sư phạm Giáo dục thể chất, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Sư phạm Giáo dục Tiểu học, Sư phạm Giáo dục Mầm non); 11 chương trình sư phạm ngành chính-phụ trình độ cao đẳng (Sư phạm Toán-Tin, Sư phạm Toán-Lý, Sư phạm Sinh-Hóa, Sư phạm Ngữ văn-GDCD, Sư phạm Ngữ văn- Lịch sử, Sư phạm Ngữ văn-Công tác Đội, Sư phạm Ngữ văn-Âm nhạc, Sư phạm Lịch sử-Địa lý, Sư phạm Địa lý-Mỹ thuật, Sư phạm GDTC-CT Đội) và 06 ngành ngoài sư phạm (Công nghệ thiết bị trường học, Công tác xã hội, Quản trị văn phòng, Tiếng Anh NSP, Tiếng Anh Du lịch-Thương mại, Công nghệ thông tin); 06 chương trình
- 364 Kỷ yếu hội thảo khoa học trình độ trung cấp chính qui (Sư phạm Mầm non, Sư phạm Tiểu học, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Hành chính-Văn thư, Thư viện-Thiết bị). Tuy nhiên, do tình hình tuyển sinh khó khăn, năm học 2018-2019, chỉ có 03 Chương trình đào tạo Chính quy trình độ cao đẳng đang được sử dụng: Sư phạm Tiếng Anh, Sư phạm Giáo dục Tiểu học, Sư phạm Giáo dục Mầm non. Tất cả các chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lí, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng trình độ được đào tạo và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động. Bên cạnh các chương trình đào tạo đơn ngành, Nhà trường còn xây dựng các chương trình đào tạo ngành chính - ngành phụ. Sinh viên tốt nghiệp các chương trình này có thể đáp ứng tốt cả hai môn. Cấu trúc chương trình thể hiện 2 khối kiến thức: Đối với chương trình sư phạm đơn ngành, khối kiến thức Giáo dục đại cương (23%), khối kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp (77%); đối với chương trình sư phạm ngành chính-phụ, khối kiến thức Giáo dục đại cương (22%), khối kiến thức Giáo dục chuyên nghiệp (78%). Tất cả các học phần đều được mã hóa và bố trí với cấu trúc hợp lí, thiết kế một cách hệ thống; đảm bảo tính linh hoạt nhằm giúp sinh viên có thể hoàn thành chương trình trong thời gian quy định. Tất cả các học phần trong chương trình đào tạo có đủ chương trình chi tiết. Chương trình chi tiết bao gồm những nội dung: tên học phần, mã học phần, số tín chỉ, trình độ, phân bổ thời gian, điều kiện tiên quyết, mục tiêu học phần, mô tả vắn tắt nội dung học phần, nhiệm vụ của sinh viên, tài liệu học tập, tiêu chuẩn đánh giá sinh viên, thang điểm, nội dung chi tiết học phần. Phần tài liệu học tập quy định ghi rõ về sách, giáo trình chính, tài liệu tham khảo, sách và giáo trình khác. Khi xây dựng chương trình đào tạo, Nhà trường đã chú trọng thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình đào tạo khác. Hiện nay, Trường có 02 chương trình đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ Cao đẳng: Mầm non, Tiểu học. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng, Nhà trường còn bám sát các chương trình đào tạo trình độ đại học cùng ngành (Đại học Vinh, Đại học SP Hà Nội, Đại học SP Huế…), đảm bảo tính liên thông giữa chương trình đào tạo trình độ cao đẳng và chương trình đào tạo trình độ đại học tạo điều kiện cho sinh viên học liên thông sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng. Chính vì thế nên công tác liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học khác được thuận lợi hơn trong việc thực hiện chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo của Nhà trường được xây dựng trên cơ sở chương trình khu- ng của Bộ GD&ĐT ban hành, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu và chức năng, nhiệm vụ của Trường, đồng thời gắn với nhu cầu của người học, nhu cầu nguồn nhân lực ở địa phương. Tất cả các ngành đều có chương trình khung, chương trình chi tiết, giáo trình và tài liệu tham khảo. Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cấu trúc hợp lí, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng ngành học, bậc học. Các chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông dọc với các trình độ đào tạo và liên thông ngang giữa các ngành đào tạo gần nhau. Các chương trình được định
- Kỷ yếu hội thảo khoa học 365 kỳ rà soát, điều chỉnh và bổ sung dựa trên cơ sở góp ý của giảng viên, sinh viên, các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, việc tổ chức lấy ý kiến về chương trình đào tạo chưa được thường xuy- ên. Việc thực hiện đối chiếu chương trình với các trường khác chưa toàn diện để đảm bảo tính liên thông của tất cả các chương trình. Chưa thực hiện được đánh giá đồng cấp và kiểm định chương trình đào tạo. Đối với những ngành khó tuyển sinh và hiện nay không tuyển sinh được (các ngành đào tạo giáo viên THCS, Quản trị văn phòng, Công tác xã hội, SP Âm nhạc, SP Mỹ thuật…) thì các chương trình hiện tại không còn được sử dụng, gây lãng phí nhất định. 2.2.2. Chương trình bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí các cấp Ngoài thực hiện nhiệm vụ đào tạo gaios viên các cấp, nhà trường đã biên soạn một số chương trình để bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí các cấp Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Căn cứ vào tình hình thực tiễn, nhu cầu của giáo viên, Nhà trường sẽ tham gia bồi dưỡng một số chương trình sau: STT Tên chương trình Đối tượng bồi dưỡng Chương trình bồi dưỡng kỹ năng CNTT vào dạy học tích cực Giáo viên Mầm non, Tiểu 1 cho giáo viên MN, TH và THCS. học, THCS Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ tổ trưởng, tổ phó chuyên Tổ trưởng, tổ phó và nguồn 2 môn trường tiểu học TT, TP trường Tiểu học Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ thiết bị thí nghiệm cho 3 Giáo viên Tiểu học giáo viên tiểu học Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ tổ trưởng, tổ phó chuyên Tổ trưởng, tổ phó và nguồn 4 môn cho các trường mầm non TT, TP trường Mầm non Chương trình Tổ trưởng, tổ phó và nguồn 5 Bồi dưỡng nghiệp vụ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trường TT, TP trường THCS trung học cơ sở Chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiểu học cho 6 Giáo viên Tiểu học giáo viên trung học cơ sở Chương trình bồi dưỡng giáo viên tiểu học dạy môn giáo dục Giáo viên Thể dục trường 7 thể chất đáp ứng theo chương trình giáo dục phổ thông mới Tiểu học Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm môn mỹ thuật Giáo viên Mỹ thuật trường 8 bậc tiểu học Tiểu học Chương trình bồi dưỡng kiến thức môn âm nhạc đáp ứng Giáo viên Âm nhạc trường 9 chương trình giáo dục phổ thông mới bậc tiểu học Tiểu học Chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý các cấp Mầm non, Các cấp Mầm non, Tiểu 10 Tiểu học, THCS học, THCS 11 Bồi dưỡng phát triển năng lực Giáo viên Tiểu học Giáo viên trường Tiểu học 12 Bồi dưỡng phát triển năng lực Giáo viên THCS Giáo viên trường THCS Giáo viên trường Mầm 13 Kỹ năng thiết kế bài giảng trên máy tính non, Tiểu học, THCS.
- 366 Kỷ yếu hội thảo khoa học Giáo viên trường Mầm 14 Múa dân gian Việt Nam cơ bản non 15 Tổng phụ trách đội TNTP HCM Giáo viên trường Tiểu học 16 Chế biến món ăn cho trẻ 2.3. Những bất cập trong chương trình hiện nay Nhìn lại quá trình thực hiện GD từ nhiều năm qua cho thấy chương trình ĐT GV đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Sự bất cập đó thể hiện ở những điểm sau: - Nội dung CTĐT còn mang nặng tính hàn lâm, nhiều bài học nặng về lí thuyết, xa rời thực tiễn xã hội và thực tiễn GDPT; có sự quá tải ở một số môn học; các nội dung đào tạo còn độc lập với nhau, thiếu tính tích hợp liên môn. - Bố trí dung lượng, thời gian trong các môn học chưa hợp lí. - Chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm (NVSP) nặng về cung cấp lí luận phương pháp dạy học (PPDH) và GD; chưa gắn kết chặt chẽ với thực tiễn GD PT. - Vấn đề thiết kế môn học theo hướng tích hợp là một trong những xu thế dạy học (DH) hiện đại đang được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều cấp học PT. Trong khi đó trường SP lại chưa chú tâm, chưa nhanh nhạy đổi mới chương trình ĐT của trường mình cho phù hợp với thực tiễn để xứng đáng là chiếc “máy cái” làm nhiệm vụ đi trước dẫn đường cho việc định hướng đổi mới GD, đổi mới PPDH ở các bậc học PT. Trong bối cảnh hiện nay, Nhà trường cần kịp thời tiến hành rà soát và chỉnh sửa chương trình đào tạo phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông mới. Trong thời gian tới, Trường cần tổ chức đánh giá và lấy ý kiến về chương trình đào tạo một cách bài bản hơn, điều chỉnh bổ sung kịp thời và tăng phần giao thoa giữa các ngành trong Trường và chương trình của các trường bạn để tạo điều kiện liên thông giữa các chương trình. 3. Phát triển chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tại trường CĐSP Nghệ An đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 3.1. Xây dựng, phát triển chương trình theo hướng tiếp cận phát triển năng lực nghề Đây là xu hướng tất yếu đối với các chương trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm nước ta hiện nay nhằm đáp ứng chương trình GDPT mới. Theo định hướng này, chúng ta cần xây dựng chương trình đào tạo theo các định hướng [3]: - Chương trình hướng đến chuyển từ nhấn mạnh trang bị kiến thức sang trang bị cho người học hệ thống năng lực nghề nghiệp, trong đó kiến thức có vai trò điều kiện, nguyên liệu nhiều hơn, còn năng lực là kết quả dạy học tích hợp các kiến thức đó. - Giáo dục tích hợp được quán triệt ở tất cả các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo với các mức độ khác nhau dựa trên logic phát triển năng lực nghề nghiệp.
- Kỷ yếu hội thảo khoa học 367 - Tích hợp nhuần nhuyễn kết hợp với phân hóa sâu dẫn đến một chương trình giảm số môn học nhưng sinh viên lại có được vốn tri thức nghề rộng, gắn với thực tiễn. Theo đó, chương trình đồng tâm quanh trục năng lực cốt lõi và nền tảng. 3.2. Kế thừa và phát triển CTĐT hiện hành và cập nhật yêu cầu mới của GDPT Chương trình đào tạo hiện hành là công sức của nhiều thế hệ giảng viên của nhà trường, phát huy được những mặt tích cực nhất định trong nhiều năm qua, vì thế khi xây dựng, phát triển chương trình đào tạo để theo kịp đổi mới GDPT thì cần tiếp thu, kế thừa chương trình hiện hành. Cần tổ chức đánh giá khảo sát cụ thể từng ngành về cả chương trình khung và chương trình chi tiết, qua đó xác định những nội dung cần bổ sung, điều chỉnh hoặc xây dựng lại cho phù hợp thực tiễn. CTĐT cũng cần cập nhật các yêu cầu đổi mới của Bộ giáo dục và Đào tạo, bám sát đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông; đồng thời tham khảo những CTĐT cao đẳng, đại học trong cả nước đã thực hiện đào tạo theo định hướng năng lực nhằm đảm bảo tính hiện đại của nội dung, mục tiêu và phương pháp đào tạo. Để thực hiện đào tạo giáo viên Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, năm học 2019-2020 này Nhà trường đã điều chỉnh Chương trình khung và chương trình chi tiết ngành Cao đẳng Giảo dục Tiểu học theo hướng: Lựa chọn, sàng lọc, cập nhật những nội dung có tính thời sự, có tính thực tiễn phù hợp với nội dung chương trình môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới; giảm số tiết lý thuyết, tăng số tiết thực hành, thảo luận trên tinh thần sát hợp thực tế giảng dạy ở các trường Tiểu học và kinh nghiệm cuộc sống của học sinh trên từng địa phương; cắt bỏ những nội dung quá khó, hàn lâm, không phù hợp với trình độ đào tạo, ít liên quan đến việc vận dụng vào dạy học ở bậc Tiểu học. Cụ thể: - Điều chỉnh tên học phần, nội dung chi tiết các học phần: Tên học phần TT Mã HP Tên học phần điều chỉnh lại Chương trình khung ban hành 610.11 Thủ công, kỹ thuật và PPDH* Công nghệ và PPDH Công nghệ 610.16 Thực hành công tác Đội và Hoạt Thực hành công tác Đội và hoạt động trải động ngoài giờ lên lớp nghiệm - Điều chỉnh chương trình khung các học phần: TT Mã HP Tên HP CT khung đã duyệt Điều chỉnh lại LT TH KT TH CB LT TH KT TH CB 610.04 PPDH Toán 40 16 4 120 39 17 6 120 610.20 Toán 2 16 12 2 60 20 8 2 60 - Điều chỉnh nội dung chi tiết các học phần: PPDH Toán, Toán 1, Toán 2, Tự nhiên Xã hội và PPDH1, Tự nhiên Xã hội và PPDH2, PPDH Tiếng Việt, Rèn luyện Nghiệp vụ sư phạm. 3.3. Cơ cấu tỉ lệ hợp lý giữa các khối kiến thức
- 368 Kỷ yếu hội thảo khoa học Nhằm đáp ứng mục tiêu hình thành năng lực, CTĐT được điều chỉnh đã giảm các học phần nặng về lý luận, tăng các học phần gắn với thực tiễn, các học phần trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên; giảm khối lượng kiến thức đại cương, tăng khối lượng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; giảm số giờ lý thuyêt, tăng thực hành trong mỗi học phần. Tỉ lệ số giờ thực hành trong mỗi học phần đạt từ 30-50%. - Với các học phần thuộc khối kiến thức Lý luận chính trị, Nhà trường vẫn thực hiện theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đang có thời lượng là 10 TC. Hiện nay, theo công văn số 3056/BGDĐT-GDĐH ngày 19 tháng 7 năm 2019 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị thì các môn Lý luận chính trị sẽ được cơ cấu lại thành 5 môn học cụ thể: Triết học Mac-Lenin (3 tín chỉ); Kinh tế chính trị Mác-Leenin (2 tín chỉ); Chủ nghĩa xã hội khoa học (2 tín chỉ); Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (2 tín chỉ); Tư tưởng Hồ Chí Minh (2 tín chỉ) nhưng mới chỉ áp dụng cho các trường đại học còn các trường cao đẳng vẫn thực hiện chương trình cũ. Theo chúng tôi, với CTĐT trình độ cao đẳng, Bộ giáo dục và Đào tạo nên có sự điều chỉnh nội dung và thời lượng cho phù hợp. - Với các học phần chuyên môn nghiệp vụ chung (Tâm lý, Giáo dục), qua khảo sát CTĐT của một số trường CĐSP, chúng tôi thấy khối lượng kiến thức mà các trường CĐSP đưa vào chủ yếu xoay quanh các học phần: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, Giáo dục học đại cương, Lý luận giáo dục ... mà chưa có các học phần gắn với việc hình thành năng lực sư phạm theo yêu cầu chuẩn đầu ra như Kỹ năng giao tiếp, Bài tập NCKH, Đánh giá trong giáo dục, Phát triển năng lực dạy học... Hướng điều chỉnh của chúng tôi là gộp 5 học phần nêu trên thành 2 học phần Tâm lý học (3TC) và Giáo dục học (3 TC) để dành thời lượng cho các học phần rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp và thực hành sư phạm. - Với các học phần chuyên môn nghiệp vụ riêng cũng giảm số giờ lý luận, tăng thực hành. - Với các học phần chuyên ngành tăng cường các học phần mới, các học phần tích hợp trên cơ sở giảm tải kiến thức hàn lâm. Căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa phổ thông và việc khảo sát công việc thực tiễn của GV Tiểu học, THCS, chúng tôi thấy một số học phần đại cương không liên quan nhiều đến việc dạy học, do vậy chúng tôi đề xuất loại bỏ khỏi CTĐT. Bên cạnh đó, cần đưa vào CTĐT các học phần đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình mới như: Hoạt động trải nghiệm; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Đánh giá trong giáo dục,... Tên các học phần cũng cần thay đổi nhằm thể hiện rõ mục tiêu hình thành năng lực cho người học. Nội dung các học phần cũng cần được cấu tạo lại sao cho thật sát với thực tế phổ thông, lấy định hướng nghề nghiệp làm cơ sở xây dựng các module kiến thức trong học phần. Trên tình thần đó, chúng tôi định hướng biên soạn CTCT theo 3 nhiệm vụ dạy học chính nhằm trả lời cho 3 câu hỏi: + Học phần này sẽ phục vụ gì cho việc dạy ở Tiểu học, THCS? Để trả lời cho câu hỏi này, HP yêu cầu SV khảo sát thực tiễn SGK phổ thông để nắm bắt những yêu cầu
- Kỷ yếu hội thảo khoa học 369 cụ thể của việc giảng dạy nội dung kiến thức của học phần trong chương trình Tiểu học, THCS sau này. Modul kiến thức này chiếm khoảng 10% - 15% số tiết của HP. + Để thực hiện nhiệm vụ ấy cần huy động kiến thức và kỹ năng gì? Trả lời cho câu hỏi này chính là thực hiện mục tiêu kiến thức và kỹ năng của học phần (khoảng 50% số tiết của HP). + Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn như thế nào? (Thực hành chuyên môn nghiệp vụ: khoảng 35% - 40% số tiết của HP). 3.4. Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng “mở” CTĐT phải được xây dựng theo hướng mở nhằm đáp ứng nhu cầu lựa chọn của người học. Theo đó, bên cạch các học phần bắt buộc (cần có), cần xây dựng nhiều học phần tự chọn (nên có) để tăng tính mềm dẻo cho chương trình. Tính “mở” cũng cần được thể hiện trong đề cương chi tiết (ĐCCT) các học phần, nhất là các học phần chuyên môn nghiệp vụ. Chẳng hạn, trong ĐCCT học phần PPDH bộ môn, cần dành 01 chương với tên gọi: Dạy học bộ môn - những vấn đề cập nhật. Với việc xây dựng chương trình như vậy, học phần yêu cầu GV bộ môn PPDH phải luôn bám sát thực tiễn phổ thông và những yêu cầu đổi mới theo từng năm học. 3.5. Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng liên thông với trình độ cao hơn Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng, Nhà trường cần bám sát các chương trình đào tạo trình độ đại học cùng ngành tại các trường Đại học có uy tín như: Đại học SP Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học SP Huế… nhằm liên kết, đảm bảo tính liên thông giữa chương trình đào tạo trình độ cao đẳng và chương trình đào tạo trình độ đại học, tạo điều kiện cho sinh viên học liên thông sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng được thuận lợi. Mạnh dạn đề xuất ký kết hợp tác đào tạo theo dạng 3+1, nghĩa là đào tạo 3 năm trình độ CĐSP được cấp bằng cao đẳng, sau đó có thể học thêm 01 năm tại các trường có đào tạo ĐHSP để được cấp bằng Cử nhân sư phạm. 3.6. Phát triển chương trình bồi dưỡng theo hướng tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới Để xây dựng và thực hiện các chương trình bồi dưỡng giáo viên một cách phù hợp, khả thi thì cần quan tâm đặc biệt đến việc trải nghiệm thực tế của giảng viên các trường sư phạm. Trong những năm qua, Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An đã thực hiện tốt kế hoạch thực tế phổ thông cho giảng viên của Nhà trường bằng nhiều hình thức khác nhau. Giảng viên tiếp cận các trường phổ thông để tìm hiểu thực tế giáo dục để có cở sở xây dựng và thực hiện bồi dưỡng cho giáo viên các cấp sát với nhu cầu thực tế. Bên cạnh các chương trình đã được nhà trường xây dựng từ lâu, những năm gần đây Nhà trường đã liên tục điều chỉnh các chương trình và xây dựng các chương trình mới, các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên các cấp. Và để đáp ứng với chương tình giáo dục phổ thông mới tốt nhất, Nhà trường sẽ tiếp tục xây dựng các chương trình như: Bồi dưỡng giáo viên dạy môn tiếng Việt cho học sinh tiểu học; Bồi dưỡng giáo viên dạy môn Toán cho học sinh tiểu học; Bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện, thiết bị cho giáo
- 370 Kỷ yếu hội thảo khoa học viên các trường Tiểu học, THCS; Bồi dưỡng các chuyên đề về tư vấn tâm lý học đường; các hoạt động trải nghiệm… 4. Kết luận và kiến nghị Qua phân tích lý luận và đánh giá thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển chương trình đào tạo tại trường CĐSP Nghệ An hiện nay, chúng tôi nhận thấy sự điều chỉnh, bổ sung các chương trình trình độ cao đẳng và các chương trình bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí các cấp hiện nay nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới là hợp lí. Trong quá trình phát triển chương trình đào đạo, bồi dưỡng cần tập trung các định hướng chính như: phát triển chương trình theo hướng tiếp cận phát triển năng lực nghề; kế thừa và phát triển CTĐT hiện hành và cập nhật yêu cầu mới của GDPT; có cơ cấu tỉ lệ hợp lý giữa các khối kiến thức. Đồng thời hướng tới việc kiểm định các chương trình đào tạo, nhất là các chương trình mũi nhọn của Nhà trường. Tài liệu tham khảo 1. Thông tư 29/2018/TT-BGDĐT ngày 24/12/2018 của Bộ GD&ĐT Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên. 2. Báo cáo Tự đánh giá của trường CĐSP Nghệ An, tháng 4/2019. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015, Những vấn đề chung về phát triển CTĐT giáo viên, Tài liệu tập huấn. 4. Hoàng Thanh Tú, Ninh Thị Hạnh, Phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, tập 33, số 2, 2017 5. Chương trình đào tạo hiện hành của Trường CĐSP Nghệ An.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phát triển chương trình đào tạo
32 p | 352 | 79
-
Phát triển chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học Việt Nam
7 p | 72 | 17
-
Phát triển chương trình đào tạo ngành Quản lý giáo dục ở Trường Đại học Sài Gòn theo tiếp cận năng lực
3 p | 19 | 7
-
Bàn về năng lực và phát triển chương trình đào tạo đại học định hướng năng lực
9 p | 90 | 7
-
Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm - Phát triển chương trình đào tạo (Trình độ: CĐ-TC) - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
88 p | 17 | 5
-
Thực trạng và sự cần thiết của việc phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO cho ngành kỹ thuật điện - điện tử trường Đại học Tây Đô
12 p | 120 | 5
-
Phát triển chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông
6 p | 61 | 4
-
Phát triển chương trình đào tạo cử nhân sư phạm ngữ văn theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ở trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên
7 p | 35 | 4
-
Phát triển chương trình đào tạo đại học ngành sư phạm kỹ thuật Việt Nam theo định hướng tích hợp CDIO
9 p | 59 | 4
-
Phát triển chương trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
5 p | 22 | 3
-
Quản lí phát triển chương trình đào tạo đại học đáp ứng nhu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0
5 p | 37 | 3
-
Thực trạng quản lí việc phát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội tại Trường Đại học Sài Gòn
5 p | 10 | 3
-
Phát triển chương trình đào tạo theo định hướng năng lực - Một cách tiệm cận với yêu cầu của thị trường lao động
11 p | 4 | 2
-
Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Sư phạm của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
8 p | 11 | 2
-
Tìm hiểu phương pháp phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia: Phần 2
21 p | 17 | 2
-
Tìm hiểu phương pháp phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia: Phần 1
58 p | 13 | 2
-
Phát triển chương trình đào tạo ngành Hàng hải Việt Nam phù hợp công ước STCW 78/10 - sửa đổi tại Manila năm 2010
6 p | 28 | 2
-
Phát triển chương trình đào tạo ở các trường đại học đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững
7 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn