intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển đô thị Hà Nội theo hướng bền vững trong tiến trình hội nhập quốc tế

Chia sẻ: Tưởng Bách Xuyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phát triển đô thị Hà Nội theo hướng bền vững trong tiến trình hội nhập quốc tế" sẽ phân tích ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến quá trình phát triển đô thị ở thành phố Hà Nội trong những năm qua. Trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp phát triển đô thị theo hướng bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh đô thị để xứng tầm với vị trí là thủ đô. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển đô thị Hà Nội theo hướng bền vững trong tiến trình hội nhập quốc tế

  1. PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Khoa Môi Trường và Đô Thị Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Nếu như năm 1990, Hà Nội mới chỉ có 2 triệu người, đến năm 2000 lên 2,67 triệu thì đến năm 2012, Hà Nội có tổng cộng 7,1 triệu người. Xem xét việc tăng dân số ở Hà Nội cho thấy, trong 4 năm (2008 -2011) tăng khoảng 43 vạn người (Niên giám thống kê Hà Nội các năm). Quá trình đô thị hóa của Hà Nội đã phát triển mạnh theo chiều rộng và có sức lan tỏa mạnh. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh cũng sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề bất cập bên cạnh những thành tựu cho quá trình phát triển thủ đô, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Liệu hội nhập quốc tế và phát triển đô thị có mối quan hệ với nhau hay không? Hội nhập quốc tế có tác động như thế nào đến quá trình phát triển bền vững ở Hà Nội. Bài viết này sẽ phân tích ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến quá trình phát triển đô thị ở thành phố Hà Nội trong những năm qua. Trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp phát triển đô thị theo hướng bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh đô thị để xứng tầm với vị trí là thủ đô. Từ khóa: Đô thị hóa, hội nhập quốc tế, phát triển bền vững Abstract If in 1990, Hanoi has only 2 millions people, in 2000 Hanoi’s population is 2.67 millions, then to 2012, Hanoi has a total of 7.1 millions people. Considering the increase in population in Hanoi, which showed that in 4 years (2008 -2011) increased by 43 thousand people (According to Hanoi Statistical Yearbook). The process of urbanization in Hanoi has grown in width and has pervaded strongly. However, the process of rapid urbanization will also lead to a lot of unsound problems besides the achievements to the development of capital, particularly in the context of international integration. Does international integration and urban development have relationships with each other? How does the international integration affect the process of sustainable development in Hanoi? This article will analyze the effects of the international integration to the process of urban development in Hanoi in recent years. On that basis, the article will set out the solutions for urban development towards sustainability, improve urban competitiveness in order to match with the national capital. Key words: Urbanization, international integration, sustainable development 207
  2. 1. Định nghĩa, vai trò và vị trí của hội nhập quốc tế đối với phát triển đô thị bền vững 1.1. Định nghĩa Mặc dù cho đến nay vẫn không có một định nghĩa nào về “hội nhập quốc tế” giành được sự nhất trí hoàn toàn trong giới học thuật và cả giới làm chính sách ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ các định nghĩa khác nhau nổi lên hai cách hiểu chính. Thứ nhất, cách hiểu hẹp coi “hội nhập quốc tế” là sự tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Thứ hai, cách hiểu rộng, coi “hội nhập quốc tế” là sự mở cửa và tham gia vào mọi mặt của đời sống quốc tế, đối lập với tình trạng đóng cửa, cô lập hoặc ít giao lưu quốc tế. Từ lý luận và thực tiễn nêu trên ta phải tiếp cận phù hợp đối với khái niệm “hội nhập quốc tế” để làm nền tảng xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới. Hiện nay, theo xu hướng chung cho rằng cách tiếp cận phù hợp nhất là xem xét hội nhập như là một quá trình xã hội có nội hàm toàn diện và thường xuyên vận động hướng tới mục tiêu nhất định. Theo đó, hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. Còn khái niệm phát triển Đô thị bền vững là sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, môi trường và xã hội một cách bền vững với mục tiêu cuối cùng là đời sống cư dân đô thị phải khá giả hơn, sống tiện nghi và hạnh phúc hơn. 1.2. Vai trò và vị trí của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển đô thị bền vững Hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới cũng đồng thời chỉ ra con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa là tham gia hội nhập quốc tế. Sự lựa chọn tất yếu này còn được quyết định bởi vai trò và vị trí mà hội nhập quốc tế tạo ra cho các nước nói chung cũng như các đô thị nói riêng. Thứ nhất, quá trình hội nhập quốc tế giúp cho các đô thị có thể mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của chính các đô thị nói riêng và cho cả nước nói chung. Thứ hai, hội nhập quốc tế cũng tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế của vùng đô thị. 208
  3. Thứ ba, hội nhập quốc tế giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến. Thứ tư, hội nhập quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nói chung cũng như ở các đô thị nói riêng có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế. Thứ năm, hội nhập quốc tế tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong và ngoài nước. Thứ sáu, hội nhập quốc tế tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách phát triển đô thị nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước . Thứ bảy, hội nhập quốc tế giúp bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội đồng thời tạo điều kiện phát triển toàn diện đô thị. 2. Thực trạng phát triển đô thị Hà Nội bền vững trong tiến trình hội nhập quốc tế 2.1. Những thành tựu đạt được 2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người Phân tích cơ cấu lao động việc làm theo ngành kinh tế sẽ cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xu thế hội nhập quốc tế của nền kinh tế thành phố Hà Nội là rất rõ. Bảng 1. Cơ cấu lao động đang làm việc trong độ tuổi phân theo ngành kinh tế Đơn vị: % Tỷ trọng LĐ trong Tỷ trọng LĐ trong Tỷ trọng LĐ trong ngành nông, lâm ngành công nghiệp ngành dịch vụ nghiệp và thuỷ sản và xây dựng Cả nước 51,9 21,6 26,5 Thành thị 13,4 32,0 54,6 Nông thôn 66,4 17,6 16,0 Hà Nội 31,4 27,7 40,9 Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 209
  4. Hà Nội có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế nhanh hơn nhiều tỉnh, thành phố khác. Chỉ có 31% dân số trong độ tuổi lao động đang làm việc liên quan đến nông nghiệp, 41% làm việc trong ngành dịch vụ. Đây là một minh chứng cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu lao động - nghề nghiệp của Hà Nội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá rất rõ (Bảng 2.1). Sau tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng thì nền kinh tế Hà Nội chuyển biến một cách rõ rệt về cả mặt số lượng và chất lượng. Việc làm của người dân Hà Nội được cải thiện một cách đáng kể đồng thời cùng với đó là tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người tăng lên một cách đáng kể. Bảng 2. GDP của thành phố Hà Nội sau hội nhập kinh tế (giai đoạn 2000-2012) Năm 2000 2007 2009 2010 2011 2012 GDP 39.944 137.935 205.890 242.790 287.853 330.860 (tỷ đồng) % so với GDP cả 9,04 12,06 12,41 12,73 11,36 12,16 nước Nguồn: hanoi.gov.vn Theo cuộc điều tra của trung tâm nghiên cứu giới, dân số, môi trường và vấn đề xã hội về mức thu nhập của người dân Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, so sánh thu nhập của cư dân từ 2010 đến 2012 và từ 2011 đến 2012, chỉ hơn 1/4 người cho rằng thu nhập của họ được tăng lên. Nếu năm 2010 so với năm 2012, có 28,1% người dân cho rằng thu nhập của họ cao hơn, thì năm 2011 so với 2012 cũng chỉ có 26,2% người dân cho rằng thu nhập của họ cao hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc có gần 30% dân cư có thu nhập bị giảm đi từ năm 2010 đến 2012 (Bảng 2.3) Bảng 3. Mức độ thay đổi của thu nhập, 2010-2012 Đơn vị: % Mức độ thay đổi 2010 so với 2012 2011 so với 2012 Cao hơn 28,1 26,2 Vẫn thế 38,7 42,0 Thấp hơn 32,9 31,5 Không trả lời 0,3 0,4 Tổng 100,0 100,0 Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Giới, Dân số, Môi trường và Các Vấn đề Xã hội, 2012 210
  5. Sau hơn một thập kỷ hội nhập kinh tế quốc tế, đánh dấu bằng Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đầu những năm 2000, rồi gia nhập WTO, mức sống của nhóm người nghèo đã có sự cải thiện nhất định về nhiều mặt. Cơ hội việc làm mở ra nhiều hướng mới, tạo điều kiện cho người dân tiếp thu những kỹ năng mới để vật lộn trong một thị trường lao động của tương lai, thay vì những ngành nghề tay chân xưa kia như thợ hồ, buôn gánh bán bưng hay làm nông. Đô thị hóa bùng nổ cũng mang lại cho họ sự tiếp cận nhanh chóng những tiện nghi hiện đại như công nghệ liên lạc di động cùng các phương tiện giải trí tiên tiến. Cùng với việc thành phố có tốc độ đô thị hóa cao nhất cả nước, trình độ chuyên môn kỹ thuật được cải thiện một cách đáng kể thì các chỉ số phản ánh kinh tế và thu nhập của Hà nội cũng có những động thái tăng trưởng khả quan. Bảng 4. Một số chỉ tiêu kinh tế của Hà Nội Tiêu chí Đơn vị tính 1996-2000 2001-2005 2006-2009 Tốc độ tăng trưởng % 16,1 19,2 27,1 GDP theo giá thực tế Tốc độ tăng trưởng % 10,2 11,5 11,2 GDP theo giá so sánh Mật độ kinh tế Tỷ đồng/km2 160 324,5 826,1 Thu nhập bình quân đầu Triệu 10,33 17,5 26,2 người đồng/người Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ KH&ĐT(2012) Bảng số liệu trên cho thấy các chỉ số kinh tế của Hà Nội đã thay đổi theo xu hướng khá tích cực, nhất là tiêu chí đo lường hiệu quả kinh tế và thu nhập bình quân. 2.1.2. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Bên cạnh việc ngày càng tăng thu nhập bình quân đầu người cùng với việc chất lượng và số lượng lao động trong các ngành kinh tế được cải thiện một cách đáng kể. Hà Nội còn là một trong hai thành phố thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều từ các quốc gia cũng như khu vực trên thế giới. 211
  6. Bảng 5. Cơ cấu vốn đầu tư xã hội ( %) Nhà nước Ngoài nhà nước Nước ngoài 2009 30,96 58,71 10,33 2011 28,41 56,26 15,33 Nguồn: Niên giám Thống kê 2014 Qua hơn 20 năm đổi mới, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) ở Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu lớn, đáng khích lệ, góp phần tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống kinh tế-xã hội và thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Hà Nội. ĐTTTNN cũng đóng góp lớn vào Ngân sách nhà nước và tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân Thủ đô. Năm 2010 là năm có ý nghĩa đặc biệt đối với Thủ đô, năm Thăng Long – Hà Nội tròn 1.000 năm tuổi. Năm 2010, Hà Nội thu hút được 170 dự án mới với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm vào khoảng 177 tỷ USD, chiếm gần 26% số dự án và 22% số vốn đăng ký ĐTTTNN của cả nước. Trong bối cảnh tình hình tài chính thế giới, suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra phức tạp và còn nhiều bất ổn, đó là những nỗ lực rất đáng ghi nhận của Hà Nội trong thu hút ĐTTTNN. 2.1.3. Xuất - nhập khẩu Sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 7/11/2007 đánh dấu một mốc phát triển trong lĩnh vực ngoại thương của Việt Nam nói chung và lĩnh vực ngoại thương của thủ đô Hà Nội nói chung. Sự phát triển về ngoại thương hàng hóa của Việt Nam không chỉ được thể hiện bằng mức tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và còn được khẳng định qua bảng xếp hạng về giao dịch thương mại hàng hóa của Việt Nam qua các năm. Theo xếp hạng của WTO, thứ hạng của Việt Nam xét theo kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong năm 2003 lần lượt ở vị trí 50 và 42 trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cho đến năm 2012, cũng theo nguồn số liệu của WTO thì thứ hạng xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã tăng 13 bậc và xếp ở vị trí thứ 37 trong số các nước, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong khi nhập khẩu của Việt Nam cũng được tăng 18 bậc và xếp ở vị trí thứ 34 (Tổng cục thống kê 2013) Cùng với sự phát triển của ngoại thương Việt Nam nói chung thì ngoại thương Hà Nội cũng trên đà phát triển trong tiến trình hội nhập quốc tế. Giá trị xuất khẩu Hà Nội đã tăng đều lên qua các năm: 212
  7. Bảng 2.6. Giá trị xuất khẩu của thành phố Hà Nội từ năm sau khi gia nhập WTO Năm Giá trị xuất khẩu( tỷ USD) 2007 4,350 2008 6,900 2009 7,200 2010 7,990 2011 10,306 2012 10,300 2013 11,203 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2014) Năm 2007, thành phố Hà Nội đã nhập khẩu một lượng hàng hóa trị giá hơn 14,94 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó nhập khẩu địa phương trên 5,11 tỷ đồng, tăng 20,2% (chiếm 34% tổng kim ngạch nhập khẩu). Trong các mặt hàng nhập khẩu, xăng dầu vẫn chiếm tỷ trọng lớn với kim ngạch nhập khẩu hơn 4,9 tỷ USD, tăng 20,6%, máy móc thiết bị phụ tùng hơn 4,19 tỷ USD, tăng 22,1%, vật tư nguyên liệu chủ yếu chiếm 3,26tỷ USD, tăng 23,4% và hàng tiêu dùng đạt trên 2,2 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu năm 2011 đạt 22.696 triệu USD, tăng 18,9% so cùng kỳ năm trước. Tóm lại, trong quá trình hội nhập quốc tế và quá trình đô thị hóa Thủ đô, Hà Nội đã tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế thế giới từ đó đã đạt được những thành quả nhất định trên các lĩnh vực, trong đố đặc biệt chỉ tiêu xuất, nhập khẩu của thành phố tăng một cách đáng kể. 2.1.4. Về cơ sở hạ tầng - kĩ thuật Trong 5 năm 2001-2005 tổng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách được bố trí kế hoạch là 16.143 tỷ đồng, tăng 155,5% so giai đoạn 1996-2000, trong đó vốn ODA là 2.873 tỷ đồng chiếm 17,8% và vốn ngân sách địa phương là 13.270 tỷ đồng chiếm 82,2% thì chỉ riêng đầu tư cho hạ tầng 5 năm này, thành phố đã đầu tư khoảng 7.456 tỷ đồng (chưa có vốn ODA) chiếm 71,5% vốn trong nước. Trong thời gian qua, ngân sách thành phố tập trung đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở như đường giao thông, cấp nước, thoát nước, bãi chôn lấp rác thải, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài 213
  8. hàng rào các khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật xung quanh các hồ... Thành phố đang chỉ đạo đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong đầu tư và khai thác quản lý các lĩnh vực hạ tầng cơ sở như bến bãi đỗ xe, cấp nước, thu gom và vận chuyển rác thải. Trong những năm qua, hạ tầng cơ sở của Thủ đô Hà Nội đã được đầu tư phát triển và đạt được một số kết quả góp phần tích cực trong việc đáp ứng các nhu cầu phát triển của nền kinh tế và phục vụ nhu cầu của người dân. Nhiều công trình hạ tầng quan trọng đã được hoàn thành như cải tạo nâng cấp các tuyến đường quốc lộ hướng tâm, quốc lộ 32 (đoạn Cầu Giấy - Cầu Diễn), tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ; đường vành đai 3 (đoạn Mai Dịch - Trung Hoà), tuyến đường Lê Văn Lương, đường Văn Cao,... 2.2. Những hạn chế 2.2.1. Chất lượng lao động còn thấp Quá trình đô thị hóa, phát triển và hội nhập quốc tế đã tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cho người dân thủ đô cũng như người dân nhập cư tìm việc ở thủ đô. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là trình độ lao động của dân cư Hà Nội còn ở trình độ thấp chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Một thực trạng đáng báo động ở thời điểm hiện tại, 60% lao động của Hà Nội vẫn chưa qua đào tạo, tình trạng thiếu nguồn lao động chất lượng cao, có ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu của các đối tác nước ngoài. Qua khảo sát 90 doanh nghiệp (DN) tham gia các phiên giao dịch việc làm gần đây, với nhu cầu tuyển 3.500 lao động (LĐ) nhưng kết quả DN chỉ tuyển được 312 LĐ có nghề và 78 LĐ phổ thông. Sự thiếu hụt nhân lực khiến các DN phải tuyển cả lao động trình độ CĐ, ĐH vào làm ở vị trí lao động phổ thông. 2.2.2. Chênh lệch thu nhập giữa các doanh nghiệp trên cùng địa bàn Số liệu tổng hợp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho thấy, tiền lương bình quân tại các doanh nghiệp Nhà nước năm 2012 là 4,1 triệu đồng/người/tháng, tăng 3,7% so với năm trước. Trong khi tiền lương tại doanh nghiệp FDI gần 4,2 triệu đồng, tăng 3,37% so với năm 2011. Khoảng cách chênh lệch về tiền lương bình quân của doanh nghiệp khối này khá cao, gần 7,3 lần. Doanh nghiệp có mức tiền lương bình quân cao nhất đạt 21,8 triệu đồng/người/tháng, còn doanh nghiệp có mức tiền lương bình quân thấp nhất là 3 triệu đồng/người/tháng. Trong khi đó, tại khối doanh nghiệp tư nhân, mức lương bình quân cũng đạt gần 4,1 triệu đồng/người/tháng cho năm 2012, giảm 12% so với năm ngoái. Đối với khối doanh nghiệp cổ phần, vốn góp của Nhà nước, tiền lương bình quân là 4,6 triệu đồng/người/tháng, giảm 2,4% so với năm trước. 2.2.3. Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội, số lao động đăng ký hưởng chế độ bảo 214
  9. hiểm thất nghiệp tăng gấp nhiều lần so với những năm trước. Số người đăng ký thất nghiệp năm 2012 là 24.616, nộp hồ sơ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 20.542 người, tăng 1,53 lần so với năm 2011 và 5,9 lần so với năm 2010, trong đó có tới 30% có trình độ đại học, cao đẳng. Trung bình, hàng tháng phòng BHTN tại Trung tâm tiếp nhận khoảng 3.000 - 4.000 người đến đăng ký bảo hiểm thất nghiệp và hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Thực tế, có đến xấp xỉ 16.000 lao động trên địa bàn thành phố có quyết định được nhận trợ cấp thất nghiệp trong năm 2013, đồng nghĩa đã thất nghiệp thực sự. Đây cũng mới chỉ là số lao động đã đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp, số người lao động thất nghiệp chưa được thống kê (vì không tham gia bảo hiểm thất nghiệp) chắc chắn còn cao gấp nhiều lần. 2.2.4. Ô nhiễm môi trường Dự báo đến 2030 dân số Hà nội sẽ là 9,1 triệu và mật độ dân số sẽ tới 2400 người/km2. Như vậy, gia tăng dân số cho Hà Nội là xu hướng tất yếu song gây áp lực đến môi trường. Đây là vấn đề quan trọng, rất cần quan tâm giải quyết. Hậu quả rõ thấy rõ nhất là yêu cầu cấp nước sạch, xử lý nước thải, rác thải, không gian đô thị tăng cao tác động đến môi trường, vì khí hậu đang là vấn nạn xã hội cần giải quyết (xem Bảng 2.7). Bảng 2.7. Hệ thống cấp nước của Hà Nội Đơn vị tính 2009 2010 2011 1. Cấp nước - Số nhà máy SX nước hiện có Nhà máy 28 28 28 - Trạm nước tăng áp hiện có Trạm 154 162 162 - Đường ống dẫn nước tăng thêm Km 470,4 686,5 724,0 - Tuyến ống phân phối tăng thêm Km 283,8 621,5 631 3 - Sản lượng nước bình quân/ 1000m / ngày 680,6 736,3 750,0 ngày Giếng 270 293 298 - Số giếng hiện có 2. Thoát nước - Mương thoát nước Km 117,3 117,3 117,3 - Sông thoát nước Km 46,4 46,4 46,4 - Trạm xử lý nước thải Trạm 2 3 3 - Trạm bơm Trạm 44 59 58 Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội 2012 215
  10. 3. Mục tiêu và giải pháp phát triển đô thị Hà Nội theo hướng bền vững trong tiến trình hội nhập quốc tế 3.1. Mục tiêu và phương hướng 3.1.1. Mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình đô thị hóa Hà Nội Đô thị hóa Hà Nội theo hướng bền vững là quá trình kết hợp chặt chẽ, hài hòa của 3 mặt phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Mục tiêu kinh tế: đạt được sự tăng trưởng cao và ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý hiện đại; phát triển dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, theo hướng ưu tiên các lĩnh vực công nghệ cao, hiệu quả kinh tế lớn, ít gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu xã hội: xây dựng Thủ đô thành trung tâm văn hóa tiêu biểu của quốc gia; xây dựng con người mới, thực hiện công bằng xã hội, dân chủ ; tập trung giải quyết tình trạng nghèo, tệ nạn xã hội và giải quyết việc làm. Mục tiêu về môi trường: tính toán các phương án do tác động của con người với thiên nhiên, chọn phương án tối ưu nhằm nâng cao chất lượng sống cho con người, nhưng vẫn bảo đảm cân bằng các hệ sinh thái. 3.1.2. Quan điểm chi phối quá trình đô thị hóa Hà Nội theo hướng bền vững Quá trình đô thị hóa phải dựa trên các nguyên tắc về phát triển bền vững:Theo quan điểm này, trước hết tốc độ đô thị hóa phải tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tránh các quyết định đô thị hóa vô cớ, đô thị hóa ồ ạt, dẫn đến các dự án đô thị hóa thiếu khả thi. Các nhà kinh tế đã đưa ra sự “tương xứng” này: nếu tốc độ tăng GDP 5% thì tốc độ tăng đô thị hóa chỉ là 8% thôi. Một khía cạnh khác, theo quan điểm này, cần bảo đảm tính đồng bộ trong các yếu tố cấu thành đô thị, nhất là giữa tăng trưởng kinh tế đô thị với việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật - xã hội của đô thị. Theo yếu cầu này, nếu tốc độ tăng GDP 7 - 8% thì tốc độ tăng cơ sở hạ tầng phải đạt 3 - 4%. Tổ chức phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Nội phải hướng tới một bức tranh về một thành phố hiện đại: Bức tranh về một thành phố hiện đại được hình thành trên tiêu chí hình hành và phát triển đô thị “Ba cao – ba lớn”. Quan điểm này dựa trên lập luận chủ yếu là Hà Nội phải thực sự là “bộ mặt” của cả nước không chỉ về kinh tế mà cả trong tổ chức không gian đô thị. Hà Nội phải thực sự trở thành điểm động lực tăng tưởng và có khả năng thích ứng với tính chất tập trung kinh tế xã hội cao và hiện đại.“Ba cao”, đó là: nhân lực chất lượng cao, công nghệ cao, không gian cao; “Ba lớn” bao gồm: tổ chức lớn, sản xuất lớn và phải có những người bạn lớn. Quá trình đô thị hóa phải nhằm đạt được những “ưu thế nhờ đô thị hóa” trong phát triển thủ đô: Tính “ưu thế nhờ đô thị hóa” thể hiện: hệ thống đô thị phải được tổ chức xây dựng đồng bộ để chủ động đáp ứng những yêu cầu của sự tập trung kinh tế 216
  11. và xã hội, nhằm tạo ra các yếu tố thích nghi của môi trường sống, của con người, của các phương tiện sinh hoạt, của sự ổn định cuộc sống trong điều kiện kinh tế, sản xuất tập trung hóa cao. Tính kinh tế nhờ đô thị hóa còn thể hiện ở việc đa dạng hóa đô thị có thể nuôi dưỡng việc trao đổi ý tưởng và công nghệ, kích thích sự sáng tạo lớn hơn, tạo hiệu ứng lan tỏa tri thức cao hơn và tạo sự tăng trưởng kinh tế mạnh hơn. 3.1.3. Định hướng chính sách đô thị hóa theo hướng bền vững trong tương lai Thứ nhất, tổ chức hoạt động kinh tế trong các khu đô thị Hà Nội phù hợp với điều kiện hình thành và phát triển của từng loại đô thị. Theo quan điểm kinh tế mới, để bảo đảm tính kinh tế nhờ đô thị, cần có sự phân công tổ chức sản xuất, tổ chức lao động xã hội hợp lý dựa theo quy mô và trình độ phát triển cũng như độ dày về thời gian các từng loại đô thị trên địa bàn Hà nội. Cụ thể: đối với các khu đô thị lớn: bao gồm đô thị hạt nhân, trung tâm, cần hướng mô hình tổ chức theo xu hướng phát triển đa dạng hóa cao và định hướng dịch vụ nhiều hơn; đây cũng là nơi sáng tạo, phát kiến, ươm trồng và nuôi dưỡng các doanh nghiệp mới và loại dần các ngành đã trưởng thành. Các đô thị lớn, chủ yếu tập trung vào dịch vụ, chế tạo sản phẩm hàng hóa không theo quy chuẩn, và các hoạt động nghiên cứu triển khai (R&D). Các đô thị có quy mô trung bình và nhỏ, bao gồm đô thị vệ tinh, các thị trấn, đô thị mới thành lập, cần được tổ chức ngay từ đầu theo hướng chuyên môn hóa sâu và sản xuất đại trà, quy mô lớn đối với các ngành, sản phẩm đã trưởng thành. Khi đó các ngành, các doanh nghiệp có điều kiện chia sẻ với nhau những quy trình sản xuất tương tự, hoặc sự chuyên môn hóa, sử dụng tính kinh tế nhờ chuyên môn hóa sâu theo quy trình cung cấp và tiêu thụ sản phẩm cho nhau. Thứ hai, Chính sách phát triển đô thị của thành phố cần có sự phân biệt đối với từng loại đô thị. Các chính sách phải dựa trên những đặc điểm khác nhau về lịch sử hình thành và phát triển của từng loại đô thị để thực hiện việc ưu tiên và phối hợp hợp lý. Đối với các khu vực bắt đầu đô thị hóa, mục tiêu phải là hỗ trợ sự chuyển đổi tự nhiên giữa nông thôn và thành thị. Các khu đô thị hóa ở giai đoạn giữa, sự tăng trưởng mạnh mẽ ở đô thị gây ra sự tắc nghẽn ngày càng tăng, cần có chính sách tập trung giảm sự tắc nghẽn và khoảng cách kinh tế, sử dụng tính kinh tế nhờ mạng lưới, bao gồm đầu tư cao cơ sở hạ tầng để tăng cường tính liên kết bên trong khu đô thị và khuyến khích các quyết định lựa chọn địa bàn hoạt động có hiệu quả về mặt xã hội của các đơn vị kinh tế. Đối với các khu vực đô thị hóa phát triển ở trình độ cao, điều quan trọng là các chính sách cần tập trung vào phát triển hệ thống khu dân cư sinh sống hiện đại, bảo đảm tiêu chí đô thị phát triển theo chiều cao và chiều sâu, bảo đảm vấn đề môi trường và chất lượng cuộc sống. 217
  12. Ba là, các chính sách đầu tư hướng tới quan điểm phát triển hiện đại, bền vững, đồng bộ về cấu trúc kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng. Quá trình đô thị hóa nói riêng và phát triển Hà Nội nói chung phải bảo đảm cho Hà Nội phát triển ổn định và bền vững kinh tế; trình độ dân trí và nguồn nhân lực; trình độ quản lý đô thị; dịch vụ đô thị; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội; đô thị sinh thái. Mặt khác phải chú trọng đến việc phát triển đô thị Hà Nội trong sự hợp tác phối hợp và phát triển đồng bộ với Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng sông Hồng theo tiêu chí phát triển bền vững, trong đó Hà Nội có vị trí là đô thị hạt nhân, đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy, các chính sách đô thị hóa Hà Nội phải tập trung vào xây dựng và triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên từng lĩnh vực và chương trình về xây dựng, phát triển và quản lý đô thị, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng, hình thành vành đai xanh bao quanh trung tâm đô thị hạt nhân và liên kết đô thị vệ tinh; phối hợp các tỉnh, thành phố trong vùng có kế hoạch phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch, thương mại, y tế, đào tạo, công nghiệp. Đầu tư hệ thống cung cấp nước sạch, triển khai công nghệ xử lý nước thải, chuyển xử lý rác thải theo công nghệ tiên tiến và tái chế, tái sử dụng vừa có tính phục vụ từng đô thị và cả vùng. 3.2. Một số giải pháp 3.2.1. Lựa chọn các mục tiêu phát triển phù hợp cho quá trình hội nhập quốc tế Gia nhập các tổ chức kinh tế, thương mại thế giới trong những năm qua đã đánh dấu một thời kì phát triển mới của Việt Nam nói chung cũng như Hà Nội nói riêng. Đặc biệt việc gia nhập tổ chức WTO càng cho thấy sự hội nhập sâu rộng trong mọi lĩnh vực của Việt Nam. Với những nhiệm vụ đầy cam go và trở ngại, Hà Nội sẽ phải lựa chọn trong việc đánh đổi các mục tiêu phát triển của mình để vừa tham gia thị trường quốc tế và hội nhập sâu rộng vừa tăng tỷ lệ đô thị hóa một cách bền vững. Trước đây, việc giải quyết mâu thuẫn giữa hội nhập kinh tế toàn cầu để tận dụng triệt để các cơ hội thị trường và việc phải chịu nhiều rủi ro hơn trước các biến động thị trường và suy thoái kinh tế đột biến, như các nước châu Á trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Điều đó cũng có nghĩa là sự lựa chọn tăng nhanh thu nhập ở vùng thành phố trọng điểm như Hà Nội đồng thời gia tăng sự nghèo khổ ở vùng khác, và gần nhất đó là vùng ngoại thành Thủ đô. Khoảng cách thu nhập giữa các nhóm dân cư trên địa bàn thành phố ngày một tăng lên là một minh chứng rõ nhất cho việc hội nhập quốc tế và đô thị hóa quá nhanh theo một cách tràn lan, không định hướng, không mục tiêu. Một câu hỏi đặt ra cho chính quyền các cấp đô thị là: liệu Hà Nội phải làm gì để vừa hội nhập sâu rộng với mức độ đô thị hóa cao ổn định đồng thời đảm bảo được an sinh xã hội, chất lượng tăng trưởng và đảm bảo phát triển bền vững .Cần chú trọng 218
  13. chất lượng tăng trưởng hơn là tốc độ tăng trưởng và duy trì những thành tựu đã đạt được cần phải lưu ý và xem xét nhiều hơn. Việc nâng cao hiệu quả phân bố các nguồn lực còn khá hạn hẹp trong quá trình tăng trưởng, đô thị hóa và hội nhập quốc tế cần được chú trọng đầu tiên. 3.2.2. Xây dựng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng Để phát triển được nền kinh tế thị trường, mở rộng ngoại thương với nước khác thì một trong những yếu tố nòng cốt cần phải phát triển đó chính là cơ sở hạ tầng đô thị Hà Nội. Cùng với việc khai thác tối đa và hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, cần phải tập trung các nguồn lực để đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các công trình giao thông đồng bộ, hiện đại, liên kết hợp lý các phương thức vận tải giữa đô thị và nông thôn, đáp ứng nhu cầu giao thông nội vùng, quốc gia và quốc tế cũng như giao thông nội đô. Phát triển mạng lưới giao thông cần phải phù hợp với tổng thể không gian vùng Thủ đô, đồng bộ với quy hoạch các khu hành chính, dân cư, công viên, mặt nước, vùng bảo tồn khu phố cổ… đảm bảo tính kết nối với các đô thị vệ tinh, bảo tồn phát triển các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, không gian xanh, cảnh quan đô thị. Do đó, cần ưu tiên xây dựng các vành đai giao thông đối ngoại (vành đai 4), vành đai liên kết các đô thị vệ tinh (vành đai 5), các tuyến đường vành đai xanh để kết nối các khu đô thị (giữa vành đai 3 và 4, vành đai 4 và 5), các dự án xây dựng cầu lớn qua sông Hồng cũng như các dự án về hạ tầng giao thông khác. Các giải pháp chính sách trên nhằm tận dụng lợi thế nhờ mạng lưới trong đô thị hóa. Chính sách xây dựng mạng lưới nhà ở đô thị, để bảo đảm quan điểm “dãn dân vào các đô thị mới và đô thị vệ tinh”, cần tập trung vào các hướng: (i) Điều chỉnh giảm và chấm dứt hiện tượng phát triển hệ thống nhà chung cư trong các khu trung tâm. Điều này cũng là tất yếu khách quan bởi nếu cứ chất tải mãi lên khu trung tâm, cuối cùng, chính các chủ đầu tư cũng sẽ thiệt hại bởi ùn tắc giao thông, quá tải hạ tầng là không thể tránh khỏi; (ii) Đối với các khu chung cư cũ, khi cải tạo, cần thực hiện chủ trương bảo đảm nghiêm ngặt các yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đô thị như mật độ xây dựng, tỷ lệ đất dành cho giao thông, cây xanh... từng bước hoàn thiện đô thị văn minh, hiện đại; (iii) cần khuyến khích các dự án đầu tư đồng bộ, các khu nhà cao tầng tại các khu đô thị mới và các đô thị vệ tinh để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, giảm tải cho đô thị trung tâm. 3.2.3. Đổi mới thể chế và nâng cao năng lực quản lý trong quá trình đô thị hóa Chính sách đất đai như đền bù, luật lao động về đình công, luật cư trú... cần được điều chỉnh để điều hòa được lợi ích của tất cả các bên có liên quan, không thiên lệch, theo hướng khuyến khích đầu tư và tăng trưởng và tổ chức thực hiện , giám sát một 219
  14. cách nghiêm minh, nhằm đảm đảm công bằng xã hội. Mặt khác, khung pháp luật cũng cần được xây dựng không chỉ phản ánh quá trình chuyển đổi kinh tế, mà còn phản ánh mối quan hệ đang thay đổi giữa nhà nước và xã hội, trong đó bao gồm cả khuôn khổ pháp luật cho các tổ chức xã hội dân sự để họ tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ và đảm bảo dân chủ ở cơ sở. Việc tăng cường tính thực thi và sự nhất quán của các văn bản pháp luật cũng cần được chú ý. Việc tạo điều kiện dễ dàng để các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương có thể tiếp cận với các hỗ trợ pháp lý là một hướng cải cách tư pháp. Việc nâng cao hiệu quả của bộ máy nhà nước gắn liền với việc cải cách hành chính công, trong đó cần tập trung vào tái cơ cấu tổ chức theo hướng đơn giản hóa và làm rõ chức năng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện chính phủ điện tử, cải cách quản lý và đào tạo cán bộ, công chức, nâng cao trách nhiệm và đạo đức công chức, cải cách tiền lương, phân bổ ngân sách theo kết quả. Việc nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước, vai trò phản biện xã hội, giám sát xã hội của các tổ chức xã hội dân dự và tăng cường sự tham gia của cộng đồng là rất quan trọng và nên thể chế hoác hoạt động trưng cầu dân ý. Tài liệu tham khảo 1. Antje Wiener, Thomas Diez (2009), European Integration Theory). 2. Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Nội. 3. Bộ kế hoạch và đầu tư (2012); Báo cáo kinh tế xã hội Việt Nam 10 năm. 4. Bộ Ngoại giao (2002), Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa: Vấn đề và giải pháp, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Trịnh Duy Luân, (2008)“ Tác động xã hội của hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO ở Việt Nam”. 6. Niên giám thống kê Hà nội (2014), Tổng cục thống kê- Cục thống kê Hà Nội. 7. Phạm Quốc Trụ (2010), “Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm qua và triển vọng những năm tới”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 1 (80) tháng 3/2010. 220
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2