PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI ĐÀ NẴNG<br />
<br />
ThS. Trần Phạm Huyền Trang<br />
Trường cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt Hàn<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Vai trò của sự phát triển đô thị Đà Nẵng có vị trí quan trọng. Về quan điểm<br />
phát triển đô thị, thành phố Đà Nẵng tiếp tục phát huy tối đa mối quan hệ liên kết<br />
vùng; phát triển khu đô thị trung tâm thành khu đô thị nén để tái thiết khu vực đô thị<br />
cũ; quy hoạch đô thị biển thành “khu đô thị biển”; xây dựng đô thị theo mô hình<br />
thành phố thông minh, tiện ích cao để phát triển, khai thác nền tảng công nghệ<br />
thông tin, công nghệ cao. Tất cả những việc làm này nhằm hướng đến phát triển<br />
thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị thông minh. Tuy nhiên, điều này không phải dễ<br />
dàng. Bài viết này nhằm phân tích thực trạng phát triển đô thị thông minh tại Đà<br />
Nẵng và đưa ra một số giải pháp phù hợp.<br />
Từ khóa: Công nghệ thông tin, Đô thị thông minh, Đà Nẵng<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Phát triển đô thị thông minh cho đến nay đã trở thành một xu thế tất yếu tại<br />
nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Qua thực tế triển khai, cũng như qua đánh<br />
giá của các nhà khoa học, chuyên gia, việc xây dựng đô thị thông minh ở các nước<br />
trên thế giới đã cơ bản đạt được những kết quả như mong muốn so với mục tiêu,<br />
yêu cầu đề ra như: Tăng chất lượng cuộc sống cùng các dịch vụ thiết yếu đi kèm;<br />
tăng tính hiệu quả của bộ máy hành chính; tăng tính liên kết dọc giữa các hệ thống<br />
hạ tầng kỹ thuật với nhau và hạ tầng xã hội với nhau, cũng như liên kết ngang giữa<br />
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; tăng sự tương tác trong nội bộ cộng đồng dân cư<br />
cũng như giữa cộng đồng dân cư với chính quyền; giảm chi phí; giảm thời gian chờ<br />
đợi hoặc thời gian đi lại; giảm tiêu thụ các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như<br />
lãng phí không cần thiết các nguồn lực xã hội. Minh chứng cho điều này cách đây 5<br />
năm, Hàn Quốc - một trong những quốc gia phát triển ở châu Á - có sẵn hạ tầng<br />
công nghệ thông tin phát triển mạnh đã đầu tư xây dựng và phát triển mô hình thành<br />
phố công nghệ tại nhiều thành phố lớn của nước này. Theo đó, người dân được kết<br />
nối một cách tối đa, thẻ thông minh được dùng để thanh toán cho tất cả các phương<br />
tiện giao thông công cộng, công nghệ GPS (định vị toàn cầu) kết hợp với camera hỗ<br />
trợ giám sát ở khắp mọi nơi. Cùng với đó, nước này cũng xây dựng mạng thông tin<br />
mở giữa chính quyền và người dân nhằm minh bạch thông tin. Đến nay, Hàn Quốc<br />
vẫn tiếp tục xây dựng đô thị thông minh để nâng cao chất lượng sống của người dân<br />
và mục tiêu ưu tiên là giảm ô nhiễm môi trường nhờ phát triển năng lượng sạch,<br />
<br />
179<br />
tăng diện tích cây xanh, kiểm soát lưu lượng giao thông nhờ công nghệ thông tin.<br />
Đây cũng chính là vấn đề đặt ra với các đô thị nói chung, trong đó có các thành phố<br />
tại nước ta khi mà tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh kéo theo các vấn đề ùn tắc<br />
giao thông, hạ tầng quá tải, hay ô nhiễm môi trường… Vì vậy, việc ứng dụng công<br />
nghệ thông tin hướng tới mô hình thông minh được xem là lời giải đúng cho bài<br />
toán này.<br />
Việt Nam với vị trí là một nước đang trong quá trình phát triển cũng không<br />
tránh khỏi xu thế trên. Là một trong những thành phố có tốc độ phát triển hạ tầng<br />
công nghệ thông tin và truyền thông nhanh nhất trong cả nước, 9 năm liên tục, thành<br />
phố Đà Nẵng dẫn đầu về chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin<br />
(ICT Index), đoạt giải ASEAN City năm 2015 về ứng dụng công nghệ thông tin trong<br />
khu vực công. Trong những năm qua, Đà Nẵng luôn chú trọng về vấn đề phát triển đô<br />
thị thông minh. Tuy vậy, những kết quả đó vẫn còn khiêm tốn so với các mục tiêu,<br />
yêu cầu, nội dung của một đô thị thông minh trong đó việc xây dựng đô thị thông<br />
minh vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì thế bài viết này nhằm đưa ra một số biện pháp<br />
phát triển đô thị thông minh tại Đà Nẵng.<br />
2. Cơ sở lý thuyết về đô thị thông minh<br />
Qua 20 năm hình thành và phát triển, khái niệm về đô thị thông minh đến<br />
này đã có nhiều biến thể cấp độ khác nhau theo nhu cầu và khả năng nguồn lực đầu<br />
tư, mục tiêu hướng đến ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương thực hiện. Theo PGS. TS<br />
Nguyễn Minh Hoà, ý tưởng về đô thị thông minh đầu tiên bắt đầu từ khoảng 1990<br />
bởi các chuyên gia công nghệ thông tin ở Valley Silicon (Mỹ) và thành phố<br />
Bangalore – Valley silicon của Ấn Độ. Khái niệm đô thị thông minh chính thức<br />
được sử dụng từ năm 2005 và đang dần được hoàn thiện tùy theo tình hình ứng<br />
dụng triển khai thực tế tại các quốc gia trên thế giới.<br />
Theo TS.KTS Ngô Lê Minh, đánh giá chung hiện nay, khái niệm đô thị<br />
thông minh có thể được hiểu đầy đủ là thành phố sử dụng công nghệ thông tin và<br />
truyền thông (ICT) để được thông minh hơn và hiệu quả trong việc sử dụng các<br />
nguồn lực, nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí và năng lượng, cải thiện cung cấp dịch<br />
vụ và chất lượng cuộc sống, giảm thiểu gây hại môi trường”. Ở một cấp độ cao hơn,<br />
mô hình “Đô thị bền vững thông minh” đề cập khái niệm hướng đến nâng cao chất<br />
lượng cuộc sống của người dân trên nhiều khía cạnh và qui mô khác nhau, thông<br />
qua việc cung cấp và tiếp cận với các nguồn tài nguyên nước, năng lượng, giao<br />
thông và di động, giáo dục, y tế, môi trường, quản lý chất thải, nhà ở, công ăn việc<br />
làm, và sử dụng công nghệ thông tin.<br />
Ở một cấp độ khác có lồng ghép thêm các yếu tố sinh thái và phát triển bền<br />
vững như khái niệm của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu CHLB Đức cho rằng Đô thị<br />
<br />
180<br />
thông minh là “thành phố trung tính về CO2, sử dụng năng lượng và tài nguyên có<br />
hiệu quả, thích ứng với khí hậu trong tương lai”.<br />
Như vậy, có thể thấy rõ, khái niệm đô thị thông minh là một khái niệm có<br />
tính mở. Việc lựa chọn các mục tiêu phát triển đô thị khác nhau như đô thị sinh thái,<br />
đô thị bền vững, đô thị công nghệ… trên nền tảng ứng dụng giải pháp đô thị thông<br />
minh sẽ cho ra những khái niệm mô hình Đô thị thông minh tương ứng. Việc phát<br />
triển đô thị thông minh ở mỗi quốc gia cần lựa chọn cho mình một định hướng khái<br />
niệm cụ thể trên cở sở hiểu rõ mục tiêu và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của<br />
đô thị.<br />
Ở Việt Nam, khái niệm đô thị thông minh cũng được các nhà nghiên cứu, các<br />
nhà khoa học tiếp cận và đưa ra những quan điểm riêng của mình. Tuy nhiên, là một<br />
nước đi sau về xây dựng đô thị thông minh, nên hầu hết các khái niệm về đô thị<br />
thông minh của Việt Nam đều trên cơ sở sở kế thừa hệ thống khái niệm của các nhà<br />
nghiên cứu, khoa học trên thế giới. Bên cạnh đó, căn cứ tình hình thực tiễn, mà đưa<br />
ra các nội hàm đô thị thông minh phù hợp với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đời sống kinh<br />
tế - văn hóa - xã hội của Việt Nam. Nhìn chung, khái niệm đô thị thông minh ở Việt<br />
Nam được hiểu như sau: Đô thị thông minh là đô thị hoặc khu vực cư dân ứng dụng<br />
công nghệ thông tin - truyền thông phù hợp, tin cậy, có tính đổi mới sáng tạo nhằm<br />
nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, cung cấp các dịch vụ công,<br />
phát huy các nguồn lực của đô thị có sự tham gia của người dân; nâng cao chất<br />
lượng cuộc sống và làm việc của cộng đồng; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo phát triển<br />
kinh tế; đồng thời bảo vệ môi trường trên cơ sở tăng cường liên thông, chia sẻ dữ<br />
liệu, an toàn, an ninh thông tin giữa các hệ thống và dịch vụ. Khái niệm này cũng<br />
được hiểu là đô thị thông minh phát triển bền vững.<br />
3. Tình hình phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam<br />
Đô thị thông minh đang là một xu thế phát triển mới của thực tế phát triển đô<br />
thị ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các bộ, ngành, địa phương cũng như cộng<br />
đồng doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong xã hội đã có nhiều nỗ lực trong<br />
việc tổ chức nghiên cứu, khai thác, ứng dụng phát triển đô thị thông minh ở nhiều<br />
cấp độ khác nhau: Từ năm 2015, TP Đà Nẵng đã sớm phê duyệt Đề án xây dựng<br />
thành phố thông minh hơn và tổ chức triển khai thực hiện trên toàn thành phố. Tỉnh<br />
Bình Dương đã chủ động hợp tác với đối tác Hà Lan triển khai xây dựng đô thị<br />
thông minh áp dụng mô hình 3 nhà - Triple Helix (nhà nước - nhà trường - doanh<br />
nghiệp). Trên cả nước hiện đã có gần 30 địa phương ký kết biên bản hợp tác với các<br />
đối tác là các tập đoàn công nghệ viễn thông lớn như VNPT, Viettel để xây dựng<br />
Đề án đô thị thông minh, trong đó nhiều địa phương đã phê duyệt và tổ chức thực<br />
hiện như: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, TP Hồ Chí Minh, TP Cần Thơ, huyện<br />
<br />
<br />
181<br />
Phú Quốc. Các tập đoàn, tổng công ty viễn thông, công nghệ thông tin (VNPT,<br />
Viettel, FPT, CMC,...) đã đẩy mạnh thành lập các đơn vị chuyên sâu về đô thị thông<br />
minh, nghiên cứu làm chủ và phát triển, ứng dụng các công nghệ, giải pháp về đô<br />
thị thông minh. Trong xã hội, việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng công nghệ<br />
thông tin, đặc biệt là ứng dụng trên mạng xã hội đang dần trở nên khá phổ biến và<br />
rất đa dạng, thu hút đông đảo các thành viên tham gia. Chính sự tương tác này cũng<br />
hỗ trợ cho chính quyền các địa phương trong phát triển đô thị thông minh.<br />
4. Tình hình phát triển đô thị thông minh tại thành phố Đà Nẵng<br />
Từ năm 2012, lãnh đạo thành phố đã định hướng phát Đà Nẵng thành một<br />
thành phố thông minh và đã ký hợp tác với tập đoàn công nghệ IBM để nghiên cứu<br />
triển khai. Năm 2014, Đà Nẵng đã triển khai đề án xây dựng thành phố thông minh,<br />
tập trung 5 lĩnh vực: giao thông, cấp nước, thoát nước, kiểm soát an toàn vệ sinh<br />
thực phẩm và xây dựng thành phố kết nối.<br />
Tháng 7-2014, Đà Nẵng chính thức khai trương và đưa vào vận hành hệ thống<br />
thông tin chính quyền điện tử. Trong 9 năm liên tiếp từ 2009 đến 2017, Đà Nẵng dẫn<br />
đầu cả nước trong bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển công nghệ<br />
thông tin Việt Nam, đoạt giải ASEAN City năm 2015 về ứng dụng công nghệ thông tin<br />
trong khu vực công. Đến nay, Đà Nẵng đã ký kết hợp tác chuyển giao mô hình chính<br />
quyền điện tử với 19 tỉnh, thành phố trong cả nước. Sự phát triển đô thị thông minh ở<br />
Đà Nẵng trong thời gian qua được thể hiện trong các lĩnh vực dưới đây:<br />
- Xây dựng chính quyền điện tử: Thành phố Đà Nẵng là một trong những địa<br />
phương đi đầu trong việc xây dựng chính quyền điện tử. Cụ thể, Đà Nẵng đã xây<br />
dựng hạ tầng mạng cáp quang đi ngầm dài gần 300km, hỗ trợ băng thông lên tới 20<br />
Gbps, kết nối tất cả cơ quan nhà nước từ thành phố xuống tận cơ sở. Thành phố<br />
cũng xây dựng Trung tâm dữ liệu Đà Nẵng với dung lượng lưu trữ 100 Terabite, kết<br />
nối với mạng đô thị để cung cấp các ứng dụng và dịch vụ chính quyền điện tử cho<br />
cán bộ nhà nước và công dân. Mạng lưới wifi công cộng miễn phí bao phủ nội đô<br />
với 430 điểm phát sóng, băng thông đạt 1Gbps, trung bình 20.000 lượt người sử<br />
dụng/ngày. Việc xây dựng hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng, tổng đài hệ<br />
đặc biệt (Hệ 1) phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà Nước; Thiết kế và triển khai đầu tư<br />
mạng viễn thông công nghệ thông tin tại Trung tâm hành chính thành phố để phục<br />
vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin của UBND thành phố<br />
và các sở ban ngành; Triển khai hạ tầng, cung cấp dịch vụ với chất lượng tốt nhất,<br />
an toàn và bảo mật nhất cho các sự kiện như Đại hội thể thao bãi biển châu Á (ABG<br />
5), giải chạy Marathon thế giới…<br />
- Trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, nhằm mang lại hiệu quả trong công tác<br />
quản lý của nhà trường và hoạt động giảng dạy của giáo viên, VnEdu đang được<br />
<br />
182<br />
94% trường THPT, 77,3% trường THCS và 40% trường tiểu học trên địa bàn tin<br />
tưởng sử dụng. Hiện tại, VNPT đã nâng cấp, xây dựng thành công hệ thống giáo<br />
dục thông minh và đang từng bước áp dụng cho các trường đang sử dụng hệ thống<br />
VnEdu… Ngoài ra, các trường cũng đã đẩy mạnh việc thiết kế và đưa vào sử dụng<br />
bài giảng điện tử e-Learning và thường xuyên khai thác kho bài giảng e-Learning<br />
của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ http://elearning.moet.edu.vn. Tiếp tục chỉ<br />
đạo các trường học tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương<br />
pháp dạy và học theo hướng giáo viên chủ động tích hợp công nghệ thông tin vào<br />
từng môn học để nâng cao hiệu quả bài giảng, sử dụng phần mềm trình chiếu, kết<br />
hợp các phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học. Nhìn chung,<br />
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục - đào tạo của thành phố trong<br />
những năm qua luôn được quan tâm đẩy mạnh và đạt được những kết quả thiết thực,<br />
trong đó nổi bật là nâng cao chất lượng dạy và học, giảm thủ tục hành chính, thuận<br />
lợi trong công tác quản lý cơ sở dữ liệu học sinh, trao đổi giữa phụ huynh và nhà<br />
trường, hạn chế tiêu cực.<br />
- Trong cung cấp dịch vụ công: Biên lai điện tử trong thanh toán phí dịch vụ<br />
công cho các sở/ban/ngành, các cấp chính quyền có sử dụng biên lai, triển khai<br />
thành công hệ thống HĐND điện tử (iPC) cho HĐND TP Đà Nẵng.<br />
- Trong lĩnh vực giao thông: Đà Nẵng hiện nay, tốc độ phát triển hệ thống<br />
giao thông vận tải đô thị rất cao. Chủng loại phương tiện cũng ngày càng đa dạng và<br />
phong phú hơn. Hệ thống cơ sở vật chất cho giao thông cũng có nhiều thay đổi.<br />
Toàn bộ hệ thống đường sá, cầu, cống đã liên tục được nâng cấp, tại các ngã ba, ngã<br />
tư, các nút giao thông đã được trang bị hệ thống đèn hiệu, dải phân luồng. Nhiều<br />
tuyến đường nhỏ tiếp tục được quy hoạch, mở rộng hợp lý, đạt yêu cầu về tiêu<br />
chuẩn chất lượng, đảm bảo phục vụ tốt cho các hoạt động lưu thông. Tuy nhiên, tỷ<br />
lệ đất dành cho giao thông còn chiếm tỷ lệ rất ít so với đất xây dựng và đất sử dụng<br />
mục đích khác (chỉ khoảng 5%), trong khi phương tiện giao thông phát triển ngày<br />
càng nhanh, nhất là phương tiện ô tô, đã tạo nên những thách thức lớn trong việc<br />
quy hoạch, quản lý và giải bải toán ùn tắc giao thông. Trong lĩnh vực này, hệ thống<br />
thu thập, phân tích thông tin từ camera giao thông, phục vụ công tác phân tích, theo<br />
dõi, giám sát giao thông; Góp phần xây dựng hệ thống giao thông thông minh (ITS)<br />
của thành phố. Hệ thống hạ tầng cống bể, mạng truyền dẫn cũng đã được đầu tư xây<br />
dựng với 35,6 km cống bể cáp quang thuộc 37 tuyến đường trên địa bàn thành phố<br />
phục vụ truyền dẫn, kết nối dữ liệu hệ thống camera giám sát, xử lý vi phạm và hệ<br />
thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông về Trung tâm Điều hành đèn tín hiệu giao<br />
thông và vận tải công cộng và phòng Cảnh sát giao thông – Công an thành phố phục<br />
vụ công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hệ thống giám sát hành trình phương<br />
tiện vận tải đã lắp đặt cho tất cả các xe buýt hiện đang vận hành.<br />
<br />
<br />
183<br />
- Trong lĩnh vực an ninh công cộng, xây dựng giải pháp và triển khai ứng<br />
dụng công nghệ thông tin tích hợp các hệ thống camera, hệ thống cảm biến, báo<br />
cháy… phân tích, cảnh báo thông minh phục vụ trung tâm thông tin chỉ huy giám<br />
sát, tiếp nhận các thông tin khẩn cấp về an ninh trật tự cứu nạn cứu hộ và chữa cháy.<br />
Trong lĩnh vực du lịch, triển khai hệ thống Thẻ du lịch thông minh, xây dựng phần<br />
mềm quản lý báo cáo và thu thập số liệu cho ngành du lịch…<br />
- Trong lĩnh vực Y tế, hệ thống phần mềm quản lý khám và chữa bệnh<br />
VNPT-HIS đã được triển khai tại nhiều bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn TP.<br />
Đà Nẵng từ năm 2016, giúp các bệnh viện rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, lưu<br />
trữ hồ sơ, thanh toán bảo hiểm y tế, đảm bảo dữ liệu khám chữa bệnh tại bệnh viện<br />
được đồng bộ với Cổng giám định Bảo hiểm xã hội và cung cấp thông tin đầy đủ<br />
lên Cổng dữ liệu Bộ Y Tế. Hiện nay, các Trung tâm Y tế trên địa bàn thành phố đã<br />
triển khai phần mềm quản lý tích hợp nhiều tính năng đáp ứng nghiệp vụ khám<br />
chữa bệnh như: Nhập hồ sơ, quản lý hồ sơ khám và chữa bệnh nội trú, ngoại trú;<br />
quản lý các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh; quản lý dược; nghiệp vụ quản lý<br />
hành chính (khoa phòng, nhân viên…), cho phép thực hiện thanh toán và liên thông<br />
bảo hiểm y tế, thanh toán viện phí; quản lý báo cáo, thống kê. Phần mềm ứng dụng đã<br />
giúp bệnh viện dữ liệu hóa được hồ sơ bệnh nhân ngay từ khi tiếp đón, đến việc khám<br />
chữa bệnh, quản lý khoa phòng. Đặc biệt, phần mềm mang lại lợi ích lớn cho người<br />
bệnh, việc thanh toán bảo hiểm y tế được công khai, minh bạch và tiết kiệm được thời<br />
gian. Công tác quản lý, điều hành khám chữa bệnh, hiệu quả công việc của đơn vị<br />
được nâng cao rõ rệt, giảm chi phí dành cho văn phòng phẩm và tránh thất thoát<br />
thuốc, vì mọi chỉ định điều trị, bảng kê thuốc điều trị cho từng bệnh nhân đảm bảo<br />
tính thống nhất về số liệu. Tất cả hồ sơ bệnh nhân khi đến khám đều được dữ liệu<br />
hóa, đảm bảo dữ liệu đầu vào và đầu ra thông suốt, liên thông từ đơn vị đến sở Y tế,<br />
Bảo hiểm xã hội thành phố. Việc lưu trữ dữ liệu hiệu quả, chính xác, tạo điều kiện<br />
thuận tiện khi tra cứu, đảm bảo công tác thống kê, báo cáo chuyên môn cũng như<br />
minh bạch thông tin tài chính trong hoạt động khám và điều trị.<br />
- Đồng thời, Đà Nẵng đã triển khai giám sát nguồn nước tự động như về tiêu<br />
chuẩn nước uống để báo cáo về trung tâm xử lý khi cần thiết, giám sát hệ thống<br />
nguồn nước thải cảnh báo sớm chỉ số gây ô nhiễm để xử lý khi cần thiết.<br />
Bên cạnh đó là, triển khai cơ sở dữ liệu và hỗ trợ người dân tra cứu các cơ<br />
quan đạt chuẩn về an toàn thực phẩm và đang triển khai phần mềm quản lý an toàn<br />
thực phẩm, sắp tới tổ chức dán tem an toàn thực phẩm cho sản phẩm không bao gói.<br />
5. Một số giải pháp nhằm phát triển đô thị thông minh tại Đà Nẵng<br />
Trước hết, lãnh đạo thành phố cần một có một mục tiêu và chiến lược dài<br />
hạn khi xây dựng một thành phố thông minh. Thiết lập tầm nhìn phù hợp với tình<br />
<br />
184<br />
hình đặc điểm kinh tế, xã hội, nguồn lực của địa phương, phải khoa học và thực tế,<br />
dựa trên khung kiến trúc ICT của thành phố; xây dựng lộ trình thực hiện một cách<br />
rõ ràng, hiệu quả; thành lập các lớp chỉ đạo, quản lý, điều hành việc ứng dụng công<br />
nghệ thông tin, xây dựng đô thị thông minh; có cơ chế khuyến khích đầu tư, hợp tác<br />
giữa nhà nước và doanh nghiệp, huy động sự tham gia mọi thành phần, tổ chức, cá<br />
nhân của xã hội trong việc xây dựng đô thị thông minh.<br />
Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh công tác truyền<br />
thông, giáo dục để từng bước hình thành những công dân thông minh, cộng đồng<br />
thông minh. Người dân, cộng đồng phải tham gia hiệu quả trong quản lý thành phố<br />
và đưa ra quyết định bằng cách sử dụng hệ thống thông tin điện tử, nâng cao trí tuệ<br />
tập thể, hình thành các thể chế thành phố thông qua môi trường mạng Internet, nhấn<br />
mạnh vào sự tham gia của người dân và đồng sáng tạo các giá trị.<br />
Thứ ba, phải có chính sách, qui định sử dụng cơ sở hạ tầng, tài nguyên<br />
hiệu quả hơn (hạ tầng giao thông, môi trường, năng lượng, du lịch, xây dựng và<br />
các tài nguyên khác) thông qua việc phân tích số liệu và ứng dụng tối đa công<br />
nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội và<br />
văn hóa lành mạnh.<br />
Thứ tư, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin trên địa bàn thành<br />
phố, trong đó phải đảm bảo tất cả các cơ quan, đơn vị phải sử dụng công nghệ<br />
thông tin làm công cụ chính trong các hoạt động quản lý, điều hành, cung cấp dịch vụ<br />
công. Xây dựng khung kiến trúc công nghệ thông tin phù hợp với tình hình đặc điểm<br />
của địa phương và thành phố, có sự tham vấn của các công ty công nghệ thông tin uy<br />
tín. Đẩy mạnh ứng dụng các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại trong công tác quản<br />
lý xã hội như đảm bảo giao thông, bảo vệ môi trường, quản lý dữ liệu dân cư, thông<br />
tin địa lý, cây xanh, cảnh báo thiên tai…v.v. Dành ngân sách thích đáng cho việc đầu<br />
tư ứng dụng công nghệ thông tin, có cơ chế hợp tác theo mô hình công tư một cách<br />
có hiệu quả. Mở rộng và hoàn thiện hệ thống kết nối không dây công cộng với công<br />
nghệ tiên tiến, tính ổn định cao, chất lượng dịch vụ tốt đảm bảo yêu cầu về an ninh<br />
thông tin để cán bộ, công chức, viên chức của thành phố, doanh nghiệp và người dân<br />
dễ dàng truy cập internet và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.<br />
Thứ năm, phải không ngừng học hỏi, thích ứng và đổi mới (đặc biệt là khoa<br />
học và công nghệ) để có khả năng đáp ứng hiệu quả hơn và nhanh chóng thay đổi<br />
hoàn cảnh bằng cách cải thiện trí thông minh của thành phố.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Hoàng Phương (2019), Phát triển đô thị thông minh - kinh nghiệm và lộ trình<br />
thực hiện, (http://redsvn.net/phat-trien-thi-thong-minh-kinh-nghiem-va-lo-<br />
trinh-thuc-hien2/)<br />
<br />
185<br />
2. ICTnews (2018), Phác thảo mô hình thành phố thông minh của Việt Nam<br />
trong tương lai, http://smartcity.vinasa.org.vn/vi/phac-thao-mo-hinh-thanh-<br />
pho-thong-minh-cua-viet-nam-trong-tuong-lai.<br />
3. Nguyễn Trung Thành (2018), Chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực<br />
tiễn quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng.<br />
4. Sở thông tin và truyền thông Đà Nẵng (2014), Đề án xây dựng thành phố<br />
thông minh hơn tại Đà Nẵng. (https://tttt.danang.gov.vn/web/guest).<br />
5. Trần Hoàng Giang (2018), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây<br />
dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí khoa học và công<br />
nghệ Đà Nẵng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
186<br />