intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

77
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết tập trung trình bày kết quả đánh giá thực trạng về đội ngũ giáo viên (GV) và cán bộ quản lý (CBQL), thực trạng công tác đào tạo, đào tạo lại, sắp xếp hệ thống các trường sư phạm, xây dựng trường đại học sư phạm trọng điểm, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo GV cho các trường sư phạm. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo

  1. PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐÀO TẠO PGS.TS. Phạm Văn Thuần1 TS. Đỗ Thị Thu Hằng2 PGS.TS. Dương Thị Hoàng Yến3 Tóm tắt Thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, nhóm nghiên cứu của đề tài đã tiến hành đánh giá thực trạng chín nhiệm vụ giải pháp, trong đó có giải pháp về Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thành công công cuộc đổi mới giáo dục của đất nước. Bài viết tập trung trình bày kết quả đánh giá thực trạng về đội ngũ giáo viên (GV) và cán bộ quản lý (CBQL), thực trạng công tác đào tạo, đào tạo lại, sắp xếp hệ thống các trường sư phạm, xây dựng trường đại học sư phạm trọng điểm, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo GV cho các trường sư phạm. Từ khóa: Đội ngũ giáo viên; Cán bộ quản lý; Đổi mới giáo dục. 1. Thực trạng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở Việt Nam Về cơ bản, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học đã đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo (tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đối với mầm non là 96,6%, tiểu học là 99,7%, trung học cơ sở là 99,0%, trung học phổ thông là 99,6%, đại học là 82,7% [1]), tạo tiền đề để Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất nâng chuẩn trình độ đào tạo cho giáo viên trong sửa đổi Luật Giáo dục. Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên có lòng yêu nghề, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có ý chí vươn lên, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Năng lực sư phạm của phần lớn nhà giáo được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã tham mưu tích cực và hiệu quả cho cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp trong việc xây dựng các chính sách cán bộ, giáo viên, học sinh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương. Tính đến thời điểm ngày 15/8/2018, số lượng đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông hiện có như sau: Toàn quốc có 1.161.143 giáo viên mầm non, phổ thông (công lập 858.772, ngoài công lập 23.691). Trong đó, mầm non 309.770 (công lập 262.155, ngoài công lập 47.615); 1, 2, 3 Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội; Điện thoại: 0989980866; Email: dhyen1973@gmail.com.
  2. 434 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN tiểu học: 395.848 (công lập 390.873, ngoài công lập 4.975); trung học cơ sở (THCS): 305.815 (công lập 300.990, ngoài công lập 4825); trung học phổ thông (THPT): 149.710 (công lập 135.819, ngoài công lập 13.891) [2]. Tỷ lệ giáo viên/lớp toàn quốc như sau: nhóm trẻ: 1,77 GV/lớp (thấp hơn so với định mức quy định là 0,73 GV/lớp), mẫu giáo: 1,68 GV/lớp (thấp hơn so với định mức quy định là 0,52 GV/lớp); Tiểu học: 1,43 GV/lớp (so với định mức quy định giáo viên tiểu học còn thiếu chủ yếu ở các môn ngoại ngữ, tin học); THCS: 1,99 GV/lớp (so với định mức quy định, giáo viên THCS về cơ bản đủ tuy nhiên vẫn thừa thiếu cục bộ); THPT: 2,25 GV/lớp (so với định mức quy định giáo viên THPT về cơ bản đủ). Tổng số cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông: 103.432 người (mầm non: 37.589, tiểu học: 34.635, THCS: 23.808, THPT: 7400). Số lượng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông được các địa phương giao thêm để tuyển mới cho năm học 2018-2019: 34.242 biên chế (mầm non: 13.939 biên chế; tiểu học: 10.538 biên chế; THCS: 7109 biên chế; THPT: 2656 biên chế). Toàn quốc có 28 tỉnh không được giao thêm biên chế để tuyển mới giáo viên cho năm học 2018-2019 [3]. So với nhu cầu sử dụng theo định mức quy định, số giáo viên còn thiếu sau khi đã được giao thêm biên chế để tuyển dụng là: 75.730 người (mầm non: 43.732 người; tiểu học: 18.953 người; THCS: 10.143 người (GV THCS thừa thiếu cục bộ ở trong một tỉnh và giữa các tỉnh/thành phố với nhau; đến thời điểm hiện tại toàn quốc vẫn thừa 12.165 giáo viên THCS), THPT: 3161 người). Toàn quốc chỉ có 2/63 tỉnh/thành phố không thiếu giáo viên (Đà Nẵng, Đồng Nai); 21 tỉnh thiếu nhiều giáo viên (thiếu trên 1 nghìn trở lên), đặc biệt là thiếu giáo viên mầm non, tiểu học; Hà Nội là địa phương thiếu nhiều giáo viên nhất 12.681 giáo viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên theo Luật Viên chức, góp phần phát triển và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã tăng mạnh về số lượng, chất lượng và ngày càng đồng bộ về cơ cấu trong 5 năm qua, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục của đất nước. Sự bất hợp lý trong cơ cấu đội ngũ nhà giáo theo cấp, bậc học, theo chuyên môn, ngành nghề và vùng miền ở những năm đầu thực hiện Nghị quyết đã dần được khắc phục. Như vậy có thể thấy, đội ngũ giáo viên cho đến nay còn thiếu nhiều về số lượng ở các cấp học. Do những chính sách quy định hiện hành, mặc dù số lượng GV còn thiếu nhưng số lượng sinh viên sư phạm ra trường không tìm được việc làm đúng nghề chiếm tỷ lệ rất cao. 2. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo, đào tạo lại, sắp xếp hệ thống các trường sư phạm, xây dựng trường đại học sư phạm trọng điểm Sau khi có những chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/ TW, các địa phương tích cực triển khai thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông
  3. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 435 giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 [4]. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp được các địa phương quan tâm triển khai thông qua các hình thức khác nhau. Một số địa phương thực hiện các giải pháp liên kết với các cơ sở uy tín ở nước ngoài trong công tác bồi dưỡng đội ngũ; tổ chức các hoạt động hoạt động sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng giáo viên thông qua nghiên cứu bài học. Công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, phổ thông đã được chú trọng, nhiều sở giáo dục và đào tạo đã tích cực chủ động phối hợp tốt với các cơ sở đào tạo giáo viên trong công tác xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng đội ngũ; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ở nước ngoài tiếp tục được quan tâm đầu tư thông qua các đề án đào tạo bằng ngân sách nhà nước, học bổng Hiệp định và các chương trình học bổng khác, trong đó, hầu hết số tiến sĩ này là giảng viên các trường đại học, cao đẳng, đóng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng viên của Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018- 2030; đã ban hành văn bản quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng theo định hướng cập nhật, đáp ứng yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới; xây dựng khung năng lực giáo viên phổ thông các môn học đặc thù; xây dựng chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm; xây dựng tiêu chuẩn và quy trình lựa chọn giảng viên sư phạm chủ chốt, giáo viên và cán bộ quản lý trường phổ thông cốt cán; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý với trường sư phạm và trường phổ thông trong bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; nghiên cứu các nội dung cần thiết để đề xuất sửa đổi các nội dung về nhà giáo trong quá trình sửa Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học; rà soát, sửa đổi, bổ sung chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông theo chuẩn. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rà soát mạng lưới, quy mô và phương thức đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên; triển khai Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP); khảo sát nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương làm căn cứ xác định chỉ tiêu các ngành đào tạo giáo viên, nâng cao chất lượng đầu vào đối với ngành sư phạm. Các trường sư phạm đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và xây dựng mới 50 chương trình đào tạo. Các trường/ khoa sư phạm là đơn vị chủ đạo trong công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho các ngành nghề khác. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên dựa theo chuẩn nghề nghiệp được các địa phương quan tâm, triển khai thông qua nhiều hình thức khác nhau. Nhiều sở GDĐT đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên, một số sở đã liên kết với các cơ sở uy tín ở nước ngoài để bồi dưỡng đội ngũ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ở nước ngoài tiếp tục được đầu tư thông qua
  4. 436 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN các đề án đào tạo bằng ngân sách nhà nước, học bổng Hiệp định và các chương trình học bổng khác. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng mạnh về số lượng, chất lượng và sự đồng bộ cơ cấu trong 5 năm qua, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục đất nước. Sự bất hợp lý trong cơ cấu đội ngũ nhà giáo theo cấp học, chuyên môn, ngành nghề và vùng miền đã dần được khắc phục. Về cơ bản, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đều đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo, cụ thể bảng 1.1. Bảng 1.1. Số lượng giáo viên 1. Số lượng giáo viên năm học 2017-2018 Giáo viên, giảng viên Cấp học Công lập Tổng số Ngoài công lập Hợp đồng làm việc (biên chế) Hợp đồng lao động Mầm non 316.616 154.455 114.546 47.615 Tiểu học 402.073 367.803 29.295 4.975 THCS 315.778 288.670 22.283 4.825 THPT 164.612 133.072 17.649 13.891 Cao đẳng 24.260 20.309 3.951 Đại học 69.591 55.401 14.190 Cộng 1.292.930 1.019.710 183.773 89.447 2. Số lượng, trình độ giảng viên từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2017-2018 2016-2017 (cả đại học 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 và CĐSP) Năm học Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) (người) (người) (người) (người) (người) Giảng Tăng Tăng Tăng Tăng 61.674 65.206 65.664 69.591 6,0 76.285 viên 3,3 5,7 0,7 9,6 14,4 14,8 15,9 19,5 21,8 9.653 Tiến sĩ 8.869 Tăng Tăng 10.424 Tăng 13.598 Tăng 16631 Tăng 4,1 8,8 7,9 30 22,3 Thạc sĩ 28.987 47,0 34.152 52,4 37.090 56,5 40.426 58,1 45314 59,4 Trình độ 23.818 38,6 21.401 32,8 18.150 27,6 15.567 22,4 14.205 18,6 khác 3. Số lượng giáo viên trong biên chế và hợp đồng lao động Giáo viên, giảng viên Cấp học Công lập Tổng số Ngoài công lập Hợp đồng làm việc (biên chế) Hợp đồng lao động Mầm non 316.616 154.455 114.546 47.615 Tiểu học 402.073 367.803 29.295 4.975 THCS 315.778 288.670 22.283 4.825 THPT 164.612 133.072 17.649 13.891 Cao đẳng 24.260 20.309 3.951 Đại học 69.591 55.401 14.190
  5. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 437 Giáo viên, giảng viên Cấp học Công lập Tổng số Ngoài công lập Hợp đồng làm việc (biên chế) Hợp đồng lao động Cộng 1.292.930 1.019.710 183.773 89.447 Nguồn: Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018 Nguồn: Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018 Biểu đồ 1.1: Số lượng giáo viên mầm non, phổ thông, đại học đạt chuẩn, trên chuẩn và chưa đạt chuẩn tính đến năm học 2017 – 2018 Quốc hội đã ban hành Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019, trong đó sửa đổi, bổ sung các quy định trong chương nhà giáo để tiếp tục khẳng định rõ vị thế của nhà giáo; Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chuẩn nghề nghiệp và chuẩn hiệu trưởng theo định hướng của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XII, đáp ứng yêu cầu của GDĐT trong giai đoạn mới; xây dựng khung năng lực giáo viên phổ thông các môn học đặc thù; xây dựng chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm. Bộ cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT giai đoạn 2018- 2030. Có thể nói, các căn cứ pháp lý cho việc phát triển đội ngũ giáo viên ngày càng hoàn thiện, yêu cầu mang tính chuẩn hóa là căn cứ để các trường sư phạm đào tạo và bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục. 3. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách đãi ngộ, tôn vinh và thu hút đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Hiện nay nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công lập được hưởng các chế độ, chính sách theo các quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Ngoài lương được hưởng theo quy định trên, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn được hưởng thêm 2 (hai) loại phụ cấp đó là: Phụ cấp ưu đãi (với các mức từ 25% đến 70%); phụ cấp thâm
  6. 438 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN niên (được tính gia tăng theo thời gian công tác). Theo khảo sát, đánh giá gần đây cho thấy, phụ cấp ưu đãi bình quân toàn ngành khoảng 36%, phụ cấp thâm niên toàn ngành khoảng 18%. Như vậy, thu nhập bình quân tăng thêm giáo viên toàn ngành khoảng 54% (cao hơn đối với những công chức hành chính chỉ có phụ cấp công vụ 25%, nhưng mức lương và phụ cấp này đang thấp hơn mức lương và phụ cấp của một số ngành như: Công chức Thanh tra có phụ cấp thâm niên (như giáo viên), phụ cấp ưu đãi (15%; 20%; 25%) và phụ cấp công vụ (25%), Công chức chuyên trách Đảng, Đoàn thể chính trị xã hội có 25% phụ cấp công vụ và 30% phụ cấp chuyên trách. Tại các tỉnh miền núi, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở các trường phổ thông Dân tộc nội trú, phổ thông Dân tộc bán trú được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung. Giáo viên dạy lớp ghép ở tiểu học được hưởng phụ cấp dạy lớp ghép từ 50% - 75%. Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung. Ngoài ra, tùy theo điều kiện cụ thể, một số địa phương cũng có chính sách riêng đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã quan tâm nâng mức thu nhập cho giáo viên như: Phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên nghề, mở rộng tiêu chuẩn, tiêu chí nâng lương trước thời hạn cho giáo viên, nhân viên,... điều đó đã góp phần nâng cao đời sống của giáo viên nhưng thực tế lương nhà giáo chưa đúng với chủ trương của Đảng nêu tại Nghị quyết TW 2 khóa VIII và Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo và cũng chưa thực sự đảm bảo được đời sống so với biến động về giá hàng hóa và tình hình kinh tế xã hội hiện nay. Với chính sách lương như hiện hành khó thu hút được người tài vào làm việc trong các cơ sở giáo dục, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo hoặc có người tài nhưng họ chưa toàn tâm, toàn ý tập trung vào thực thi nhiệm vụ công vụ, dẫn đến tình trạng chất lượng công việc có phần bị hạn chế. Chưa góp phần thu hút, giữ chân người tài vào ngành sư phạm. Thực tế có rất nhiều người tâm huyết với nghề dạy học, thậm chí mong muốn đóng góp công việc chung của đất nước, tuy nhiên, với mức lương như hiện nay khiến họ chưa yên tâm công hiến cho Ngành. Chưa duy trì nghiêm được tính kỷ luật, thứ bậc và không tạo được tính cạnh tranh trong đội ngũ cán bộ, công chức, nhà giáo. Các chế độ chính sách về lương cũng như các khoản thu nhập khác có tác động rất lớn đến cơ cấu, chất lượng chuyên môn; nếu mức thu nhập đảm bảo đời sống thì sẽ yên tâm công tác, đi sâu vào phát triển chuyên môn, và ngược lại sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu và chất lượng giáo dục. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 27- NQ/TW ngày 21/5/2018 [7] về cải cách chính sách tiền lương, trong đó có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Thực hiện Nghị quyết này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu đề xuất hệ thống thang bảng lương riêng được xác định theo các vị trí việc làm, trả lương trên cơ sở mức độ phức tạp và chất lượng hiệu quả của công việc. Trong đó lương nhà giáo được thực hiện đúng chủ trương của Đảng được nêu tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI [8].
  7. Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 439 Bên cạnh đó, hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương và các cơ sở giáo dục tổ chức hoạt động, chương trình tri ân, tôn vinh nhà giáo có những cống hiến xuất sắc và tâm huyết với ngành giáo dục. Đồng thời, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức tôn vinh, tri ân các nhà giáo công tác ở những vùng đặc biệt khó khăn và các nhà giáo đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu. 4. Các giải pháp phát triển đội ngũ GV đáp ứng đổi mới giáo dục Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai các chính sách, chế độ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã được đề xuất với Chính phủ ban hành nhằm thu hút học sinh thi vào các trường sư phạm, như: Đào tạo trình độ tiến sĩ theo Đề án 911; miễn học phí đối với sinh viên sư phạm; chế độ phụ cấp đứng lớp đối với nhà giáo; chính sách thâm niên cho nhà giáo đang giảng dạy; ban hành các thông tư về tiêu chuẩn chức danh nhà giáo; chế độ ưu đãi đối với các nhà giáo dạy ở vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn… Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu, phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan đề xuất với Chính phủ thực hiện những giải pháp để nâng cao đời sống đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, qua đó thu hút nhân tài và khuyến khích các em học sinh giỏi thi vào các trường sư phạm. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để giáo viên cũng như học sinh có điều kiện áp dụng các phương pháp dạy, học hiện đại gắn với nhu cầu phát triển phẩm chất, năng lực người học. Tổ chức và tìm hướng đi phù hợp cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo hướng bồi dưỡng trúng những nội dung, kỹ năng mà giáo viên đang cần. Để làm được điều này, các nhà trường, các cấp quản lý cần khảo sát được nhu cầu bồi dưỡng một cách cụ thể đối với từng giáo viên. Cần nghiên cứu ban hành chính sách, xây dựng cơ chế để nhà trường được chủ động trong tuyển dụng và sa thải giáo viên. Có chính sách hữu hiệu thu hút học sinh giỏi vào học các trường sư phạm thông qua các hỗ trợ về mặt tài chính cũng như cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Như vậy, hiện nay việc phát triển đội ngũ giáo viên ở nước ta còn nhiều bất cập. Xét trên tổng thể, số lượng giáo viên ở bậc học phổ thông vừa thiếu vừa thừa; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở các trường sư phạm chưa thực sự quy hoạch phù hợp với nhu cầu phát triển về số lượng cũng như chất lượng giáo viên; các chính sách cho việc thu hút người giỏi thi vào các trường sư phạm chưa có; các giải pháp về chính sách phát triển giáo viên chưa đồng bộ… Do vậy, để giải quyết được vấn đề nêu trên, các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương cần thực hiện đầy đủ các chủ trương của Đảng và quy định nhà nước trong việc thực hiện đổi mới giáo dục. Có như vậy sự nghiệp giáo dục của Việt Nam mới có thể đạt được mục tiêu giáo dục, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
  8. 440 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Tài liệu tham khảo [1] https://baotintuc.vn/giao-duc/boi-duong-giao-vien-yeu-to-then-chot-quyet-dinh- thanh-cong-cua-giao-duc-20190124132830253.htm. Tài ngày 8/10/2019. [2] https://baomoi.com/tinh-trang-thua-thieu-giao-vien-trach-nhiem-cua-ai/c/28150018.epi. [3] https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/28-tinh-khong-duoc-giao-them-bien-che- de-tuyen-moi-giao-vien-20180930070310898.htm. [4] Chính phủ Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ. [5] Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. [6] Quốc hội, Luật Giáo dục, số 43/2019/ QH14 ngày 14/6/2019. [7] Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII. [8] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này là Sản phẩm của đề tài“Cơ sở khoa học của việc đề xuất hệ thống giải pháp thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 44/NQ-CP” (Mã số KHGD/16-20.ĐT.005)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2