Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
124(10): 13 - 18<br />
<br />
PHÁT TRIỂN HỒNG GIA THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ<br />
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA<br />
Nguyễn Thị Thu Hương1, Đỗ Thị Bắc2*, Nguyễn Thị Ngọc Dung2<br />
2Trường<br />
<br />
1Trường Đại học Hùng Vương<br />
Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Phát triển hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa là hướng đi tích cực, chủ<br />
động nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về sản phẩm nông nghiệp có tính đặc trưng cao của địa<br />
phương. Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động để phát triển gặp nhiều khó khăn như điều kiện<br />
đất đai manh mún, diện tích trồng phân tán chủ yếu ở quy mô hộ gia đình. Nhận thức của người<br />
dân hạn chế nên trở ngại lớn cho việc ứng dụng khoa học công nghệ mới cho việc trồng, chăm sóc,<br />
phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản, chế biến sản phẩm. Ngành hàng hồng Gia Thanh chưa<br />
phát triển, các mối quan hệ giữa các tác nhân còn lỏng lẻo, chịu sức ép cạnh tranh lớn từ thị<br />
trường. Để giải quyết phần nào các hạn chế đã nêu, theo nhóm tác giả cần thực hiện tốt các giải<br />
pháp chính để phát triển hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa: Quy<br />
hoạch vùng sản xuất, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, các biện pháp kỹ thuật đến quản lý ngành hàng, không<br />
ngừng phát triển sản xuất hàng hóa bằng tổ chức tốt liên kết sản xuất-tiêu thụ, nâng cao chất lượng<br />
sản phẩm hồng Gia Thanh theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap và sử dụng các kênh phân phối<br />
thuận tiện nhất tới tay người tiêu dùng.<br />
Từ khoá: Phát triển, hồng Gia Thanh, sản xuất, hàng hóa, Phú Thọ<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cách<br />
thủ đô Hà Nội 80 km, có diện tích tự nhiên là<br />
353.342,5 ha, đất nông nghiệp chiếm 27,99<br />
%. Dân số năm 2012 là 1.340.813 người,<br />
trong đó dân số nông thôn chiếm tới 80,12%.<br />
Phú Thọ có 362.442 hộ nông thôn, trong đó<br />
hộ nông nghiệp chiếm 77,56%. Tổng giá trị<br />
sản xuất 47.233.746 triệu đồng, ngành nông<br />
nghiệp chiếm 22,09% [1]. Trong những năm<br />
qua cây hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất<br />
hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã phát<br />
triển nhưng còn chậm, chưa ổn định, đời sống<br />
người dân nông thôn cần được cải thiện. Vì<br />
vậy, phát triển cây hồng Gia Thanh theo<br />
hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh<br />
Phú Thọ nhằm tăng hiệu quả, nâng cao mức<br />
sống của nông hộ, khai thác được thế mạnh.<br />
Cần thực hiện tốt các giải pháp phát triển<br />
hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng<br />
sản xuất hàng hóa.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
- Trong đề tài tác giả sử dụng các phương<br />
pháp tiếp cận chủ yếu theo cách tiếp cận phát<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 741895; Email: dobactn@gmail.com<br />
<br />
triển nông thôn gồm: Tiếp cận có sự tham gia.<br />
- Chọn điểm nghiên cứu: Đề tài chọn huyện<br />
Phù Ninh, với xã Gia Thanh làm địa điểm<br />
nghiên cứu với 303 hộ trồng hồng Gia Thanh<br />
chọn ra 70 hộ theo hệ thống..<br />
- Mẫu điều tra trung gian: Bán buôn trong<br />
tỉnh: 2 mẫu, bán buôn ngoài tỉnh: 5 mẫu điều<br />
tra, bán lẻ: 65 mẫu, đại lý thu mua, người tiêu<br />
dùng: 48 mẫu.<br />
- Phương pháp phân tích: Bao gồm phân tích<br />
bằng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so<br />
sánh, phương pháp phân tích ngành hàng,<br />
phương pháp hội thảo và lấy ý kiến chuyên gia.<br />
- Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất<br />
bưởi, hồng theo chiều rộng:<br />
Diện tích đất/hộ, lao động/hộ, tốc độ tăng,<br />
giảm diện tích, lao động qua các năm, diện<br />
tích trồng bưởi, hồng, sản lượng bưởi, hồng<br />
hằng năm, tổng giá trị sản xuất (GO - Gross<br />
Output), chi phí trung gian (IC - Intermediate<br />
Cost), giá trị gia tăng (VA - Value Added),<br />
thu nhập hỗn hợp (MI - Mix Income), tốc độ<br />
tăng, giảm diện tích, sản lượng, chi phí và giá<br />
trị sản xuất bưởi, hồng qua các năm...<br />
13<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất<br />
hồng Gia Thanh theo chiều sâu:<br />
+ Năng suất, chất lượng, giá bán hồng Gia Thanh<br />
+ Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian, chi phí<br />
lao động, tổng chi phí: GO/IC, VA/IC, MI/IC,<br />
GO/công, VA/công, MI/công, GO/ TC,<br />
VA/TC, MI/TC....<br />
+ Cơ cấu diện tích trồng hồng Gia Thanh...<br />
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỒNG GIA<br />
THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG<br />
SẢN XUẤT HÀNG HÓA<br />
Thực trạng sản xuất, tiêu thụ hồng Gia<br />
Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa ở<br />
tỉnh Phú Thọ<br />
Diện tích, năng suất, sản lượng hồng Gia<br />
Thanh của tỉnh Phú Thọ<br />
Hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh là một<br />
trong sáu giống hồng được trồng tại Phú Thọ.<br />
Quả hồng không hạt Gia Thanh to, dạng quả<br />
chia thành bốn múi rất vuông vắn, không lõm<br />
sâu mà vuông thành, khi gọt không phải lẹm<br />
sâu vào phần lõm của quả như hồng Hạc Trì.<br />
<br />
124(10): 13 - 18<br />
<br />
Khi xanh quả có màu xanh vàng, khi chín có<br />
màu vàng sáng bóng. Rốn quả có một cái gai<br />
nhỏ. Khi ăn có độ ròn đều, thơm, ngọt mát.<br />
Tỉnh Phú Thọ và địa phương rất chú trọng<br />
khai thác đầu tư giống hồng không hạt Gia<br />
Thanh Phù Ninh qua nhiều dự án trồng và<br />
phát triển sản xuất, đến năm 2012 hiện có<br />
81,35 ha, trong đó cho sản phẩm thu hoạch<br />
29,43 ha. Hồng Gia Thanh phải được nhân<br />
giống bằng hom rễ theo đúng quy trình mới<br />
cho năng suất cao và ổn định.<br />
Về năng suất, năm 2012 tương ứng với loại<br />
tuổi cây hồng Gia Thanh khác nhau, cho sản<br />
lượng quả khác nhau với tổng sản lượng là<br />
4.135,56 tạ và năng suất đạt 140,52 tạ/ha.<br />
Lượng hồng quả phần lớn tại huyện Phù Ninh<br />
đạt 35% tổng sản lượng và vùng lân cận<br />
huyện như Phú Hộ 15%, sau đó xuống tới<br />
thành phố Việt Trì 20%. Điều này cho thấy<br />
thị trường trong tỉnh vẫn đóng vai trò quan<br />
trọng trong việc tiêu thụ hồng quả Gia Thanh<br />
do người dân ưa thích hồng Gia Thanh.<br />
<br />
Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ năm 2012<br />
(Phân theo tuổi cây)<br />
Diện tích cho<br />
Năng suất<br />
Sản lượng<br />
sản phẩm<br />
(tạ/ha)<br />
(tạ)<br />
(ha)<br />
Tổng số<br />
81,35<br />
29,43<br />
140,52<br />
4.135,56<br />
- Từ 6 - 10 năm<br />
36,43<br />
5,66<br />
73,45<br />
415,73<br />
- Từ 11 - 20 năm<br />
28,22<br />
17,52<br />
166,5<br />
2.917,08<br />
- Trên 20 năm<br />
16,70<br />
6,25<br />
128,44<br />
802,75<br />
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra [2], [3]<br />
Bảng 2. Giá trị sản xuất hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2012<br />
ĐVT: Triệu đồng<br />
Tốc độ phát triển (%)<br />
Sản<br />
2008<br />
2009<br />
2010<br />
2011<br />
2012<br />
2009/<br />
2010/<br />
2011/<br />
2012/ BQ 2008<br />
phẩm<br />
2008<br />
2009<br />
2010<br />
2011<br />
- 2012<br />
5.654,98<br />
6.367,68<br />
5.732,42<br />
7.682,66<br />
9.193,55<br />
112,60<br />
90,02<br />
134,02<br />
119,67<br />
112,92<br />
Hồng<br />
Diện tích<br />
(ha)<br />
<br />
Tuổi cây<br />
<br />
Loại A<br />
<br />
2.387,53<br />
<br />
2.875,01<br />
<br />
2.771,63<br />
<br />
4.043,38<br />
<br />
5.865,48 120,42<br />
<br />
96,40<br />
<br />
145,88 145,06<br />
<br />
125,20<br />
<br />
Loại B<br />
<br />
2.071,42<br />
<br />
2.508,87<br />
<br />
2.126,73<br />
<br />
2.890,22<br />
<br />
2.731,4<br />
<br />
121,12<br />
<br />
84,77<br />
<br />
135,90<br />
<br />
94,51<br />
<br />
107,16<br />
<br />
Loại C<br />
<br />
1.196,03<br />
<br />
983,807<br />
<br />
834,067<br />
<br />
749,059<br />
<br />
596,661<br />
<br />
82,26<br />
<br />
84,78<br />
<br />
89,81<br />
<br />
79,65<br />
<br />
84,04<br />
<br />
Nguồn: Cục Thống kê Phú Thọ [1] và phiếu điều tra [2]<br />
<br />
Giá trị sản phẩm tăng lên cả về mặt chất lượng được biểu hiện thông qua số lượng quả loại C (loại<br />
quả phẩm cấp thấp nhất) đã giảm đi rõ rệt năm 2008-2012 bình quân đạt 84,04 %.<br />
14<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
124(10): 13 - 18<br />
<br />
Bảng 3. Tỷ lệ chất lượng quả trong giá trị sản phẩm hồng Gia Thanh hàng hóa<br />
của tỉnh Phú Thọ năm 2008-2012<br />
ĐVT: %<br />
Sản phẩm<br />
loại<br />
A<br />
B<br />
C<br />
<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
<br />
2012<br />
<br />
42,22<br />
36,63<br />
21,15<br />
<br />
45,15<br />
39,40<br />
15,45<br />
<br />
48,35<br />
37,10<br />
14,55<br />
<br />
52,63<br />
37,62<br />
9,75<br />
<br />
63,8<br />
29,71<br />
6,49<br />
<br />
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra [2]<br />
<br />
Giá trị sản phẩm hàng hóa hồng Gia Thanh đã tăng qua từng năm với tốc độ phát triển bình quân<br />
năm 2008-2012 hồng loại A đạt 135,22 %, trong đó năm 2012 tăng mạnh nhất tăng 58,82% so<br />
với năm 2011, được thể hiện qua bảng 4.<br />
<br />
Hồng<br />
<br />
Bảng 4. Giá trị sản phẩm hàng hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ năm 2008-2012<br />
ĐVT: Triệu đồng<br />
Tốc độ phát triển (%)<br />
BQ<br />
2008<br />
2009<br />
2010<br />
2011<br />
2012<br />
2009/ 2010/ 2011/ 2012/<br />
2008 –<br />
2008<br />
2009<br />
2010<br />
2011<br />
2012<br />
3.728,79 3.603,14 3.996,8 5.609,48 7.700,46 96,63 110,93 140,35 137,28 119,88<br />
<br />
Loại A<br />
<br />
1.660,77<br />
<br />
1.890,89<br />
<br />
2.223,4<br />
<br />
3.496,31<br />
<br />
5.552,85 113,86 117,58<br />
<br />
157,25 158,82<br />
<br />
135,22<br />
<br />
Loại B<br />
<br />
1.010,85<br />
<br />
914,48<br />
<br />
984,04<br />
<br />
1.368,23<br />
<br />
1.592,41<br />
<br />
90,47<br />
<br />
107,61<br />
<br />
139,04 116,38<br />
<br />
112,03<br />
<br />
Loại C<br />
<br />
1.057,17<br />
<br />
797,77<br />
<br />
789,36<br />
<br />
744,94<br />
<br />
555,19<br />
<br />
75,46<br />
<br />
98,95<br />
<br />
94,37<br />
<br />
85,13<br />
<br />
Sản<br />
phẩm<br />
<br />
74,53<br />
<br />
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra [2]<br />
<br />
Hồng Gia Thanh là loại quả có giá trị sản phẩm hàng hóa tăng mạnh với tốc độ phát triển bình<br />
quân qua 5 năm đạt 119,88%. Điều này cho thấy sự tác động của các dự án trồng hồng và mở<br />
rộng diện tích hồng Gia Thanh đã bước đầu có hiệu quả nhất định.<br />
Bảng 5. Tỷ suất quả hàng hóa của hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ năm 2008-2012<br />
ĐVT: %<br />
Tốc độ phát triển (%)<br />
Sản phẩm<br />
<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
2010<br />
<br />
2011<br />
<br />
2012<br />
<br />
Hồng<br />
Loại A<br />
Loại B<br />
Loại C<br />
<br />
56,59<br />
69,56<br />
48,80<br />
88,39<br />
<br />
56,59<br />
65,77<br />
36,45<br />
81,09<br />
<br />
69,73<br />
80,22<br />
46,27<br />
94,64<br />
<br />
73,01<br />
86,47<br />
47,34<br />
99,45<br />
<br />
83,76<br />
94,67<br />
58,30<br />
93,05<br />
<br />
BQ<br />
2008 –<br />
2012<br />
100,00 123,22 104,70 114,72 119,39<br />
94,55 121,97 107,78 109,48 108,01<br />
74,69 126,94 102,30 123,17 104,55<br />
91,74 116,72 105,07 93,57<br />
101,29<br />
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra [2], [3]<br />
2009/<br />
2008<br />
<br />
2010/<br />
2009<br />
<br />
2011/<br />
2010<br />
<br />
2012/<br />
2011<br />
<br />
Tỷ suất hàng hóa của quả hồng Gia Thanh cũng tăng đều qua từng năm với tốc độ bình quân năm<br />
2008-2012 tăng 19,39%. Quả hồng loại A cũng có tỷ suất hàng hóa cao nhất tăng bình quân<br />
8,01%. Điều đó khẳng định chất lượng của các loại quả điều tra tăng lên thì tỷ suất hàng hóa cũng<br />
tăng lên.<br />
Kết quả và hiệu quả của hộ trồng hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ<br />
Tương tự với hồng Gia Thanh việc tính toán cũng áp dụng với từng giai đoạn tuổi cây trong hộ<br />
trồng hồng Gia Thanh.<br />
15<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
124(10): 13 - 18<br />
<br />
Bảng 6. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hồng Gia Thanh của các hộ điều tra<br />
(Tính cho 100 kg hồng quả theo giá tài chính năm 2012)<br />
Hồng Gia Thanh<br />
Diễn giải<br />
1. Giá bán (P)<br />
2. Doanh thu (TR)<br />
3. Chi phí trung gian (IC)<br />
4. Giá trị gia tăng (VA)<br />
5. Thu nhập hỗn hợp (MI)<br />
6. TR/IC<br />
7. VA/IC<br />
8. MI/IC<br />
<br />
ĐVT<br />
1000đ<br />
1000đ<br />
1000đ<br />
1000đ<br />
1000đ<br />
Lần<br />
Lần<br />
Lần<br />
<br />
6 - 10 năm<br />
(I)<br />
5,5<br />
550<br />
135,93<br />
414,07<br />
394,57<br />
4,05<br />
3,05<br />
2,90<br />
<br />
Năm 2012 với hồng 6-10 tuổi, một đồng chi<br />
phí bỏ ra mới thu được 2,9 đồng thu nhập hỗn<br />
hợp, và giá trị gia tăng trên chi phí trung gian<br />
bỏ ra mới chỉ đạt 5,23 lần, mức này quá thấp<br />
so với các cây trồng hàng năm và lao động<br />
làm thuê phổ thông. Vì vậy, nếu không có sự<br />
đầu tư quan tâm phát triển thành vùng sản<br />
xuất hàng hóa mà chỉ sản xuất manh mún nhỏ<br />
lẻ thì nhiều hộ trồng hồng Gia Thanh sẽ<br />
không gắn bó với cây hồng do thu nhập hỗn<br />
hợp và giá trị gia tăng rất thấp, người dân<br />
không thể đủ trang trải và sống được nhờ cây<br />
hồng Gia Thanh.<br />
Hồng quả Gia Thanh chủ yếu được tiêu thụ<br />
tại thị trường trong tỉnh, còn đem đi nơi khác<br />
tiêu thụ chỉ khoảng 10% tới các tỉnh Vĩnh<br />
Phúc, Hà Nội.<br />
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỒNG GIA<br />
THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG<br />
SẢN XUẤT HÀNG HÓA ĐẾN NĂM 2020<br />
Quy hoạch phát triển cây hồng theo hướng<br />
sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ<br />
- Quy hoạch nguồn lực đất đai: Diện tích<br />
trồng cây ăn quả trong toàn tỉnh năm 2020 đạt<br />
11.350ha, tăng 3.153,1 ha so với năm 2010<br />
Giá trị sản xuất cây ăn quả toàn tỉnh đạt<br />
khoảng 544,999 tỷ đồng năm 2020, trong đó<br />
giá trị của cây bưởi và cây hồng tương ứng<br />
486,75 tỷ đồng, chiếm 89,3% tổng giá trị sản<br />
xuất thu được.<br />
16<br />
<br />
So sánh<br />
(%)<br />
III/I<br />
<br />
11 - 20 năm<br />
Trên 20 năm<br />
(II)<br />
(III)<br />
6,5<br />
8,5<br />
154,55<br />
650<br />
850<br />
154,55<br />
104,3<br />
75,5<br />
55,54<br />
545,7<br />
774,5<br />
187,05<br />
526,2<br />
755<br />
191,35<br />
6,23<br />
11,26<br />
278,24<br />
5,23<br />
10,26<br />
336,76<br />
5,05<br />
10,00<br />
344,50<br />
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra [2], [3]<br />
<br />
- Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho sản<br />
xuất cây hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ:<br />
Mở rộng các hình thức đào tạo kỹ thuật nghề.<br />
- Nâng cao năng lực tổ chức quản lý kinh<br />
doanh cho người trồng hồng Gia Thanh.<br />
Hoàn thiện chính sách đầu tư công, dịch vụ<br />
công, khuyến nông và xúc tiến thương mại<br />
nhằm tạo ra vùng trồng cây hồng trên địa<br />
bàn tỉnh Phú Thọ<br />
- Hoàn thiện chính sách dầu tư công, dịch vụ<br />
công của tỉnh, đảm bảo các chính sách về đầu<br />
tư công theo hướng sản xuất hàng hóa một<br />
cách ổn định. Chính sách đầu tư đạt hiệu quả<br />
sẽ cho thấy sự thay đổi tương ứng về cơ sở hạ<br />
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ở nông thôn.<br />
- Coi trọng đầu tư công, khuyến nông và xúc<br />
tiến thương mại. Phát triển và nâng cao trình<br />
độ của các cán bộ làm công tác khuyến nông<br />
ở các xã và thôn bản, thông qua mở các lớp<br />
bồi dưỡng ngắn ngày và thường xuyên đổi<br />
mới kiến thức. Đồng thời có chế độ chính<br />
sách thoả đáng để đảm bảo đời sống cho các<br />
cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến<br />
công tại cơ sở.<br />
Tổ chức các tác nhân phân phối sản phẩm<br />
quả trong phát triển hồng Gia Thanh theo<br />
hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Phú Thọ<br />
Từ việc phân tích sự tham gia của các chủ thể<br />
tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ.<br />
Các nhà cung ứng đầu vào của sản xuất; các<br />
nhóm hộ trồng hồng Gia Thanh; các thương<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu Hương và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
lái thu mua hồng Gia Thanh đem đi tiêu thụ,<br />
bảo quản; các nhà bán buôn, bán lẻ và cuối<br />
cùng là người tiêu dùng. Để nâng cao giá trị<br />
gia tăng trong chuỗi, các chủ thể này phải liên<br />
kết với nhau vì lợi ích của mình và tôn trọng<br />
lợi ích của các chủ thể khác trong chuỗi.<br />
- Thiết lập thêm các hình thức thành viên<br />
thương mại trong phân phối hồng Gia Thanh.<br />
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước, công ty<br />
cổ phần, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh<br />
không chỉ bảo đảm việc tiêu thụ sản phẩm<br />
cho nông dân, HTX, các trang trại mà còn<br />
hướng dẫn nông dân thực hiện theo quy trình<br />
VietGAP, tiến tới GlobalGap.<br />
Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất<br />
hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ<br />
- Nâng cao vai trò của hình thức hợp tác xã,<br />
hiệp hội hồng Gia Thanh, xây dựng cơ chế<br />
quản lý phù hợp, tìm kiếm và chủ động hơn<br />
trong cung ứng nguồn vật tư đầu vào, hỗ trợ<br />
bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các hộ xã viên<br />
hợp tác xã. Trong sản xuất, tạo điều kiện để<br />
các hộ chủ động đầu tư cải tạo, chăm sóc<br />
vườn hồng Gia Thanh tốt hơn.<br />
- Hình thức hộ gia đình: Cần được tập huấn,<br />
đào tạo nhằm cải tiến kỹ thuật trong trồng,<br />
chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hại hồng Gia<br />
Thanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.<br />
- Hình thức trang trại: Cần khuyến khích phát<br />
triển các hình thức trang trại có quy mô sản<br />
xuất lớn, quan tâm đặc biệt đến hình thức<br />
trang trại gia đình trồng hồng Gia Thanh.<br />
<br />
124(10): 13 - 18<br />
<br />
Hoàn thiện một số chính sách kinh tế vĩ mô<br />
nhằm phát triển sản xuất hồng Gia Thanh<br />
ở tỉnh Phú Thọ<br />
Tỉnh Phú Thọ nói riêng trong sản xuất hồng<br />
Gia Thanh trọng điểm, trước hết cần phải xây<br />
dựng và hoàn thiện một số chính sách sau:<br />
Chính sách đất đai, chính sách vốn, chính<br />
sách phát triển khoa học, công nghệ.<br />
Phát triển hồng quả Gia Thanh theo hướng<br />
liên kết ngành hàng ở tỉnh Phú Thọ<br />
Giải pháp chung để quản lý ngành hàng hồng<br />
quả Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ: Quản lý<br />
diện tích vườn hồng, đã cho thu hoạch ổn<br />
định thông qua hệ thống hồ sơ sổ sách ghi<br />
chép của hộ và bản đồ giải thửa. Chuẩn hoá<br />
các qui trình chăm sóc cho từng nhóm cây<br />
phân theo các độ tuổi và hình thức canh tác<br />
khác nhau. Xây dựng các tiêu chí đánh giá<br />
chất lượng hồng Gia Thanh. Hoàn thiện các<br />
quy trình quản lý chất lượng hồng Gia Thanh<br />
đồng bộ từ sản xuất - tiêu thụ. Giải pháp đối<br />
với từng tác nhân ngành hàng hồng quả Gia<br />
Thanh của tỉnh Phú Thọ: Hộ trồng hồng Gia<br />
Thanh của tỉnh, người bán buôn, người bán<br />
lẻ, thị trường đầu ra cho phát triển sản xuất<br />
hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Cục Thống kê Phú Thọ (2012), Niên giám<br />
thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2013, Phú Thọ.<br />
2. Nguyễn Thị Thu Hương, Kết quả điều tra<br />
nghiên cứu phát triển cây hồng Gia Thanh ở tỉnh<br />
Phú Thọ năm 2008 - 2012.<br />
3. UBND huyện Phù Ninh (2012), Báo cáo dự án<br />
phát triển hồng Gia Thanh của huyện giai đoạn<br />
2008-2012.<br />
<br />
17<br />
<br />