Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua học liệu điện tử về nguyên tố nhóm VIIA
lượt xem 7
download
Trong bài viết này tác giả đã điều tra thực trạng về năng lực tự học và thực trạng sử dụng học liệu điện tử trong tự học của học sinh THPT, từ đó đưa ra các biện pháp phát triển năng lực tự học; xây dựng học liệu điện tử nguyên tố nhóm VIIA nhằm góp phần nâng cao năng lực tự học của học sinh THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua học liệu điện tử về nguyên tố nhóm VIIA
- PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ VỀ NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA TS. Nguyễn Thị Kim Ánh, Khoa Sư phạm Trường ĐH Quy Nhơn Dương Thị Thu Trinh, Cao học K27 Đại Học Huế Tóm tắt: Năng lực tự học là năng lực cốt lõi thuộc nhóm năng lực chung cần hình thành và phát triển ở người học. Đối với học sinh THPT năng lực tự học có vai trò quan trọng quyết định đến kết quả học tập, ảnh hưởng đến sự tìm tòi nghiên cứu ở các cấp học cao hơn. Một trong các biện pháp phát triển năng lực tự học của học sinh THPT là xây dựng học liệu điện tử và hướng dẫn học sinh tự học thông qua học liệu. Trong bài viết này chúng tôi đã điều tra thực trạng về năng lực tự học và thực trạng sử dụng học liệu điện tử trong tự học của học sinh THPT, từ đó đưa ra các biện pháp phát triển năng lực tự học; xây dựng học liệu điện tử nguyên tố nhóm VIIA nhằm góp phần nâng cao năng lực tự học của học sinh THPT. Abstract Selfstudy capacity is the core competency of a group of general competencies that need to be formed and developed in learners. For high school students, selfstudy ability plays an important role in determining academic results, affecting research exploration at higher levels. One of the measures to develop selfstudy capacity of high school students is to build electronic materials and guide students to selfstudy through learning materials. In this article, we investigated the reality of high school students' selfstudy ability and the use of electronic materials in selfstudy, thereby offering measures to develop selfstudy ability; building electronic materials elements VIIA group; to contribute to improving the selfstudy capacity of high school students. Từ khóa:năng lực tự học; phát triển năng lực tự học; học liệu điện tử; nguyên tố nhóm VIIA. Keywords: Selfstudy ability; develop selfstudy capacity; electronic learning materials; VIIA group element. 1. Đặt vấn đề Trong các năng lực của học sinh (HS) như năng lực tự học;năng lực tư duy logic, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ,…thì năng lực tự học (NLTH) là tổng hợp của nhiều năng lực. Tự học làm cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. HS cần phát triển năng lực tự học để trong cuộc sống luôn trau dồi tri thức, thành tựu mới của khoa học thích nghi với thời đại. Chương trình môn hóa học ở bậc trung học phổ thông (THPT), kiến thức về nguyên tố nhóm VIIA được nghiên cứu dựa trên các kiến thức cơ sở lý luận về cấu tạo nguyên tử; liên kết hóa học; phản ứng oxi hóa khử,…. Do đó bước đầu tìm hiểu về tính chất của nguyên tố này gây cho HS nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Mặt khác, các nguyên tố này có rất nhiều hợp chất quen thuộc và có ứng dụng quan trọng đối với con người, tuy nhiên tài liệu cung cấp về các vấn đề này còn ít cũng gây không ít khó khăn trong việc tự học của HS. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi xây dựng học liệu điện tử (HLĐT) về nguyên tố nhóm VIIA nhằm giúp cho HS dễ dàng hơn, thuận lợi hơn trong quá trình học tập đặc biệt là trong tự học. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về phát triển năng lực tự học cho HS như: Lê Minh Cường “Xây dựng và hướng dẫn sử dụng tài liệu tự học trực tuyến để phát triển năng lực tự học ” [3]. Vương Cẩm Hương đã“Thiết kế hoạt động tự học theo chủ đề môn hóa học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông” [8]. Trần Ngọc Lan Huỳnh Thái Lộc nghiên cứu sự “Phát triển năng lực tự học cho học sinh Một năng lực cốt lõi của công dân thế kỉ XXI” [9]…. Nhưng chỉ đề cập đến phát triển năng lực tự học dựa trên các phần nội dung khác của chương trình và phát triển năng lực tự học bằng các biện pháp khác nhau, chưa có tác giả nào xây dựng học liệu về nguyên tố nhóm VIIA để phát triển năng lực tự học. Để góp phần tạo 1
- hứng thú cho học sinh tự học đồng thời giúp cho việc tự học phần nguyên tố nhóm VIIA dễ dàng hơn, bài viết này nghiên cứu việc phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua học liệu điện tử nguyên tố nhóm VIIA. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Sử dung phôi h ̣ ́ ợp cac ph ́ ương phap phân tich, tông h ́ ́ ̉ ợp, hê thông hoa trong nghiên c ̣ ́ ́ ứu cac tai ́ ̀ ̣ liêu co liên quan. Đi ́ ều tra thực trạng năng lực tự học và sử dụng HLĐT trong tự học và thực nghiệm sư phạm đê kiêm nghiêm gia tri th ̉ ̉ ̣ ́ ̣ ực tiên cac kêt qua nghiên c ̃ ́ ́ ̉ ứu. Dung cac ph ̀ ́ ương phaṕ ́ ̣ ử ly cac sô liêu; co nh thông kê toan hoc x ́ ́ ́ ́ ̣ ́ ững nhân xet, đanh gia xac th ̣ ́ ́ ́ ́ ực. 2.2. Phương tiện nghiên cứu Phiếu điều tra; HLĐT về nguyên tố nhóm VIIA; bảng kiểm quan sát; bài kiểm tra đánh giá; các công thức thống kê toán học. 2.3. Đối tượng nghiên cứu HLĐT về nguyên tố nhóm VIIA NLTH của HS và phát triển NLTH của HS thông qua HLĐT nguyên tố nhóm VIIA. 2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.4.1. Một số vấn đề lí luận về năng lực và năng lực tự học a. Khái niệm năng lực “Năng lực (NL) là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phản ánh bỡi cách làm việc có hiệu quả và có trách nhiệm, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, trong những tình huống khác nhau, trên cơ sở có kiến thức, kỉ năng, thái độ nhằm đảm bảo cho hoạt động có kết quả tối ưu”[2]. Theo tác giả Nguyễn Gia Cầu ( tạp chí giáo dục số 390 tr 37 tháng 9/ 2016): Năng lực có liên quan, gắn bó chặt chẽ với tri thức, kỉ năng, kỉ xảo. Tuy nhiên, có tri thức, kỉ năng kỉ xảo về một lĩnh vực chưa chắc có NL về lĩnh vực đó; song có NL về một lĩnh vực thì được hiểu là có tri thức, kỉ năng, kỉ xảo về lĩnh vực đó [2]. b. Năng lực tự học Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [1]: NLTH được xác định là một trong 3 năng lực chung cốt lõi, cần được hình thành và phát triển cho HS phổ thông trong các môn học. Có nhiều quan niệm khác nhau về NLTH: NLTH có thể định nghĩa là khả năng người học độc lập, tự giác từ việc xác định mục tiêu học tập, thiết kế và thực hiện kế hoạch học tập đến việc tự đánh giá và điều chỉnh việc học nhằm tối ưu hóa việc lĩnh hội kiến thức,phát triển kĩ năng và các năng lực[10]. NLTH là khả năng tự suy nghĩ, hoạt động dựa trên sự phối hợp giữa kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học để thực hiện có hiệu quả các hoạt động học tập[8]. Từ các quan điểm trên, chúng tôi cho rằng: “Năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập”. c. Cấu trúc của năng lực tự học[8] Cấu trúc khung NLTH của HS trung học phổ thông gồm 4 thành tố và 9 biếu hiện ở bảng 1 như sau: Bảng 1:Cấu trúc khung NLTH của HS trung học phổ thông TT Các NLTH thành Các biểu hiện phần 1 1 . Hứng thú tự học 2
- Hình thành động cơ tự 2. Ý thức tự học học 2 3. Xác định mục tiêu học tập Xây dựng kế hoạch tự 4. Xác định nhiệm vụ học tập học 3 5. Thu thập/ tìm kiếm thông tin Thực hiện kế hoạch 6. Lựa chọn và xử lí thông tin tự học 7. Vận dụng kiến thức 4 8. Nhận ra ưu, nhược điểm của bản thân dựa trên kết quả đạt được Tự đánh giá và điều 9. Khắc phục và điều chỉnh những sai sót, hạn chế, cách học chỉnh d. Tiêu chí đánh giá năng lực tự học[8] Để đánh giá được sự phát triển của năng lực tự học ở HS, chúng tôi dựa vào bộ tiêu chí và công cụ đánh giá sau: Bảng 2. Biểu hiện (tiêu chí) đánh giá NLTH của HS Mức 1: Chưa đạt (0 – 4 điểm); Mức 2: Đạt (5 – 6 điểm); Mức 3: Tốt (7 – 8 điểm); Mức 4: Rất tốt (9 – 10 điểm) NLTH Các biểu Mức độ đánh giá năng lực tự học hiện Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 1. 1 . Hứng Chưa có hứng Có hứng thú Thường xuyên Luôn hứng thú và Hình thú tự học thú trong tự trong tự học hứng thú, vui vẻ say mê khi tự học thành học nhưng không trong tự học động thường xuyên cơ tự học 2. Ý thức Chưa có ý Có ý thức TH Thường xuyên chủ Luôn chủ động, tự học thức tự học nhưng đôi khi động, tự giác và ý tích cực và quyết còn chưa chủ thức trong tự học tâm trong quá trình động và tự giác TH 3. Xác Gần như Có mục tiêu học Xác định được Xác định được định mục không có mục tập nhưng chưa mục tiêu học tập mục tiêu học tập 2. tiêu học tiêu học tập rõ ràng, chưa có rõ ràng nhưng chưa đầy đủ và đúng Xây tập mục tiêu cụ thể xác định trọng tâm trọng tâm dựng 3
- kế 4. Xác Gần như Xác định được Xác định được Xác định được hoạch định không xác nhiệm vụ học nhiệm vụ học tập nhiệm vụ học tập tự học nhiệm vụ định được tập nhưng chưa đầy đủ cho từng đầy đủ cho từng học tập nhiệm vụ học đầy đủ, cụ thể nội dung nhưng nội dung, xác định tập cho từng nội chưa xác định rõ rõ các hoạt động dung các hoạt động cần cần tiến hành, thời tiến hành gian cho các hoạt động 5. Thu Chưa xác định Xác định chủ đề Xác định đúng chủ Xác định đúng chủ thập/ tìm được chủ đề cần tìm nhưng đề nhưng chưa đề và đầy đủ 3. kiếm cần tìm kiếm chưa chính xác đầy đủ Thực thông tin hiện kế 6. Lựa Chưa xác định Xác định được Xác định được khá Xác định đầy đủ hoạch chọn và được loại rất ít thông tin nhiều các loại các loại thông tin tự học xử lí thông tin cần cần tìm. thông tin cần tìm cần tìm. thông tin tìm kiếm. Biết cách kiểm nhưng chưa đầy Biết cách kiểm tra, Chưa biết tra độ chính xác đủ. đánh giá độ chính cách kiểm tra của một số Biết cách kiểm tra xác, đầy đủ của độ chính xác thông tin độ chính xác của các thông tin thu của các thông khá nhiều thông tin thập được tin. thu thập được 7. Vận Chưa biết vận Biết vận dụng Biết vận dụng Biết vận dụng dụng kiến dụng kiến kiến thức vào kiến thức để giải kiến thức để giải thức thức vào các một số tình quyết khá nhiều quyết hầu hết tình huống huống cụ thể tình huống khác những tình huống khác nhau nhau khác nhau 8. Nhận ra ưu, Không nhận ra Nhận được Nhận biết được Nhận biết được rõ nhược được những những ưu, những ưu, nhược ràng những ưu, 4. điểm của ưu, nhược nhược điểm của điểm của bản thân, nhược điểm của Tự bản điểm của bản bản thân, tuy bắt đầu xác định bản thân, xác định đánh thân dựa thân nhiên chưa xác được một số được nguyên nhân trên kết định được nguyên nhân dựa trên kết quả giá và quả đạt nguyên nhân đạt được điều được chỉnh 9. Khắc phục và Chưa biết Biết khắc phục Biết khắc phục và Biết khắc phục và điều khắc phục và và điều chỉnh điều chỉnh những điều chỉnh những chỉnh điều chỉnh được một số sai sai sót, hạn chế và sai sót, hạn chế và những những sai sót, sót, hạn chế biết tự điều chỉnh biết tự điều chỉnh sai sót, hạn chế, chưa nhưng chưa biết cách học, tuy nhiên cách học sao cho hạn chế, tự điều chỉnh tự điều chỉnh còn chưa phù hợp phù hợp với mục cách học cách học cách học với mục tiêu và tiêu và nhiệm vụ nhiệm vụ học tập học tập 2.4.2. Cơ sở lý luận về học liệu điện tử a. Khái niệm [5] 4
- HLĐT là các tài liệu học tập được số hóa theo một cấu trúc, định dạng và kịch bản nhất định được lưu trữ trên máy tính nhằm phục vụ việc dạy và học qua máy tính. Dạng thức số hóa có thể là văn bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh, video clip, các ứng dụng tương tác… và hỗn hợp của các dạng thức nói trên. HLĐT bao gồm học liệu tĩnh và học liệu đa phương tiện. b. Các yêu cấu đối với học liệu điện tử [7] +HLĐT cần đảm bảo các yêu cầu: định hướng vào việc thực hiện mục tiêu bài học; chính xác, khoa học, đầy đủ và súc tích của nội dung; sư phạm; thẩm mỹ, khoa học về hình thức trình bày; sự tương tác cao; có phân hóa và hiệu quả. +HLĐT có hướng dẫn sử dụng chi tiết và dễ sử dụng trên máy tính và các thiết bị đọc thông thường. c. Sử dụng một số phần mềm để thiết kế học liệu điện tử. Phần mềm exe, phần mềm thiết kế tập tin flash, phần mềm viết và vẽ công thức cấu tạo ChemOffice, phần mềm chuyển đuôi video Total Video Converter... d.Quy trình thiết kế học liệu điện tử Bước 1: Xác định mục tiêu của nội dung kiến thức liên quan. Bước 2: Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản của nội dung Bước 3: Xây dựng nội dung học liệu Xác định cấu trúc của nội dung, chi tiết hóa cấu trúc của nội dung. Xác định quá trình tương tác giữa GV, HS và các đối tượng. Xây dựng nội dung. Bước 4: Tìm kiếm tư liệu, xử lí và phân phối tư liệu cho mỗi hoạt động. Bước 5: Lựa chọn phần mềm công cụ thích hợp và số hóa nội dung học liệu. Bước 6: Chạy thử, soát lỗi, kiểm tra logic nội dung và xin ý kiến nhận xét của chuyên gia. Bước 7: Chỉnh sửa, hoàn thiện và đóng gói. 2.4.3. Thực trạng về sử dụng học liệu điện tử để phát triển năng lực tự học của học sinh ở trường THPT Qua điều tra khảo sát ý kiến của 210 HS và 12 GV của 2 trường THPT Buôn Hồ, thị xã Buôn Hồ tỉnh Đăk Lăk và trường THPT Phan Đăng Lưu, huyện Krông Búk tỉnh Đăk Lăk cho thấy: HS đã xác định đúng vị trí về việc tự học (94,3%). Nhưng do không có sự hướng dẫn của GV và tài liệu học tập phù hợp. Các em cũng dành tương đối nhiều thời gian để tự học (từ 35 giờ: 70,5%) nhưng cách sử dụng thời gian tự học đó chưa có hiệu quả. Khả năng thu thập và xử lí thông tin của HS còn chưa tốt. Các kết quả điều tra còn cho thấy các em còn hạn chế trong việc tìm nguồn tài liệu tham khảo. Hầu hết GV đều nhận thức được vai trò quan trọng của tự học và việc phát triển NLTH cho HS (12/12 GV). Tuy nhiên, các biện pháp nhằm nâng cao NLTH cho HS của GV còn chưa được tiến hành thường xuyên. GV cũng chưa có được bộ công cụ đánh giá NLTH phù hợp. Bên cạnh đó, việc xây dựng học liệu điện tử để hướng dẫn học sinh tự học vẫn ít được chú trọng. Thực trạng này cho thấy cần phải xây dựng những tài liệu có nội dung kiến thức tổng hợp như học liệu điện tử, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học hiệu quả ,từ đó nâng cao tính tự học, năng lực tự học cho HS trường THPT. 2.4.4. Một số hình ảnh minh họa cho học liệu điện tử nguyên tố nhóm VIIA 5
- Hình 1. Giao diện trang chủ và giao diện trang bài tập Hình 2. Giao diện trang các phương pháp giải bài tập và tư liệu bổ sung 2.4.5. Minh họa kế hoạch học tập sử dụng học liệu điện tử nguyên tố VIIA để nâng cao năng lực tự học cho học sinh. Trong bài viết này chúng tôi đưa ra một kế hoạch học tập đã được thiết kế theo hướng phát triển NLTH cho học sinh có sử dụng học liệu điện tử đó là chủ đề học tập “IODINE VÀ SỨC KHỎE” Mục tiêu của chủ đề: Kiến thức: HS biết trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế và ứng dụng của iodine; Tính chất hoá học của iodine và 1 số hợp chất của iodine. Phương pháp nhận biết iodine và các ứng dụng quan trọng của iodine và hợp chất của iodine; Tìm hiểu các bệnh tật do thiếu iodine gây ra. HS hiểu Iodine có tính oxh yếu hơn các halogen khác; Ion I có tính khử mạnh hơn các ion halogen khác . Kĩ năng: HS vận dụng để viết phương trình phản ứng minh họa cho tính chất của iodine và hợp chất của iodine Năng lực cần hướng tới: Phối hợp nhiều năng lực như giải quyết vấn đề; thực hành; hợp tác nhóm; làm việc độc lập và tự học. HS hoạt động học tập chủ động, tích cực, hoàn thành các nhiệm vụ học tập với tinh thần tự học cao nhất. Phương pháp: Phương pháp dạy học dự án kết hợp kỉ thuật khăn trải bàn, hợp tác nhóm, trực quan, làm thí nghiệm,.. Thiết bị dạy học 6
- Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm; máy tính nối mạng, phần mềm, máy ảnh kĩ thuật số, máy quay, … Một số tranh ảnh liên quan đến chủ đề học tập Học liệu điện tử về các nguyên tố VIIA. Chủ đề 5 (Iodine và hợp chất của iodine) Hướng dẫn thực hiện dự án : Thời gian thực hiện: 2 tuần (3 tiết). Tiết 1( tuần 1) + GV lên kế hoạch dự án, phổ biến dự án, nhiệm vụ thực hiện tới từng học sinh thông qua “Phiếu hướng dẫn thực hiện dự án” . + GV hướng dẫn cho HS nguyên cứu nội dung ở chủ đề số 5 (Iodine và hợp chất của iodine) trong học liệu điện tử nguyên tố VIIA . + Cung cấp cho học sinh địa chỉ email của giáo viên để trao đổi thông tin, thắc mắc. + Học sinh tự cử ra nhóm trưởng, thư kí và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, chuẩn bị và tiến hành thu thập thông tin liên quan đến dự án. Tiết 2 (tuần 1): + Nhóm HS tự tổ chức những buổi thảo luận để xử lí các thông tin thu thập được từ chủ đề 5 trên học liệu điện tử nguyên tố VIIA, chuẩn bị làm bài trình diễn đa phương tiện trên PowerPoint. Tiến hành tập báo cáo sản phẩm. + GV thường xuyên đôn đốc, trợ giúp để đảm bảo tiến độ, hiệu quả làm việc của mỗi nhóm. + Gv phản hồi, giải đáp các thắc mắc của các nhóm đã gửi qua email. Tiết 3 (tuần 2): + Nộp sản phẩm (bài trình diễn powerpoint về iodine, hợp chất iodine, các ứng dụng quan trọng của iodine, các bệnh do thiếu iodine và cách phòng ngừa; sổ theo dõi dự án), chuẩn bị nội dung báo cáo. + Biểu diễn tiết mục trước lớp (trò chơi ô chữ, kịch, tranh vẽ, thực hành biểu diễn thí nghiệm), báo cáo sản phẩm (trên powerpoint) và tổng kết dự án“Iodine và sức khỏe”. Thời gian báo cáo: 10 phút /nhóm. Tổ chức nhóm: GV chia lớp hoặc HS tự lập thành 3 nhóm, mỗi nhóm khoảng 12 HS. Có bảng hướng dẫn thực hiện riêng cho mỗi nhóm. Nhiệm vụ cần thực hiện Nhiệm vụ của 3 nhóm tham gia dự án là: Nhóm I:Nhiệm vụ: “nghiên cứu về iodine tính chất, điều chế” Tự nghiên cứu học liệu điện tử mục 1,2,3 trong phần mục “nội dung trọng tâm” của chủ đề 5 (Iodine và hợp chất của iodine) trong học liệu điện tử nguyên tố VIIA và rút ra: Vị trí của iodine trong bảng tuần hoàn, tính chất vật lí, lịch sử tìm ra nguyên tố, nguồn gốc tên gọi. Tính chất hóa học của iodine? So sánh tính chất hóa học của iodine với các nguyên tố VIIA khác. Phương pháp điều chế iodine? Nhóm II:Nhiệm vụ: “ nghiên cứu hợp chất quan trọng của iodine” Tự nghiên cứu học liệu điện tử mục 2,3,4 trongphần mục “nội dung trọng tâm” của chủ đề 5 (Iodine và hợp chất của iodine) trong học liệu điện tử nguyên tố VIIA và rút ra: Tính chất hóa học của HI, muối iodua. So sánh tính chất của HI với HF, HCl, HBr rút ra kết luận về tính khử, tính axit của HI. Nhóm III: Nhiệm vụ: “các ứng dụng quan trọng của iodine và hợp chất của iodine, các bệnh do thiếu iodine gây ra và cách phòng ngừa” Tự nghiên cứu học liệu điện tử mục 4 trong phần mục “nội dung trọng tâm” và mục “nội dung 7
- mở rộng” của chủ đề 5 (Iodine và hợp chất của iodine) trong học liệu điện tử nguyên tố VIIA và rút ra: Các ứng dụng quan trọng của iodine và các hợp chất quan trọng của iodine. Tầm quan trọng của hợp chất iodine với sức khỏe con người; mối liên quan của hợp chất iodine với bệnh bứu cổ, đần độn, kém trí nhớ. Cách phòng ngừa tình trạng thiếu hụt iodine trong cơ thể. Bộ câu hỏi định hướng bài học Câu hỏi khái quát:Nguyên tố iodine có tầm quan trọng như thế nào đối với sức khỏe con người ? Câu hỏi bài học:Vị trí của iodine trong bảng tuần hoàn, iodine và hợp chất HI muối iodua có những tính chất vật lí, tính chất hóa học nào? Tầm quan trọng của hợp chất iodine trong cơ thể? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh bứu cổ, đần độn? Câu hỏi nội dung: Nhóm I: 1) Nêu vị trí của iodine trong BHTTH ? viết cấu hình electron, CTPT của iodine?2) Nêu tính chất vật lí, giải thích hiện tượng thăng hoa của iodine, tính chất hóa học của iodine? 3) So sánh tính oxi hóa của iodine với các nguyên tố fluorine, chlorine, bromine?(có phản ứng minh họa). Nhóm II: 1) Nguồn iodine trong tự nhiên? Phương pháp điều chế iodine?2) Tính chất hóa học của các hợp chất HI và muối iodua?3) So sánh và giải thích khả năng thể hiện tính khử? Tính axit của HI với HF; HCl; HBr? Nhóm III: 1) Trạng thái tồn tại của iodine trong tự nhiên, hợp chất của iodine có nhiều ở đâu? Cách điều chế iodine? 2) Các ứng dụng quan trong của iodine và hợp chất của iodine?3) Cơ thể thiếu iodine sẽ gây ra căn bệnh gì? cách phòng ngừa sự thiếu hụt iodine cho cơ thể? Nguồn tư liệu: Sách giáo khoa, sách tham khảo. Đĩa CD học liệu điện tử về nguyên tố nhóm VIIA phần chủ đề 5 (Iodine và hợp chất của iodine) trong học liệu điện tử này. Một số hình ảnh minh họa cho nguồn tài liệu từ học liệu điện tử nguyên tố nhóm VIIA được sử dụng trong chủ đề này: Ví dụ khi HS nhấp chuột vào mục “nội dung trọng tâm”, “giới thiệu về iodine”, của chủ đề 5, website sẽ liên kết tới trang sau: Hình 3: Giao diện trang nội dung trọng tâm và giới thiệu về iodine Khi HS cần nghiên cứu “tính chất vật lí”, “tính chất hóa học”, website sẽ liên kết tới trang sau: 8
- Hình 4: Giao diện trang tính chất vật lí và tính chất hóa học Khi HS cần tìm hiểu “vai trò của iodine” và nguồn thực phẩm bổ sung iodine”, Website sẽ liên kết tới trang sau: Hình 5. Giao diện trang vai trò của iodine đối với sức khỏe và nguồn thực phẩm bổ sung iodine. Thiết kế chi tiết từng hoạt động 9
- HĐ1. Hoạt động khởi động (Hình thành động cơ, hứng thú học tập ở HS) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV giới thiệu chủ đề và bộ câu hỏi định Lắng ghe. hướng tìm hiểu về Iodine và tầm quan trọng của chúng với sức khỏe thông qua hình thức dạy học dự án. Thảo luận để đưa ra một số đề tài dự án. GV gợi ý, thống nhất đề tài: Iodine và sức Xác nhận đề tài dự án. khỏe” GV chia lớp thành 3 nhóm, cử nhóm trưởng, Học sinh tự thành lập nhóm theo sự phân chia thư kí và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm của giáo viên. GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm để nêu Thảo luận để bầu nhóm trưởng, thư kí. được nội dung, nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện dự án của mỗi nhóm. Thảo luận đưa nội dung, nhiệm vụ cụ thể. GV tổng hợp ý kiến HS, thống nhất các nội dung, nhiệm vụ cần trình bày. GV cung cấp cho từng học sinh phiếu hướng HS ghi nhận và hệ thống các nội dung, nhiệm dẫn thực hiện dự án (có đầy đủ yêu cầu về nội vụ. dung, hình thức, thời hạn nộp sản phẩm dự án, nguồn tra cứu thông tin). HS nghiên cứu tìm hiểu phiếu hướng dẫn. GV cung cấp cho mỗi nhóm sổ theo dõi dự án, phổ biến cách trình bày sổ theo dõi dự án; tiêu Nghiên cứu sổ theo dõi dự án, các tiêu chí đánh chí, thang điểm đánh giá sản phẩn dự án; phân giá sản phẩm dự án. công nhiệm vụ trong nhóm. Tổ chức HS thảo luận nhóm để lập kế hoạch thực hiện dự án. Thảo luận để đưa ra kế hoạch thực hiện GV theo dõi, góp ý, tư vấn cho các nhóm HS nhiệm vụ của nhóm: xây dựng kế hoạch một cách hợp lí. + Xác định mục tiêu của nhóm mình. + Phân công nhiệmvụ của từng thành viên. Yêu cầu nhóm trưởng báo cáo kế hoạch thực + Dự kiến thời gian hoàn thành sản phẩm. hiện của nhóm mình. + Dự kiến kinh phí thực hiện. Nhận xét, góp ý, bổ sung. + Viết sổ theo dõi dự án. Hướng dẫn một số kĩ năng thực hiện dự án Nhóm trưởng từng nhóm báo cáo, HS còn lại (giao tiếp, tìm kiếm, xử lí thông tin, trình bày lắng nghe, góp ý. sản phẩm). Thu nhận góp ý, điều chỉnh. Cung cấp cho HS địa chỉ email của GV, nguồn Cùng tham gia hỏi và trả lời. tài liệu tra cứu thông tin, để HS có thể trao đổi. Ghi nhận. HĐ2. Hoạt động hình thành kiến thức (Phát triển năng lực xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập đã đề ra). 1. Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, Thực hiện theo kế hoạch đã đề ra: tư vấn, giúp đỡ các nhóm. + Tìm kiếm thông tin + Thiết kế bài trình bày đa phương tiện + Xây dựng lược đồ tư duy + Viết bài thuyết trình cho sản phẩm + Viết sổ theo dõi dự án Từng nhóm phân tích, tổng hợp thông tin thu 10
- thập được, trao đổi về ý tưởng thiết kế. Theo dõi, trợ giúp (xử lí thông tin, cách trình Thực hiện thiết kế bày thông tin) Tập thuyết trình trước lớp. 2. Thu thập kết quả và công bố sản phẩm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu HS nộp sản phẩm dự án cho GV Ghi nhớ hạn nộp sản phẩm. Hoàn thiện sản trước ngày báo cáo ít nhất 2 ngày. phẩm và nộp đúng thời hạn. Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, trình Các nhóm trình bày sản phẩm và báo cáo sổ bày sản phẩm. theo dõi dự án. Lắng nghe phần thuyết trình của HS, các ý Các nhóm khác lắng nghe, theo dõi, góp ý, đặt kiến đóng góp, câu hỏi tọa đàm của HS. câu hỏi chất vấn để làm rõ những vấn đề quan tâm về ý tưởng, nội dung, phương pháp tiến hành, cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án, những bài học kinh GV trợ giúp các nhóm trả lời câu hỏi chất vấn nghiệm,... nếu cần. Đại diện mỗi nhóm trả lời những câu hỏi chất Nhận xét, góp ý các câu hỏi và trả lời của HS. vấn của nhóm bạn. GV chốt kiến thức và mở rộng kiến thức (nếu HS còn lại lắng nghe, sẵn sàng bổ sung, góp ý. cần) bằng các sơ đồ tư duy HS ghi nhận 3. Đánh giá dự án Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV tổ chức cho HS tham gia quá trình đánh Các nhóm hoàn thiện phiếu đánh giá sản phẩm giá. dự án (dành cho HS) của các nhóm khác. GV hoàn thiện phiếu đánh giá sản phẩm dự án HS tự đánh giá và đánh giá mức độ hoạt động (dành cho GV) của mỗi nhóm. của các thành viên trong nhóm. Yêu cầu HS hoàn thiện phiếu “Nhìn lại quá Ghi phiếu “Nhìn lại quá trình”. trình”. GV tổng hợp các phiếu đánh giá sản phẩm dự Nộp lại hồ sơ học tập: án của HS, kết hợp với đánh giá của GV, tính + Sản phẩm dự án. điểm cho từng sản phẩm. + Sổ theo dõi dự án. Công bố điểm của từng nhóm. Tuyên dương, + Phiếu nhìn lại quá trình. khen thưởng các nhóm làm việc có hiệu quả, Lắng nghe. sản phẩm có chất lượng; động viên, ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực làm việc của cả lớp. HĐ3: Hoạt động luyện tập (Phát triển năng lực vận dụng kiến thức đã học). GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS HS làm bài trong phiếu học tập hoàn thành bài tập theo cá nhân GV gọi HS trả lời câu hỏi hoặc lên bảng làm bài tập GV nhận xét, chỉnh sửa và chốt kiến thức HS ghi nhận HĐ4: Hoạt động kiểm tra (Phát triển năng lực tự kiểm tra và đánh giá. Điều chỉnh sai sót một cách hợp lí). GV phát đề kiểm tra HS tự lực và nghiêm túc làm bài 2.5. Thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm (TNSP) được tiến hành trong năm học 20192020 tại 2 trường THPT 11
- Buôn Hồ, thị xã Buôn Hồ tỉnh Đăk Lăk và trường THPT Phan Đăng Lưu, huyện Krông Búk tỉnh Đăk Lăk. Thiết kế các kế hoạch dạy học theo chủ đề có sử dụng học liệu điện tử nguyên tố nhóm VIIA để phát triển NLTH cho HS. Các phương pháp dạy học được sử dụng trong các chủ đề đều là các phương pháp dạy học tích cực nhằm đem lại hiệu quả phát triển NLTH một cách tốt nhất. Kết quả thực nghiệm được thể hiện qua kết quả bài kiểm tra các lớp TN và lớp ĐC; bảng kiểm quan sát NLTH và phiếu hỏi HS lớp TN. Kết quả bài kiểm tra 1 tiết ở 2 nhóm TN và ĐC được thể hiện qua đồ thị và biểu đồ sau: Hình 2.7. Đường luỹ tích kết quả bài kiểm tra Hınh 3.4. Bi ̀ ểu đồ phân loại kết quả học tập bài kiểm tra của HS nhóm TN và nhóm ĐC sau khi TNSP c ủa nhóm TN và nhóm ĐC Bang 3. Bảng tổng hợp các tham số kết quả bài kiểm tra sau TNSP ̉ Nhóm Điểm TB Phương Độ lệch Sai số tiêu Hệ số biến ttest độc Độ ảnh () sai chuẩn (S) chuẩn (m) thiên(V) lập t0,01;316 hưởng () (ES) ĐC 6,7 2,8 1,7 0,1 25,3 5,02 2,58 0,53 TN 7,6 2,1 1,5 0,1 19,7 Từ bảng tổng hợp các tham số kết quả bài kiểm tra sau TNSP nhận thấy: Điểm trung bình của nhóm TN luôn cao hơn nhóm ĐC. Các đường luỹ tích của nhóm TN luôn nằm bên phải và thấp hơn nhóm ĐC. Tỉ lệ% HS trung bình và yếu của nhóm TN luôn thấp hơn nhóm ĐC, ngược lại tỉ lệ HS khá và giỏi của nhóm TN lại luôn cao hơn nhóm ĐC. Điều này chứng tỏ chất lượng học tập của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC. Sai số chuẩn cũng như độ lệch chuẩn thấp, hệ số biến thiên (V t0,01;3,16 cho thấy sự sai khác giữa các giá trị điểm trung bình cộng của 2 nhóm ĐC và TN là có ý nghĩa, sự khác biệt đó không phải do nguyên nhân ngẫu nhiên mà là do có sự tác động sư phạm tạo nên. Nghĩa là dạy học bằng các phương pháp tích cực có sử dụng HLĐT đã nâng cao chất lượng học tập. Kết quả đánh giá NLTH qua bảng kiểm quan sát: Bang 4. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá qua bảng kiểm quan sát ̉ HS tự đánh GV đánh giá STT T giá i Trước tác Sau tác Trước tác Sau tác ê động động động động 12
- u c 1 Đặt mục tiêu 4,2 8,1 4,3 8,3 tự học 2 Xác định 3,8 7,8 4,0 8,5 nhiệm vụ tự học 3 Lập kế 4,4 8,0 4,2 8,4 hoạch, thời khóa biểu tự học 4 Đánh giá và 4,2 7,4 4,2 8,1 điều chỉnh kế hoạch tự học 5 Thực hiện 4,5 8,4 4,7 8,6 nhiệm vụ học tập đã được xác định 6 Rút ra và vận 4,1 8,0 3,9 8,2 dụng các kiến thức kĩ năng vào các tình huống cụ thể 7 So sánh kết 3,7 7,6 3,5 7,8 quả học tập đạt được bằng cách tự học từ đó điều chỉnh những sai sót trong quá trình tự học. 8 Tìm kiếm, trao 4,0 8,4 3,8 8,7 đổi, mở rộng thông tin Tổng điểm NLTH 32,9 63,7 32,6 66,6 Từ bảng kiểm quan sát cho thấy các tiêu chí của NLTH sau tác động đã có bước phát triển cao hơn nhiều so với trước tác động. Học sinh học tập một cách chủ động, tich cực hơn, thực hiện các nhiệm vụ học tập tốt hơn điều đó sẽ nâng cao chất lượng học tập, nâng cao ý thức học tập và nâng cao NLTH của HS. Từ những kết quả thực nghiệm trên có thể nói rằng sử dụng học liệu điện tử trong dạy học tích cực đã góp phần nâng cao NLTH cho HS. 3. Kết luận 13
- Từ những nghiên cứu về cở sở lí luận và thực tiễn về NLTH và HLĐT. Chúng tôi đã xây dựng HLĐT nguyên tố VIIA và thông qua việc giảng dạy các chủ đề có sử dụng nguồn học liệu này để phát triển NLTH cho HS. Chúng tôi đã thiết kế kế hoạch dạy học minh họa thông qua chủ đề về IODINE VÀ SỨC KHỎE có sử dụng HLĐT nguyên tố nhóm VIIA theo hướng tự học, tự nghiên cứu để phát triển NLTH cho HS. Kết quả ở lớp thực nghiệm HS có chất lượng học tập tốt, động cơ và hứng thú học tập tích cực; biết xác định nhiệm vụ và mục tiêu học tập; HS tự lập kế hoạch và thời khóa biểu tự học cho bản thân; biết đánh giá kết quả tự học và điều chỉnh những sai sót hơn lớp ĐC. Kết quả đánh giá của bảng kiểm quan sát thể hiện NLTH của lớp TN sau tác động có sự phát triển cao hơn so với trước tác động. Điều đó chứng tỏ, phát triển NLTH cho HS thông qua HLĐT là hợp lí và có tính khả thi. GV có thể xây dựng các HLĐT ở các chủ đề khác trong bộ môn Hóa học. Ngoài ra, các môn học khác GV cũng có thể xây dựng HLĐT theo chủ đề tích hợp, chủ đề chuyên sâu, sử dụng nguồn học liệu này trong dạy học để phát triển NLTH và nâng cao chất lượng học tập của HS góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Tài liệu tham khảo [1] Bộ giáo dục và đào tạo (12/2018), Chương trình giáo dục phổ thông Chương trình tổng thể, Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT,Nhà xuất bản giáo dục,Hà Nội. [2] Nguyễn Gia Cầu (2016). Về việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. Tạp chí Giáo dục, số 390, tr 3740. [3] Lê Minh Cường (2018). Xây dựng và hướng dẫn sử dụng tài liệu tự học trực tuyến theo module học phần “ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán”. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 9358, tr 143146. [4] Cao Cự Giác (2017). Thực trạng phát triển năng lực tự học của học sinh ở một số trường trung học phô thông đối với môn Hóa học. Tạp chí Giáo dục, số 414, tr 4042. [5] Trần Dương Quốc Hòa (2015). Vai trò và hình thức sử dụng học liệu điện tử với tư cách là phương tiện dạy học.Tạp chí Giáo dục, số 372, tr 2022. [6] Phan Thị Thanh Hội Kiều Thị Thu Giang (2016). Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Cảm ứng” (Sinh học 11). Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 7, tr 184 189. [7] Nguyễn Thị Huệ Quách Thùy Nga (2017). Thiết kế và sử dụng học liệu điện tử nhằm hỗ trợ học sinh học toán ở tiểu học. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2 tháng 10, tr 138141. [8]Vương Cẩm Hương (2018). Thiết kế hoạt động tự học theo chủ đề môn hóa học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 439, tr 3944. [9] Trần Ngọc Lan Huỳnh Thái Lộc (2016) . Phát triển năng lực tự học cho học sinh Một năng lực cốt lõi của công dân thế kỉXXI. Tạp chí Giáo dục, số 388, tr 4547. [10]Trần Thị Ngần (2019). Sưu tầm, thiết kế và sử dụng tư liệu dạy học trong dạy học sinh học 8 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh. Tạp chí Giáo dục, số 457, tr 6063. [11] Nguyễn Thị Thu Thảo Trần Việt Cường (2019). Tổ chức dạy học theo dự án chủ đề tam giác đồng dạng và ứng dụng cho học sinh lớp 8 trường THCS. Tạp chí giáo dục sô 456, tr 35 41;20. [12]Nguyễn Thị Bích Thuận (2019). Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực tự học cho sinh viên khoa tiểu học, trường cao đẳng sư phạm Hà Tây. Tạp chí giáo dục, số 459 tr 5256. [13]Phạm Thị Hồng Tú, Nguyên Bùi Minh Thu (2018). Phát triển năng lực tự học cho sinh viên nghành sư phạm Sinh Học trong dạy học học phần “ Lý luận dạy học sinh học phần đại cương”. Tạp chí Giáo dục, số 429 tr 4852;56. 14
- 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun trong dạy học hóa học chương hiđro - nước ở trường trung học cơ sở
11 p | 97 | 10
-
Tổ chức hoạt động học theo chủ đề nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học sinh học 6
9 p | 61 | 7
-
Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy học phần Phương pháp dạy học toán theo hướng phát triển năng lực tự học của sinh viên ngành giáo dục tiểu học
7 p | 44 | 5
-
Chủ đề “Khám phá từ trường Trái đất” theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh với sự hỗ trợ của mạng xã hội
11 p | 8 | 5
-
Vận dụng dạy học dự án theo mô hình Blended learning trong môn Hóa học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông
12 p | 34 | 4
-
Phát triển năng lực tự học môn Khoa học cho học sinh lớp 4, 5 qua sổ tay học tập
9 p | 70 | 4
-
Cơ hội phát triển năng lực tự học cho sinh viên toán qua nội dung “hệ thống hóa hái niệm toán học”
8 p | 38 | 4
-
Thiết kế và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học chương nhóm nitơ nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
9 p | 65 | 4
-
Thiết kế bài học dạy học định lí toán học theo hướng phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm toán - Đại học Sư phạm Hà Nội 2
12 p | 110 | 4
-
Áp dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường trong dạy học phần Hóa học cơ sở lớp 10 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
3 p | 8 | 4
-
Phát triển năng lực tự học cho sinh viên ngành sư phạm sinh học trong dạy học học phần “lí luận dạy học sinh học (phần đại cương)”
6 p | 90 | 4
-
Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học dự án về hydrocarbon no (Hóa học 11) theo mô hình blended learning
12 p | 16 | 3
-
Thực trạng phát triển năng lực tự học cho sinh viên Sư phạm Hóa học thông qua dạy học các học phần Hóa học đại cương
6 p | 34 | 3
-
Phát triển năng lực tự học của sinh viên bằng cách thiết kế và sử dụng e-book hóa học hữu cơ ở trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
9 p | 46 | 3
-
Thiết kế hoạt động tự học theo dạy học dự án trong dạy học Hoá đại cương vô cơ nhằm phát triển năng lực tự học cho sinh viên ở trường cao đẳng y tế
5 p | 56 | 2
-
Xây dựng và sử dụng học liệu số nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh qua chủ đề: “Hydrocarbon - Hóa học 11”
10 p | 3 | 2
-
Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược trong học phần hóa học đại cương 1 nhằm phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư phạm hóa học
13 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn