Phát triển thị trường tiền tệ kinh nghiệm của Trung Quốc và tham khảo cho Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay
lượt xem 4
download
Bài viết tập trung phân tích làm rõ sự phát triển của thị trường tiền tệ của Trung Quốc trong ba thập niên gần đây: chủ thể và các thành viên Thị trường liên ngân hàng; Thị trường Repo Trái phiếu liên ngân hàng; Thị trường Repo trái phiếu hoán đổi, đưa ra một số khuyến nghị giải pháp có liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển thị trường tiền tệ kinh nghiệm của Trung Quốc và tham khảo cho Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VÀ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI HIỆN NAY TS. Lương Văn Hải TÓM TẮT Thị trường tiền tệ là một bộ phận của thị trường tài chính. Trong quá trình đổi mới, mở cửa, phát triển hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính, Trung Quốc đã có những bài học kinh nghiệm bổ ích về phát triển thị trường tiền tệ, là sự tham khảo tốt cho nhiều quốc gia có điều kiện tương tự, trong đó có Việt Nam trong giai đoạn tiếp tục hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, thực hiện 17 Hiệp định thương mại quốc tế của Việt Nam hiện nay. Đặc biệt là trong bối cảnh mới của nền kinh tế hiện nay: giai đoạn hậu Covid-19, lạm phát trên thế giới tăng cao. Giá dầu thô, giá khí đốt, lương thực và nhiều mặt hàng khác cũng tăng mạnh. Bài viết tập trung phân tích làm rõ sự phát triển của thị trường tiền tệ của Trung Quốc trong ba thập niên gần đây: chủ thể và các thành viên Thị trường liên ngân hàng; Thị trường Repo Trái phiếu liên ngân hàng; Thị trường Repo trái phiếu hoán đổi, đưa ra một số khuyến nghị giải pháp có liên quan. Từ khóa: kinh nghiệm, thị trường tiền tệ, Trung Quốc, bài học tham khảo ABSTRACT MONEY MARKET DEVELOPMENT OF CHINA'S EXPERIENCE AND REFERENCE FOR VIETNAM IN THE NEW CONTENT The money market is a part of the financial market. In the process of doi moi, opening up, developing banking activities and financial markets, China has learned useful lessons on the development of the money market, which is a good reference for many countries with financial markets. similar conditions, including Vietnam in the period of continuing deep international economic integration, implementing 17 international trade agreements of Vietnam today. Especially in the new context of the current economy: in the past-Covid-19 period, inflation in the world has increased. Prices of crude oil, gas, food and many other commodities also increased sharply. The article focuses on analyzing and clarifying the development of China's money market in the last three decades: subjects and members of the interbank market; Interbank Bond Repo Market; Bond Swap Repo Market, give some relevant solution recommendations. Keywords: experience, money market, China, reference lessons 1. MỞ ĐẦU Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, mà trong đó nòng cốt là thị trường liên ngân hàng, giá cả giao dịch đó chính là lãi suất các khoản tiền gửi và tiền vay ngắn hạn, với vai trò điều hành, can thiệp của Ngân hàng Trung ương (NHTW), tại nước ta đó là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam. Thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế và hoạt động ngân hàng vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, đến nay thị trường tiền tệ đã có những bước phát triển vững chắc cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Nghiên cứu về phát triển thị trường tiền tệ Trung Quốc trong quá trình đó, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế rất đáng khâm phục trong hơn 20 năm gần đây trong quá trình chuyển đổi và hội nhập, có nhiều điểm tương đồng như Việt Nam, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm đối 501
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” với Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết trong giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển hoạt động ngành ngân hàng đến năm 2025 và tầm nhình đến năm 2030 hiện nay. Trong khuôn khổ giới hạn của một tham luận hội thảo khoa học, tác giả không có điều kiện đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng thị trường tiền tệ Việt Nam hiện nay, không có điều kiện rút ra những ưu điểm và hạn chế, cùng những nguyên nhân của thực trạng đó. Đây cũng là hạn chế của nghiên cứu này cũng như hạn chế về liên hệ bài học kinh nghiệm, có điều kiện tác giả xin được trao đổi trong một nghiên cứu khác. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài tham luận hội thảo khoa học quốc gia, nghiên cứu về thực tiễn kinh nghiệm phát triển thị trường tiền tệ của Trung Quốc. Bài viết không sử dụng phương pháp định lượng, xây dựng cơ sở lý thuyết, giả thiết và câu hỏi nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu và tổng quan nghiên cứu. Bài viết sử dụng phương pháp định tính truyền thống. Tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh dựa trên các nguồn tư liệu thứ cấp từ kết quả khảo sát tại Trung quốc của một số đoàn cán bộ cơ quan chức năng của Việt Nam, trang web của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, một số tổ chức khác của Trung Quốc, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan chức năng khác của Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra nhận xét, đánh giá và khuyến nghị chính sách. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Về phát triển Thị trường liên ngân hàng Trung Quốc 3.1.1. Tổng quan sự hình thành và phát triển Thị trường liên ngân hàng Trung Quốc ra đời vào những năm 1980 của thế kỷ 20, khi chưa có sự quản lý của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC). Vào thời gian đó, mối quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng được hình thành chủ yếu nhằm cân đối các nguồn vốn trung và dài hạn. Vào năm 1993, thị trường liên ngân hàng (LNH) trở nên hỗn loạn do các doanh nghiệp và tổ chức phi tài chính sử dụng một lượng lớn nguồn vốn vay (kỳ hạn ngắn) trên thị trường liên ngân hàng để đầu tư vào những tài sản rủi ro trên thị trường chứng khoán hoặc bất động sản. Bên cạnh đó, giao dịch trên thị trường liên ngân hàng còn không tuân theo khuôn khổ lãi suất của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát cao ở Trung Quốc thời kỳ đó. Chính vì thế mà từ tháng 1/1996, PBoC đã tiến hành cải cách theo hướng đồng bộ hóa Thị trường tiền tệ (TTTT) quốc gia. Thị trường này có 2 đặc điểm khác với thị trường trước khi cải tổ: Thứ nhất, các tổ chức tài chính trên thị trường liên ngân hàng được phân loại theo chất lượng hoạt động và tất cả các thành viên thị trường phải thực hiện giao dịch qua hệ thống giao dịch điện tử của thị trường liên ngân hàng quốc gia; thứ hai, PBoC quy định giới hạn thời hạn cho vay, đi vay đối với tất cả các tổ chức tài chính. Tính đến nay, sau hơn 25 năm cải cách thị trường tiền tệ, Trung Quốc đã phát triển lên một trình độ mới, với quy mô bình quân mỗi ngày lên tới trên 100 tỷ Nhân dân tệ (NDT- RMB - CNY), thông qua đó, PboC can thiệp có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế nước này tăng trưởng ngoạn mục trong nhiều thập niên liên tục, kiểm chế lạm phát hiệu quả. 3.1.2. Về chủ thể tham gia thị trường liên ngân hàng Thị trường LNH Trung Quốc là một thị trường rộng lớn và luôn phát triển không ngừng cả về quy mô và chủng loại của các chủ thể cũng rất đa dạng. Ngoài các chủ thể truyền thống 502
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” là các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, nhà môi giới, thị trường này không ngừng mở rộng và kết nạp thêm nhiều thành viên mới đến từ nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn, nhóm các ngân hàng hợp tác xã nông thôn, các công ty tài chính tiêu dùng, các ngân hàng nước ngoài,…Từ năm 2009, số lượng thành viên gồm hơn 700 tổ chức tài chính tham gia thì năm 2017, tổng số thành viên trên thị trường cho vay liên ngân hàng là 1.958. Các công ty tài chính tiêu dùng tham gia thị trường này với tư cách là một nhóm tổ chức tài chính riêng, tăng số lượng thành viên trên thị trường từ 9 thành viên trong năm 2016 lên 10 thành viên vào năm 2017. Vào cuối năm, có tổng cộng 10 ngân hàng thanh toán bù trừ Nhân dân tệ ở nước ngoài là thành viên của thị trường cho vay liên ngân hàng của Trung Quốc Bank of China, 2020 – 2021. Năm 2018, số lượng tổ chức tham gia thị trường tiếp tục tăng trưởng với tổng số thành viên là 2.123 vào cuối năm 2018, tăng 165 so với năm trước. Các thành phần tham gia thị trường ngày càng đa dạng. Với sự tham gia của NH Nông nghiệp Trung Quốc- Chi nhánh Dubai đã làm tăng lên thành 11 NH thanh toán bù trừ NDT nước ngoài vào cuối năm 2018. Sang năm 2019 và năm 2020, tổng số thành viên của thị trường vẫn liên tục phát triển và nâng tổng số thành viên tham gia lên 2303 và 2516 tổ chức tài chính vào 2 năm này Bank of China, 2020 – 2021. Những chủ thể tham gia thị trường cho vay LNH chủ yếu là NH, các tổ chức tài chính, khối lượng giao dịch trong đó chiếm gần 90% tổng số. Trong đó, các NHTM cổ phần chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 42,12%; các NHTM thành phố, NHTM quy mô lớn, NHTM, NH HTX và NH chính sách chiếm tỷ trọng thấp hơn, khoảng 14-17%. Còn lại và các tổ chức phi NH, công ty chứng khoản chiếm 2-5% tổng giao dịch trên thị trường Bank of China, 2020 – 2021. 3.1.3. Về quy mô giao dịch trên thị trường liên ngân hàng Trong những năm gần đây, hoạt động giao dịch trên thị trường LNH đă có những bước tiến đáng kể. Từ năm 2009 đến 2018, doanh số giao dịch không ngừng gia tăng, đặc biệt là sự gia tăng quy mô giao dịch trên thị trường LNH, khoảng 7 lần. Nếu như 2009, doanh số cho vay trên LNH chỉ đạt gần 20 nghìn tỷ NDT thì năm 2018 đã đạt gần 140 nghìn tỷ NDT. Đơn vị: 100 triệu NDT - RMB Hình số 1: Doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng cho vay trên TTLNH Trung Quốc các năm 2009-2018 Nguồn: CFETS (2020-2021) 503
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Quy mô giao dịch trên thị trường liên ngân hàng năm 2019 tiếp tục gia tăng, đạt 971,3 nghìn tỷ NDT (đối với cả giao dịch cho vay và giao dịch Repo) tăng 12,7% so với 2018. Trong đó, khối lượng giao dịch cho vay đạt gần 151,64 nghìn tỷ NDT với giao dịch chủ yếu là các khoản vay qua đêm chiếm tỉ trọng 91,4%. Sang đến năm 2020, tổng khối lượng giao dịch liên ngân hàng đạt 1106,8 nghìn tỷ NDT, tăng khoảng 14% (bao gồm cho vay đạt 147,1 nghìn tỷ giảm 3% so với 2019). Năm 2020, do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nên doanh số trên thị trường có phần giảm nhưng giảm không đáng kể (CFETS, 2020-2021) Bảng số 1: Doanh số giao dịch cho vay với 8 nhóm kỳ hạn trên thị trường LNH Trung Quốc giai đoạn 2018-2020 Đơn vị: Nghìn tỷ NDT Kỳ hạn Giao dịch cho vay Giao dịch cho vay Giao dịch cho vay Giao dịch cho vay giao dịch 2020 2019 2018 2017 1 ngày 132,7283 138,6203 125,5458 67,9807 7 ngày 11,3094 10,0603 10,2943 8,0521 14 ngày 1,2191 1,1898 10,554 1,2750 1 tháng 0,7108 0,4562 0,5038 0,5079 3 tháng 0,4931 0,5011 0,5136 0,2180 6 tháng 0,0842 0,0473 0,0996 0,0377 9 tháng 0,0295 0,0180 0,0323 0,0103 12 tháng 0,0496 0,0538 0,0653 0,0329 Tổng khối 147,1425 151,6374 139,2987 78,9811 lượng Nguồn: PBoC (2020-2021) 1.4. Về lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng Từ tháng 6/1996, các tổ chức tài chính được phép ấn định lãi suất cho vay, đi vay liên ngân hàng và lãi suất liên ngân hàng Trung Quốc (CHIBOR) được công bố hàng ngày. Ngày 4/1/2007, PBoC đã đưa ra một loại lãi suất mới – lãi suất liên ngân hàng Thượng Hải (SHIBOR) ra đời được coi như mức lãi suất chuẩn trên TTTT Trung Quốc. Lãi suất SHIBOR do Trung Tâm Cho vay Liên ngân hàng Quốc gia tại Thượng Hải (NIFC) tính toán và công bố, với 8 kỳ hạn đa dạng: qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 1 năm (PBoC, 2020-2021). Lãi suất của các kỳ hạn trong mỗi ngày giao dịch được tính toán bằng cách bình quân lãi suất chào bằng đồng RMB (Nhân dân tệ) của 18 ngân hàng chào giá với 4 mức chào giá cao nhất và 4 mức chào giá thấp nhất và lãi suất này sẽ được công bố vào lúc 11:00 sáng theo giờ Bắc Kinh trên trang web (www.shibor.org). Nhóm 18 ngân hàng thương mại được lựa chọn phải là đại lý chính trên thị trường mở hoặc là nhà tạo lập thị trường trên thị trường FX, với công bố thông tin minh bạch và hoạt động tích cực trên thị trường tiền tệ Trung Quốc (danh sách 18 ngân hàng bảng 2). Trong giai đoạn 2018-2020, lãi suất Sibor có xu hướng giảm và giảm sâu, dao động quanh mức +- 1%/năm với tất cả các kỳ hạn trong những tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid (PBoC, 2020-2021). 3.1.5. Về thị trường Repo Trái phiếu Thị trường Repo trái phiếu Trung Quốc bắt đầu từ năm 1991. Trong những ngày đầu, Repo là một kênh giao dịch quan trọng đối với các tổ chức phi tài chính nhằm thu hút vốn từ các NHTM. Tuy nhiên, vào đầu năm 1997, để ngăn ngừa vốn của các ngân hàng đổ vào thị 504
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” trường cổ phiếu, PBOC đã quy định các NHTM không được tham gia vào giao dịch Repo trên sở giao dịch chứng khoán, mà chỉ được thực hiện giao dịch trên thị trường Repo trái phiếu liên ngân hàng. Thị trường trái phiếu LNH Trung Quốc được chính thức mở cửa vào tháng 6/1997. Bên cạnh đó, các giao dịch Repo chỉ được thực hiện đối với công trái hoặc giấy tờ có giá (GTCG) do các doanh nghiệp lớn phát hành, do đó, rủi ro rất thấp. Chính vì vậy, việc phát triển thị trường GTCG liên ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường Repo. Sang đến 2010, PBoC cho phép các tổ chức tài chính được thực hiện trên thị trường chứng khoán Thượng Hải (SSE) và sau đó là Thâm Quyến (SZSE). Như vậy, thị trường Repo trái phiếu có 2 bộ phận: Thị trường Repo trái phiếu LNH và Thị trường Repo trái phiếu hoán đổi (PBoC, 2020-2021). 3.1.6. Về Thị trường Repo Trái phiếu Liên Ngân hàng Giai đoạn 2009- 2018, quy mô giao dịch không ngừng gia tăng, tăng trên 7 lần. Doanh số giao dịch năm 2009 chỉ đạt dưới 100 nghìn tỷ thì năm 2018 đã tăng lên trên 700 nghìn tỷ. Đơn vị: nghìn tỷ RMB - CNY Hình số 2: Quy mô giao dịch repo trái phiếu LNH Trung quốc và tốc độ tăng trưởng các năm 2009-2018 Nguồn: CFETS (2020-2021) Thêm đó, giao dịch repo năm 2018 có bước phát triển vượt bậc khi đạt 722,68 nghìn tỉ, tăng 17,2% so với 2017. Lý do giải thích cho sự gia tăng trên là do PBoC đã ra thông báo số 18 về giao dịch Repo 3 bên (được gọi là Third Party Repos) để đáp ứng tốt hơn nhu cầu quản lý thanh khoản cũng như phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu liên ngân hàng, từ đó đã thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển hơn và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ hơn trên thị trường này (CFETS, 2020-2021). Giao dịch Repo gồm có 2 loại là Repo cầm cố và Repo thông thường, trong đó loại giao dịch chiếm tỷ trọng cao hơn là Repo cầm cố. Quy mô giao dịch Repo cầm cố năm 2018 đạt 708,67 nghìn tỷ, tăng 20,5% và Repo thông thường là 14 nghìn tỷ, giảm 50,2% so với 2017. Cũng với lý do xuất hiện loại hình Repo 3 bên nên đã khiến cho doanh số giao dịch của Repo cầm cố tăng đáng kể và Repo thông thường giảm rất mạnh (CFETS, 2020-2021). Xu hướng trên tiếp tục diễn ra trong năm 2019 và 2020 với tốc độ tăng giảm tương đối ổn định. Năm 2019, tổng quy mô giao dịch Repo đạt 819,66 nghìn tỷ NDT, trong đó Repo cầm cố là 810,1 nghìn tỷ NDT và Repo thông thường là 9,56 nghìn tỷ, lần lượt là tăng 14,3% và 505
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” giảm 46,4 % so với 2018. Năm 2020, Repo cầm cố tăng lên mức 952,7 nghìn tỷ NDT (tăng 17,6%) và Repo thông thường là 7 nghìn tỷ NDT, giảm 26,3% so với năm 2019 (CFETS, 2020- 2021). Lãi suất giao dịch Repo trái phiếu tương đối ổn định và ít biến động hơn so với lãi suất cho vay trên liên ngân hàng nên khối lượng giao dịch trên thị trường này luôn chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng tăng mạnh qua các năm. 3.1.7. Về Thị trường Repo trái phiếu hoán đổi 3.1.7.1. Doanh số giao dịch Từ năm 2015 trở về trước, thị trường này giao dịch chủ yếu là trái phiếu coupond tiêu chuẩn. Sang năm 2016 thì bắt đầu giao dịch với repo cầm cố và repo thoả thuận. Doanh số giao dịch năm 2017 của repo cầm cố của Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải là 237,83 nghìn tỷ NDT, tăng 9,86% theo năm; Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến là 18,84 nghìn tỷ NDT, tăng 31,32% so với cùng kỳ năm ngoái. Repo thoả thuận đạt 2,89 nghìn tỷ NDT (PBoC, 2020-2021). Thị trường repo trái phiếu hoán đổi đã khởi động giao dịch repo trái phiếu ba bên vào tháng 10 năm 2018, báo cáo doanh số giao dịch cho loại hình này là 0,33 nghìn tỷ NDT. Trong năm 2018, doanh số giao dịch của repo trái phiếu hoán đổi là 231 nghìn tỷ NDT, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, doanh số của repo trái phiếu của Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến lần lươt là 212 nghìn tỷ NDT, giảm 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái; là 19 nghìn tỷ NDT, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2019 (PBoC, 2020-2021). Trong số 231 nghìn tỉ NDT đó, doanh số giao dịch của repo cầm cố là 226 nghìn tỷ NDT, giảm 12,0% so với năm trước. Trên thị trường repo hối đoái, các giao dịch repo cầm cố có kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày lần lượt chiếm 14,7% và 7,8% trong tổng số, tăng 4,7 và 1,4 điểm phần trăm so với một năm trước đó. Các giao dịch repo cầm có thời hạn lên đến 7 ngày vẫn thống lĩnh thị trường SSE và SZSE, lần lượt chiếm 95,8% và 91,8% (PBoC, 2020-2021). Sang đến năm 2019 và năm 2020, xu hướng trên cũng tiếp tục gia tăng giao dịch trên 2 sở giao dịch Chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến với tốc độ gia tăng trung bình 10%/năm. 3.1.7.2. Về hàng hoá giao dịch Năm 2017 các loại trái phiếu được cầm cố trên sàn giao dịch thị trường repo tiếp tục được cải thiện. Chủ yếu là Trái phiếu lãi suất và Trái phiếu tín dụng loại AAA, chiếm 76,3% của tổng thị trường. Cụ thể, trong trái phiếu cầm cố thì giao dịch trái phiếu lãi suất chiếm 22,2%, về cơ bản bằng với năm ngoái; giao dịch trái phiếu tín dụng loại AAA chiếm 54,1%, tăng 9,6 điểm phần trăm so với năm trước và trái phiếu tín dụng được xếp hạng AA + trở xuống chiếm 23,7%, giảm 9,6 điểm phần trăm hàng năm (PBoC, 2020-2021). Năm 2018 trái phiếu lãi suất và trái phiếu tín dụng loại AAA chiếm 81,6% tổng số, tăng 5,7 điểm phần trăm so với năm trước. Trái phiếu lãi suất chiếm 19,4 phần trăm của tổng số, giảm 4,7 điểm phần trăm so với năm trước; Trái phiếu tín dụng AAA chiếm 62,2 phần trăm, tăng 10,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái; Trái phiếu tín dụng xếp hạng AA + trở xuống chiếm 18,4 phần trăm, giảm 5,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019 (PBoC, 2020-2021). 3.2. Bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam Từ kinh nghiệm phân tích thực trạng phát triển Thị trường tiền tệ Trung Quốc nói trên, liên hệ với thực tiễn của Việt Nam dựa trên những nghiên cứu và quan sát của tác giả (như nói ở trên, không có điều kiện phân tích đầy đủ ở đây), tác giả xin nêu một số bài học có thể tham khảo sau đây: 506
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Một là, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cần sử dụng tổng thể các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường tiền tệ, phát triển các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ nhằm nâng cao hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm theo Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ. NHNN Việt Nam cần tập trung phát triển TTLNH nhằm đạt hiệu quả cao, tác động vào lãi suất trong nền kinh tế, đảm bảo thanh khoản của các NHTM. Bởi vì, đây là thị trường trung tâm của TTTT, song do TTLNH ở Việt Nam chưa được NHNN tập trung phát triển, nên lãi suất trên thị trường này chưa tác động đến lãi suất trên thị trường tiền tệ, chưa tác động đến lãi suất huy động vốn và cho vay của các NHTM. Các loại lãi suất do NHNN công bố, như: lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay thiếu hụt trong thanh toán bù trừ hầu như không tác động đến lãi suất trong nền kinh tế. Vì vậy, việc thúc đẩy hoạt động của TTLNH sẽ tạo nền tảng và động lực để phát triển TTTT Việt Nam cũng như tạo môi trường để NHNN can thiệp hiệu quả vào lãi suất và thanh khoản. Một số bài học cụ thể từ PBoC, tạo điều kiện cho NHNN Việt Nam thực hiện có hiệu quả mục tiêu trên cần được tham khảo sau đây: - Về mặt pháp lý: Hoạt động trên TTTT dựa trên nguyên tắc tự nguyện và có sự thỏa thuận giữa các thành viên, tuy vậy vẫn cần phải ban hành một bộ quy tắc ứng xử như: quy định về thuật ngữ giao dịch, đạo đức của giao dịch viên, bảo mật thông tin, hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm…Đây là những văn bản pháp lý để xử lý khi có các tranh chấp phát sinh. Việc ban hành các văn bản này do Hiệp hội môi giới thực hiện, nhưng tại Việt Nam hiện nay chưa có các công ty môi giới tiền tệ chuyên nghiệp nên thay vào đó, Hiệp hội Ngân hàng cùng với NHNN có thể đứng ra phối hợp soạn thảo các văn bản này, NHNN ban hành. - NHNN Việt Nam cần mở rộng thêm thành viên tham gia TTLNH cũng như TTTT, đó là: công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, công ty tài chính và đặc biệt là thành lập các công ty môi giới tiền tệ, các đại lý thị trường. Các chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ Trung Quốc rất đa dạng, có đầy đủ các nhóm tổ chức tài chính với quy mô lớn, trung bình và nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Thị trường Việt Nam hiện nay chủ yếu là các ngân hàng thương mại và một số công ty tài chính tham gia trên TTTT. Số lượng thành viên trên TTTT Việt Nam chưa được đa dạng. - Phát triển nền tảng hạ tầng công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế để xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ LNH cho hệ thống chi nhánh ngân hàng nội địa mở tại nước ngoài tham gia cùng với hệ thống tổ chức tài chính trong nước như Trung Quốc đang thực hiện. Điều đó, kích thích các chủ thể nước ngoài tham gia vào thị trường nội địa, giúp cho việc hỗ trợ thanh khoản cũng như giao dịch các hàng hoá được thông suốt giữa thị trường trong nước và quốc tế. - Bổ sung thêm các GTCG đủ tiêu chuẩn cho thị trường: Hiện nay tại Mỹ, Nhật Bản, thị trường các chứng chỉ tiền gửi (CDs) rất phát triển. Ngoài ra, thị trường Repo trái phiếu Nhật Bản cũng chiếm thị phần rất lớn. Việt Nam cũng có hoạt động phát hành CDs của các ngân hàng thương mại nhưng quy mô chưa xứng tầm và đặc biệt nên phát triển mạnh mẽ thị trường Repo trái phiếu thông qua trung tâm giao dịch tập trung của NHNN. - Phát triển thêm các hình thức giao dịch hiện đại, chuyên nghiệp: Hiện nay, tại Mỹ đã phát triển rất sớm phương thức giao dịch Repo 3 bên, tại Trung Quốc đã thực hiện loại hình này từ 2018 và đã được các chủ thể đón nhận nhiệt tình. Thêm vào đó, tại Trung Quốc đã phát triển giao dịch Repo với tài sản đảm bảo thông thường và tài sản đảm bảo đặc biệt. Điều này giúp cho thị trường thứ cấp phát triển hơn và khuyến khích nhiều tài sản đảm bảo mới ra đời. 507
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Hay các hình thức giao dịch phái sinh cũng rất phổ biến tại thị trường tiền tệ Trung Quốc. Do vậy, Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và các điều kiện thị trường, nâng cao trình độ của các chủ thể tham gia để cho ra đời nhiều phương thức giao dịch mới, rút ngắn khoảng cách với thị trường quốc tế (mặc dù cũng đã có giao dịch phái sinh nhưng mới chỉ thực hiện trên thị trường chứng khoán với nhóm VN30). - Hỗ trợ CSHT kỹ thuật thông qua việc tăng cường đầu tư các hệ thống giao dịch hiện đại, đạt tiêu chuẩn cao và xây dựng đường cong lãi suất chuẩn như là thông tin tham khảo, định hướng cho thị trường, từ đó tăng hiệu quả cũng như tính chuyên nghiệp cho thị trường. Hai là, phát triển hệ thống môi giới tiền tệ độc lập và chuyên nghiệp. Các công ty môi giới ở Nhật Bản và Mỹ đã ra đời từ rất sớm và có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của TTLNH cũng như có mối quan hệ chặt chẽ với NHTW trong việc cung cấp thông tin giúp NHTW kiểm soát thị trường. Để TTTT Việt Nam phát triển, cần thiết phải thành lập một hệ thống môi giới tiền tệ hiệu quả. Muốn vậy, cần phải có những sửa đổi, bổ sung về cơ chế môi giới tiền tệ theo hướng thành lập công ty môi giới độc lập, có thể thực hiện chức năng môi giới và tự doanh tùy theo khả năng (không trực thuộc hoặc chịu sự chi phối của bất kỳ thành viên thị trường nào) và phải đáp ứng một số tiêu chuẩn của NHNN hoặc cho phép các công ty môi giới nước ngoài được tham gia vào thị trường. Ba là, nâng cao vai trò kiểm soát và điều hành TTTT của NHNN. Hiện nay tại Việt Nam, NHNN sử dụng một hệ thống lãi suất (lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn) đóng vai trò là tín hiệu định hướng cho thị trường, tuy nhiên vai trò định hướng của các loại lãi suất này lại rất hạn chế do bản chất các loại lãi suất này không gắn với lãi suất của TTLNH, vì vậy khả năng định hướng và kiểm soát của NHNN đối với TTTT sẽ gặp nhiều khó khăn. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, chúng ta có thể chuyển từ quản lý khối lượng tiền tệ sang quản lý theo giá, trong đó lấy lãi suất cho vay qua đêm trên TTLNH làm lãi suất mục tiêu như PBoC đang thực hiện. Bên cạnh đó, công tác thu thập, xử lý, cập nhật các thông tin của thị trường cũng cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa, sử dụng đồng thời nhiều “kênh” khác nhau như từ các thành viên thị trường, từ các nhà cung cấp dịch vụ, các nhà môi giới… Bốn là, xây dựng sàn giao dịch điện tử tập trung (CFEST) cho các thị trường tiền tệ, ngoại hối, trái phiếu và công cụ phái sinh. Đây là một trong những thành công nổi bật nhất trên TTTT Trung Quốc. Sự ra đời của CFEST với vai trò vừa là nhà tạo lập thị trường (cung cấp hệ thống giao dịch, thanh toán và hệ thống niêm yết) vừa là trung tâm thông tin của thị trường không chỉ giúp cho các giao dịch trên thị trường được thực hiện trôi chảy và chuyên nghiệp mà thông qua đây, PBOC có thể nắm bắt các thông tin, diễn biến của thị trường để phục vụ công tác điều hành đồng thời cung cấp thông tin cho các thành viên thị trường, tăng hiệu quả hoạt động trên thị trường. Năm là, thành lập Hiệp hội các tổ chức đầu tư trên TTTC (NAFMII) với nhiệm vụ phát triển cơ chế tự quản của các thành viên thị trường. Tổ chức này có thể được thành lập bởi các tổ chức tín dụng lớn và hoạt động chủ yếu là ban hành các quy tắc ứng xử và quản lý, giám sát tính tự tuân thủ của các thành viên thị trường và hàng kỳ tổ chức này sẽ thực hiện đánh giá các thành viên thị trường. Sáu là, mở rộng danh mục GTCG do các doanh nghiệp phát hành làm công cụ cho TTTT, để từ đó thúc đẩy thị trường Repo trái phiếu phát triển. Hiện nay, tại thường Trung Quốc đã cho phép giao dịch Repo trái phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến, với 508
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” các trái phiếu cầm cố (trái phiếu lãi suất và trái phiếu tín dụng xếp hạng AAA và AA+). Các công cụ mới này giúp mở rộng kênh đầu tư ngắn hạn của các chủ thể trên thị trường, do đó nó được các nhà đầu tư yêu thích và tham gia tích cực trên thị trường chứng khoán. Hiện nay, Việt Nam cũng đã cho phép giao dịch Repo trái phiếu trên thị trường chứng khoán nhưng giao dịch với trái phiếu chính phủ là chủ yếu, chưa khuyến khích giao dịch với các trái phiếu doanh nghiệp. Do vậy, Việt Nam cần nhanh chóng mở rộng giao dịch trên với các trái phiếu của các doanh nghiệp được xếp hạng tốt để đa dạng hoá công cụ trên thị trường tiền tệ, mở rộng thị trường thứ cấp hơn nữa, giúp cho dòng vốn trên thị trường được luân chuyển với tốc độ cao hơn. 4. KẾT LUẬN Trong bối cảnh mới kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng của cộng động kinh tế quốc tế. NHNN Việt Nam cần tham khảo tích cực kinh nghiệm Trung Quốc, thực hiện các bước cụ thể đổi mới, phát triển thị trường tiền tệ, góp phần thúc đẩy chu chuyển vốn trong nền kinh tế với lãi suất ngày càng hợp lý hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bank of China (2020 – 2021): Annual financial market report 2018, truy cập tại: https://www.boc.cn/en/investor/, ngày truy cập: 8-12/2//2022. 2. CFETS (2020-2021): Dữ liệu hoạt động của thị trường, truy cập tại: https://www.fixtrading.org/events/list/?tribe_event_display=past; ngày truy cập: 8-12/2//2022. 3. PBoC (2020-2021): Các mục có liên quan, truy cập tại http://www.pbc.gov.cn/en/3688235/index.html; ngày truy cập: 8-12/1/2022 4. SSE (2020-2021): Dữ liệu của thị trường chứng khoán Thượng Hải (SSE); truy cập tại http://www.pbc.gov.cn; ngày truy cập: 8-12/1/2022 5. SZSE (2020-2021): Dữ liệu của Thị trường chứng khoán Thâm Quyến: http://www.pbc.gov.cn; ngày truy cập: 8-12/1/2022 --- Thông tin tác giả: TS. Lương Văn Hải Khoa Tài chính – Ngân hàng Trường Đại học Mở Hà Nội Nhà B101, đường Nguyễn Hiền, P. Bách Khoa, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại 0903468469 Emai: hailv@hou.edu.vn Lĩnh vực nghiên cứu: Tài chính – Ngân hàng 509
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuyết trình Thị trường tài chính và giải pháp ổn định, phát triển thị trường tài chính Việt Nam hiện nay
33 p | 875 | 318
-
Phân biệt và thị trường vốn. thực trạng 2 thị trường tại Việt Nam và giải pháp phát triển.
10 p | 1032 | 271
-
Đánh giá thực trạng về hoạt động thị trường tài chính tiền tệ và thị trường ngoại hối ở Việt Nam
29 p | 551 | 183
-
Một số nguyên nhân làm cho thị trường tiền tệ của Việt Nam chưa phát triển
8 p | 161 | 43
-
Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính: Chương 3 - GV. Nguyễn Thu Hà
50 p | 206 | 24
-
Thị trường tiền tệ Việt Nam: Lý luận và thực tiễn
11 p | 159 | 16
-
Một số giải pháp để phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
5 p | 159 | 14
-
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM VÀ GIẢI pháo
0 p | 86 | 13
-
Phát triển các công cụ tài chính
0 p | 120 | 13
-
Hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại góp phần phát triển bền vững thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam
8 p | 112 | 10
-
Bài giảng Tài chính phát triển: Bài 12 - Nguyễn Đức Mậu
18 p | 217 | 8
-
Đánh giá sự phát triển thị trường vốn Việt Nam: Thực tiễn và nhận định rủi ro
14 p | 61 | 7
-
Phát triển thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam
14 p | 54 | 6
-
Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế
10 p | 35 | 6
-
Phát triển thị trường tiền tệ nhằm hoàn thiện cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
6 p | 26 | 5
-
Thị trường tiền tệ và công nghệ ngân hàng: Phần 1
264 p | 9 | 5
-
Đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán hiện đại
4 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn