intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển văn hóa đọc cho tăng ni sinh viên Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích phân tích thực trạng nhận thức về văn hóa đọc trong Tăng/Ni sinh viên tại Học viện Phật Giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đề xuất giải pháp nhằm duy trì và phát triển văn hóa đọc trong Tăng/Ni sinh viên nói riêng và tất cả độc giả nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển văn hóa đọc cho tăng ni sinh viên Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(35), THÁNG 9 – 2022 PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO TĂNG NI SINH VIÊN HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH DEVELOPING A READING CULTURE AMONG BUDDHIST MONKS AND NUNS IN VIETNAM BUDDHIST INSTITUTION IN HO CHI MINH CITY ĐẶNG THỊ KIM LIÊN(*), NGUYỄN LỘC(**) (*) Học viên Cao học - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, dangkimlien001002@gmail.com (**) Trường Đại học Thủ Dầu Một, dr.nguyenloc@gmail.com THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 30/7/2022 Sách được xem là người thầy, người bạn thầm lặng của con Ngày nhận lại: 3/8/2022 người. Từ xưa các bậc cổ nhân đã coi việc đọc sách vừa để học Duyệt đăng: 05/9/2022 hỏi, hiểu biết, vừa để tu tâm dưỡng tánh. Sách chính là một Mã số: TCKH-S03T9-B16-2022 người thầy uyên bác luôn lặng lẽ đồng hành và dạy con người ISSN: 2354- 0788 bao điều hay, lẽ phải và thậm chí cả những điều mà trường học chưa dạy. Do đó, muốn có được tri thức, trí tuệ, hàm dưỡng nội tâm và hướng tới thành công, phát triển thì một trong những cách thức quan yếu là cần đọc sách. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích phân tích thực trạng nhận thức về văn hóa đọc trong Tăng/Ni sinh viên tại Học viện Phật Giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đề xuất giải pháp nhằm duy trì và phát triển văn hóa đọc trong Tăng/Ni sinh viên nói riêng và tất cả độc giả nói chung. Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp bảng hỏi đối với 162 Tăng/Ni sinh viên khóa 14 và 15 hiện đang nội trú tại nội viện của Học viện. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của Tăng/Ni sinh viên về văn hóa học và vai trò của văn hóa đọc. Nghiên cứu đã cho thấy Tăng/Ni sinh viên đã nhận thức đúng đắn về vai trò của văn hóa đọc đối với quá trình tu học, đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra những nguyên nhân Tăng/Ni sinh viên không dành thời gian đọc sách hiện nay. Từ khóa: Học viện Phật giáo, Hồ Chí ABSTRACT Minh, Tăng ni sinh, văn hóa đọc, Books are considered as a teacher and a silent friend of being Việt Nam. human. From ancient times, the ancient people considered reading books, which has brought both to learn, to understand, and to cultivate the mind. The book is a professional teacher who always quietly accompanies, teaches people many good 13
  2. ĐẶNG THỊ KIM LIÊN – NGUYỄN LỘC Key words: and right things, and even things that schools have not yet Buddhist mons and nuns, Buddhist taught. Therefore, it is clear that people would like to gain Institution, Ho Chi Minh City, knowledge, wisdom, inner nourishment, success orientation reading culture, Vietnam. and personal qualification development, one of the important ways is to read books. The study was carried out with the aim of analyzing the current situation of awareness of reading culture among Buddhist monks and nuns (BNM) at the Vietnam Buddhist Institution in Ho Chi Minh City, thereby proposing solutions to maintain and develop reading culture in BNM in particular and all readers in general. The research data were collected by questionnaire method for 162 BNM, who are studying at courses of fourteen and fifteen at the Vietnam Buddhist Institution in Ho Chi Minh City. Descriptive statistics method is mainly used in the research to find out the current situation of BNM’s perception of reading culture as well as the role of its. Research showed that BNM has a correct perception of the role of reading culture in the process of studying, and the research also shows the reasons why BNM does not spend time reading in the modern society. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 16/11/1995), UNESCO đã quyết định chọn ngày Văn hóa đọc là một yếu tố vô cùng cần thiết 23/4 hàng năm làm “Ngày sách và bản quyền thế trong việc xây dựng một xã hội tri thức, một giới”, trong đó, có nêu rõ mục tiêu và các thành quốc gia phát triển. Chính vì thực trạng ngày phần tham gia ngày tôn vinh những giá trị của càng lười đọc sách của cộng đồng, đặc biệt là sách và sự đóng góp của các tác giả cho sự ra đời giới trẻ nên vốn tri thức bị thiếu hụt. Việc phát của các tác phẩm bất hủ, là dịp để khuyến khích triển văn hóa đọc là vô cùng cấp thiết trong việc tất cả mọi người, nhất là giới trẻ khám phá niềm phát triển bản thân và phát triển đất nước. Phát yêu thích đọc sách, tôn vinh văn hóa đọc. triển văn hóa đọc của từng cá nhân để góp phần Văn hóa đọc là một khái niệm có hai nghĩa, phát triển văn hóa đọc của cả cộng đồng kết hợp một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Văn hóa đọc, với học tập suốt đời, giáo dục suốt đời nhằm đáp theo nghĩa rộng, đó là nền văn hóa đọc của mỗi ứng nhu cầu phát triển của quốc gia và thế giới. quốc gia thể hiện qua chủ trương, đường lối, Văn hóa đọc trong thời gian dài vẫn luôn chính sách của Nhà nước, của cộng đồng và ý được quan tâm và là đề tài “nóng hổi” được rất thức của mỗi thành viên trong xã hội về xây nhiều tác giả nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu dựng phát triển cơ sở vật chất (thư viện, phòng trên thế giới cũng lần lượt đề ra những dự án đọc; xuất bản phát hành sách, tài liệu...) nhằm nhằm xây dựng thói quen đọc sách [1, tr.59], [2], phát triển văn hóa đọc. Văn hóa đọc, theo nghĩa [3] và thiết kế các phương pháp đọc sách hiệu hẹp là đọc có văn hóa, đó là ứng xử đối với việc quả [4], [5], [6] để hướng tới mục tiêu phát triển đọc: Thể hiện qua thói quen đọc, sở thích đọc và văn hóa đọc cho nhân loại. kỹ năng đọc của mỗi người [7]. Theo nghĩa rộng, Chính vì đánh giá cao tầm quan trọng của đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc văn hóa đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại hội của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của đồng Liên Hợp quốc tại Paris (ngày 25/10 tới các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. 14
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(35), THÁNG 9 – 2022 Như vậy, văn hóa đọc ở nghĩa rộng là sự hợp của người Việt Nam trong thời kì cách mạng thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp công nghiệp 4.0 [10]. Trong khuôn khổ bài viết như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn này, tác giả đề cập đến một số nội dung về nhận giao nhau. Còn nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị thức của Tăng/Ni sinh về văn hóa đọc và thói và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá quen đọc sách của họ, từ đó, đề xuất những giải trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: pháp phát triển văn hóa đọc cho tăng ni sinh Thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba trong Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành thành phần này cũng là ba lớp, ba vòng tròn phố Hồ Chí Minh. không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau [8]. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong Phật giáo từ xưa đã rất chú trọng văn hóa 2.1. Thực trạng nhận thức của Tăng/Ni sinh đọc, chính vì vậy mà khi chưa có giấy, Tăng viên về văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc đoàn Phật giáo đã trùng tụng lại tam tạng kinh 2.1.1. Nhận thức của Tăng/Ni sinh viên về văn điển bằng khẩu truyền. Trải qua quá trình phát hóa đọc triển cùng với sự phát triển của xã hội, kinh điển Tăng/Ni sinh viên là những người xuất gia của Phật giáo được ghi chép lại trên đá, trên lá đang đi trên con đường tầm cầu giác ngộ, giải bối… rồi trên giấy in, điện tử. Đây chính là thoát. Muốn thấu triệt được con đường đó thì những nét sơ khai của sự phát triển văn hóa đọc phải tìm hiểu thông qua lời Phật dạy trong các trong Phật giáo theo tiến trình phát triển của xã kinh điển cũng như những tài liệu giảng giải của hội loài người. các bậc Tổ sư hay những bậc ân sư với trí tuệ Trong bối cảnh bùng nổ của khoa học công uyên thâm thông hiểu Phật pháp. Đọc kinh sách, nghệ, ngày nay, việc phát triển văn hóa đọc cũng tài liệu để tìm hiểu về giáo pháp là điều không tồn tại nhiều trăn trở. Trong thời kỳ công nghệ thể thiếu đối với mỗi người xuất gia tu học, đặc số, phát triển việc đọc sách in ngày càng giảm biệt là Tăng/Ni sinh viên trẻ đang trên con đường đáng kể và thay vào đó phát triển xu hướng đọc tu và học. Việc tìm hiểu nhận thức của Tăng/Ni trên các phương tiện thông minh sử dụng sinh viên về văn hóa đọc có ý nghĩa rất quan internet. Văn hóa đọc ở Việt Nam đang dần nhạt trọng trong việc xác nhận thực trạng nhận thức phai, người đọc nhất là giới trẻ có xu hướng của Tăng/Ni sinh viên về tầm quan trọng của văn “lười đọc”, đọc ít, đọc nhanh. Tâm lý chung của hóa đọc đối với quá trình tu học. họ là ngại đọc sách dày, ngại đọc sách in, ngại Kết quả khảo sát cho thấy số lượng lớn đọc sách về vấn đề lý luận, ngại đọc vì không có Tăng/Ni sinh viên (chiếm 37,8%) đã nhận thức thời gian. Điều này tạo nên sự phân hóa mạnh về khái niệm “văn hóa đọc” là thói quen đọc mẽ trong thị hiếu đọc của công chúng. Người sách mỗi ngày, kỹ năng lựa chọn, khai thác nội đọc chỉ là thay đổi kiểu đọc mới, phương thức dung và vận dụng tri thức vào cuộc sống. Tiếp tiếp nhận phù hợp hơn trong thời đại cuộc sống theo là lựa chọn khái niệm “văn hóa đọc” là đọc số. Nhà văn, nhà xuất bản cần có định hướng và vận dụng tri thức đọc được vào cuộc sống đúng đắn trong sáng tạo văn học, in ấn, phát chiếm 48/162 Tăng/Ni sinh viên. Nếu đọc sách hành, tạo lập một văn hóa đọc lành mạnh và hữu mà không vận dụng được những tri thức đó vào ích [9]. Xu hướng này cho thấy cần đưa ra những giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thì những giải pháp phù hợp cho việc phát triển văn hóa tri thức đó chỉ mang tính học thuật và là tri thức đọc trong kỷ nguyên số như thay đổi không gian chết mà thôi. Văn hóa đọc không chỉ là đọc sách thư viện, phát triển sách số, xây dựng cộng đồng mà còn là quá trình vận dụng những tri thức của người đọc cũng như tổ chức tuyên truyền việc nhân loại vào đời sống hằng ngày để đem lại lợi đọc sách nhằm duy trì và phát triển văn hóa đọc ích cho bản thân và xã hội, xây dựng một thế giới 15
  4. ĐẶNG THỊ KIM LIÊN – NGUYỄN LỘC văn minh và hạnh phúc. Những quan niệm khác hóa đọc”. Nguyên nhân gây ra những quan niệm tuy không sai về khái niệm của “văn hóa đọc” thiếu sót này là do khái niệm “văn hóa đọc” cũng nhưng nó chưa đáp ứng đầy đủ nội hàm của văn còn khá mới mẻ và ít sử dụng nên một số hóa đọc, do đó, chỉ có một số ít Tăng/Ni sinh Tăng/Ni sinh viên chưa nhận thức đầy đủ về văn viên nhận thức còn thiếu sót về khái niệm “văn hóa đọc. Bảng 1. Nhận thức của Tăng/Ni sinh về văn hóa đọc STT CÁC KHÁI NIỆM SL % 1 Là đọc sách có văn hóa 33 10,9 2 Là kỹ năng đọc sách báo 23 7,6 3 Là thói quen đọc sách báo 24 7,9 4 Là sở thích đọc sách báo 16 5,3 Là thói quen đọc sách mỗi ngày, kỹ năng lựa chọn, khai thác nội dung và vận 5 115 37,8 dụng tri thức vào cuộc sống 6 Là cách thức tìm kiếm tài liệu, thông tin 30 9,9 7 Là nhu cầu đọc sách báo 5 1,6 8 Là đọc và vận dụng tri thức đọc được vào cuộc sống 48 15,8 9 Là đọc những cuốn sách nhiều người đọc 6 2 10 Khác 4 1,3 (Nguồn: Tác giả khảo sát, 2021) 2.1.2. Nhận thức của Tăng Ni sinh viên về vai phát triển văn hóa đọc ngày một tốt hơn đem lại trò của văn hóa đọc đối với quá trình tu học lợi ích cho tu học cũng như công tác hoằng pháp Không chỉ cần nhận thức đúng đắn về văn tốt đời đẹp đạo. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề hóa đọc mà các Tăng/Ni sinh viên còn phải nhận này, tác giả cũng sử dụng câu hỏi khảo sát với 5 thức được vai trò của văn hóa đọc đối với quá mức độ để tìm hiểu mức độ đọc tài liệu của trình tu học, từ đó có những kế hoạch phù hợp Tăng/Ni sinh viên. Qua đây khảo sát được tình cho việc đọc và phát triển văn hóa đọc. Qua kết trạng đọc tài liệu của Tăng/Ni sinh viên nhiều quả thống kê ở biểu đồ cho thấy có 110/162 hay ít để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát (chiếm 67,9%) Tăng/Ni sinh viên cho rằng văn triển văn hóa đọc (bảng 2). hóa đọc có vai trò rất quan trọng đối với quá Bảng 2. Mức độ đọc sách của Tăng/Ni sinh viên trình tu học của Tăng/Ni sinh viên, có 48/162 (chiếm 29,6%) Tăng/Ni sinh viên cho là quan STT MỨC ĐỘ SL % trọng. Ngoài ra, có 4/162 (chiếm 2,5%) Tăng/Ni 1 Đọc rất nhiều 24 14,8 2 Đọc nhiều 56 34,6 sinh viên cho rằng văn hóa đọc ít quan trọng đối 3 Đọc bình thường 68 42 với quá trình tu học của Tăng/Ni sinh viên. Kết 4 Đọc ít 13 8 quả nghiên cứu đã cho thấy, đa số Tăng/Ni sinh 5 Không đọc 1 0,6 viên đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của văn hóa đọc đối với đời sống tu học. Nhờ (Nguồn: Tác giả khảo sát, 2021) nhận thức đó, Tăng/Ni sinh viên sẽ rèn luyện để 16
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(35), THÁNG 9 – 2022 Tăng/Ni sinh viên có mức độ đọc tài liệu Tăng/Ni sinh viên ngoài việc đọc kinh sách, khá nhiều, Tăng/Ni sinh viên đọc nhiều và rất tài liệu để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, nhiều chiếm đến 80/162 (49,4%). Tăng/Ni sinh họ còn tìm hiểu về các phương pháp tu tập để viên đọc kinh sách, tài liệu những khi có thời ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Đọc kinh gian rảnh chiếm số lượng là 68/162 (42%). Cũng sách còn giúp nâng cao năng lực tư duy sáng tạo, còn một số ít Tăng/Ni sinh viên chưa chú trọng phát triển sự hiểu biết, đặc biệt giúp giải trí sau đến văn hóa đọc hay đọc với số lượng rất ít và những giờ học tập căng thẳng tại trường. Theo không đọc tài liệu tham khảo. Với kết quả khảo kết quả khảo sát, Tăng/Ni sinh viên thường sát này cho thấy, Tăng/Ni sinh viên đã hình xuyên đọc các kinh sách, tài liệu liên quan tới thành được thói quen đọc sách, đây chính là yếu học tập, nghiên cứu và tu tập nhiều hơn các nội tố để phát triển văn hóa đọc ở Tăng/Ni sinh viên, dung tài liệu khác, tỉ lệ này lần lượt chiếm 88,9% vẫn còn một số ít Tăng/Ni sinh viên chưa nhận và 71,6%. Một số Tăng/Ni sinh viên cũng tìm thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như lợi hiểu về một số tài liệu liên quan tới văn hóa, ích của văn hóa đọc nên còn lơ là việc đọc sách. nghệ thuật cũng như giải trí, tuy nhiên số lượng 2.1.3. Nhu cầu về nội dung tài liệu này chỉ ở mức độ thỉnh thoảng sử dụng. Bảng 3. Mức độ lựa chọn nội dung tài liệu của Tăng/Ni sinh THƯỜNG THỈNH CHƯA STT NỘI DUNG THÔNG TIN TÀI LIỆU XUYÊN THOẢNG BAO GIỜ SL % SL % SL % 1 Nội dung liên quan tới học tập, nghiên cứu 144 88,9 18 11,1 0 0 2 Nội dung liên quan đến tu tập 116 71,6 46 28,4 0 0 3 Văn hóa, nghệ thuật 19 11,7 56 34,6 87 53,7 4 Giải trí 14 8,6 117 72,2 31 19,2 5 Khác 0 0 7 100 0 0 (Nguồn: Tác giả khảo sát, 2021) Với môi trường đặc thù là Phật giáo, các Học viện Phật giáo mang nhiều đặc điểm Tăng/Ni sinh viên chủ yếu đọc kinh sách, tài liệu khác biệt với các trường đại học khác như: liên quan tới học tập và tu tập chứ không đa dạng Chương trình đào tạo, sinh viên, môi trường học các nội dung tài liệu như các trường đại học tập nội trú…. Chính vì chương trình đào tạo khác. Điều này chứa đựng cả sự tích cực và tiêu riêng biệt thuần Phật giáo mà các loại hình tài cực. Tích cực ở đây là Tăng/Ni sinh viên đào liệu cũng rất khác so với các trường đại học bên sâu, tìm hiểu kỹ về Phật giáo và nhờ đó mà vận ngoài. Tăng/Ni sinh của Học viện Phật giáo Việt dụng được những lời Phật dạy trong đời sống tu Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh được đào tạo tập hằng ngày. Mặt tiêu cực ở đây là Tăng/Ni ở nhiều chuyên ngành khác nhau như: Triết học sinh viên ít có cơ hội mở mang kiến thức về tất Phật giáo, Hoằng pháp, Lịch sử Phật giáo Việt cả mọi mặt của đời sống xã hội, đây là sự thiếu Nam, Anh văn Phật pháp, Trung văn Phật pháp, hụt một phần tri thức về thế giới xung quanh. Pali…. Mỗi chuyên ngành khác nhau sẽ học tập Đối với một người xuất gia tu tập thì đạo lực những mảng khác nhau của Phật giáo, từ đó, nhu quan trọng hơn những hiểu biết mang tính học cầu về loại hình tài liệu, sách tham khảo cũng thuật. Mặt tiêu cực này cũng không ảnh hưởng khác nhau. Tăng/Ni sinh viên ngoài những giáo nhiều tới đời sống tu tập của Tăng/Ni sinh viên. trình, tài liệu chính được Giáo thọ sư cung cấp 2.1.4. Nhu cầu về loại hình tài liệu thì trong quá trình học tập cũng cần tham khảo 17
  6. ĐẶNG THỊ KIM LIÊN – NGUYỄN LỘC rất nhiều các sách báo, tài liệu khác. Học viện đã thành các môn học thông qua việc thi cử thì và đang thực hiện đào tạo theo tín chỉ với Tăng/Ni sinh viên đều phải hoàn thành mỗi môn phương châm lấy sinh viên làm trung tâm, tức là học một bài luận văn với các đề tài đa dạng liên Tăng/Ni sinh viên cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa quan đến môn học. Đọc sách là việc làm không trong việc tự học, tự chủ chiếm lĩnh tri thức. thể thiếu của mỗi Tăng/Ni sinh viên đang tham Trong những hình thức tự học, đọc sách chính là gia học tập, nghiên cứu và tu học tại Học viện. hình thức tự học hiệu quả nhất. Khi Tăng/Ni sinh Mức độ và các loại hình tài liệu Tăng/Ni sinh viên được đào tạo theo tín chỉ thì ngoài việc hoàn viên sử dụng được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 4. Mức độ và các loại hình tài liệu Tăng/Ni sinh viên sử dụng THƯỜNG THỈNH CHƯA BAO GIỜ STT LOẠI HÌNH TÀI LIỆU XUYÊN THOẢNG SL % SL % SL % 1 Sách tham khảo về Phật học 130 80,2 32 19,8 0 0 2 Giáo trình, bài giảng 98 60,5 64 39,5 0 0 3 Kinh, luật, luận 128 80 32 20 0 0 4 Sách về cuộc sống 54 33,3 85 52,5 23 14,2 5 Tài liệu điện tử 54 33,3 104 64,2 4 2,5 6 Báo, tạp chí 15 9,4 107 66,9 38 23,8 7 Loại hình tài liệu khác 4 4,4 65 71,4 22 24,2 (Nguồn: Tác giả khảo sát, 2021) Thực tế cho thấy Tăng/Ni sinh viên sử dụng sinh viên dành thời gian cho việc tu tập; Tăng/Ni sách tham khảo về Phật học, kinh - luật - luận và sinh viên dành thời gian cho việc học tập; dành giáo trình bài giảng ở mức độ thường xuyên lần thời gian cho việc lao tác. Việc dành thời quá lượt chiếm 80,2%, 80% và 60,5%. Đây là các nhiều thời gian cho học tập chiếm tỷ lệ cao nhất loại hình tài liệu chứa các nội dung phù hợp với (34%). Môi trường giáo dục tại Học viện có các môn học trong từng chuyên ngành Phật học nhiều khác biệt với môi trường giáo dục của các và chương trình đào tạo của Học viện. Các tài trường khác. Sở dĩ như vậy là vì ngoài học tâp, liệu này là các tài liệu chính phục vụ cho việc Học viện còn chú trọng sự tu tập của Tăng/Ni học tập của Tăng/Ni sinh viên, có thể dễ dàng sinh viên. Trong quá trình tu học được ở nội trú tìm kiếm tại thư viện của Học viện. Các loại hình tại Nội viện, Tăng/Ni sinh viên còn phải tham tài liệu khác như: Báo, tạp chí, tài liệu điện tử, gia các hoạt động tập thể như: Tụng kinh, thiền sách về cuộc sống hay một số tài liệu khác thì tọa, làm vườn, nấu ăn… Một số Tăng/Ni sinh được Tăng/Ni sinh viên thỉnh thoảng sử dụng để viên khó có thể sắp xếp thời gian để đọc thêm đọc giải trí hay tham khảo. sách báo, tài liệu. Đây chính là một thực trạng Bên cạnh việc tìm hiểu về thói quen đọc đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay của Học sách cũng như những nhu cầu về tài liệu của viện. Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể Tăng/Ni sinh viên nghiên cứu cũng tìm hiểu thấy, các Tăng/Ni sinh viên ở Thành phố Hồ Chí những lý do dẫn đến việc Tăng/Ni sinh viên Minh phần lớn đã có nhận thức đúng đắn về văn dành ít thời gian cho việc đọc sách như một cơ hóa đọc và tầm quan trọng của văn hóa đọc đối sở để xây dựng, hình thành các giải pháp. Các lý với quá trình tu học. Mức độ đọc tài liệu đã do được nêu ra bao gồm: Không có thời gian; chiếm ở mức nhiều và cũng khá đa dạng về mặt không có sự tương tác, dễ gây chán; Tăng/Ni nội dung, không quá tâp trung vào các tài liệu 18
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(35), THÁNG 9 – 2022 học tập mà còn phân bổ ở nhiều nội dung khác. Để hướng tới mục tiêu hoàn thiện bản thân trên Vẫn còn tồn tại một số lượng Tăng/Ni sinh viên con đường tu học, phụng sự đạo pháp và dân tộc. vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của văn Rèn luyện công phu tu tập và văn hóa đọc qua hóa đọc và cũng chưa tạo lập cho bản thân thói các thời khóa: Tụng kinh, niệm Phật nhằm chánh quen đọc sách. Dựa trên những kết quả nghiên niệm, tỉnh giác, thanh tịnh ba nghiệp thân - khẩu cứu thực tế cần có những giải pháp góp phần - ý. Học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh phát triển văn hóa đọc văn hóa đọc cho tăng ni nghiệm trong quá trình rèn luyện và phát triển sinh viên học viện phật giáo Việt Nam tại Thành kỹ năng lập kế hoạch tự học, đọc sách và tự kiểm phố Hồ Chí Minh. tra, đánh giá hoạt động tự học một cách tự giác, 2.2. Giải pháp phát triển văn hóa đọc cho tự nguyện. Tăng/Ni sinh viên cần sống trong tinh Tăng/Ni sinh viên Học viện Phật Giáo Việt thần lục hòa với các huynh đệ đồng tu, giữ gìn Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi trong chánh Một là, tăng cường tổ chức các hoạt động niệm, tỉnh thức của người xuất gia, thực hiện phát triển văn hóa đọc cho Tăng/Ni sinh viên tại nghiêm túc các nội quy của nội viện, tham gia Nội viện. Tăng/Ni sinh viên khi tham gia học tập tích cực vào các công tác của Nội viện. Thực tại Học viện, ngoài việc học trên lớp ra thì hành rèn luyện phát triển văn hóa đọc gắn liền Tăng/Ni sinh viên tiếp tục có đời sống tu học tại với đời sống tu tập hàng ngày là “Giới - Định - Nội viện. Quá trình tu học, sinh hoạt tại Nội viện Tuệ”. Nội dung thực hành không chỉ là bản chất cũng không kém phần quan trọng so với việc học và ý nghĩa của văn hóa đọc mà còn giúp Tăng/Ni tập trên lớp. Cuộc sống tại Nội viện ngoài việc sinh viên vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh tu học theo thời khóa và nếp sống sinh hoạt đã nghiệm áp dụng vào đời sống để hình thành và được định sẵn hằng ngày thì Tăng/Ni sinh viên phát triển văn hóa đọc cho Tăng/Ni sinh viên tại có thời gian tự tu tập và học hỏi riêng của bản Học viện. Sử dụng phương pháp giáo dục, hình thân mỗi người theo tinh thần tự giác - giác tha thức tổ chức phong phú, tham gia, chia sẻ, bộc - giác hạnh viên mãn của đạo Phật. Đây là quá lộ năng lực bản thân, phát huy tính tự giác, chủ trình giác ngộ theo lý tưởng của Phật giáo, trong động và tích cực trong quá trình học tập và rèn đó, bước đầu tiên chính là tự giác. Tự giác ở đây luyện của bản thân. nghĩa là mỗi người trong hành trang tu học tiến Hai là, phát triển văn hóa đọc cho Tăng/Ni tới sự giác ngộ thì bước đầu cần phải tự bản thân sinh viên thông qua hoạt động giảng dạy môn mình cố gắng nỗ lực học hỏi và thực hành các học. Phát triển văn hóa đọc thông qua giảng dạy điều thiện lành, xa lìa những điều ác, khổ đau, môn học giúp cho quá trình dạy học của Giáo hiểu biết về chân lý của cuộc đời, sống với tình thọ sư sinh động, hấp dẫn, thu hút Tăng/Ni sinh yêu thương, giúp đỡ, thấu hiểu và cảm thông. viên hơn. Thông qua hoạt động này giúp Quá trình giáo dục tại Nội viện của Tăng/Ni Tăng/Ni sinh viên hình thành và phát triển các sinh viên có vai trò bổ sung những thiếu hụt kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng tìm kiếm tài liệu, trong quá trình học tập trên lớp, đồng thời, là quá kỹ năng đọc sách, kỹ năng tra cứu thông tin, kỹ trình ứng dụng những gì đã được giảng dạy vào năng lựa chọn tài liệu đáng tin cậy…. Việc lồng trong cuộc sống thường nhật. Đây là quá trình ghép, tích hợp văn hóa đọc vào quá trình giảng kết nối Tăng thân, cùng nhau chia sẻ những kinh dạy môn học giúp Tăng/Ni sinh viên chủ động, nghiệm tu tập và học hành để cùng nhau đạt tích cực và gây nên sự hứng thú hơn trong việc được kết quả cao. Giáo dục tại Nội viện giúp nghiên cứu nội dung môn học. Điều này vừa Tăng/Ni sinh viên biết lập kế hoạch tự học, kế giúp đạt được mục tiêu dạy học của Giáo thọ sư, hoạch đọc sách, kế hoạch thực tập pháp môn... vừa giúp cung cấp và mở rộng những nội dung 19
  8. ĐẶNG THỊ KIM LIÊN – NGUYỄN LỘC kiến thức của môn học cho Tăng/Ni sinh viên. thảo khoa học, học nhóm, thuyết trình, câu lạc Tăng cường và chủ động lồng ghép, tích hợp các bộ sách, làm luận văn... Thông qua những hoạt nội dung phát triển văn hóa đọc vào các môn học động ngoài giờ lên lớp, Tăng/Ni sinh viên được trên lớp bằng cách hướng dẫn, gợi ý và cung cấp trau dồi, rèn luyện và phát triển văn hóa đọc, qua cho Tăng/Ni sinh viên tên các kinh sách cũng đó không những bổ sung được kiến thức Phật như các tài liệu tham khảo liên quan tới môn học học mà còn trau dồi được những kỹ năng cần để Tăng/Ni sinh viên có thể tìm đọc; ngoài ra, thiết phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu cần tạo kích thích, động lực cho Tăng/Ni sinh và tu học để có thể phát triển một cách toàn diện. viên hứng thú trong việc đọc sách bằng cách treo Tích cực tổ chức cho Tăng/Ni sinh viên tham gia các giải thưởng bất ngờ cho Tăng/Ni sinh viên các hoạt động ngoại khóa như: Các hội thảo sau khi chia sẻ nội dung của cuốn sách liên quan khoa học, câu lạc bộ sách, hoạt động văn hóa tới môn học. Giáo thọ sư nên giới thiệu các sách Phật giáo liên quan tới sách báo. Khuyến khích, tham khảo của các tác giả đáng tin cậy và có độ động viên và tổ chức cho Tăng/Ni sinh viên cùng uy tín cao đẻ cho quá trình tìm kiếm thông tin, nhau trao đổi về sách báo, tham gia viết sách trau dồi tri thức của Tăng/Ni sinh viên đạt được báo, tạp chí cho các tờ báo Phật giáo, tham dự hiệu quả. các câu lạc bộ sách để cùng nhau chia sẻ những Ba là, tăng cường tổ chức các hoạt động cuốn sách hay, kỹ năng đọc sách cũng như ứng phát triển văn hóa đọc cho Tăng/Ni sinh viên dụng kiến thức vào trong đời sống tu học. ngoài giờ lên lớp. Tổ chức các hoạt động ngoài Bốn là, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và giờ lên lớp nhằm tạo ra môi trường cho Tăng/Ni nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện. Thư sinh viên được rèn luyện, phát triển, trau dồi các viện là một công cụ đắc lực cho công tác giảng kỹ năng cũng như sở thích và thói quen đọc sách. dạy, học tập và đào tạo của Học viện. Đa dạng Với việc đa dạng các hoạt động ngoài giờ lên lớp hóa và nâng cao chất lượng phục vụ và các sản đã tạo được hứng thú tham gia và chủ động, tích phẩm của thư viện cũng như nghiệp vụ chuyên cực rèn luyện của Tăng/Ni sinh viên, trong môi môn của nhân viên thư viện là vô cùng cần thiết trường rèn luyện này đã hình thành và phát triển trong bối cảnh phong phú nguồn thông tin như nhân cách, đạo đức, trao đổi, học hỏi lẫn nhau hiện nay. Mục tiêu cần phải tăng cường chất các kỹ năng cần thiết trong thực tiễn để đáp ứng lượng lẫn số lượng của tài liệu tại thư viện; đồng nhu cầu tu học, trong đó có kỹ năng đọc sách. thời, đa dạng các nguồn tài liệu cả trong và ngoài Các hoạt động ngoài giờ lên lớp là môi trường nước, nâng cao chất lượng các dịch vụ tại thư thuận lợi để biến những lý thuyết trở thành ứng viện, bồi dưỡng nhận thức cũng như chuyên môn dụng thực tế, góp phần đa dạng và phong phú nghiệp vụ cho nhân viên thư viện. Tất cả những các hình thức giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi yếu tố đó nhằm hướng tới mục tiêu phát triển để Tăng/Ni sinh viên học tập, nghiên cứu, rèn văn hóa đọc cho Tăng/Ni sinh viên trong quá luyện và phát triển các kỹ năng đọc sách. Từ đó, trình học tập, nghiên cứu và tu học. Nâng cao Tăng/Ni sinh viên sẽ mạnh dạn tham gia các hoạt kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý thư động liên quan tới học tập, trau dồi được nhiều viện cho nhân viên thư viện qua các khóa tập kỹ năng cần thiết, phát triển năng lực tư duy sáng huấn. Thư viện của Học viện cần liên kết với các tạo, năng lực hợp tác, làm việc nhóm, phát huy thư viện trong và ngoài nước để xây dựng được được những thế mạng và khắc phục những yếu nguồn tài liệu phong phú và đa dạng cho kém. Nội dung rèn luyện và phát triển văn hóa Tăng/Ni sinh viên có nhiều cơ hội tìm hiểu, lựa đọc qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp được chọn nguồn tài liệu sách báo đáng tin cậy, đảm thực hiện thông qua các hoạt động như: các hội bảo đầy đủ về chất lượng và số lượng. Đầu tư và 20
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 03(35), THÁNG 9 – 2022 cải thiện cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, mạng vô số nguyên nhân. Mục đích của việc đọc Internet của thư viện, cải tạo và thay đổi không trong Phật giáo không những để lĩnh hội gian thư viện mát mẻ, thân thiện, yên tĩnh, những lời Phật dạy mà còn để thẩm thấu, thoáng mát. nghiền ngẫm và thực tập những lời dạy đó vào 3. KẾT LUẬN trong cuộc sống tu tập hằng ngày. Phát triển Trong cộng đồng Phật giáo, Tăng/Ni sinh văn hóa đọc là vô cùng cấp thiết trong Học viên của Học viện Phật giáo Việt Nam tại viện Phật giáo nói riêng cũng như trong cộng Thành phố Hồ Chí Minh đa phần là những đồng Phật giáo nói chung. Kết quả nghiên cứu người trẻ đang theo học chương trình đại học, này bước đầu đã cho thấy được nhận thức của thạc sĩ hay tiến sĩ chuyên ngành về Phật giáo. Tăng/Ni sinh viên về văn hóa đọc và vai trò Với những Tăng/Ni sinh viên đang theo học của văn hóa đọc, cũng như những nhu cầu và thạc sĩ và tiến sĩ thì văn hóa đọc đã rất thịnh thói quen đọc sách của Tăng/Ni sinh viên, từ hành và phát triển. Đối với Tăng/Ni sinh viên đó gợi ý những giải pháp phát triển hơn nữa đang theo học đại học thì văn hóa đọc cũng văn hóa đọc trong Tăng/Ni sinh viên trước đang phát triển nhưng còn nhiều hạn chế bởi những biến đổi của khoa học kỹ thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Mortimer J.Adler (2007), How to a read book, Nxb Lao động – xã hội. [2] Yuji Akaba (2019), Kỹ năng đọc sách hiệu quả, Nxb Thế giới. [3] JC Ogugua, N Emerole, FO Egwim, AI Anyanwu, F Haco-Obasi (2015), Phát triển văn hóa đọc trong xã hội Nigeria: Các vấn đề và biện pháp khắc phục, Tạp chí nghiên cứu phát triển quốc gia, truy cập tại https://www.ajol.info/index.php/jorind/article/view/120589, 23/1/2021. [4] Juliet Chinedu Alex–Nmecha and Millie Nne Horsfall. Reading Culture, Benefits, and the Role of libraries in the 21st century, truy cập tại https://www.researchgate.net/publication/335856610_Reading_Culture_Benefits_and_the_Rol e_of_libraries_in_the_21st_century, 23/1/2021. [5] Lindsay Barrett, 25 Ways to Build Your School’s Reading Culture, Địa chỉ: https://www.weareteachers.com/school-wide-reading-culture/, 22/1/2021. [6] Megan Morgan, Cách để phát triển thói quen đọc sách, truy cập tại https://www.wikihow.vn/Ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-th%C3%B3i-quen- %C4%91%E1%BB%8Dc-s%C3%A1ch, 23/1/2021. [7] Nguyễn Hữu Viêm (2009), Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam, truy cập tại http://www.nlv.gov.vn/nlv/index.php/20091119239/Van-hoa-doc/Van-hoa-doc-va-phat-trien- van-hoa-doc-o-Viet-Nam.html, 22/1/2021. [8] Nguyễn Hữu Viêm (2014), Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam. Thư viện số Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. [9] Vũ Thị Thu Hà (2013), Văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển, Tạp chí Thư viện Việt Nam số 2. [10] Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2019), Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số, Internet: Document Viewer (vnu.edu.vn), 24/6/2021. 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2