intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển Việt Nam - Triết lý Hồ Chí Minh: Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

73
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu quy luật của cách mạng Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh chính là góp phần làm sáng tỏ sự cống hiến của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận Mác Lênin, khẳng định giá trị thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tài liệu trên tay độc giả có tựa đề Triết lý Hồ Chí Minh về phát triển Việt Nam góp một tiếng nói lý giải vấn đề này. Tài liệu gồm 2 phần, mời bạn đọc tham khảo phần 2 sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển Việt Nam - Triết lý Hồ Chí Minh: Phần 2

  1. DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH H ồ CHÍ MINH - TẦM VÓC CỦA MỜT TRÍ TƯÊ LỚN • • 1. về tài liệu gốc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quá trình công bố Di chúc Theo Thông báo số 151-TB/TW, ngày 19-8-1989 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ưomg Đảng (khóa VI), chúng ta được biết năm 1965, Bác viết Di chúc 3 trang, do chính Bác đánh máy, ở cuối đề ngày 15-5-1965. Đây là bản Di chúc hoàn chỉnh, có chữ ký của Bác và bên cạnh có chữ ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư ứiứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng hồi bấy giờ. Năm 1968, Bác viết bổ sung một số đoạn gồm 6 trang viết tay. Trong đó Bác viết lại đoạn mở đầu và đoạn nói “về việc riêng” đã viết trong bản năm 1965 và viết thêm một số đoạn nói về những công việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, như chỉnh đốn lại Đảng, chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân, miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp, xây dựng lại thành phổ và làng mạc, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, củng cố quốc phòng, chuẩn bị thống nhất đất nước. Ngày 10-5-1969, Bác viết lại toàn bộ phần mở đầu Di chúc, gồm một trang viết tay. 103
  2. Các năm 1966, 1967 Bác không có những bản viết riêng.. Ngay sau khi Bác qua đời, Hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp chiều ngày 3-9-1969 đã giao cho Bộ Chính trị trách nhiệm công bố Dì chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Di chúc được công bố chính thức chủ yếu dựa theo bản Bác viết năm 1965, trong đó một số đoạn được bổ sung hoặc thay thế bằng những đoạn tưong ứng năm 1968 và năm 1969. Trong Thông báo của Bộ Chính trị nói rõ, do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ mà có một sổ điều chưa được công bố. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ưoTig Đảng (khóa III) dự định đến một thời điểm thích hợp sẽ công bố một số điều chưa được công bố trong các bản viết Di chúc của Bác. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày Bác qua đời và chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) thấy có trách nhiệm thông báo đến toàn Đảng, toàn dân một sổ vấn đề liên quan đến Di chúc của Bác. Năm nay kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có điều kiện nhin lại toàn bộ di sản Di chúc cùa Bác. Đó là một văn kiện kết tinh tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, nhân cách của một lãnh tụ, một con người mà suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, đ ế n khi d ù phải từ biệt thế giới này, k h ô n g có điều gì p hải hối hận, chỉ tiếc là tiếc ràng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hem nữa. Di chúc của Bác được nhìn nhận như một cương lĩnh xây dựng đất nước sau chiến tranh vứi một tư duy đổi mới, Nhìn một cách tổng thể, Di chúc bàn tới hai chủ thể là Đảng và dân. Công cuộc xây dựng lại đất nước “đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh” cần phải có Đảng lãnh đạo. Gắn với vai trò lãnh 104
  3. đạo của Đảng là đoàn kết trong Đảng, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, chăm lo đời sống các tầng lớp nhân dân. Đảng muốn hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo cách mạng thì phải dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân. 2. Hồ Chí Minh - hiện thân của tư duy đổi mói Lịch sử Việt Nam đã chứng kiến nhiều cuộc cải cách xã hội, nhưng phải đến Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) thì hai từ “ĐỒI MỚI” mới thật sự mang dấu ấn Việt Nam, tư duy Việt Nam và cách làm Việt Nam'*’. Bẳt đầu bước vào quá trình thực hiện đổi mới, Đảng ta khẳnu định trước hết phải đổi mới tư duy. Mà “muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nam vững bản chất cách mạng và khoa học của chù nohĩa Mác - L.ênin, kô thừa di sản quý báu về tư tường và Iv luận cách mạng C Ì4 0 C h ù t ị c h H ồ C h í M i n h (TG nhấn mạnh)'***. Trong kho tàng di sản Hồ Chí Minh, có một điểm sáng chói, đó là tư chty đôi mới. Một điều kỳ lạ là tư duy đổi mới của Hồ Chí Minh đã có từ rất sớm, trước khi trở thành chiến sĩ cộng sản và thể hiện nhất quán, xuyên suốt cuộc đời cách mạng của Người. Theo Người, “cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”. Trong ‘"'Yêu sách cùa nhân dân An Nam'\ Hồ Chí Minh đề nghị “cải cách nền pháp lý ở Đông Dương”. Trong bài báo "'Đông Dương‘’\5 - \9 2 ] ) , Người nhấn mạnh: “Người châu Á - tuy bị người phương Tây coi là lạc hậu - vẫn hiểu rõ hơn hết sự 47 Trong thời gian này, Trung quốc tiến hành cải cách, Liên X ô cài tồ Đàng Cộng sản Việt Nam: y ã n kiện Đ ạ i hội đ ạ i hiéii toùn ạiióc ỉản thứ VỊ, Nxb- Sự thật, Hà Nộii 1987, tr. 125. 105
  4. cần thiết phải cải cách toàn bộ xã hội hiện tại’' . Trong bài “Dớ/ĩ vậìỉ' (15-10-1949), Hồ Chí Minh kliẳng định: “Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”'’^... Có thể nói, Hồ Chí Minh không chỉ luôn luôn thường trực tư duy đổi mới mà còn nhấn mạnh “chẳng có việc gì là không thê đôi mới”''. Người khuyến khích mọi người đồi mới; “Đừng sợ cái mới quá. Cái gì mới thì lần đầu cũng lạ, nhưng sau rôi quen” . Người phê phán một số người “còn có tư tường bảo thủ không chịu tiếp thu dễ dàng cái hay, cái Không chỉ có tư duy đổi mới, Hồ Chí Minh còn là hiện thân của sự đổi mới. Không chấp nhận tư tưởng và cách làm của các sĩ phu yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với tư duy đổi mới, tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, Hồ Chí Minh đã ra đi khám phá thế giới để ườ về giải phóng đồng bào. Người thấy cách mạng tư sản thành công, nhưng không đến nơi, không triệt để nên không thể đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường đó. Người khâm phục Cách mạng Tháng Mười Nga và quyết chọn theo con đường đó, nhưng không hoàn toàn làm theo cách của Lênin và Đảng Cộng sản Bônsêvich Nga. Người đề cao chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng chỉ coi đó là mặt trời soi sáng, kim chỉ nam cho hành động cùa dân tộc Việt Nam. Người đã “bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được”... 49 HỒ Ch íM inh :Ấ W , M , l r . 35. 50 Hồ Chí Minh; Sdcl, Í.5, tr. 698, 51 Hồ Chí Minh: Sdd, t. 10,tr. 103. 52 Hồ Chí Minh: Võn hóa nghệ ĩhiiặt cũng !à mộĩ mặt irận, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1981, tr. 373. ” Hô Chí Minh: Sdd, t.io , tr. 299 106
  5. Hồ Chí Minh là nhà mácxít sáng tạo và luôn luôn đổi mới, sáng tạo. Là học trò xuất sẳc của Mác, Lênin, Hồ Chí Minh luôn có ý thức vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin, nhờ đó cách mạng Việt Nam thang lợi. 3. Tầm vóc của môt trí tuê lớn Trên cơ sở nêu “tóm tắt một vài việc”, như vấn đề Đảng, đoàn kết, đoàn viên thanh niên, nhân dân lao động, phong trào cộng sản thế ciới, việc riêng, tư duy xuyên suốt trong Di chúc là nghĩ về tương lai của đất nước, của dân tộc; là “xậy dựng đất nước hơn mười ngày nay !”. Người dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sổng của nhãn . Tư duy Hồ Chí Minh là hướng tới tương lai với một niềm tin ‘‘nhất định thắng lợi’' trên một cơ sở khoa học. Với niềm tin “nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thẳng lợi, đế quốc Mỹ nhất định phải cút kliỏi nước ta, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”, Hồ Chí Minli đặc biệt quan tâm tới việc “mau chóng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược dã man” và đề xuất “kế hoạch xây dựng lại thànli phố và làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh”. Tiếp tục tư duy từ những năm 1958-1960 rằng “công cuộc đổi xã hội cũ thành xã hội mới gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc”’^'’; “thắng đe quốc và phong kiển là tương đối dễ; thắng bần cùng vả lạc hậu còn khó hơn Hồ Chi Minh: Sdd, t. l2 , tr. 498. ” Hồ Chí Minh: Sdd, t.9, tr. 176. 107
  6. nhiều”''’^, Di chúc cho thấv một tầm nhìn, cách nhìn về sir phát triển xã hội. Đánh thắng hai đế quốc to là một thuận lợi cho Đảng và dân tộc để đi vào một eiai đoạn mới xây dựng đất nước, vì chúng ta “còn non. còn nước, còn người”. Nhưng thắng lợi sau kháng chiến chong nuoại xâm to cũng tạo ra một mảnh đất thuận lợi cho thói kiêu ngạo, chủ quan, duy ý chí. Hồ Chí Vlinh đã nói rõ với chúng ta rằim: “Đó là một công việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn ”'^^; “là một cuộc chiến đấu khổnc lồ chống lại nhừiig gì đã cũ kỹ. hư hỏng, đê tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”'^. Tiếp theo các nội dung của bốn Đại hội đôi mới, Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam (4-2006) trình bày 12 nội dung bao gồm các lĩnh vực kinh tế, hệ thống chính trị, văn hóa, xã hội, đối nuoại, V.V.. Đó là những vấn đề được nhận thức phát triển trên nền tảng tư tường Hồ Chí Minh. Xem xét một cách khoa học. chúng ta có thể nhìn nhận tinh thần đôi mới đó đã được Hồ Chí Minh viết một cách ván tất trong Di chúc. Hồ Chí Minh đã bàn đến ■‘Khôi phục và mờ rộng các ngành kinh tể. Phát triển công tác vệ sinh, y tế. Sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân, như phát triển các trường nửa ngày học tập nửa ngày lao động. Củng cố quốc phòng*’. Đặc biệt, Người nhấn mạnh “việc cần phải làm trước tiên là chinh đốn lại Đủng""', “đầu tiên là công việc đối với con n gư ờ r... 56 HỒ Chí Minh: Sdd, 1.10, tr. 4. 57 Hồ Chí Minh: Sdd, 1.12, tr. 503 58 Hồ Chí Minh: Sdd, 1.12, tr. 505 108
  7. Toàn bộ Di chúc toát lên một tư duy đổi mới, linh thần đồi mới. Các vấn đề "xây dựng lại" được Di chúc đề cập tới là toàn diện. Tuy nhiên, điều có ý nghĩa quan trọng hơn lại là tầm nhìn và cách nhìn đỏi mới. 4. Việc cần làm trưóc tiên là chỉnh đốn lại Đảng 1'ại sao 'Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đang'^". Theo Hồ Chí Minh. Đảng là đội tiên phong cùa giai cấp và của cà dân tộc. của toàn dân; đại biêu cho lợi ích của giai cấp và dân tộc. Đảng viên là tấm gương của xã hội, đi trước để làng nước theo sau. Đảng là hiện thân cho trí tuệ, danh dự và lưong tâm cua dân tộc. Đảng là người lãnh đạo cách mạng, tức vạch đườníỉ lối đún dấn và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối đó
  8. năm 1945. Đảng cầm quyền phải thực hiện “hai vai”. Với cương vị lãnh đạo hệ thống chính trị, Đàng phái xứng danh là người lãnh đạo, phải là một Đảng đạo đức, văn minh. Là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng phải hoạt độnu trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, không được đứng trên, đímg ngoài pháp luật; đứng trên Nhà nước và nhân dân. Đảng phải xây dựng Nhà nước trong sạch,vững mạnh, chống mọi biêu hiện tiêu cực của bộ máy nhà nước như bệnh quan liêu, lãng phí, tham nhũng. Đảng cầm quyền thì đảng viên và cán bộ có quyền lực, nhưníỉ đó là quyền lực chính trị chứ không phải quyền lực nhà nước, tức là sức mạnh và quyền uy của Đảng để giữ được vai trò lãnh đạo không phải ở pháp luật mà ở tính đúng đắn, sáng suốt của cưong lĩnh chính trị và uy tín cùa đội ngũ cán bộ, đảng viên. Uy tín này chủ vểu nằm ở đạo đức cách mạng, bản lĩnh và trí tuệ; ở sức cảm hóa, thuyết phục, giáo dục, dẫn tới cách lãnh đạo hiểu dân, học dân, hỏi dân, tin dân, theo đúng đường lối nhân dân. đầy tớ trung thành của nhân dân. Di chúc nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân'’^®. Đảng cầm quyền thì trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là hết sức nặng nề. Đây là trách nhiệm của những người phục vụ dân, được dân nuôi, được dân ủy quyền giữ các chức vụ khác nhau. Không có dân thi Dàng, cán bộ đảng viên không đủ lực lượng, dù dễ trăm lần thì cũng chịu. Đáng chú ý nhất là Hồ Chí Minh ^ Hồ Chí Minh: Sdd, t .l2 , tr. 498, 110
  9. cho rằng trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trước nhân dân phải lớn hcm chịu trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ. Từ năm 1947, Hồ Chí Minh đã viết: “Có người nói rằng: mọi việc họ đều phụ trách trước Đảng, trước Chính phủ. Thế là đúng, nhưng chỉ đúng một nửa. Họ phụ trách trước Đảng và Chính phủ, đồng thời họ phải phụ trách trước nhân dân. Mà phụ trách trước nhân dân nhiều hơn phụ trách trước Đảng và Chính phủ. vi Đảng và Chính phủ vì dân mà làm các việc, và cũng phụ trách trước nhân dân. Vì vậy nếu cán bộ không phụ trách trước nhân dân, tức là không phụ trách trước Đảng và Chính phủ. tức là đưa nhân dân đối lập với Đảng và Chính phù"^'. Vì vậy việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn Đảng là để 'iàm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi"^‘ . Tư duy đổi mới đặc sấc của Hồ Chí Minh trong Di chítc là Người quan niệm cái “cũ kỹ”, “hư hỏng”, “vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra” không phải chỉ là vật chất (làng mạc. nhà cửa. thành phố...), mà đó còn là cũ kỹ về tư tưởng, hư hỏng về tô chức. Nhận thức được điều đó để tir chỉ trích là thế hiện bản lĩnh của một tư duy đối mới. Trong bài “Muốn thành cán bộ tốt, phải có tinh thần tự chỉ trích” viết ngày 26- 9-1945, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Phải biết ràng tình hình khách quan thay đồi hàng giờ hàng phút, một chủ tarơng của ta hôm nay đúng, hôm sau đã không họp thời, nếu ta không tỉnh táo kiểm Hồ Chí Minh; Sdd, t. 5, tr. 294. H ồ C h í M in h ; Sđd, t. 12, tr. 503. 111
  10. điểm những tư tưởng hành vi của ta để bỏ đi những cái quá thời, sai hỏng, nhất định ta sẽ không theo kịp tình thế, ta sẽ bị bỏ rơi, bị các bạn nhanh nhẹn tỉnh táo hơn vượt đi trước”^^. Điều này hết sức có ý nghĩa đối với Đảng. Bởi vì; “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa lứiận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tim mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”^'*. Vì những vấn đề liên quan đến con người, đến tư tường, nên Hồ Chí Minh mới nhấn mạnh và khẳng định công việc ‘"xây dựng lại’' là “rất to lớn, nặng nề và phức tạp, mà cũng là rất vẽ vang”. Đó là “cuộc chiến đấu khổng lồ”. Điều này liên quan đến “trước tiên là chinh đốn lại Đàng'" và “đầu tiên là công việc đối với con rìgườr. Đây chính là trí tuệ, tâm nhìn và cách nhìn thẻ hiện bản lĩnh của Hồ Chí Minh về đổi mới. Cũng vì vậy, Hồ Chí Minh dặn lại “phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo, để tránh khỏi bị động, thiếu sót và sai lầm”^\ Đổi mới là do con người và cuối cùng là vì hạnh phúc và tự do cùa con người. Ket thúc chiến tranh, Tổ quốc thống nhất, non sôní’ thu về một mối là chiến công to. Nhưng nếu nhân dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì thắng lợi cũng chẳng có nghĩa lý gì. Tự do, hạnh phúc là thước đo giá trị bền vững và cuối cùng của sự nghiệp thắng giặc ngoại xâm. Tu duy này xuyên suốt trong toàn bộ cuộc đời cách mạng của Hồ Clhí Minh từ sau khi nước nhà được độc lập đến tận cuối đời. Từthiáng 10* 6- HỒ Chí Minh: Sdd,t.4, Ir. 26. 64 Hồ Chí Minh; Sdd, t-5, tr. 261. 65 Hồ Chí Minh: Sdd, t.I2, tr. 503. 112
  11. 1945, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không hường hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý Hạnh phúc tự do theo quan điểm Hồ Chí Minh là cho tất cả mọi người. Đối với những người đã hy sinh một phần xưcmg máu của mình thì Đảng và Chính phủ phải “tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn”. Đối với cha mẹ, vợ con thương binh, liệt sĩ thì chính quyền địa phưonng phải “giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”. Đối với phụ nữ thì phải nhận thức về “một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”. Đối với đồng bào nông dân, phải làm cho họ “hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn kliởi, đẩy mạiứi sản xuất”. Kể cả “đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu, v.v.., thi Nhà nước phải vừa dùng giáo dục, vừa dùng pháp luật đ ể cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiên”^^ Từ rất sớm, tư duy cùa Hồ Chí Minh làm cho mọi người khá giàu, tự do, hạnh phúc bằng cách “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân. Không phải Chính phủ xuất tiền ra làm. Chính phủ chỉ giúp kế hoạch cổ động”^*. Tư duy đó trong Di chúc chính là Đảng và Chính phủ phải “mở những lớp dạy nghề thích hợp với mồi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”^^. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên”. Những chiến sĩ trẻ tuổi là "đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thăng lợi chù nghĩa xã hội ở nước ta”. ^ Hồ Chí Minh: Sdd, t.4, tr. 56. Hồ Chí Minh: Sdd, t .l 2 , tr. 504. 68 HÔ Chí Minh: Sdd, t.5. tr. 65 69 Hồ Chí Minh: Sdd, t .l 2 , tr. 503. 113
  12. Hoàn thành tất cả những công việc trên là một cuộc chiến đấu khổng lồ, chỉ có một mình Đảng sẽ không làm được. Tư duy của Hồ Chí Minh là “nếu không có nhân dân thì Đảng sẽ không đủ lực lượng; nếu không có Đảng thì nhân dân không có ai dẫn đưÒTig”. Theo Người “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân, đã lãnh đạo nhân dân phấn đấu dưới lá cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác - Lênin”^®. Thắng lợi của cách mạng chứng tỏ rằng “sáng kiến và lực lượng của nhân dân ta rất dồi dào và to lớn. Khi tư tường đã thông suốt thì khó khăn gì cũng vượt được, công việc to lón mấy cũng làm được”^'. Tư duy đó một lần nữa được khẳng định lại trong Di chúc như là một thông điệp về vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân. Người viết: “Đe giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu klìổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”^^. Chúng ta đang sống trong một bối cảnh đặc biệt và nhạy cảm của thời đại. Đe tồn tại và phát triển trong một thế giới đang từng ngày đổi thay, không muốn ngày càng tụt hậu xa hơn trong tình trạng kém phát triển, buộc chúng ta cũng phải thay đổi cùng thế giới, v ề điểm này, từ năm 1953, Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Xã hội bây giờ ngày một phát triển. Tư tưởng hành động cũng phát triển. Neu cứ giữ lấy cái kẹp giấy cũ không thay đổi là không đi đến đâu cả”’^. Trong một thế giới của muôn vàn đổi 70 HỒ Chí Minh: Sdd, 1.10, tr. 197. 71 Hồ Chí Minh: Sdd, t.lO, tr. 5. 72 Hồ Chí Minh: Sdd, 1.12, tr. 505. 73 Hồ Chí Mình: Sdd, t. 7, tr. 35. 114
  13. thay và biến động, vẫn có những giá trị không thay đổi, trong đó có giá trị Hồ Chí Minh về tư duy đổi mới; về tầm nhìn của một Việt Nam phát triẽn bền vững. Người quan tâm tới “mở rộng các ngành kinh tế”; đề cập đến “điện táng”; vệ sinh, y tế; kế hoạch “trồng cây thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và có lợi cho nông nghiệp” như là một tầm nhìn về môi trường. Người quan tâm tới mọi người trên tất cả các lĩnh vực và có một cái nhìn toàn cầu về quan hệ hữu nghị, họp tác, ủrm hộ, giúp đỡ đối với các nước bầu bạn khẳp năm châu. Người chỉ ra động lực của sir phát triển đất nước, đó là vai trò lãnh đạo của Đảng; đoàn kết và thực hành dân chủ; tu dưõng và rèn luyện đạo đức cách mạng; vai trò cùa đoàn viên và thanh niên, thế hệ cách mạng đời sau; vai trò của “kỳ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng”; sửa đồi che độ giáo dục cho họp với hoàn cảnh mới của nhân dân”. Đặc biệt Người nhận thức đầy đủ vai trò, vị thế của nhân dân theo tinh thần “có dân là có tất cả”; “dân chúng đồng lòng việc gi cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũne không nên” . Điều mong muốn cuối cùng của Người là: “Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế Nghị quyết Đại hội X của Đảng khẳng định kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Với tư duy đổi mới “Dĩ bất biến ímg vạn biến’'; “tùy hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triến theo con đường khác nhau”^^ của Hồ Chí Minh, Hồ Chi Minh; Sdd, t.5, tr. 293. Hồ Chí Minh: Sdd, 1.12, tr. 500. Hồ Chí Minh: Sdd, t. 7, tr. 247. 115
  14. chúng ta phải nhận thức đúng đấn ràng đê đạt được mục tiêu đó, cần phải khai phá nliiều con đường khác nhau, sáng tạo và biêt nhiều cách làm mới. Chỉ có như vậy, mới có một xã hội xã hội chủ nghĩa theo đặc điểm Việt Nam, được bắt đầu bàng tầm nhìn đổi mới sáng tạo và phát triển của Hồ Chí Minh. Phạm Văn Đồng viết: “Chủ nghĩa xã hội theo đặc điểm Việt Nam là sự kết thúc thắng lợi hành trình lịch sử của dân tộc mà Hồ Chí Minh đã vạch ra tử đầu thế kỷ, là sự thực hiện trọn vẹn Di chúc của Người, là đỉnh cao của sự nghiệp cách mạng ba giải phóng cùa V iệtN am ”^^ Tầm vóc tư duy đổi mới của Hồ Chí Minh cũna là tư duy cùa nhân loại tiến bộ trong thời đại ngày nay. Tầm nhìn thời đại của Hồ Chí Minh sẽ đưa dân tộc ta Việt Nam tiến bước cùng Ihời đại, sánh vai với các cường quốc năm châu. Phạm Văn Đồng: Hồ Chi Minh - m ội con niịười, một dán tộc, m ột thời đại. m ột sự nghiệp, Nxb. Sự thật. Hà Nội, 19%. tr.85. 116
  15. DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH H ồ CHÍ MINH - TIÉP CẬN TỪ KHÍ A CẠNH VĂN HÓA Văn hóa là giá trị. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một kho tànií íziá trị. Văn hóa là sáng tạo. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện một tầm vóc sárm tạo lớn. Văn hóa là “thẻ căn cước", là "chứníỉ minh thư”, in đậm dấu ấn bản sắc. Di chúc thể hiện đặc trưníỉ riêng, bản sấc riêng Hồ Chí Minh, không hoàn toàn giống các di chúc khác. Văn hóa thể hiện “trình độ người" trong các mối quan hệ. Di chúc nâng cao “trình độ nuười", phâm chất, năng lực của mỗi cá nhân. Văn hóa là nền tàng tinh thần, là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Di chúc tạo nền tảng tinh thần, là một cương lĩnh xây dựng đất nước. Văn hóa là một mặt trận. Di chúc thể hiện sức mạnh chiến đấu chống lại những gì cũ kỹ, lạc hậu. Văn hóa hướng con người tới chân, thiện, mỹ. Di chúc tạo ra và hướng con người tới những cái mới mẻ, tốt tươi. Văn hóa là hiểu biết. Di chúc kết tinh tư tưởng Hồ Chí Minh, giúp mỗi chúng ta hiểu biết một cách hoàn hảo. Văn hóa và đạo đức gắn liền nhau. Đạo đức đòi hỏi văn hóa và văn hóa lên đến đinh cao là đạo đức. Di chúc là một di sản văn hóa ở đỉnli cao, cũng là đỉnh cao của đạo đức, vi thể hiện tinh thần trách nhiệm phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Văn hóa gan với con người theo nghĩa “văn hóa là tự nhiên thứ hai” và do con người sáng tạo ra. Di chúc là sản phẩm của con người Hồ Chí Minh, thể hiện bản lĩnh, tầm vóc đổi mới và phát triển. 117
  16. Tinh thần cải cách, đổi mới xuất hiện ở Hồ Chí Minh từ năm 1919 khi Người đòi “cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bàng cách ban hành những bảo đảm cho người bản xứ cũng như người Âu”. Tư duy đó được nâng cao, mang nội dung khoa học và cách mạng dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin. Người quan niệm “cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới”, và “công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của d â n ”^^. Ngay từ năm 1953, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Xã hội bây giờ ngày một phát triển. Tư tưởng hành động cũng phát triển. Nếu cứ giữ lấy cái kẹp giấy cũ không thay đổi là không đi đến đâu cả”^^. Di chúc kết tinh tinh thần đổi mới của Hồ Chí Minh mà trước hết là đổi mới tư duy. Ngoài nội dung cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và phong trào cộng sản quốc tế, toàn bộ Di chúc bàn về tương lai của đất nước với “một kế hoạch thật tốt để phát triên kinh tê và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống cùa nhân dân”, v ề kinh tế, Di chúc nói tới việc “khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế”, v ề văn hóa, Di chúc đề cập việc “sửa đối chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân, như phát triển các trường nửa ngày học tập, nửa ngày lao động”. Ngay cả khi bàn về cuộc kháng chiến chống Mỹ, Di chúc cũng thể hiện niềm tin chắc chắn, nhất định thắng lợi, rồi “ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”. Viết về phong trào cộng sản, Người cũng “■tin chắc rầng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại”. Không bàn nhiều về cuộc kháng chiến chống Mỹ, ciru nước mặc dù Iiliân dân ta còn phải kinh qua gian kliổ Iihiều hơn nữa, 78 HỒ Chí Mnh: Sđdt.5, tr.698. 79 Hồ Chí Minh, Sdd, t.7, tr.35, 118
  17. Hồ Chí Minh trăn trở với công việc sau cuộc kháng chiến. Người viết; “Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi, công việc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phải ra sức làm là mau chóng hàn gắn vết thương nghiêm trọng do đế quốc Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược dã man”^®. Người suy nghĩ “về một kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo để xây dựng lại đất nước đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh”. Từ phác thảo một kế hoạch bao quát về mở rộng kinh tế, phát triển công tác vệ sinh, y tế, giáo dục, quốc phòng, công việc thống nhất Tổ quốc, tư duy đổi mới sáng suốt nhằm xây dựng và phát triển đất nước có thể nhận rõ qua các nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, Di chúc trăn trở “đầu tiên là công việc đối với con ngư ờr. Đọc phần viết thêm tháng 5-1968, liên quan tới con người, có ba điểm đáng lưu ý. M ột là, Hồ Chí Minh quan tâm tới tất cả mọi đối tượng với một tinh thần nhân văn cao cả “nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Đó là những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình; đối với các liệt sĩ; đối với cha mẹ, vợ con của thương binh liệt sĩ; những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong; phụ nữ; đối với nạn nhân của chế độ xã hội cũ; đồng bào nông dân. Hai ìà, Người lo lắng tới đời sống mọi mặt cả vật chất và tinh thần cho con người, như “nơi ăn chốn ở yên ổn”, không để ai bị đói rét. Người quan tâm tới “cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”. Người hướng những nạn nhân của chế độ cũ theo con đường “trở nên những người lao động lưong thiện”. Đổi với đồng bào nông dân, Người muốn Hồ Chí Minh, Sdd, t.I2, tr.503. 119
  18. đem lại cho họ sự “hỉ hả, mát dạ, mát lòng”. Nhưng điều quan trọng nhất là Hồ Chí Minh hướng tới và trang bị tinh thần tự vươn lên cho mọi người với ý chí “tàn mà không phế”, không ỷ lại, ngồi chờ. Người dặn “phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”*^'. Với cha mẹ, vợ con thương binh, liệt sĩ, “phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp”. Người cũng bàn tới “đức trị” và “pháp trị” để cải tạo những nạn nhân của chế độ cũ. Ba là, Người kỳ vọng vào các giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, tạo nên những tố chất trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước. Vì vậy, Người dặn lại "cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”. Thứ hai, trên cơ sở nhận thức về quy luật sự tiếp nối của các thế hệ trong tiến trình cách mạng, Hồ Chí Minh rất quan tâm tói đoàn viên và thanh niên. Người kỳ vọng đó là lực lượng “thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Vì vậy, Người dặn dò phải “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Không đơn thuần là thế hệ cho đời sau mà là thế hệ cách mạng. Vì vậy, phải “chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ”, đào tạo họ thành những người vừa “hồng”vừa “chuyên”. Thứ ba, Hồ Chí Minh có một tầm nhìn xa về môi trường, một trong những yếu tố quan trọng cho phát triển bển vững. Tư duy của Hồ Chí Minh về môi trường có từ sớm khi Người bàn về đời sống mới. Trong Di chúc, Người cho ta một cái nliìn mới mẻ về xử lý thi hài bằng “hỏa táng, điện táng”. Người mong *' Hồ Chí Minh, Sdd, t.l2 , tr.503, 120
  19. ràng “cách làm này dần dần sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với neười sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất”. Người khẳng định lại lợi ích trồng cây. Đó không chi là kỷ niệm hay huy động sức mạnh toàn dân bằng cách “giao phó cho các cụ pliỊi lão ” . Đ iều q u a n trọng là “ lâu n g ày , cây n hiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp’\ Thứ tư, chỉnh đốn lại Đảng. Hồ Chí Minh quan tâm tới Đảng Cộng sản từ sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười. Đặc biệt từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945. nỗi bận tâm lớn nhất của Hồ Chí Minh là Đảng cầm quyền. Tại sao như vậv? Một là, Người hiểu rõ sứ mệnh của Đảng cầm quyền rất nặng nề, vì từ xỏa ho sang xây dựng là hai loại quy luật hoàn toàn khác nhau. Neười chỉ rõ “thắng đế quốc phong kiến là tương đối dễ; thắng bần cùng và lạc hậu còn khó hơn nhiều”**’. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ià một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sẳc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Phải tạo lập một lực lượng sản xuất hiện đại và cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xóa bò giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới. Hai lù, Đảng cầm quyền, cán bộ đảng viên có quyền lực nên có thuận lợi cho Đảng lãnh đạo, nhưng từ hai mặt của quyền lực nên cũng là mảnh đất tốt làm nảy sinh nhiều thói hư, tật xấu như quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Ba là, từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, không chỉ khó khăn về lực lượng sản xuất, về kinh tế nông nghiệp lạc hậu, mà một điều đáng quan ngại là tư duy tiêu nông gan với những nếp song, thói quen, ý nghĩ và thành kiên có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh, Sdd, t.l0,tr.4 121
  20. coi “cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỳ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi là một cuộc chiến đấu khổng lồ”. Sự hư hỏng ờ đây không đơn giản chỉ là vật chất mà nguy hại hơn là con người, tư tưởng, tổ chức. Từ năm 1947, trong Sửa đối lối làm việc, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hòng”. Bốn lò, tình hình thế giới ngày càng đổi thay, bên cạnh thuận lợi, Người lường tới những khó khăn, phức tạp cho cách mạng Việt Nam, đòi hỏi Đảng đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, vượt qua khó khăn, chiến đấu với niềm tin nhất định thắng lợi. Chỉnh đốn lại Đàng là chỉnh đốn những gì? Phải chỉnh đốn toàn diện: đoàn kết nhất trí từ các đồng chí Trung ương đến các chi bộ; thực hành dân chủ rộng rãi bằng cách thưòng xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình; thái độ nhân văn “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”; thật sự thấm nhuần và tu dưỡng đạo đức cách mạng; nêu cao tinli thần trách nhiệm, làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Thứ năm, thương yêu, kính trọng, tin tường nhân dân. Quan điêm “trong thế giới này không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân”; “mọi việc đều do người làm ra”, “có dân là có tất cả”; “dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”; “dân chúng đồng lòng việc gì cũng làm được”... trong quá trình hoạt động cách mạng được đúc kết lại trong Di chúc: “Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”. Thứ sáu, mở rộng quan hệ quốc tế. Khác với các sĩ phu yêu nước đương thời, từ năm 1911, Hồ Chí Minh đã có tầm nhìn thời đại, ra n ư ớ c ngoài k h á m p h á th ế giới để trở về giải q u y ết 122
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0