intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phẫu thuật chỉnh hình sẹo (Scar Revision Surgery)

Chia sẻ: Colgate Colgate | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

220
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Da trong giai đoạn hồi phục sau chấn thương, phỏng, phẫu thuật…sẽ hình thành sẹo. Một khi sẹo đã hình thành, gần như sẽ duy trì mãi đến suốt đời. Sẹo đã hình thành, không thể nào xóa bỏ hoàn toàn, tuy nhiên có thể cải thiện tình trạng sẹo bằng các công nghệ chỉnh hình sẹo. Công nghệ chỉnh hình sẹo nhằm làm thu nhỏ, thay đổi hình dạng, kích thước sẹo, nâng lên những chỗ sẹo lõm, làm thấp xuống những chỗ sẹo lồi…để làm giảm tối đa ảnh hưởng của sẹo đối với thẩm mỹ cơ thể,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phẫu thuật chỉnh hình sẹo (Scar Revision Surgery)

  1. Phẫu thuật chỉnh hình sẹo (Scar Revision Surgery) Da trong giai đoạn hồi phục sau chấn thương, phỏng, phẫu thuật…sẽ hình thành sẹo. Một khi sẹo đã hình thành, gần như sẽ duy trì mãi đến suốt đời. Sẹo đã hình thành, không thể nào xóa bỏ hoàn toàn, tuy nhiên có thể cải thiện tình trạng sẹo bằng các công nghệ chỉnh hình sẹo. Công nghệ chỉnh hình sẹo nhằm làm thu nhỏ, thay đổi hình dạng, kích thước sẹo, nâng lên những chỗ sẹo lõm, làm thấp xuống những chỗ sẹo lồi…để làm giảm tối đa ảnh hưởng của sẹo đối với thẩm mỹ cơ thể, nhất là
  2. thẩm mỹ vùng mặt. Do mỗi trường hợp hình thành sẹo đều khác nhau, nên nhất thiết khách cần gặp bác sĩ để xem xét và có biện pháp cụ thể đối với từng trường hợp một. Đối với trường hợp bị tai nạn rách da, nhất là da vùng mặt, tốt nhất là nên đến bác sĩ ngay sau khi vừa xảy ra tai nạn để có thể phẫu thuật thẩm mỹ, thu hẹp tối đa kích thước sẹo sau này. Đối với sẹo rỗ, có thể dùng công nghệ siêu mài da (microdermabrasion) để mài mòn dần lớp da gồ ghề, sần sùi bên trên. Đối với sẹo lõm, ngoài vấn đề cấy ghép mỡ bên dưới sẹo, có thể sử dụng các chất filler như Restylane, Hylaform... làm đầy nhanh các chổ sẹo lõm... Tia Laser hiện cũng đang được ứng dụng để chiếu kích thích tăng sinh collagen làm đầy dần các sẹo lõm hoặc phân hủy các vi mạch máu… làm cải thiện dần các sẹo lồi… CÔNG NGHỆ MỚI ĐIỀU TRỊ SẸO LỒI
  3. Sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật… khi vết thương bắt đầu lành, tại vị trí vết thương hình thành sẹo. Nhiều trường hợp sẹo này lớn dần, hình thành sẹo lồi, nổi cộm hẳn trên bề mặt da, gây ngứa, đau, vướng víu hoạt động, và nhất là gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Bị sẹo lồi, hầu như không ai muốn cho người khác thấy vết sẹo của mình, nên luôn tránh mặc áo ngắn tay, không đi tắm biển… từ đó trở ngại cho sinh hoạt. Có những trường hợp sẹo lồi ngay trên mặt, ở vành tai… không thể che khuất được, đành phải chịu đựng, tạo nên tâm lý mặc cảm về thẩm mỹ cho bệnh nhân. Theo một thống kê của Mỹ, đối với người da vàng như Việt Nam, tỉ lệ người có cơ địa sẹo lồi cao hơn hẳn người da trắng, và chiếm từ 15-20%. Sẹo lồi
  4. chủ yếu do nguyên nhân di truyền. Đối với người có cơ địa sẹo lồi, bất cứ vết rách da nào, kể cả vết kim chích cũng có thể tạo ra sẹo lồi ngay tại vị trí đó. Sẹo lồi tạo nên do việc phát triển quá mức và dày đặc chất collagen ở lớp bì và dưới da trong quá trình hồi phục vết thương. Sẹo lồi thường không tự giảm, mà lại có khuynh hướng phát triển trở lại sau khi bị cắt đi! Đối với người bình thường, sẹo lồi thường xuất hiện ở các vùng da:  Vùng 1/3 ngoài của mặt.  Vùng da phần cổ dưới.  Vùng da phần ngực trên (vùng trước xương ức),  Vùng da bụng,  Vùng da quanh các khớp xương như khuỷu tay, đầu gối… Trên thực tế, thường gặp sẹo lồi ở các trường hợp sau:  Sau phẫu thuật thẩm mỹ như căng da mặt, đặt túi ngực, cắt mở bụng…  Sau phẫu thuật bướu cổ, phẫu thuật tim, dạ dày, ruột thừa, phẫu thuật “bắt con”…
  5.  Sau tai nạn té xe gây lát da mặt, rách da… Để chữa sẹo lồi, đến nay có một số phương pháp sau:  Chích thuốc (corticosteroids, Bleomycin, 5-fluorouracil (5-FU)…),  Dùng phương pháp dán ép (pressure therapy),  Phẫu thuật,  Đốt lạnh (Cryosurgery),  Xạ trị (Radiation),  Chiếu tia Laser xung nhuộm màu tia (Pulsed-Dye Laser - PD) Ảnh chữa sẹo lồi do phỏng Trước khi chữa - Sau 6 lần chữa bằng Laser - Một năm sau khi chữa
  6. Trong các phương pháp trên, mới nhất là công nghệ chiếu Laser xung nhuộm màu tia (PDL), với bước sóng 585-595 nm. Khi chiếu vào sẹo, tia Laser (PDL) sẽ gây tổn thương các vi mạch máu tăng sinh nuôi dưỡng làm tăng phát triển sẹo. Việc hủy các vi mạch máu này sẽ gây thiếu máu cục bộ vùng sẹo, làm ngưng phát triển và giảm dần kích thước cũng như độ dầy của sẹo. Mỗi phương pháp chữa sẹo lồi đều có ưu điểm riêng, và để đạt hiệu quả điều trị nhanh, công nghệ tiên tiến nhất hiện tại là sử dụng Laser (PDL) kết hợp đồng thời với nhiều phương pháp khác, phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Với công nghệ mới này, dù không làm biến mất hẳn sẹo lồi như một phép màu, nhưng vẫn có thể nhanh chóng thu hẹp kích thước và độ dầy của sẹo, làm cho sẹo mềm hơn, ít đau, ít ngứa hơn, và đặc biệt là làm giảm nhanh màu đỏ của sẹo, đưa da nhanh chóng trở về màu sắc bình thường… Công nghệ này cũng được ứng dụng để chữa vết rạn da, xóa đốm sẹo đỏ trên mặt do mụn để lại… Hiệu quả điều trị tùy thuộc tình trạng sẹo, thời gian bị sẹo, tuổi tác… Kết quả thường đạt được sau khoảng một vài lần điều trị. Lưu ý là điều trị sẹo ngay khi vừa mới hình thành cho hiệu quả tốt và nhanh hơn khi sẹo đã cũ. Theo bacsitu.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1