intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phẫu thuật nội soi cắt lách

Chia sẻ: Hạnh Thơm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

55
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu với mục tiêu đánh giá tính ưu việt, an toàn trong phẫu thuật nội soi cắt lách dựa trên những hiệu quả mà phẫu thuật nội soi đã đem đến cho bệnh nhân như: Phẫu thuật ít xâm lấn, giảm đau rất nhiều, giai đoạn nằm viện ngắn, tính thẩm mỹ... Cũng như những tai biến xảy ra trên bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt lách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phẫu thuật nội soi cắt lách

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT LÁCH<br /> Lương Thanh Tùng*, Bùi Mạnh Côn*, Nguyễn Thanh Liêm*, Lê Quang Nghĩa*, Nguyễn Đức Trung*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi cắt lách với những ưu điểm vượt trội so với phẫu thuật hở và là một trong<br /> những phẫu thuật ít xâm lấn đem đến rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân. Nên hiện nay là sự lựa chọn hàng đầu<br /> trong phẫu thuật cắt lách.<br /> Mục tiêu: Đánh giá tính ưu việt, an toàn trong PTNS cắt lách dựa trên những hiệu quả mà PTNS đã đem<br /> đến cho bệnh nhân như: PT ít xâm lấn, giảm đau rất nhiều, giai đoạn nằm viện ngắn, tính thẩm mỹ… cũng như<br /> những tai biến xảy ra trên bệnh nhân PTNS cắt lách.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu mô tả, tất cả các trường hợp được thực hiện tại khoa gan mật BV Bình<br /> Dân.<br /> Kết quả: Trong 2 năm 4/2009 – 4/2011 đã phẫu thuật 18 ca cắt lách (13 nam, 5 nữ). 4 ca chuyển mổ hở<br /> (22%), độ tuổi trung bình 17 – 61 tuổi. Nang lách 9 ca (50%), u lách 3 ca (16,5%), apxe lách 2 ca (11%), vỡ lách<br /> 2 ca (11%), lách to do cường lách 1 ca (5,5%), xuất huyết giảm tiểu cầu 1 ca (5,5%). Thời gian phẫu thuật trung<br /> bình 150 phút (90 phút – 240 phút). Không có ca nào có biến chứng sau mổ, không ca nào có nhiễm trùng sau<br /> mổ.<br /> Kết luận: Đây là phẫu thuật an toàn và hiệu quả đối với những phẫu thuật viên có kinh nghiệm trong<br /> PTNS. Đã đem lại lợi ích rất lớn cho bệnh nhân, kỹ thuật có thể áp dụng cho nhiều bệnh lý ở lách.<br /> Từ khóa: Phẫu thuật nội soi cắt lách.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> SPLENECTOMY LAPAROSCOPIC SURGERY<br /> Bui Manh Con, Luong Thanh Tung, Le Quang Nghia, Nguyen Thanh Liem, Nguyen Duc Trung<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 92 - 94<br /> Background: Splenectomy Laparoscopic Surgery, with more advantages compared to “open-surgery”, and<br /> is one of the minimal-invasive surgeries, offers many benefits for patients. Nowadays this method is the top choice<br /> for surgical splenectomy.<br /> Aim: Assessing the preeminent, safety in the Splenectomy Laparoscopic Surgery based on the efficiency of<br /> the Laparoscopic Surgery to the patients, such as less invasive surgery, less pain, short hospitalization period,<br /> aestheticism... as well as complications occur in patients with Splenectomy Laparoscopic surgery.<br /> Research method: Prospective description for all cases conducted in the Department of Hepatic - Biliary at<br /> Binh Dan Hospital.<br /> Result: In 2 years, from 4th-2009 to 4th-2011, we have had 18 cases of splenectomy surgery (with 13 men, 5<br /> women). 4 cases were changed to open-surgery (22%), the average ages were from 17 to 61 years old. 9 cases of<br /> splenic follicles (50%), 3 cases of splenic tumors (16.5%), 2 cases of splenic abscess (11%), 2 cases of splenic<br /> rupture (11%), 1 case of splenomegaly (5.5%), 1 case of thrombocytopenia (5.5%). The average surgical time is<br /> 150 minutes (90 minutes to 240 minutes). No cases showed any postoperative complications or inflammations.<br /> Conclusion: This surgery is safe and effective for surgeons with experiences in Laparoscopic Surgery. It has<br /> * Khoa Ngoại Gan Mật – BV Bình Dân<br /> Tác giả<br /> liênKhoa<br /> lạc: BSHọc<br /> Lương<br /> Thanh<br /> Tùng<br /> ; ĐT:<br /> 0949233180<br /> ; Email : binhdanhospital@hcm.vnn.vn<br /> Hội<br /> nghị<br /> Kỹ<br /> Thuật<br /> BV.<br /> Bình<br /> Dân 2012<br /> <br /> 91<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> brought huge benefits for patients. The technique can be applied to many diseases of the spleen.<br /> Keyword: Splenectomy Laparoscopic surgery.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Phẫu thuật cắt lách được thực hiện lần đầu<br /> tiên vào năm 1949 ở Naples bởi Adrian Zacarelli<br /> vì chứng to lách có thể gây ra bởi bệnh sốt rét ở<br /> một người phụ nữ 24 tuổi.<br /> Đến 1991 ca phẫu thuật đầu tiên được công<br /> bố bởi Delaitre(3), Presse Med sau đó là báo cáo<br /> của Carol(2), Philips và Poulin (1992),<br /> Emmermann và cộng sự (1995), Flowers(4) và<br /> cộng sự (1996), Gigot(5) và cộng sự (1996).<br /> Hiện nay theo trào lưu phát triển của phẫu<br /> thuật nội soi ổ bụng, nói riêng về phẫu thuật nội<br /> soi cắt lách trong các bệnh lý của lách đã được<br /> nghiên cứu áp dụng với nhiều loại bệnh như<br /> cường lách, xuất huyết giảm tiểu cầu, nang lách<br /> v.v… và đã được phổ biến rộng rãi với nhiều<br /> công trình nghiên cứu được công bố.<br /> Phẫu nội soi cắt lách với những ưu điểm<br /> vượt trội so với phẫu thuật hở và là một trong<br /> những phẫu thuật ít xâm lấn đem đến rất nhiều<br /> lợi ích cho bệnh nhân. Nên hiện nay là sự lựa<br /> chọn hành đầu trong phẫu thuật cắt lách.<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> Đánh giá tính ưu việt, an toàn trong phẫu<br /> thuật nội soi cắt lách dựa trên những hiệu quả<br /> mà phẫu thuật nội soi đã đem đến cho bệnh<br /> nhân như: bệnh nhân giảm đau rất nhiều, giai<br /> đoạn nằm viện ngắn, tính thẩm mỹ,… cũng như<br /> những tai biến, biến chứng xảy ra trên bệnh<br /> nhân cắt lách nội soi.<br /> <br /> Đây là nghiên cứu tiền cứu mô tả các trường<br /> hợp cắt lách nội soi được thực hiện tại khoa Gan<br /> Mật bệnh viện Bình Dân, theo dõi và tái khám<br /> sau 3 tháng.<br /> Nang lách.<br /> U lách (lành hay ác).<br /> Chấn thương lách.<br /> <br /> 92<br /> <br /> Cường lách có chỉ định cắt lách.<br /> <br /> Dụng cụ<br /> Bộ dụng cụ nội soi ổ bụng.<br /> <br /> Các bước tiến hành<br /> Khám bệnh đã được chẩn đoán, làm bệnh án<br /> mẫu chuẩn các xét nghiện tiền phẫu.<br /> Chọn bệnh đã được chẩn đoán cần cắt lách<br /> có thể làm phẫu thuật nội soi.<br /> Chuẩn bị bệnh nhân:<br /> Thụt tháo.<br /> Đặt sonde dạ dày.<br /> Kháng sinh dự phòng.<br /> Dự trù máu.<br /> <br /> Kỹ thuật cắt lách nội soi<br /> Sơ lược giải phẫu<br /> Lách là một tuyến lớn ở trong tầng trên mạc<br /> treo ruột kết của khoan bụng trong vùng hạ<br /> sườn trái, dưới cơ hoành, ở ngoài bề cong lớn dạ<br /> dày, nhu mô lách mềm và mủn rất dễ rách.<br /> Động mạch lách xuất phát từ động mạch<br /> tạng nó đi ngang sang bên trái theo bờ trên của<br /> tụy, nó đi trong mạc nối của tụy lách và chia ra<br /> làm hai cánh. Cuối các cánh cuối này phát ra<br /> nhiều cánh ngang ngắn đi quặt ngược về phía<br /> dạ dày, giữa hai lá của mạc nối dạ dày - lách.<br /> Có hai mạc nối phụ thuộc vào lách<br /> Mạc nối dạ dày lách.<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> Xuất huyết giảm tiểu cầu có chỉ định cắt<br /> lách.<br /> <br /> Mạc nối tụy lách.<br /> Đi từ rốn lách đến đáy hậu cung mạc rốn và<br /> có chứa các mạch máu lách bờ trên và bờ dưới<br /> tự do, bờ trên căng từ rốn lách đến hốc hậu cung<br /> mạc nối, được coi như dây chằng treo của lách,<br /> chiều dài của cuống lách phụ thuộc vào khoảng<br /> cách giữa rốn lách và đáy của hậu cung mạc nối<br /> hay vào chiều dài của động mạch lách đo từ rốn<br /> lách cho đến điểm phát ra các mạch máu ngắn.<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> Kỹ thuật cắt lách<br /> Bệnh nhân được gây mê toàn thân.<br /> Nằm ngửa dạng hai chân.<br /> Phẫu thuật viên đứng giữa hai chân.<br /> Người phụ đứng bên trái bệnh nhân.<br /> Trong phẫu thuật cắt lách dù mổ hở hay nội<br /> soi đều cần phải giải phóng lách khỏi phương<br /> tiện giữ lách tại chỗ (bao gồm dây chằng lách<br /> đại tràng, dây chằng vị lách, dây chằng lách<br /> thân, dây chằng hoành lách) để tiếp cận cuống<br /> lách. Tuy nhiên trong phẫu thuật nội soi trình tự<br /> giải phóng dây chằng đóng vai trò quan trọng.<br /> Chúng ta sẽ giải phóng lách từ cực dưới<br /> lách, cắt dây chằng lách – đại tràng, cắt dây<br /> chằng vị lách. Lách sẽ được giữ bởi dây chằng<br /> lách hoành và dây chằng lách thân. Sau đó<br /> cuống lách sẽ được phẫu tích rõ ràng các thành<br /> phần, động mạch – tĩnh mạch, sau khi đã kẹp<br /> được cuống lách thì lúc đó các dây chằng hoành<br /> lách và thân lách sẽ được cắt.<br /> Lách được bỏ vào bao, lấy qua lỗ rốn, đã<br /> được rạch rộng khoảng 4,5cm, dẫn lưu hốc lách<br /> ở hạ sườn trái qua lỗ Trocar 10.<br /> <br /> Biến chứng<br /> Chảy máu sau mổ.<br /> Thủng đại tràng.<br /> Thủng dạ dày.<br /> Thủng hoành.<br /> Áp xe dưới hoành trái.<br /> Dò tụy.<br /> Huyết khối hệ tĩnh mạch của sau mổ.<br /> <br /> Kết quả phẫu thuật<br /> Từ tháng 1/2010 đến tháng 8/2011, chúng tôi<br /> đã thực hiện 18 trường hợp PTNS cắt lách tại<br /> khoa Gan Mật – BV Bình Dân.<br /> Lượng máu mất trung bình trong lúc mổ<br /> #125ml (từ 50-200ml), không có ca nào phải<br /> truyền máu.<br /> Thời gian mổ trung bình 150’ (từ 90-240’).<br /> 4 ca chuyển mổ hở (22%) (2 trường hợp chảy<br /> máu trong lúc mổ,1 trường hợp apxe lách, 1<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> trường hợp K lách), độ tuổi trung bình 17 – 61<br /> tuổi. Nang lách 9 ca (50%), u lách 3 ca (16,5%),<br /> apxe lách 2 ca (11%), vỡ lách 2 ca (11%), lách to<br /> do cường lách 1 ca (5,5%), xuất huyết giảm tiểu<br /> cầu 1 ca (5,5%).<br /> Bệnh nhân được xuất viện sau hậu phẫu<br /> ngày thứ 3.<br /> Tái khám sau 3 tháng: tất cả trường hợp lành<br /> tốt, không trường hợp nào bị nhiễm trùng vết<br /> mổ. Kết quả siêu âm kiểm tra và các xét nghiệm<br /> sinh hóa bình thường.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Chỉ định cắt lách nội soi nhìn chung rất đa<br /> dạng cho những bệnh lý của lách:<br /> Nang lách.<br /> U lách (lành hay ác).<br /> Chấn thương lách.<br /> Xuất huyết giảm tiểu cầu có chỉ định cắt<br /> lách.<br /> Cường lách có chỉ định cắt lách.<br /> Là tiêu chuẩn lựa chọn hàng đầu hiện nay.<br /> Bước đầu nhằm hoàn thiện kỹ thuật cắt lách<br /> nội soi nên tính an toàn và hiệu quả cho bệnh<br /> nhân được đưa lên hàng đầu, là phẫu thuật ít<br /> xâm lấn, ít đau, thời gian hồi phục nhanh.<br /> Khoa Gan Mật – BV Bình Dân không áp<br /> dụng PTNS cắt lách cho những trường hợp<br /> apxe, K lách.<br /> Apxe lách do dính dễ gây chảy máu, dễ tổn<br /> thương các cơ quan lân cận, gây ra những biến<br /> chứng khó kiểm soát.<br /> K lách: không khuyến cáo, do trong quá<br /> trình phẫu tích và cầm nắm lách có thể phát tán<br /> tế bào K trong ổ bụng.<br /> Về mặt kỹ thuật, chúng tôi chọn tư thế phẫu<br /> thuật: bệnh nhân nằm ngửa, dạng 2 chân. Ở tư<br /> thế này phẫu trường rộng và thoáng hơn so với<br /> tư thế nằm nghiêng phải. Lúc này dây chằng<br /> lách – đại tràng và dây chằng vị - lách nằm trên<br /> mặt phẳng ngang, khi giải phóng lách khỏi 2<br /> dây chằng này và mạc nối tụy – lách thì các cấu<br /> trúc của rốn lách sẽ bộc lộ rõ, giúp ta có nhiều<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br /> <br /> 93<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br /> <br /> giải pháp để kiểm soát cuống lách an toàn. Bước<br /> tiếp theo, có các trường hợp sau: 1/ Khi chúng<br /> tôi phẫu tích sát rốn lách – nơi động mạch và<br /> tĩnh mạch lách đã chia nhiều nhánh – thì việc<br /> cầm nắm lách trở nên khó khăn và nguy cơ chảy<br /> máu rất cao. 2/ Trong những trường hợp chúng<br /> tôi phẫu tích vùng bờ trên đuôi tụy thì việc cầm<br /> nắm lách và kiểm soát động – tĩnh mạch lách<br /> được dễ dàng hơn, nhưng nguy cơ dò tụy cao<br /> do dễ gây tổn thương mô tụy khi phẫu tích.<br /> Về kích thước của lách, lách càng lớn càng<br /> gây khó khăn cho phẫu thuật, nhất là PTNS.<br /> Terrosu(8) cũng như đa số các tác giả khác cho<br /> rằng đối với những trường hợp lách nặng từ<br /> 2000gr trở lên thì hầu hết phải chuyển mổ mở<br /> hoặc chỉ định mổ mở từ đầu. Tuy nhiên, khó có<br /> thể biết được chính xác trọng lượng lách trước<br /> khi mổ, bởi vậy, chúng tôi thống nhất với<br /> Alfons Pomp(1) đánh giá dựa vào đo kích thước<br /> lách nhận thấy với những lách to dưới 20 cm<br /> hoặc lâm sàng sờ thấy lách trên rốn có thể xét<br /> mổ nội soi được. Với những trường hợp lách<br /> quá to, trên 20 cm hoặc sờ thấy từ rốn trở xuống,<br /> nhiều tác giả đề nghị sử dụng phương pháp<br /> “bàn tay hỗ trợ”, cho phép bộc lộ rõ trường mổ,<br /> nhanh chóng kiểm soát cuống lách (thường nhỏ,<br /> không to lên theo lách) và đơn giản hóa việc lấy<br /> bệnh phẩm. Trong nghiên cứu của chúng tôi,<br /> kích thước lách của các trường hợp đều dưới 20<br /> cm nên chưa phải sử dụng đến biện pháp này.<br /> Kích thước lách cũng là một yếu tố quan trọng<br /> dẫn đến quyết định phải chuyển mổ mở do<br /> không có đủ không gian để thao tác với các<br /> dụng cụ nội soi, chỉ sau biến chứng chảy máu<br /> <br /> 94<br /> <br /> trong mổ. Lách to trên 2500g thì tỷ lệ chuyển mổ<br /> mở là 15,8% theo Targarona(7), kích thước lách<br /> trên 23cm thì tỷ lệ đó là 21% theo Schlachta(6).<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Cắt lách nội soi là phẫu thuật an toàn,<br /> hiệu quả có thể chỉ định rộng rãi trong nhiều<br /> trường hợp bệnh lý lành tính, với chấn<br /> thương và bệnh lý ác tính cần nghiên cứu<br /> thêm. Về kỹ thuật cơ bản theo trình tự phẫu<br /> tích từng dây chằng và xử lý rốn lách tùy theo<br /> kinh nghiệm phẫu thuật viên.<br /> Tất cả các trường hợp PTNS cắt lách trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi đều không có biến<br /> chứng sau mổ.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> 8.<br /> <br /> Alfons P et al (2005). Laparoscopic Splenectomy: A Selected<br /> Retrospestive Review. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech<br /> 15(3): 139 – 143.<br /> Carroll BJ, Phillips EH, Semel CJ, et al (1992). Laparoscopic<br /> Splenectomy. SurgEndos, 6: 183 – 185.<br /> Delaitre B, Champault G, Barrat C, Gosot D, Bresler L, Meyer C<br /> et al (2000). Slénectomie laparoscopique pour maladies<br /> hématologiques: Etude de 275 cas, Ann Chir, 125: 522 -529.<br /> Flowers JL, Lefor AT, Steers J, Heyman M, Graham SM,<br /> Imbembo AL (1996). Laparoscopic splenectomy in patients with<br /> hematologic diseaes. Ann Surg 224: 19 – 28.<br /> Gigot JF, Jamar F, Ferrant A, et al (1998). Inadequate dectection<br /> of accessory spleens and splenosis with laparoscopic<br /> splenectomy: a shortcoming of the laparospic approach in<br /> hematological diseases. Surg Endosc,12: 101- 106.<br /> Schlachta CM, Poulin EC, Mamazza J (1999). Laparoscopic<br /> splenectomy for hemmatologic malignancies. Surg Endosc, 13:<br /> 865 –868.<br /> Targarona EM, Espert JJ, Bombuy E, et al (2000). Complications<br /> of laparoscopic splenectomy. Arch Surg, 135: 1137 – 1140.<br /> Terrosu G, Baccarani U, Bresadola V, et al (2001). The impact of<br /> splenic weight on laparoscopic splenectomy for splenomegaly.<br /> Surg Endosc, 16: 103 – 107.<br /> <br /> Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0