Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT ĐƯỜNG RẠCH <br />
ĐIỀU TRỊ NANG ỐNG MẬT CHỦ Ở TRẺ EM <br />
Trần Ngọc Sơn*, Nguyễn Thanh Liêm*, Vũ Xuân Hoàn* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Mô tả kỹ thuật và báo cáo kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi một đường rạch (SILS) trong điều <br />
trị nang ống mật chủ ở trẻ em. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu lại các bệnh nhân được thực hiện SILS điều trị nang ống mật chủ tại <br />
bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 9/2012 đến tháng 5/2013. Chúng tôi sử dụng một đường rạch rốn hình <br />
chữ Z và đặt 3 trocar 3 – 5 mm ở các chỗ khác nhau trong phạm vi đường rạch da này. Quai hỗng tràng Roux‐<br />
en‐Y được tạo ra ở bên ngoài ổ bụng qua đường rạch rốn. Cắt nang ống mật chủ và nối ống gan chung với ruột <br />
được thực hiện với các dụng cụ nội soi thẳng thông thường. <br />
Kết quả: Có 34 bệnh nhân thuộc diện nghiên cứu, với tuổi trung vị là 12 tháng (dao động 1 tháng đến 7 <br />
tuổi). Các triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất là đau bụng (50 %), vàng da (41,2%), nôn (26,5%). Kích thước <br />
trung vị của nang ống mật chủ là 4,8 cm (dao động 2,3 cm ‐ 12,5 cm). Nang ống mật chủ được cắt thành công ở <br />
tất cả các trường hợp. Có 8 bệnh nhân (23,5%) được thực hiện tạo hình ống gan chung khi ống này đường kính <br />
nhỏ hơn 5 mm. Nối ống gan chung ‐ hỗng tràng được thực hiện ở 32 bệnh nhân, nối ống gan chung tá tràng ‐ ở <br />
2 bệnh nhân. Một bệnh nhân (2,9%) cần phải đặt thêm 3 trocar để thực hiện miệng nối với ống mật phụ bất <br />
thường. Thời gian mổ trung vị là 200 phút (dao động 150 ‐ 450 phút). Dẫn lưu ổ bụng được đặt ở 7 bệnh nhân <br />
đầu tiên còn 27 bệnh nhân tiếp theo (79,4%) không đặt dẫn lưu. Không có biến chứng trong mổ. Sau mổ không <br />
có bệnh nhân nào bị rò miệng nối, có 1 bệnh nhân (2,9%) bị nhiễm khuẩn rốn. Tất cả các bệnh nhân được ra viện <br />
với sức khỏe tốt với thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 5,2 ngày (dao động 4 ‐ 7 ngày). Kết quả thẩm mỹ <br />
sau mổ là rất tốt. Với thời gian theo dõi 1 ‐ 9 tháng, có 1 bệnh nhân bị viêm tắc mật do hẹp miệng nối phải phẫu <br />
thuật làm lại miệng nối. Tất cả các bệnh nhân khác đều trong tình trạng sức khỏe tốt. <br />
Kết luận: Phẫu thuật nội soi một đường rạch qua rốn dùng dụng cụ thẳng thông thường điều trị nang ống <br />
mật chủ ở trẻ em là khả thi, an toàn và có kết quả thẩm mỹ rất tốt. Kỹ thuật này là một lựa chọn tốt trong điều trị <br />
phẫu thuật nang ống mật chủ ở trẻ em ở các trung tâm phẫu thuật nội soi có nhiều kinh nghiệm. <br />
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi nang ống mật chủ ở trẻ em. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
SINGLE INCISION LAPAROSCOPIC SURGERY FOR CHOLEDOCHAL CYST IN CHILDREN <br />
Tran Ngoc Son, Nguyen Thanh Liem, Vu Xuan Hoan <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 80 ‐ 84 <br />
Objectives: The aim of this study is to describe our techniques and present our initial results of single <br />
incision laparoscopic surgery (SILS) for childhood choledochal cyst (ChC). <br />
Methods: Medical records of all children undergoing SILS for ChC at National Hospital of Pediatrics from <br />
September, 2012 to March, 2013 were reviewed. Our SILS operations started with a z‐shaped umbilical skin <br />
incision and placement of three 3‐5 mm ports at separate places in the same incision site. Roux‐en ‐Y loop was <br />
created extracorporally through the umbilical incision. Excision of ChC and hepatico intestinal anastomosis were <br />
* Bệnh viện Nhi Trung Ương <br />
Tác giả liên lạc: TS. BS. Trần Ngọc Sơn <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi <br />
<br />
ĐT: 0462738854 <br />
<br />
Email: drtranson@yahoo.com <br />
<br />
81<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
performed using conventional straight laparoscopic instruments. <br />
Results: 34 patients were identified with median age 12 months (range: 1 month ‐ 7 years). The most <br />
common clinical manifestations were abdominal pain (50%), jaundice (41.2%), vomiting (26.5%). The median <br />
size of ChC was 4.8 cm (range: 2.3 cm ‐12.5 cm). The ChC was successfully excised by SILS in all cases. <br />
Hepaticoplasty was performed in 8 cases (23.5%) with hepatic duct diameter less than 5 mm. Hepatico‐<br />
jejunostomy was performed in 32 patients and hepatico‐duodenostomy in 2 patients. Additional 3 ports were <br />
needed in one patient for performing anastomosis with an aberrant duct. The median operative time was 200 <br />
minutes (range 150 minutes to 450 minutes). Abdominal drain was used in the first 7 cases and all next 27 cases <br />
(79.4%) no drain was used. There was no intra‐operative complication and no anastomotic leakage. One patient <br />
(2.9%) had postoperative umbilical infection. All patients were discharged in good health with a mean <br />
postoperative stay of 5.2 days (range 4‐7days). The postoperative cosmesis was excellent. At follow up 1 – 9 <br />
months, one patient suffered from jaundice and cholangitis due to anastomotic stenosis requiring redo <br />
anastomosis. All other patients were in good health. <br />
Conclusions: SILS with conventional straight laparoscopic instruments is feasible, safe, with an excellent <br />
postoperative cosmesis and can be a viable option for surgical management of childhood ChC at experienced <br />
centers. <br />
Key words: Laparoscopic surgery for choledochal cyst in children. <br />
nhiên ứng dụng SILS trong điều trị nang ống <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
mật chủ là rất khó về mặt kỹ thuật nên cho đến <br />
Nang ống mật chủ là một trong những bệnh <br />
nay mới chỉ có một trung tâm duy nhất trên thế <br />
lý ngoại khoa hay gặp ở trẻ em. Điều trị nang <br />
giới có báo cáo thành công về lĩnh vực này từ <br />
ống mật chủ kinh điển là mổ mở cắt toàn bộ <br />
năm 2012(2). Ở Việt Nam cũng chưa có nghiên <br />
nang và nối ống gan chung với ruột (có thể là tá <br />
cứu nào về chủ đề này. Do đó chúng tôi tiến <br />
tràng hoặc hỗng tràng). Năm 1995, Farrelo (Ý) là <br />
hành nghiên cứu này nhằm mô tả kỹ thuật mổ <br />
tác giả đầu tiên thực hiện phẫu thuật nội soi cắt <br />
và báo cáo kết quả bước đầu trong ứng dụng <br />
nang ống mật chủ và nối ống gan chung với <br />
SILS điều trị nang ống mật chủ ở trẻ em. <br />
hỗng tràng(3). Cho đến nay phẫu thuật nội soi <br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
thông thường với 4 trocar đặt ở các vị trí xa nhau <br />
Mô tả kỹ thuật và báo cáo kết quả bước đầu <br />
trên thành bụng với các vết rạch da riêng biệt <br />
phẫu thuật nội soi một đường rạch (SILS) trong <br />
tương ứng đã được sử dụng thường qui điều trị <br />
điều trị nang ống mật chủ ở trẻ em. <br />
nang ống mật chủ ở nhiều trung tâm trên thế <br />
giới trong đó có bệnh viện Nhi Trung Ương(6,5,4,1). <br />
Với mục đích tiếp tục giảm sang chấn và có <br />
kết quả thẩm mỹ tốt hơn nữa, bước tiến tiếp <br />
theo của phẫu thuật nội soi trong những năm <br />
gần đây là nội soi chỉ dùng một chỗ (một đường <br />
rạch da) duy nhất cho trocar thay cho nhiều chỗ <br />
như nội soi thông thường và như vậy sẽ là chỉ <br />
để lại một sẹo nhỏ hoặc thậm chí coi như không <br />
để lại sẹo khi vết mổ đi qua rốn(7). Phẫu thuật nội <br />
soi một đường rạch (SILS – single incision <br />
laparoscopic surgery) đã được phát triển ứng <br />
dụng trong nhiều bệnh lý ngoại khoa ở trẻ em, <br />
đặc biệt là cắt ruột thừa và cắt túi mật(7). Tuy <br />
<br />
82<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Hồi cứu lại tất cả các bệnh nhân được thực <br />
hiện SILS điều trị nang ống mật chủ tại bệnh <br />
viện Nhi Trung Ương từ tháng 9/2012 đến tháng <br />
5/2013. Các dữ liệu được tập hợp và phân tích <br />
bao gồm đặc điểm bệnh nhân, biểu hiện lâm <br />
sàng, đặc điểm nang ống mật chủ, diễn biến <br />
trong và sau mổ, kết quả theo dõi sau ra viện. <br />
Về kỹ thuật mổ, chúng tôi sử dụng một <br />
đường rạch rốn hình chữ Z và đặt 2 trocar 5 mm <br />
và một trocar 3 mm ở các chỗ khác nhau trong <br />
phạm vi đường rạch da này. Trong mổ các mũi <br />
khâu treo vào thành bụng được sử dụng để kéo <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
gan, túi mật và nang ống mật chủ lên trên về <br />
phía thành bụng trước, giúp cho việc bộc lộ <br />
phẫu tích cắt nang. Đầu tiên phẫu tích bộc lộ <br />
ống cổ túi mật, cặp clip và cắt ống này, Sau đó <br />
phẫu tích nang ống mật chủ từ trước ra sau, bộc <br />
lộ và clip phần cuối của nang ống mật chủ trước <br />
khi hợp lưu với ống tụy, cắt đầu dưới nang ống <br />
mật chủ và phẫu tích từ dưới lên trên cho đến <br />
ống gan chung. Quai hỗng tràng Roux‐en‐Y <br />
được tạo ở bên ngoài ổ bụng qua đường rạch <br />
rốn rồi đưa lại vào ổ bụng đi qua mạc treo đại <br />
tràng ngang tương tự như phẫu thuật nội soi <br />
thông thường. Lúc này cắt nang ống mật chủ <br />
phía trên ống cổ túi mật. Tiến hành nối ống gan <br />
chung với quai Roux‐en‐Y theo kiểu tận‐bên, <br />
khâu vắt một lớp chỉ PDS 5.0. Khi đường kính <br />
ống gan chung nhỏ dưới 5mm, chúng tôi tạo <br />
hình ống gan chung để miệng nối rộng hơn <br />
bằng cách cắt dọc thành trước của ống gan <br />
chung khoảng 5‐7 mm rồi mới nối với ruột. Sau <br />
nối xong mới cắt túi mật, rửa ổ bụng, đưa các <br />
bệnh phẩm ra ngoài qua rốn và khâu lại da rốn. <br />
Tất cả các thao tác nội soi trong ổ bụng đều được <br />
thực hiện với các dụng cụ nội soi thẳng và <br />
camera 300 thông thường. Ngoại trừ mấy ca đầu <br />
tiên có đặt dẫn lưu dưới gan phải, các ca sau <br />
chúng tôi đều không dùng dẫn lưu. <br />
<br />
Bệnh nhân thứ 2 được tạo hình ống mật này với <br />
ống gan chung thành một miệng nối, vẫn sử <br />
dụng SILS mà không cần đặt thêm trocar. Có 2 <br />
bệnh nhân khác bị dị tật kèm theo là ruột quay <br />
dở dang được phẫu thuật chữa dị tật này bằng <br />
SILS trong cùng ca mổ. <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
<br />
Có 34 bệnh nhân thuộc diện nghiên cứu, 27 <br />
trẻ nữ và 7 trẻ nam, với tuổi trung vị là 12 tháng <br />
(dao động 1 tháng đến 7 tuổi). Các triệu chứng <br />
lâm sàng phổ biến nhất là đau bụng (50%), vàng <br />
da (41,2%), nôn (26,5%). Kích thước trung vị của <br />
nang ống mật chủ là 4,8 cm (dao động 2,3 cm‐ <br />
12,5 cm). Nang ống mật chủ được cắt thành <br />
công ở tất cả các trường hợp. Có 8 bệnh nhân <br />
(23,5%) được thực hiện tạo hình ống gan chung <br />
khi ống này đường kính nhỏ hơn 5 mm. Hai <br />
bệnh nhân có ống mật phụ bất thường của gan <br />
phải đổ vào ống cổ túi mật. Trong số 2 bệnh <br />
nhân này, một bệnh nhân (2,9% trên tổng số <br />
bệnh nhân) cần phải đặt thêm 3 trocar (chuyển <br />
về phẫu thuật nội soi thông thường) để thực <br />
hiện miệng nối với ống mật phụ bất thường. <br />
<br />
Phẫu thuật nội soi thông thường với 4 trocar <br />
là một bước tiến lớn trong điều trị nang ống mật <br />
chủ, làm giảm sang chấn cuộc mổ, giảm đau <br />
hơn, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn sau <br />
mổ và có kết quả thẩm mỹ tốt hơn hẳn so với <br />
mổ mở kinh điển trước kia. Những báo cáo so <br />
sánh kết quả lâu dài cho thấy phẫu thuật nội soi <br />
thông thường cho kết quả bằng hoặc thậm chí là <br />
tốt hơn so với mổ mở kinh điển(4,1). Tuy vậy <br />
phẫu thuật nội soi thông thường 4 trocar vẫn để <br />
lại các sẹo nhỏ nhìn thấy được ở các vị trí khác <br />
nhau trên thành bụng bệnh nhân. <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi <br />
<br />
Nối ống gan chung hỗng tràng được thực <br />
hiện ở 32 bệnh nhân, nối ống gan chung‐tá tràng <br />
‐ ở 2 bệnh nhân. Thời gian mổ trung vị là 200 <br />
phút (dao động 150 ‐ 450 phút). Trong khi thời <br />
gian mổ trung bình của 10 bệnh nhân đầu tiên là <br />
290 phút, với 24 bệnh nhân tiếp theo thời gian <br />
này là 198 phút. Dẫn lưu ổ bụng được đặt ở 7 <br />
bệnh nhân đầu tiên còn ở 27 bệnh nhân tiếp theo <br />
(79,4%) không đặt dẫn lưu. Không có một biến <br />
chứng trong và sau mổ nào và tất cả các bệnh <br />
nhân được ra viện với sức khỏe tốt với thời gian <br />
nằm viện sau mổ trung bình là 5,2 ngày (dao <br />
động 4 ‐ 7 ngày). Kết quả thẩm mỹ sau mổ là rất <br />
tốt. Các bệnh nhân không đặt dẫn lưu sau khi ra <br />
viện vài tháng đến khám lại coi như không có <br />
sẹo mổ. Với thời gian theo dõi 1 ‐ 8 tháng, một <br />
bệnh nhân bị viêm tắc mật do hẹp miệng nối <br />
phải phẫu thuật làm lại miệng nối. Các bệnh <br />
nhân còn lại đều có sức khỏe ổn định, không có <br />
triệu chứng và xét nghiệm chức năng gan bình <br />
thường. <br />
<br />
SILS qua rốn là một xu hướng mới trong <br />
phát triển của phẫu thuật nội soi, hướng tới <br />
phẫu thuật cho bệnh nhân mà không để lại sẹo <br />
do sử dụng rốn, vốn là sẹo tự nhiên, làm đường <br />
<br />
83<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
vào duy nhất cho các trocar. Tuy nhiên thực hiện <br />
SILS là khó khăn hơn so với phẫu thuật nội soi <br />
thông thường vì các vấn đề như thay đổi tư thế <br />
làm việc theo hướng bất lợi hơn cho phẫu thuật <br />
viên, sự va chạm giữa các dụng cụ phẫu thuật <br />
với nhau hoặc va chạm giữa các dụng cụ phẫu <br />
thuật với camera, các thao tác phẫu thuật là khó <br />
hơn, dụng cụ thường xuyên chéo nhau và nhiều <br />
khi phẫu thuật viên phải làm việc với môi <br />
trường hình học không gian mới, mất nguyên <br />
tắc tam giác truyền thống; khả năng tiếp cận với <br />
các tạng/cơ quan cũng bị hạn chế hơn. Do đó chỉ <br />
định ứng dụng của SILS cũng hạn chế hơn so <br />
với phẫu thuật nội soi thông thường, chủ yếu là <br />
các phẫu thuật tương đối đơn giản như cắt túi <br />
mật và cắt ruột thừa(7). <br />
Nghiên cứu của chúng tôi cùng với nghiên <br />
cứu của Diao M(2) đã cho thấy SILS có thể áp <br />
dụng an toàn và hiệu quả trong các phẫu thuật <br />
phức tạp có độ khó cao như nang ống mật chủ ở <br />
trẻ em. Tỷ lệ chuyển mổ nội soi thông thường <br />
trong nghiên cứu này là 2,9%. Chỉ có 1 bệnh <br />
nhân (2,9%) bị biến chứng hẹp miệng nối sau <br />
mổ. Cả 2 trường hợp này đều xảy ra ở trong thời <br />
gian chúng tôi mới bắt đầu triển khai SILS. <br />
Chúng tôi chia sẻ quan điểm với Li L rằng thực <br />
hiện SILS điều trị nang ống mật chủ đòi hỏi <br />
phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm và thuần <br />
thục trong phẫu thuật nội soi thông thường(2). <br />
Trong SILS cắt nang ống mật chủ, chúng tôi đã <br />
sử dụng các mũi khâu treo nang ống mật chủ <br />
vào thành bụng trước, giúp bộc lộ chỗ phẫu tích <br />
giữa nang ống mật chủ và tá tràng, tụy. Các mũi <br />
khâu treo này có vai trò thay thế cho trocar thứ 4 <br />
của phẫu thuật nội soi thông thường. Kinh <br />
nghiệm của chúng tôi cho thấy khâu nối ống <br />
gan chung với ruột trong SILS là khó khăn nhất, <br />
do kìm kẹp kim nằm gần như vuông góc với <br />
mép khâu. Thêm nữa tạo nút buộc chỉ trong <br />
SILS cũng khó khăn hơn nhiều so với phẫu <br />
thuật nội soi thông thường. Tuy vậy các thao tác <br />
này sẽ dần quen với phẫu thuật viên. Kết quả <br />
của chúng tôi cho thấy với các phẫu thuật viên <br />
đã có kinh nghiệm trong phẫu thuật nội soi <br />
thông thường điều trị nang ống mật chủ, SILS có <br />
<br />
84<br />
<br />
thể thực hiện được tương đối nhanh (với thời <br />
gian mổ tương đương với phẫu thuật nội soi <br />
thông thường 4 trocar) chỉ sau khoảng 10 ca. <br />
Không những thế, phẫu thuật viên vẫn có thể <br />
dùng SILS thực hiện tạo hình miệng nối ống gan <br />
chung khi có các bất thường đường mật, hoặc <br />
chữa dị tật ruột quay dở dang kèm theo như đã <br />
thấy trong loạt bệnh nhân của nghiên cứu này. <br />
SILS thường đòi hỏi phải có port đặc biệt và <br />
một số dụng cụ chuyên dụng bẻ cong hoặc có <br />
khớp uốn cong được khá đắt tiền. Nghiên cứu <br />
của chúng tôi đã sử dụng hoàn toàn các trocar <br />
và dụng cụ nội soi thông thường nên có hiệu <br />
quả kinh tế, không gây tốn kém thêm so với <br />
phẫu thuật nội soi thông thường. Tuy vậy chúng <br />
tôi cũng thấy rằng khi không dùng port chuyên <br />
dụng sẽ có nguy cơ rò khí qua chân trocar cao <br />
hơn, mất thời gian hơn khi đặt và cố định trocar, <br />
nhất là khi phải đưa ruột ra ngoài tạo quai Roux‐<br />
en‐Y, và có thể có nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ <br />
cao hơn. Một bệnh nhân trong nghiên cứu này <br />
đã bị nhiễm trùng rốn ở mức độ nhẹ. Mặc dù <br />
vậy, kết quả thẩm mỹ ở cả bệnh nhân này sau <br />
đó cũng vẫn tốt vì bản thân rốn vốn là một sẹo <br />
tự nhiên của cơ thể. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
SILS với dụng cụ phẫu thuật nội soi thông <br />
thường có thể thực hiện được an toàn và hiệu <br />
quả với kết quả thẩm mỹ tốt hơn phẫu thuật nội <br />
soi thông thường trong điều trị nang ống mật <br />
chủ ở các trung tâm có kinh nghiệm. SILS có thể <br />
sẽ trở thành lựa chọn mới qui chuẩn trong phẫu <br />
thuật nội soi điều trị nang ống mật chủ ở trẻ em. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Diao M, Li L, Cheng W (2011). Laparoscopic versus Open <br />
Roux‐en‐Y hepatojejunostomy for children with choledochal <br />
cysts: intermediate‐term follow‐up results. Surg Endosc, 25(5), <br />
pp 1567‐1573. <br />
Diao M, Li L, Cheng W (2012). Single‐incision laparoscopic <br />
Roux‐en‐Y hepaticojejunostomy using conventional <br />
instruments for children with choledochal cysts. Surg <br />
Endosc,26(6):pp.1784‐1790. <br />
Farello GA, Cerofolini A, Rebonato M, Bergamaschi G, <br />
Ferrari C, Chiappetta A (1995). Congenital choledochal cyst: <br />
video‐guided laparoscopic treatment. Surg Laparosc <br />
Endosc,5(5): pp 354‐358. <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Liem NT, Pham HD, Vu HM (2011). Is the laparoscopic <br />
operation as safe as open operation for choledochal cyst in <br />
children? J Laparoendosc Adv Surg Tech A,21(4): pp 367‐370. <br />
Liem NT, Son TN, Hoan MV (2012). Early and intermediate <br />
outcomes of laparoscopic surgery for choledochal cyst with <br />
400 patients. J Laparoendosc Adv Surg Tech A.22(6): pp 599‐<br />
603. <br />
Liem NT, Son TN (2010). Laparoscopic repair for choledochal <br />
cyst: lessons learned from 190 cases. J Pediatr Surg,45(3): pp <br />
540‐544. <br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi <br />
<br />
7.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Saldaña LJ, Targarona EM (2013). Single‐Incision Pediatric <br />
Endosurgery:A Systematic Review. J Laparoendosc Adv Surg <br />
Tech A, 6. 23(5): pp 467‐80. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
01/07/2013. <br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo <br />
<br />
11/07/2013. <br />
<br />
Ngày bài báo được đăng: <br />
<br />
15–09‐2013 <br />
<br />
<br />
<br />
85<br />
<br />