Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
PHẪU THUẬT NỘI SOI XUYÊN ĐUÔI VÁCH NGĂN<br />
VÀO XOANG BƯỚM, TUYẾN YÊN<br />
Trần Đình Khả*, Trần Việt Hồng*, Trần Thị Bích Liên**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả tiện lợi của phẫu thuật nội soi (PTNS) xuyên đuôi vách ngăn<br />
vào xoang bướm để lấy bệnh lý trong xoang bướm (XB), tuyến yên (TY).<br />
Phương pháp: Mô tả có can thiệp, thực hiện tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 08/2010 đến<br />
tháng 08/2011.<br />
Kết quả: Có 22 bệnh nhân (13 nữ, 9 nam), tuổi trung bình 44 - 45 (thay đổi từ 20 đến 78), 15 ca bệnh<br />
xoang bướm, 7 ca u tuyến yên. Thời gian phẫu thuật 45-60 phút (bệnh XB), 100-120 phút (u TY). Không cần<br />
nhét merocel cầm máu. Thời gian nằm viện hậu phẫu 3-5 ngày (XB), 8-10 ngày (TY). Không có biến chứng về<br />
mạch máu, mắt, thần kinh, não. Quá trình lành niêm mạc lỗ thông xoang từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6, không có<br />
ca nào chít hẹp hoàn toàn lỗ mổ thông XB.<br />
Kết luận: PTNS xuyên đuôi vách ngăn vào xoang bướm là một kỹ thuật dễ dàng, an toàn, và tiện lợi để lấy<br />
bệnh tích xoang bướm, tuyến yên.<br />
Từ khóa và viết tắt : Xoang bướm (XB), tuyến yên (TY), phẫu thuật nội soi (PTNS).<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ENDOSCOPIC TRANS-CAUDAL SEPTAL SPHENOIDOTOMY APPROACH TO THE SPHENOID<br />
AND PITUITARY<br />
Tran Dinh Kha, Tran Viet Hong, Tran Thi Bich Lien<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 156 - 162<br />
Objective: to determine the safety, effectiveness and convenience of the endoscopic trans-caudal septal<br />
sphenoidotomy approach to the sphenoid and pituitary.<br />
Design: A methodological survey, at Nhan Dan Gia Dinh Hospital from August 2010 to August 2011<br />
Results: 22 patients (13 females, 9 males), average age is 44 - 45 (varies from 20 to 78), 15 cases of sphenoid<br />
disease, 7 cases of pituitary tumor. Surgical time: 45-60 minutes for sphenoid disease, 100-120 min for pituitary<br />
tumor. No need to insert merocel for bleeding control. Length of postoperative hospital stay: 3-5 days for sphenoid<br />
disease, 8-10 days for pituitary tumor. No complication of blood vessel, eye, nerve, brain... The healing process of<br />
sinus ostium’s mucosa is from the 2nd week to the 6th. No case of completely obstructed ostium.<br />
Conclusions: The endoscopic trans-caudal septal sphenoidotomy is a easy, safe, and convenient technique to<br />
approach to the sphenoid, pituitary lesions.<br />
Keywords and abbreviations: Sphenoid sinus ( XB), pitutary (TY), Endoscopic surgery (PTNS).<br />
nằm sâu trong sọ, xung quanh có nhiều cơ<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
quan quan trọng như thần kinh thị, động<br />
Bệnh lý xoang bướm (XB), tuyến yên (TY)<br />
mạch cảnh trong, TY, đáy sọ...Những năm<br />
khó chẩn đoán và khó phẫu thuật vì chúng<br />
* Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định ** Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS BS. Trần Đình Khả, ĐT: 0903375370<br />
<br />
156<br />
<br />
Email: khay1996@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
gần nay, do có nhiều ưu điểm, phẫu thuật nội<br />
soi (PTNS) được nhiều tác giả ứng dụng để mở<br />
đường vào XB – TY. Chúng tôi lựa chọn phát<br />
triển ứng dụng kỹ thuật PTNS xuyên đuôi vách<br />
ngăn vào XB - TY để đánh giá tính an toàn, hiệu<br />
quả tiện lợi của phương pháp này trong điều trị<br />
bệnh lý XB - TY, đồng thời khảo sát sự thông<br />
thoáng của lỗ mở XB sau phẫu thuật.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu mô tả có can thiệp, thực hiện tại<br />
bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 8/20011<br />
08/2012. Đối tượng là những bệnh nhân ≥ 18<br />
tuổi, bị viêm XB hoặc u TY.<br />
<br />
Phương pháp phẫu thuật<br />
Tách cuốn dưới, cuốn giữa ra ngoài. Tiếp<br />
cận, mở rộng lỗ thông XB theo hướng xuống<br />
dưới, vào trong. Rạch niêm mạc đuôi vách ngăn,<br />
bóc tách, đục bỏ một phần nhỏ xương đuôi vách<br />
ngăn, gặm bỏ phần mũi tàu XB, hướng về lỗ<br />
thông xoang. Rìa lỗ thông được bấm gọn bằng<br />
microdebrider. Lấy bệnh lý trong xoang. Nếu<br />
cần thiết, lấy bỏ vách ngăn xoang, hợp nhất 2<br />
xoang. Nếu vào hố yên, phẫu thuật viên Ngoại<br />
thần kinh sẽ đục trần xoang, tiếp cận hố yên.<br />
Sau mổ, bệnh nhân được điều trị nội khoa, chăm<br />
sóc, đánh giá định kỳ.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
1 ca (4,55%), kén khí cuốn giữa: 2 ca (9,09%), gai<br />
vách ngăn: 4 ca (18,18%).<br />
<br />
CT-Scan<br />
Sự thông bào<br />
XB kích thước lớn: 14 ca (41,18%), trung<br />
bình: 15 ca (44,12%), nhỏ: 5ca (14,71%).<br />
Hình ảnh lòng XB<br />
Sáng hoàn toàn: 4 ca (18,18%).<br />
Mờ toàn bộ: 10 ca (45,45%), mờ một phần: 8<br />
ca (36,36%) (viêm XB, polyp).<br />
Đám vôi hóa: 4 ca (18,18%) (nấm XB).<br />
Có khuyết xương: 3 ca (13,64%) (1 ca u TY tái<br />
phát sau phẫu thuật và xạ trị, 1 ca XB xơ cứng, 1<br />
ca viêm XB / tiểu đường.<br />
<br />
Các mốc giải phẫu<br />
XB có 1 vách liên xoang chính: 13 ca<br />
(59,09%), 1 vách chính + 1vách phụ: 9 ca<br />
(40,91%). Vách liên xoang bám vào ống động<br />
mạch cảnh trong: 4 ca (18,18%).<br />
Lồi động mạch cảnh trong vào trong lòng<br />
XB: 8 ca (36,36%). Lồi ống thần kinh thị giác vào<br />
trong lòng XB: 9 ca (40,91%), Khuyết xương ống<br />
thần kinh thị giác: 3 ca (13,64%). Có 1 ca ống<br />
thần kinh thị giác nằm hẳn trong lòng tế bào<br />
sàng Onodi, đi ngang qua thành ngoài XB.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Đánh giá trong lúc mổ<br />
<br />
Từ tháng 8/2010 8/2011, tiến thành phẫu<br />
thuật cho 22 bệnh nhân (nam: 9, nữ: 13), từ 78<br />
- 20 tuổi, trung bình là 44 - 45 tuổi, 15 ca bệnh<br />
XB (3 ca viêm xoang đơn thuần, 8 ca viêm đa<br />
xoang, 4 ca nấm), 7 ca u TY. Triệu chứng nổi<br />
bật trong bệnh XB: nhức đầu, nghẹt mũi, khạc<br />
đàm, trong u TY là rối loạn nội tiết (Basedow,<br />
suy yên, vô kinh) hoặc đấu hiệu thần kinh<br />
(đau đầu, mờ mắt).<br />
<br />
Bệnh tích trong lòng XB ở những bệnh nhân bị<br />
viêm XB<br />
Phù nề niêm mạc: 9 ca (60,00%), nhầy mủ: 9<br />
ca (60,00%), mủ đặc lẫn những khối nâu xanh,<br />
đen: 4 ca (26,67%).<br />
<br />
Tình trạng lỗ thông xoang<br />
Bít tắt hoàn toàn:13 ca (59,09%), bít tắt một<br />
phần: 8 ca (36,36%), không thấy lỗ thông: 1 ca<br />
(4,55%).<br />
<br />
Bệnh phối hợp<br />
Polyp khe trên: 1 ca (4,55%), polyp khe giữa:<br />
<br />
Tai Mũi Họng<br />
<br />
Những phẫu thuật phối hợp<br />
Cắt gai vách ngăn: 4 ca (18.18%), cắt concha<br />
bullosa cuốn giữa: 2 ca (9,09%), cắt cuốn trên: 3<br />
ca (13,64%), mở xoang hàm: 7 ca 9 (31,82%), mở<br />
xoang sàng trước và sau: 7 ca (31,82%).<br />
Cầm máu<br />
Tất cả các bệnh nhân đều không cần cầm<br />
máu sau mổ thông XB. Mổ u tuyến yên cần cầm<br />
máu ở vị trí mở vào trần XB – màng cứng bằng<br />
đốt điện và gelfoam.<br />
<br />
157<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Thời gian phẫu thuật<br />
Bệnh lý TY: 100-120 phút; bệnh lý XB 2 bên<br />
hoặc viêm đa xoang: 80-90 phút, bệnh lý XB<br />
đơn thuần 1 bên: 45-60 phút.<br />
<br />
Sau mổ 1 tuần<br />
<br />
có thể dùng ống soi 4mm để đưa qua lỗ thông,<br />
quan sát vào trong lòng XB dễ dàng. Có 1 bệnh<br />
nhân có lỗ thông co nhỏ lại nhiều, làm quan sát<br />
lòng xoang bị hạn chế. Không có ca nào lỗ thông<br />
bị tắt hoàn toàn.<br />
<br />
Sau mổ 4 tuần<br />
<br />
Hình 2: Lỗ thông XB bên (P) và hình ảnh lòng XB<br />
sau mổ u TY 5 tháng.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Về tính an toàn của phẫu thuật<br />
<br />
Lỗ thông và lòng xoang sau mổ 9 tháng<br />
<br />
CT-Scan trước và sau mổ 9 tháng<br />
<br />
Hình 1: Hình ảnh lỗ thông và niêm mạc XB sau mổ ở<br />
bệnh nhân nấm XB (P).<br />
<br />
Thời gian nằm viện sau phẫu thuật<br />
Bệnh lý XB: 3-5 ngày, bệnh lý TY: 8-10 ngày.<br />
Có 1 ca tử vong vì bệnh nội khoa, không đáp<br />
ứng điều trị.<br />
Biến chứng<br />
Không có biến chứng về mạch máu, mắt,<br />
thần kinh, não, màng não, chít hẹp lỗ mỗ<br />
thông XB. Có 1 ca dính cuốn trên – vách ngăn.<br />
Lỗ thông và niêm mạc xoang bướm (Hình 1),<br />
(Hình 2)<br />
Quá trình lành niêm mạc lỗ thông xoang từ<br />
tuần thứ 2 đến tuần thứ 6. Sau 6 tuần, hầu hết lỗ<br />
mở XB có co nhỏ hơn so với lúc mổ nhưng đều<br />
<br />
158<br />
<br />
CT-Scan<br />
Theo Mosher, phẫu thuật XB là một trong<br />
những phẫu thuật nguy hiểm và gây mù<br />
nhiều nhất(14). Những biến chứng có thể là tổn<br />
thương động mạch bướm khẩu cái, động<br />
mạch cảnh trong - xoang hang, giao thoa ống thần kinh thị giác, chảy dịch não tủy....<br />
Do đó, cần khảo sát kỹ CT-Scan trước mổ để<br />
nắm vững cấu trúc giải phẫu.<br />
Vách liên xoang<br />
Tình trạng vách ngăn XB bám vào ống động<br />
mạch cảnh trong hoặc ống thần kinh thị khá phổ<br />
biến, tỉ lệ đính vào động mạch cảnh trong theo<br />
Nguyễn Hữu Dũng(14) : 12%, chúng tôi: 18,18%,<br />
Sethi: 40%... Sethi thấy 7% vách liên xoang đính<br />
vào lồi thần kinh thị. Vì vậy, cần phải thận trọng<br />
khi lấy vách liên xoang.<br />
Sự bộc lộ các cấu trúc giải phẫu<br />
XB thông khí quá mức làm các cấu trúc quan<br />
trọng lồi vào lòng xoang, làm tăng nguy cơ khi<br />
phẫu thuật. Tỉ lệ lồi ống động mạch cảnh trong<br />
và ống thần kinh thị lần lượt theo Van Alyea:<br />
65% - 40%, Lang: 85,7% - 19%, Nguyễn H. Dũng:<br />
67% - 29%(14), chúng tôi: 36,36% - 40,91%. Tỉ lệ<br />
động mạch cảnh trong – thần kinh thị giác bộc<br />
lộ trong XB do không có vỏ xương bảo vệ theo<br />
Kenedy: 25% - ?%, Fujii: 8% - 4%, Sethi: 7% - 3%,<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Nguyễn Hữu Dũng ?- 5%(14), Sillers(18): ?- 10%.<br />
Trong nghiên cứu này, có 3/22 ca (13,64%) có<br />
khuyết xương ống thần kinh thị. Những trường<br />
hợp này, khi phẫu thuật phải hết sức thận trọng,<br />
nhất là khi niêm mạc phù nề, bệnh tích nhiều,<br />
các mốc giải phẫu bị che lấp. Theo kinh nghiệm<br />
Nguyễn Hữu Dũng(14): trường hợp động mạch<br />
cảnh trong bị bộc lộ, niêm mạc thành ngoài XB<br />
hoặc khối bệnh tích sẽ đập theo nhịp mạch.<br />
<br />
Tính an toàn của phẫu thuật<br />
Stammberger(17) nhận xét: “việc định hướng<br />
vùng sàng sau và XB gặp nhiều khó khăn hơn”.<br />
Đã có nhiều đường phẫu thuật mở vào XB,<br />
nhưng chưa có kỹ thuật nào được là an toàn<br />
tuyệt đối. Theo Parsons(17), có 2 cạm bẫy khi<br />
phẫu thuật viên nổ lực mở thành trước XB: (1)<br />
phẫu thuật viên đang tiếp cận thành sau của XB;<br />
(2) thao tác đưa dụng cụ vào lỗ thông xoang có<br />
hướng đi từ trước ra sau, đây là động tác đẩy và<br />
có thể làm tổn thương những cấu trúc giải phẫu<br />
nằm trực tiếp ở hướng này.<br />
Các cấu trúc giải phẫu ở các thành XB thay<br />
đổi rất đa dạng. Động mạch cảnh trong, thần<br />
kinh thị và các cấu trúc khác được bảo vệ<br />
mỏng manh. PTNS xuyên đuôi vách ngăn vào<br />
XB – hố yên có ưu điểm là tiếp cận theo<br />
đường giữa, hạn chế tối đa sự tổn thương các<br />
cấu trúc quan trọng này.<br />
<br />
Về tính hiệu quả tiện lợi trong bệnh lý<br />
xoang bướm – tuyến yên<br />
Dễ dàng mở rộng lỗ thông xoang<br />
Bước quan trọng nhất là xác định lỗ thông<br />
xoang. Nếu lỗ thông chưa bị bít tắt hoàn toàn, có<br />
thể tiếp cận dễ dàng. 75% lỗ thông XB trong<br />
nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dũng(14) bị bít tắc<br />
hoàn toàn gây khó khăn cho việc tìm lỗ thông<br />
xoang. Đầu tiên chúng tôi tìm lỗ thông tự nhiên<br />
của XB, mở rộng lỗ thông một phần; sau đó, đục<br />
lấy xương đuôi vách ngăn, tiếp tục mở rộng lỗ<br />
thông xoang đến mức đạt yêu cầu. Khi cần mở<br />
lỗ thông 2 bên, chúng tôi lựa chọn xén đuôi<br />
vách ngăn ở bên có ngách sàng bướm rộng, để<br />
dễ tiếp cận lỗ thông xoang tự nhiên, sau khi lấy<br />
xương đuôi vách ngăn, việc tiếp cận lỗ thông<br />
<br />
Tai Mũi Họng<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
xoang đối bên trở nên dễ dàng hơn. Một số tác<br />
giả thực hiện một số can thiệp khác để dễ tiếp<br />
cận lỗ thông xoang như cắt cuốn mũi trên<br />
(Ralph Metson(11), Parsons(17)), cắt cuốn giữa<br />
(Stankiewicz(19), Ta-Jen Lee(9), Sillers(18)…). Theo<br />
Sethi, Wigan(14), 77% trường hợp không cần phải<br />
cắt bỏ cuốn giữa, chỉ cần bẻ ra ngoài. PTNS chỉ<br />
mở rộng lỗ thông xoang tự nhiên can thiệp nhẹ<br />
nhàng hơn, nhưng nhiều trường hợp rất khó<br />
tiếp cận. Theo Ta-Jen Lee(9), khi XB xơ cứng (dựa<br />
vào CT-Scan), phẫu thuật viên rất khó mở rộng<br />
lỗ thông tự nhiên.<br />
<br />
Phẫu thuật dễ dàng, nhanh chóng, thẩm mỹ và<br />
an toàn, có tính ứng dụng rộng<br />
Trong các kỹ thuật vào XB–TY, theo<br />
Katzenmeyer(7): tiếp cận xuyên vách ngăn là một<br />
phương pháp dễ dàng, nhanh chóng, thẩm mỹ<br />
và an toàn.<br />
Với kỹ thuật mở XB qua sàng sau<br />
Al-Nashar(1) cho rằng nhược điểm lớn nhất<br />
là phẫu thuật theo đường chéo, nguy cơ tổn<br />
thương các cơ quan ở thành ngoài XB. Theo<br />
Mosher, Metson(11), 10% trường hợp có nhẫm lẫn<br />
tế bào Onodi với XB. Kevin và Stankiewicz (19), (14)<br />
cho rằng việc xác định tế bào sàng Onodi sẽ khó<br />
khăn khi niêm mạc phù nề, thoái hóa..<br />
So với các phương pháp tiếp cận không xuyên đuôi<br />
vách ngăn<br />
PTNS xuyên đuôi vách ngăn có ưu điểm là<br />
định hướng theo đường giữa, giúp phẫu thuật<br />
viên định hướng dễ dàng, hạn chế rủi ro do<br />
nhầm lẫn hoặc làm chấn thương thành ngoài<br />
XB... Nên áp dụng kỹ thuật này trong trường<br />
hợp viêm XB hai bên, u TY. Trường hợp bệnh<br />
XB đơn thuần một bên, nó cũng có rất nhiều ưu<br />
điểm trong trường hợp: cần mở rộng lỗ thông<br />
xoang để lấy sạch bệnh tích như (nấm; niêm mạc<br />
xoang phù nề nhiều..), hốc mũi chật hẹp (quá<br />
phát cuốn mũi, mào – gai vách ngăn, ngách<br />
sàng bướm hẹp…), hoặc có khó khăn về giải<br />
phẫu XB (XB quá nhỏ, vách liên xoang vẹo lệch<br />
hẳn 1 bên, khuyết xương thành xoang, không<br />
xác định được lỗ thông tự nhiên, XB xơ cứng),<br />
<br />
159<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
những bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao cần<br />
hạn chế sẹo hẹp sau mổ.<br />
<br />
Ưu điểm PTNS trong bệnh lý tuyến yên<br />
Trước đây, kính hiển vi (KHV) phẫu thuật<br />
vốn là phương pháp chuẩn kinh điển với đường<br />
vào ở rãnh lợi môi trên, tránh tai biến về sọ não<br />
nhưng có nhiều di chứng, theo Ciric(4), thường<br />
gặp nhất là thủng vách ngăn (>40). Và Theo<br />
Gandhi(4), nhược điểm của kính hiển vi là tầm<br />
nhìn bị giới hạn theo hướng thẳng và hẹp, vì<br />
vậy nhiều phẫu thuật viên dùng nội soi để bổ<br />
sung cho kính hiển vi để cải thiện tầm nhìn.<br />
Ngày nay, nhiều phẫu thuật viên đã hoàn thiện<br />
phẫu thuật lấy u TY qua nội soi mà không cần<br />
sử dụng kính hiển vi. Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ,<br />
với ứng dụng từ PTNS XB, việc tiếp cận TY trở<br />
nên dễ dàng hơn. Theo Vrionis(20), nội soi cho<br />
phép quan sát đến những ngóc ngách khó khăn<br />
kể cả những góc mù dưới kính hiểu vi.<br />
Gendeh(5), Gandhi(4) nhận xét: PTNS có lợi thế<br />
đặc biệt trong trường hợp cần lấy những u TY<br />
tái phát hoặc còn sót lại.<br />
So với những đường mổ nội soi đã có, PTNS<br />
xuyên XB là phẫu thuật có nhiều ưu điểm, giúp<br />
rút ngắn thời gian phẫu thuật. Theo<br />
Couldwell(2): PTNS xuyên XB vào hố yên là một<br />
bước tiến lớn, xâm lấn tối thiểu, giảm thiểu tỉ lệ<br />
tái phát . Có tác giả như Kennedy thích sử dụng<br />
đường xuyên xoang sàng mở vào XB rồi đến TY.<br />
Một số phẫu thuật viên chỉ mở rộng lỗ thông tự<br />
nhiên như Nguyễn Hữu Dũng(15). PTNS xuyên<br />
đuôi vách ngăn vào XB với việc lấy hợp nhất 2<br />
xoang, tạo điều kiện cho phẫu thuật viên tiếp<br />
cận đường giữa vào hố yên dễ dàng, có thể thao<br />
tác ở cả 2 XB cùng một lúc. Chính vì vậy, tuy<br />
tiếp cận bằng phẫu thuật mở rộng lỗ thông tự<br />
nhiên XB nhưng một số trường hợp khó khăn,<br />
tác giả Nguyễn Hữu Dũng cũng phải lấy đi<br />
vách liên xoang(15). Khối u TY có một số đặc<br />
điểm rất thích hợp để lựa chọn cách tiếp cận<br />
này. Thứ nhất, hầu hết các khối u TY nằm ở vị<br />
trí đường giữa(5), nên PTNS vào XB xuyên đuôi<br />
vách ngăn là cách tiếp cập khối u trực tiếp. Thứ<br />
hai, khối u TY có thể rất lớn hoặc khả năng tái<br />
<br />
160<br />
<br />
phát cao, vì vậy, kỹ thuật mổ với hạn chế chít<br />
hẹp lỗ thông sau mổ, là một cách chuẩn bị cho<br />
phẫu thuật lần sau.<br />
<br />
Giảm thiểu biến chứng và hậu phẫu nhẹ nhàng<br />
Theo Nguyễn Hữu Dũng(14), phẫu thuật XB<br />
đơn thuần chảy máu trong khi mổ và sau mổ rất<br />
ít, khoảng 40% trường hợp polyp cần nhét<br />
meche. Khi cần mở lớn lỗ thông, phẫu thuật<br />
viên thường phải mở xuống dưới vào trong và<br />
dễ làm tổn thương nhánh của động mạch bướm<br />
khẩu cái chạy ngang qua vùng ngách sàng<br />
bướm. Kỹ thuật mở rộng lỗ thông xuyên đuôi<br />
vách ngăn, với ưu điểm mở vào trong và không<br />
cần phải mở rộng nhiều xuống dưới, phẫu thuật<br />
viên có thể hạn chế làm tổn thương nhánh mạch<br />
máu này. Chúng tôi không cần nhét merocel<br />
cầm máu; sau mổ, bệnh nhân vẫn thở mũi dễ<br />
dàng.<br />
Biến chứng trong phẫu thuật u TY có thể<br />
bao gồm những biến chứng trong phẫu thuật<br />
mũi xoang và cả phẫu thuật lấy u TY. Với phẫu<br />
thuật viên TMH, khi lấy vách liên XB, phải hết<br />
sức thận trọng vì có nhiều trường hợp vách liên<br />
xoang bám vào lồi ống động mạch cảnh trong.<br />
So với các phương pháp khác, Netea-Maier(12)<br />
cho rằng PTNS xuyên XB vào hố yên đã giảm<br />
thiểu tối đa biến chứng và sự khó chịu cho bệnh<br />
nhân, giúp rút ngắn thời gian nằm viện.<br />
<br />
Về sự thông thoáng của lỗ mở xoang bướm<br />
sau phẫu thuật<br />
Vấn đề mở rộng lỗ thông xoang<br />
Theo Metson(11), Sang-Hoon Chun(3): nên tạo<br />
lỗ thông có đường kính 5-10mm. Wigan mở<br />
rộng 10mm; Guerrier, Righini mở lỗ thông đủ<br />
lớn sao cho có thể đưa được ống nội soi 4mm và<br />
một kìm blakesley vào trong lòng xoang(14). Tác<br />
giả Nguyễn Hữu Dũng mở rộng 6-10mm để<br />
phải quan sát được toàn bộ lòng XB và lấy được<br />
hết bệnh tích. Với kỹ thuật xén lấy một phần<br />
nhỏ xương đuôi vách ngăn, lỗ thông xoang mới<br />
tương đối rộng khoảng 10mm, có thể đưa ống<br />
soi 00 hoặc 300 vào quan sát khá trọn vẹn lòng<br />
xoang và đưa dụng cụ lấy bệnh tích.<br />
<br />
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng<br />
<br />