Phối hợp chính sách tài chính và chính sách tiền tệ thích ứng với bối cảnh mới-nghiên cứu một số nước và thực tiễn Việt Nam
lượt xem 5
download
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá dựa trên các tài liệu, số liệu thứ cấp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, làm rõ nội dung triển khai chính sách tài chính của một số quốc gia trên thế giới, liên hệ với thực tế tại Việt Nam, đưa ra khuyến nghị có liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phối hợp chính sách tài chính và chính sách tiền tệ thích ứng với bối cảnh mới-nghiên cứu một số nước và thực tiễn Việt Nam
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÍCH ỨNG VỚI BỐI CẢNH MỚI– NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NƯỚC VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM ThS. Thân Thị Vi Linh TÓM TẮT Trong hơn 2 năm qua, bối cảnh mới diễn ra hết sức bất ngờ đối với kinh tế thế giới và Việt Nam, đó là đại dịch COVID-19 và chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ucraina. Riêng về đại dịch COVID-19 diễn ra trên toàn cầu, gây suy giảm tăng trưởng kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Để phục hồi tăng trưởng, giảm thiểu tác động tiêu cực Quốc hội, Chính phủ nhiều nước trên thế giới cung ứng các gói hỗ trợ chính sách tài chính và chính sách tiền tệ mạnh mẽ, đã và đang đạt được những kết quả nhất định. Nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng lớn của đại dịch. Phù hợp với thông lệ quốc tế, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cũng quyết định các gói hỗ trợ sâu rộng về chính sách tài chính và chính sách tiền tệ, nhằm đảm bảo an sinh xã hội, hạn chế những tác động không mong muốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá dựa trên các tài liệu, số liệu thứ cấp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, làm rõ nội dung triển khai chính sách tài chính của một số quốc gia trên thế giới, liên hệ với thực tế tại Việt Nam, đưa ra khuyến nghị có liên quan. Từ khóa: chính sách tài chính, chinh sách tiền tệ, bối cảnh mới, thông lệ quốc tế ABSTRACT THE COORDINATION BETWEEN FISCAL AND MONETARY POLICY TO ADAPT TO THE NEW CONTEXT- RESEARCH SOME COUNTRIES AND VIETNAM Over the past 2 years, a new context has taken place very unexpectedly for the world economy and Vietnam, which is the COVID-19 pandemic and Russia's special military campaign in Ukraine. Particularly about the COVID-19 pandemic taking place globally, causing a decline in economic growth of most countries in the world. In order to restore growth and minimize negative impacts, the National Assembly and Governments of many countries around the world have provided strong financial and monetary policy support packages, which have been achieving certain results. Vietnam's economy is also greatly affected by the pandemic. In line with international practices, the National Assembly and Government of Vietnam also decided on extensive support packages in terms of financial and monetary policies, in order to ensure social security and limit unwanted impact, to promote economic growth. The article uses qualitative research methods, synthesizes, analyzes and evaluates based on documents and secondary data of relevant agencies and organizations, to clarify the content of policy implementation, financial resources of some countries in the world, contacting the reality in Vietnam, making relevant recommendations. Keywords: fiscal policy, monetary policy, new context, international practice. 1. MỞ ĐẦU Nhìn lại lịch sử gần đây có thể thấy, bước qua năm 2020 được ít ngày, thế giới chứng kiến một sự kiện lớn tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu, xuất phát từ vấn đề không phải từ tài chính, đã diễn ra hết sức bất ngờ, đó là đại dịch COVID-19. Từ đầu năm 2020 đến nay, kinh tế 707
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” toàn cầu bị đảo lộn, suy giảm, thậm chí được đánh giá là đang rơi vào suy thoái sâu. Nguyên nhân chính không phải là do cho vay dưới chuẩn của các ngân hàng tại Mỹ gây ra như năm 2008, cũng không phải do bong bóng bất động sản, tỷ giá, nợ xấu các ngân hàng tại nhiều quốc gia trong khu vực như cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 tại Đông Nam Á, mà là do dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài. Đến nay đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu. Năm 2020 và năm 2021 chúng ta đã chứng kiến xu hướng suy giảm mạnh mẽ của hầu hết các nền kinh tế, khu vực kinh tế trên toàn cầu. Phần lớn các nền kinh tế đều tăng trưởng âm, ngoại trừ Trung Quốc, Ai Cập, Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020 theo đánh giá của IMF đạt khoảng -4,4%, còn theo đánh giá của OECD thì ở mức -4,2%. Trong bối cảnh đó, hàng loạt quốc gia đã đưa ra các gói cứu trợ tài chính mạnh mẽ, chưa có tiền lệ, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của đại dịch. Trong 2 năm 2020 – 2021, Quốc Hội và Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra các quyết sách mạnh mẽ về chính sách tài chính – tiền tệ, với 4 gói hỗ trợ tài chính cụ thể với tổng giá trị công bố khoảng 1,1 triệu tỷ đồng, đầu năm 2022 đưa ra gói hỗ trợ tài chính – tiền tệ trị giá 360.000 tỷ đồng. Các gói cứu trợ nhằm đưa nền kinh tế vượt qua những khó khăn của đại dịch. Vì vậy việc phân tích các gói cứu trợ tài chính – tiền tệ trên thế giới, liên hệ với thực trạng triển khai các gói cứu trợ của Chính phủ Việt Nam hiện nay có ý nghĩa hết sức cấp bách. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái quát triển khai chính sách mạnh mẽ của các nền kinh tế trên thế giới Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính các nước đã công bố và triển khai các gói tài khóa với quy mô khác nhau, tùy thuộc vào thể chế, khả năng ngân sách và mức độ thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra. Các nền kinh tế lớn như Đức, Nhật Bản, Anh, Mỹ, Canada... đều liên tiếp công bố các gói hỗ trợ với quy mô trung bình tương đương 18% GDP. Tại châu Á, các nước cũng đã có các gói hỗ trợ với quy mô nhỏ hơn, như: Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Malaysia,…khoảng 10-14% GDP; Trung Quốc (6,5% GDP); Việt Nam, Philippines, Indonesia có quy mô chỉ ở mức từ 1,5-6% GDP. (Hiệp hội NH, 2021 - 2022) Các gói hỗ trợ từ hính sách tài chính nhìn chung được tập trung vào 9 mục đích chính: (i) đầu tư nghiên cứu, sản xuất vaccine và thiết bị y tế, hỗ trợ các bệnh viện mũi nhọn trong điều trị bệnh nhân COVID-19; (ii) trợ cấp trực tiếp cho người lao động phải tạm nghỉ việc hoặc thất nghiệp, với các mức cụ thể khác nhau được công bố công khai, thực hiện minh bạch; (iii) chi tiền mặt hỗ trợ cuộc sống cho người dân thu nhập trung bình và thấp; (iv) cung cấp tín dụng ưu đãi của chính phủ có lãi suất thấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) và doanh nghiệp (DN) kiệt quệ tài chính, khó khăn thanh khoản; (v) cho vay, bảo lãnh vay vốn hoặc mua lại cổ phần các công ty; (vi) cho phép giãn, hoãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, bảo hiển xã hội (BHXH); (vii) giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân; (viii) kích cầu tiêu dùng, du lịch và hỗ trợ xuất khẩu; (ix) có riêng gói an sinh xã hội cho các trường hợp đặc biệt. Chính phủ Australia công bố gói kích thích kinh tế trị giá 23 tỷ USD, bao gồm: giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ, trợ cấp lương cho người học việc và thanh toán một lần bằng tiền mặt cho người nhận phúc lợi xã hội. Chính phủ Anh công bố gói cứu trợ trị giá 330 tỷ Bảng Anh, tương đương 15% GDP. Chính phủ Pháp bơm 45 tỷ EUR vào nền kinh tế. Tây Ban Nha 708
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” huy động các nguồn lực kinh tế lớn nhất trong lịch sử với gói cứu trợ 200 tỷ EUR, chiếm khoảng 20% GDP. Chính phủ New Zealand chi 12,1 tỷ NZD, tương đương 4% GDP, để hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, tăng cường phúc lợi cho người cao tuổi, hỗ trợ tiền mặt cho các gia đình có thu nhập thấp và chi trả cho người lao động không thể đi làm vì bị cách ly xã hội. Chính phủ Mỹ đã thông qua gói cứu trợ 2.200 tỷ USD, theo đó người dân Mỹ sẽ nhận được tối đa 3.000 USD/hộ gia đình tùy theo mức thu nhập, hỗ trợ 500 tỷ USD cho các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng từ dịch COVID-19, 350 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhỏ vay vốn, 250 tỷ USD cho việc hỗ trợ thất nghiệp và ít nhất 100 tỷ USD cho hệ thống y tế. FED cung ứng 4.000 tỷ USD hỗ trợ người dân, DN và chính quyền địa phương vượt qua cuộc chiến chống COVID-19. (Hiệp hội NH, 2021 - 2022) Tại châu Á, đứng đầu là Trung Quốc. Quốc hội nước này đã thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 559 tỷ USD), cao hơn rất nhiều gói kích thích kinh tế mà nước này từng đưa ra hồi khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Gói cứu trợ đợt này bao gồm: miễn thuế, giảm lãi suất ngân hàng, miễn đóng phí BHXH, giảm giá điện....Chính phủ Nhật Bản cũng khai thác phần còn lại của dự trữ ngân sách tài chính năm 2021 có trị giá khoảng 270 tỷ JPY (tương đương 2,62 tỷ USD) để sử dụng cho các gói hỗ trợ kinh tế. (Hiệp hội NH, 2021 - 2022) Để chi tiêu từ gói ngân sách cho giảm thiệt hại từ COVID-19, hầu hết Chính phủ phải vay mượn nhiều hơn và vay với tốc độ cao chưa từng thấy trong lịch sử. Trung Quốc phải phát hành trái phiếu trị giá gần 2.000 tỷ Nhân dân tệ. Chỉ riêng tại Mỹ, từ tháng 4/2020 đến tháng 6/2020 Chính phủ đã phải vay thêm 3.000 tỷ USD. Trung Quốc và Nhật Bản là hai chủ nợ lớn nhất mua trái phiếu Chính phủ Mỹ. Phải vay nhiều hơn cho chi tiêu công là không có sự lựa chọn nào khác của các Chính phủ để vượt qua đại dịch COVID-19. Một tác động các gói hỗ trợ của chính sách tài chính, đó là vay nhiều càng khiến thâm hụt ngân sách cao hơn, tỷ lệ nợ công so với GDP càng cao hơn. (Hiệp hội NH, 2021 - 2022) 2.1.2. Tổng quan thực hiện chính sách tài chính và chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế bị tác động bởi đại dịch của Việt Nam Để thực hiện các gói hỗ trợ tài chính đối với nền kinh tế giảm thiểu tác động của đại dịch phải sử dụng đến cân đối ngân sách nhà nước. Cân đối Ngân sách Nhà nước (NSNN) là chỉ số kinh tế vĩ mô, là mục tiêu trực tiếp và mục tiêu đầu tiên của chính sách tài chính, có tác động lớn đến điều hành chính sách tiền tệ. Vốn tín dụng NHTM đáp ứng kịp thởi cho các đối tượng khách hàng, cũng như các chính sách điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, miễn giảm lãi suất vốn vay cho các DN bị ảnh hưởng của COVID-19, góp phần hỗ trợ các DN vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu NSNN, nhưng cũng giảm nguồn thu của NSNN từ nguồn thu thuế hoạt động ngân hàng. Ngược lại cơ chế miễn giảm thuế trong điều hành chính sách tiền tệ cũng tạo điều kiện cho các DN giảm bớt khó khăn, tăng nhu cầu vay vốn NHTM. Với số liệu đã được công bố, năm 2021 tổng thu NSNN đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng, bằng 113,4% dự toán năm (tăng 180,1 nghìn tỷ đồng). Tất cả các nguồn thu đều vượt dự toán: Thu nội địa bằng 110,4% so với dự toán năm (tăng gần 118 nghìn tỷ đồng); thu từ dầu thô bằng 197,4% (tăng 22,6 nghìn tỷ đồng); thu cân đối từ hoạt động XNK bằng 122,1% (tăng 39,5 nghìn tỷ đồng). Tổng chi NSNN năm 2021 đạt 1.839,2 nghìn tỷ đồng, bằng 109% dự toán năm, trong đó, chi thường xuyên bằng 102,3%; chi đầu tư phát triển bằng 106,4%; chi trả nợ lãi bằng 96,2%. Tham khảo thu chi, cân đối Ngân sách nhà nước giai đoạn 2017-2021 ở hình 1 dưới đây. 709
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Năm 2021, thu NSNN tăng cao, nhưng chi NSNN cũng tăng cao do dịch bệnh, do thực hiện các gói cứu trợ xã hội, do giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh. Do đó, năm 2021, cân đối NSNN thâm hụt khoảng 316.000 tỷ đồng (Bộ Tài chính, 2019-2022). Trong 6 tháng đầu năm 2022, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và tác động của lạm phát, đứt gẫy chuỗi cung ứng và biến động của nhiều mặt hàng trên thị trường quốc tế, nhưng tổng thu NSNN từ đầu năm đến nay vẫn tăng trưởng cao. Lũy kế tổng thu NSNN 6 tháng đầu năm 2022 đạt 932,9 nghìn tỷ đồng, bằng 66,1% dự toán năm. Cũng lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, tổng chi NSNN ước đạt 713 nghìn tỷ đồng, bằng 40% dự toán năm. Điều đó một mặt cho thấy sản xuất kinh doanh được phục hồi, các Nghị quyết điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ đi vào cuộc sống. Đặc biệt là Chính sách miễn giảm thuế theo Nghị quyết của Quốc hội về gói cứu trợ nền kinh tế đang được triển khai đồng bộ trong hệ thống tài chính và trong nền kinh tế (Bộ Tài chính, 2019-2022). Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017-2021) Hình số 1: Tình hình Thu- Chi Ngân sách Nhà nước 2017-2021 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thực trạng các gói hỗ trợ tài chính năm 2020 của Việt Nam 2.2.1.1. Gói hỗ trợ chung từ chính sách tài chính và sự liên quan đến chính sách tiền tệ Tổng giá trị thực, tổng chi phí mà Chính phủ và các tổ chức tín dụng (TCTD) cam kết bỏ ra khoảng 184,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 2,94% GDP năm 2020; trong đó, riêng gói hỗ trợ tài khóa với giá trị 73,1 nghìn tỷ đồng (1,16% GDP) theo Nghị quyết 41/NQ-CP (4/2020), bao gồm các biện pháp: miễn, giảm thuế, phí, lệ phí (dự kiến 69,3 nghìn tỷ đồng, thực tế giảm 31,3 nghìn tỷ đồng) và gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất (180 nghìn tỷ đồng trong 5 tháng). Thực chất ở đây là giãn, hoãn nộp và người dân, doanh nghiệp vẫn phải trả khi đến hạn, giá trị hỗ trợ chính là phần tiền không tính lãi khi gia hạn, khoảng 3.825 tỷ đồng, tương đương lãi gửi ngân hàng với thời hạn 5 tháng. Tính đến hết ngày 31/12/2020, mới có 54,2% (97.500 tỷ đồng) trong tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được giãn, hoãn (Bộ Tài chính, 2019-2022). 2.2.1.2. Gói an sinh xã hội Về gói an sinh xã hội, quy mô công bố là 62 nghìn tỷ đồng, song thực chất có giá trị khoảng 49,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,7% GDP. Do chi phí của gói hỗ trợ cho vay trả lương 16 nghìn tỷ đồng về bản chất chỉ là phần lãi không tính do lãi suất là 0%; mới giải ngân được 42 tỷ đồng, tương đương hỗ trợ thực là gần 100 tỷ đồng đến hạn doanh nghiệp vẫn phải trả lại phần tiền gốc đã vay. 710
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Tính đến hết năm 2020, gói an sinh xã hội đã giải ngân hơn 39.000 tỷ đồng cho gần 14,4 triệu người, trong đó tiền mặt là 13.000 tỷ đồng. Nhìn chung, công tác chi trả về cơ bản đã đảm bảo đúng đối tượng, song tiến độ còn chậm, mới thực hiện được khoảng 63% tổng giá trị dự kiến ban đầu (Bộ Tài chính, 2019-2022). 2.2.1.3. Các gói hỗ trợ khác Các gói hỗ trợ khác với tổng giá trị 29 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,5% GDP; bao gồm giảm 10% giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và giảm giá dịch vụ viễn thông trị giá 15 nghìn tỷ đồng. Đến hết năm 2020, EVN đã 2 lần giảm giá, giảm tiền điện tổng số tiền 10.900 tỷ đồng. Với gói giảm giá dịch vụ viễn thông, chưa có thông tin công bố kết quả thực hiện cụ thể, song thực tế không có ý nghĩa trực tiếp về tài chính cho khách hàng, mà chỉ mở rộng giá trị gia tăng, tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng dịch vụ (Chính phủ, 2018-2022). 2.2.1.4. Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là nguồn vốn ODA, tạo động lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động. Đầu tư công không chỉ góp phần tăng trưởng, phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước mà còn giải quyết đời sống, thu nhập cho hàng triệu người. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, cứ 1% đầu tư thì sẽ góp phần tăng GDP 0,06%. Bởi vậy, mục tiêu là phải giải ngân 100% vốn đầu tư công. (Tổng cục Thống kê, 2018-2022). Trong năm 2020, có 52/53 bộ, cơ quan Trung ương và 63/63 địa phương có phương án phân bổ vốn NSNN năm 2020 tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, phân bổ vốn đầu tư công quy định tại Luật Đầu tư công và các Nghị quyết của Quốc hội về NSNN năm 2020. Tuy vậy, chỉ có 38 bộ, cơ quan Trung ương và 43 địa phương giao chi tiết hết 100% kế hoạch vốn cho các dự án; 5 bộ, cơ quan Trung ương và 15 địa phương giao chi tiết trên 90% cho các dự án; còn lại 9 bộ, cơ quan Trung ương và 5 địa phương giao chi tiết dưới 90% cho các dự án. Tổng số vốn NSNN các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã có văn bản giao chi tiết cho các dự án đủ điều kiện giải ngân vốn là 455.491 tỷ đồng, đạt 95,4% kế hoạch đầu tư vốn được Thủ tướng Chính phủ giao (477.573 tỷ đồng) (Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2018-2010)). Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thực hiện giải ngân đến 31/12/2020 là gần 390.000 tỷ đồng, đạt 82,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (Bộ Tài chính, 2019-2022). 2.2.2. Thực trạng các gói hỗ trợ tài chính năm 2021 của Việt Nam 2.2.2.1. Gói hỗ trợ về thuế Ngày 19/4/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về việc giãn hoãn thuế và tiền thuê đất năm 2021, với quy mô 115 nghìn tỷ đồng, giá trị thực ước tính 1.917 tỷ đồng, tương đương 0,03% GDP năm 2020. Đây thực chất là việc cho phép doanh nghiệp, người dân được hoãn trả thuế và tiền thuê đất. Giá trị hỗ trợ thực ở đây chính là phần không tính lãi khi gia hạn, ba, gồm gia hạn nộp thuế GTGT trong 5 tháng, với quy mô 68.800 tỷ đồng và với giá trị thực hỗ trợ khoảng 1.147 tỷ đồng (Bộ Tài chính, 2019-2022). Gia hạn tiền thuế TNDN trong 3 tháng, quy mô 40.500 tỷ đồng, với giá trị thực hỗ trợ ước tính 354 tỷ đồng; gia hạn nộp thuế thu nhập hộ kinh doanh, cá thể năm 2021, quy mô 1.300 tỷ đồng, với giá trị thực ước tính 18 tỷ đồng và gia hạn tiền thuê đất trong 5 tháng, quy mô 4.400 tỷ đồng, với giá trị thực ước tính 39 tỷ đồng (Bộ Tài chính, 2019-2022). 711
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Ngày 16/9/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thống nhất thông qua việc ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19, giá trị khoảng 21.300 tỷ đồng (ban hành trước 1/10/2021). Đến nay chưa có kết quả cụ thể về thực hiện chính sách này (Bộ Tài chính, 2019-2022). 2.2.2.2. Các gói hỗ trợ khác của chính sách tài chính Chính phủ và các Bộ, ngành cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ tài khóa khác. Cụ thể, cho vay tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng, lãi suất 0%, thời hạn 1 năm (quay vòng tối đa 2 lần) hỗ trợ Vietnam Airlines, đã ký kết hợp đồng tín dụng ngày 7/7/2021; tổng giá trị ngân sách hỗ trợ (thông qua NHNN) khoảng 480 tỷ đồng (giả định quay vòng tối đa) (Chính phủ, 2018-2022). Ngày 24/6/2021 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 47/2021/TT-BTC về việc giảm 30 khoản phí, lệ phí, có hiệu lực từ ngày 1/7 đến 31/12/2021 để tiếp nối chính sách giảm phí, lệ phí quy định tại Thông tư 112/2020/TT-BTC, hết hạn vào ngày 30/6/2021. Ước tính quy mô hỗ trợ của gói hỗ trợ này là 1.000 tỷ đồng (Bộ Tài chính, 2019-2022). Ngày 4/7/2021, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo các Bộ, ngành nghiên cứu xây dựng gói hỗ trợ kinh tế với quy mô 23.000 tỷ đồng trên theo nguyên tắc hỗ trợ người dân thông qua việc làm ngắn hạn, tạm thời với những công việc không đòi hỏi kỹ năng tay nghề cao. Theo đó, gói hỗ trợ sẽ được giải ngân về các xã để xây dựng danh mục dự án cộng đồng, phúc lợi chung, như: làm đường dân sinh, dọn vệ sinh đường phố, trồng rừng hoặc trồng cây xanh cảnh quan. Đến nay tiến độ triển khai chưa được cập nhật kết quả giải ngận cụ thể. Ngày 22/9/2021, UBTVQH nhất trí thông qua việc chuyển 14.620 tỷ đồng từ cắt giảm, tiết kiệm chi vào dự phòng ngân sách trung ương, tập trung chi cho phòng, chống dịch COVID- 19. Tổng chi NSNN cho phòng chống dịch trong 6 tháng đầu năm 2021 khoảng 4.650 tỷ đồng (Bộ Tài chính, 2019-2022). Đối với gói an sinh xã hội, ngày 1/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQCP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, với quy mô 26.000 tỷ đồng, tương đương 0,41% GDP. Theo đó, đối với người lao động các chính sách hỗ trợ bao gồm hỗ trợ một lần người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, với mức 1,855 triệu đồng/người (nghỉ việc từ 15 ngày đến dưới 1 tháng) và mức 3,71 triệu đồng/người nếu nghỉ việc từ 1 tháng trở lên (Bộ Lao động TB&XH, 2020-2022). Hỗ trợ một lần người lao động ngừng việc do COVID-19 với mức 1 triệu đồng/người. Hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, 8 mức 3,71 triệu đồng/người/lần. Người lao động mang thai hoặc đang nuôi con dưới 6 tuổi được hỗ trợ 1 triệu đồng/người (Bộ Lao động TB&XH, 2020-2022). Các chính sách hỗ trợ khác từ nguồn NSNN cũng được thực hiện đối với người là F0, F1, lao động tự do, hướng dẫn viên du lịch, đạo diễn diễn viên, họa sĩ, hộ kinh doanh. Đối với người sử dụng lao động, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất với lãi suất 0%, không cần tài sản đảm bảo với thời hạn dưới 12 tháng; miễn đóng bảo hiểm tai nạn lao động. Hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,5 triệu/lao động trong 6 tháng (Bộ Lao động TB&XH, 2020-2022) 712
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Đối với các gói hỗ trợ khác với tổng giá trị 13.150 tỷ đồng, bao gồm giảm 10-15% giá điện và miễn tiền điện cho khách hàng (trong tháng 8 và 9/2021) và các cơ sở cách ly y tế tập trung phục vụ phòng, chống dịch của EVN (trong 6 tháng) (Chính phủ, 2018-2022) Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ BHTN. Theo số liệu của Bộ LĐTB-XH, đến ngày 31- 12-2021, tổng kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ bằng tiền là trên 25.751 tỷ đồng, tương đương 244% kế hoạch dự toán, hỗ trợ cho gần 15,88 triệu đối tượng trong cả nước. Đến hết năm 2021 có trên 1,2 triệu người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đã được hỗ trợ với tổng số tiền là 4.240 tỷ đồng; Bên cạnh đó, 482.090 người lao động ngừng việc được hỗ trợ 634 tỷ. Tổng số có 702.210 đối tượng thuộc diện F0 và F1 của dịch Covid-19 đã được NSNN hỗ trợ tiền ăn với tổng kinh phí gần 468,7 tỷ đồng. Ngoài ra, trên 14,89 triệu người lao động tự do và các đối tượng đặc thù đã được hỗ trợ với tổng kinh phí 19.568 tỷ đồng (Bộ Lao động TB&XH, 2020-2022). 2.2.2.3. Giải ngân vốn đầu tư công Về thực hiện vốn đầu tư công của năm 2021, ước tính đến hết tháng 10/2021, trong cả nước giải ngân được 257.387 tỷ đồng, đạt 55,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn rất nhiều so với mức giải ngân của cùng kỳ năm ngoái đạt 67,25% (Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2018-2022). Theo số liệu của Bộ Tài chính, giải ngân vốm đầu tư NSNN đến hết tháng 1/2022 đạt 93,47% kế hoạch năm 2021 (Chính phủ cho phép giải ngân đến hết tháng 1/2022 của kế hoạch đầu tư công năm 2021) (Bộ Tài chính, 2019-2022). Về vốn đầu tư toàn xã hội trong năm 2021, có thể tham khảo số liệu ở hình 2 dưới đây. Việc giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn NSNN tức là của khu vực nhà nước có tác động trực tiếp đến điều hành chính sách tiền tệ trong sự phối hợp với chính sách tài khóa. Bởi vì giải ngân vốn đầu tư công được coi như vốn mồi thúc đẩy tăng trưởng vốn tín dụng. Các DN trong lĩnh vực thi công dự án, DN cung ứng nguyên nhiên vật liệu cho các dự án đầu tư công. Theo đó, vốn tín dụng ngân hàng hỗ trợ cho các DN mua sắm máy móc thiết bị, thi công khai thác nguyên vậy liệu, cung ứng vật liệu thi công dự án đầu tư công. Điều này cũng thể hiện một góc độ phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trong điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá năm 2020 và 2021. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành năm 2021 đạt 2.891,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,2% (quý IV/2021 đạt 999,8 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước) (Bộ Tài chính, 2019-2022). Hình số 2: Mức vốn đầu tư toàn xã hội giao đoạn 2017-2021 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017-2021) 713
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong 6 tháng đầu năm 2022 tiếp tục đạt kết quả khá. Riêng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN 6 tháng đầu năm ước đạt 192,2 nghìn tỷ đồng, bằng 35,3% kế hoạch năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 bằng 34,8% và tăng 11,9%) (Tổng cục Thống kê 2018-2022). Đầu tư công không chỉ góp phần tăng trưởng, phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước mà còn giải quyết đời sống, thu nhập cho hàng triệu người, tạo điều kiện cho tăng trưởng vốn tín dụng ngân hàng. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, cứ 1% đầu tư thì sẽ góp phần tăng GDP 0,06%. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, cứ 1% đầu tư thì sẽ góp phần tăng GDP 0,06%. Bởi vậy, mục tiêu là phải giải ngân 100% vốn đầu tư công hàng năn trong thực hiện chính sách tài khóa cũng tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ theo Nghị quyết của Quốc hội và của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội hàng năm (Tổng cục Thống kê 2018-2022). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá Năm 2020 việc triển khai gói hỗ trợ tài khóa và an sinh xã hội rất chậm, chỉ đạt khoảng 6% giá trị gói tài khóa và 63% gói an sinh xã hội, riêng giải ngân vốn đầu tư công có khá hơn, nhưng nhìn chung tình hình đó đã ảnh hưởng tới hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp và người dân (Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2018-2022). Năm 2021 tình hình triển khai có khá hơn những cũng vẫn còn chậm, riêng giải ngân vốn đầu tư công thì chậm hơn năm 2020. Theo Bộ LĐ-TB-XH, tính đến hết tháng 8/2021, tổng số lao động đã được hỗ trợ là trên 15 triệu lượt người với tổng số tiền là 8.400 tỷ đồng, đạt 32% tổng gói hỗ trợ; 1,2 triệu lao động tự do đã nhận 2.180 tỷ đồng (do các địa phương tự xác định đối tượng và chi). Các gói hỗ trợ khác cho đến nay chưa có kết quả Bộ Lao động TB&XH, 2020-2022). Nguyên nhân của tình trạng chậm tiến độ thực hiện các gói hỗ trợ trong cả 2 năm 2020 và 2021 là do: (i) Điều kiện đặt ra ban đầu trong nhiều chính sách chưa phù hợp, chưa rõ ràng, chưa sát thực tiễn, phủ phủ kín đối tượng cần được hỗ trợ, chưa cụ thể, có nhiều cách hiểu khác nhau thiếu văn bản hướng dẫn; (ii) Quy trình, thủ tục giải ngân, chi tiền còn phức tạp, xử lý tốn kém nhiều thời gian khiến nhiều doanh nghiệp e ngại; (iii) Nhiều doanh nghiệp tự xoay sở nguồn tài chính để vượt qua khó khăn để trả lương cho người lao động; (iv) Nhiều doanh nghiệp rất khó khăn, làm ăn thua lỗ nên không phát sinh nghĩa vụ nộp thuế, nên tất nhiên là không được hưởng ưu đãi gì từ chính sách giãn thuế, kép dài thời gian nộp thuế; (v) Việc thực hiện chính sách ở cơ sở từ tổ dân phố, đến thôn, xóm, phường, xã, còn lúng túng, thiếu cán bộ, quá tải công việc trong điều kiện phải thực hiện nhiều nhiệm vụ phòng chống dịch cùng một lúc; (vi) Cán bộ cơ sở ngại trách nhiệm, sợ trách nhiệm, không dám linh hoạt, vận dụng, mạnh dạn làm vì người dân, chờ đợi hướng dẫn; (vii) Khâu truyền thông, công khai minh bạch thông tin và mẫu biểu trên mạng chưa tốt, dẫn đến nhiều DN chưa biết cụ thể các chính sách hỗ trợ và việc phối kết hợp triển khai tại một số đơn vị, địa phương còn chậm. 714
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” (viii) Chưa ứng dụng CNTT trong khâu đăng ký, thẩm định và chuyển tiền cho dân, còn làm thủ công, giấy tờ theo các thủ tục hành chính truyền thống. (ix) Công tác giải ngân vốn đầu tư công chưa được thực hiện quyết liệt, chưa nêu cao tình thần trách nhiệm người đứng đầu, các bộ ngành và các địa phương chưa làm tốt khâu GPMB. Trong 6 tháng đầu năm 2022 việc triển khai các gói hỗ trợ tài chính – tiền tệ đều đạt kết quả khả quan. Các NHTM đang triển khai mạnh mẽ gói hỗ trợ 2% lãi suất vay vốn cho khách hàng. 3.2. Khuyến nghị Trong thời gian tới, áp lực lạm phát; diễn biến giá dầu thô, lương thực, thức ăn chăn nuôi và nhiều mặt hàng khác trên thị trường thế giới vẫn rất phức tạp, Ngân hàng Trung ương các nước tiếp tục tăng lãi suất. Tình hình đó tiếp tục tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Trên cơ sở dự báo đó cộng với những đánh giá, phân tích nói trên, bài viết đưa ra một số khuyến nghị sau: Một là, Chính phủ, các bộ ngành, các địa phương cần tập trung tiếp tục tháo gỡ vướng mắc, ban hành kịp thời văn bản hướng dẫn, giải thích các trường hợp có các cách hiểu khác nhau đẩy nhanh tiến độ và triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ hiện tại, đặc biệt là gói tài chính và đầu tư công. Các bộ ngành và các địa phương cần khẩn trương, quyết liệt thực hiện các gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đã ban hành. Chính phủ cần chỉ đạo khẩn trương rà soát, đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện các gói hỗ trợ đến thời điểm hiện tại và tiến hành tháo gỡ ngay những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Hai là, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công với điều kiện không hình thức, không giải ngân bằng mọi giá mà vẫn đảm bảo yêu cầu chất lượng. Ba là, các bộ ngành và các cấp chính quyền, cơ quan chức năng ở các địa phương cần phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, cần tiếp tục triển khai nhanh, gọn, đúng đối tượng gói hỗ trợ bằng tiền mặt, chuyển hỗ trợ bằng nhiều kênh khác nhau, trong đó, hết sức chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, như: Dịch vụ mobile money, ví điện tử…Kèm theo đó, tăng cường sự giám sát của cơ quan chức năng, giám sát của người dân, của cộng đồng, của dư luận xã hội. Cần tăng cường ứng dụng CNTT trong khâu đăng ký, thẩm định và chuyển tiền cho dân như: cho phép đăng ký qua mạng, tận dụng hệ thống thông tin, dữ liệu hiện có và tham khảo, đối chiếu qua hệ thống dữ liệu của các tổ chức khác, như: BHXH, nhà mạng, doanh nghiệp điện, nước...; các tổ chức đoàn thể địa phương để xác định đối tượng nhanh, trúng và đầy đủ hơn. Bốn là, Chính phủ, các bộ ngành có liên quan cần thực hiện đồng bộ một số nhóm giải pháp khác mang tính bổ trợ và dài hạn khác, như: (i) Nghiên cứu xây dựng gói hỗ trợ khẩn cấp cho cả thiên tai, dịch bệnh với cơ chế đặc thù, đảm bảo nhanh, kịp thời, hiệu quả); (ii) Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thực chất hơn nữa nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là về thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng tốc độ xử lý công việc; (iii) Đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế số, Chính phủ điện tử và thanh toán, giao dịch điện tử; vừa là để tăng năng suất lao động, vừa là theo kịp xu thế và giảm rủi ro lây lan dịch bệnh do tương tác trực tiếp; (iv) Đánh giá hiệu quả hỗ trợ, quy mô hoạt động của các Quỹ, các tổ chức hỗ trợ DNNVV theo Luật hỗ trợ DNNVV, trên cơ sở đó có biện pháp mạnh mẽ cơ cấu lại, tiết kiệm các nguồn lực của NSNN. Năm là, trong trung và dài hạn khi xây dựng và triển khai gói hỗ trợ khẩn cấp đối với nền kinh tế gặp khó khăn bởi cả thiên tai, dịch bệnh luông luôn sử dụng đồng thời cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, phối hợp đồng bộ của cả hai chính sách này. Quốc hội cần cho phép 715
- Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” nâng trần nợ công và tốt nhất tập trung vay trong nước thông qua phát hành Trái phiếu Chính phủ. Cần đảm bảo tính công khai, minh bạch, giải trình, điều chỉnh, linh hoạt của các gói tài chính, các công cụ chính sách tiền tệ. 4. KẾT LUẬN Chính phủ Việt Nam cũng nhanh nhạy, đưa ra các gói hỗ trợ thuộc phạm vi điều hành chính sách tài chính, góp phần tháo gỡ khó khăn của nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho nhiều hộ gia đình và cá nhân, kích cầu tiêu dùng và đầu tư, tạo đà tăng trưởng GDP trong bối cảnh nền kinh tế bị tác động của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, có thể thấy trong các gói hỗ trợ, thì gói tiền tệ, tín dụng và giảm tiền điện đạt kết quả khả quan, còn lại các gói hỗ trợ khác rất chậm và còn vướng mắc, kết quả chưa đạt được như mong muốn, đòi hỏi cần tiếp tục có các biện pháp manhj mẽ và sát thực tiễn hơn nữa, tháo gỡ khó khăn, giải ngân đúng tiến độ, đúng chính sách các gói hỗ trợ tài chính. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2018-2022): Truy cập tại: http://www.mpi.gov.vn/Pages/; thời gian truy cập, từ ngày 8/7 đến ngày 12/7/2022. 2. Bộ Lao động TB&XH (2020-2022): Truy cập tại: http://molisa.gov.vn/Pages/trangchu.aspx; thời gian truy cập, từ ngày 8/7 đến ngày 12/7/2022. 3. Bộ Tài chính (2019-2022): Truy cập tại https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/ , thời gian truy cập, từ ngày 8/7 đến ngày 12/7/2022. 4. Chính phủ (2018-2022): Cổng thông tin của Chính phủ: Truy cập tại: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cacchuongtrinhduan; từ ngày 8/7 đến ngày 12/7/2022. 5. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê (2018-2022), Truy cập tại https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2; từ ngày 8/7 đến ngày 12/7/2022. --- Thông tin tác giả: - Ths. Thân Thị Vi Linh, Khoa Ngân hàng – Học viện Ngân hàng, 12 – Chùa Bộc – Đống Đa – Hà Nội. Email: linhttv@hvnh.edu.vn Số điện thoại: 0985.276611 Lĩnh vực nghiên cứu: Tài chính – Ngân hàng 716
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương trinh giảng dạy Kinh tế FULBRIGHT tại Đại học Kinh tế TPHCM ( Với sự hợp tác của Trường Harva
36 p | 1141 | 253
-
PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
3 p | 396 | 154
-
Sự phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá nhằm kiềm chế lạm phát
4 p | 222 | 50
-
Bài giảng Chuyên đề quản lý nhà nước về tài chính - tiền tệ - PGS.TS. Đỗ Đức Minh
57 p | 206 | 24
-
Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và giải pháp đến năm 2020
5 p | 121 | 18
-
Bài giảng Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ năm 2011 - PGS.TS Đỗ Đức Minh
44 p | 191 | 17
-
Phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát
8 p | 116 | 14
-
Bài giảng Thị trường tài chính và các định chế tài chính: Chương 5 - ĐH Ngoại thương
28 p | 98 | 9
-
Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
3 p | 68 | 9
-
Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở Việt Nam và vấn đề đặt ra
3 p | 74 | 8
-
Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tạo môi trường phát triển cho doanh nghiệp
4 p | 69 | 6
-
Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ năm 2015 đến nay
6 p | 39 | 6
-
Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở Việt Nam
8 p | 96 | 5
-
Một số giải pháp phối hợp thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Nam Định
12 p | 16 | 4
-
4 nguyên tắc giải cứu khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu
4 p | 80 | 3
-
Đánh giá sự tác động các yếu tố tới nợ xấu tại hệ thống NHTM Việt Nam
21 p | 57 | 3
-
Đánh giá khả năng xảy ra khủng khoản nợ dựa trên bền vững nợ công tại Việt Nam
12 p | 40 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn