intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

phòng, chống hiv/aids (tài liệu dùng cho đào tạo sinh viên hệ bác sỹ y học dự phòng): phần 2

Chia sẻ: 222222 222222 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

126
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

cuốn sách gồm 14 bài, trong đó đề cập đến các nội dung như: dịch tễ học về hiv/aids; công tác giám sát, theo dõi và đánh giá dịch hiv/aids; các can thiệp dự phòng lây nhiễm hiv; tư vấn xét nghiệm hiv/aids; các kỹ thuật xét nghiệm hiv; tổng quan về chăm sóc, điều trị hiv/aids; kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm hiv/aids;... mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: phòng, chống hiv/aids (tài liệu dùng cho đào tạo sinh viên hệ bác sỹ y học dự phòng): phần 2

TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI<br /> DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV<br /> MỤC TIÊU HỌC TẬP<br /> <br /> Sau khi kết thúc bài học, học viên có khả năng:<br /> 1. Trình bày được khái niệm và vai trò của truyền thông thay đổi hành vi trong dự<br /> phòng lây nhiễm HIV.<br /> 2. Nêu được các nguyên tắc cơ bản trong truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây<br /> nhiễm HIV.<br /> 3. Phân tích được các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông và vai trò của các yếu<br /> tố này trong truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV.<br /> 4. Trình bày được các nguyên tắc lựa chọn kênh và phương tiện truyền thông thay đổi<br /> hành vi.<br /> <br /> NỘI DUNG HỌC TẬP<br /> <br /> 1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NGUYÊN TẮC CỦA TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI<br /> HÀNH VI TRONG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS<br /> <br /> 1.1. Một số khái niệm có liên quan<br /> Truyền thông là một quá trình giao tiếp, chia sẻ, trao đổi thông tin từ người truyền<br /> (nguồn tin) đến người nhận (đối tượng truyền thông) nhằm nâng cao nhận thức, đạt được sự<br /> hiểu biết, thay đổi thái độ và hành vi của người nhận.<br /> Hành vi là cách ứng xử hàng ngày của một cá nhân đối với một sự việc, một hiện<br /> tượng, một ý kiến hay một quan điểm. Hành vi hình thành và phát triển, biến đổi theo ảnh<br /> hưởng của các yếu tố sinh thái, môi trường, xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị.<br /> Hành vi trong phòng, chống HIV/AIDS là những thói quen, việc làm hàng ngày có lợi<br /> hoặc có hại cho hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc và điều trị người nhiễm HIV.<br /> Truyền thông thay đổi hành vi (TTTĐHV) là biện pháp tiếp cận truyền thông ở nhiều<br /> cấp độ nhằm thúc đẩy và duy trì việc thay đổi hành vi để làm giảm nguy cơ nào đó cho mỗi<br /> cá nhân và cộng đồng thông qua các thông điệp phù hợp và các kênh truyền thông khác<br /> nhau. Đây là một quá trình nhằm tăng cường và duy trì những thay đổi tích cực về hành vi<br /> của cá nhân và cộng đồng.<br /> Trong phòng, chống HIV/AIDS, truyền thông thay đổi hành vi được hiểu là biện pháp<br /> tiếp cận truyền thông ở nhiều cấp độ nhằm khuyến khích, thay đổi hành vi nguy cơ lây<br /> nhiễm HIV, với những thông điệp có tính định hướng hành động được chuyển đến công<br /> 97<br /> <br /> chúng bằng nhiều kênh và phương tiện truyền thông khác nhau, đồng thời có sự phối hợp<br /> với việc cung ứng hoặc giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ việc thực hiện và duy trì thực hiện hành<br /> vi an toàn.<br /> Như vậy, ngoài việc cung cấp đủ kiến thức, thông tin về HIV, truyền thông thay đổi<br /> hành vi phòng, chống HIV/AIDS còn cần chú trọng đến tạo môi trường hỗ trợ, giúp đỡ, tạo<br /> điều kiện thuận lợi để hướng dẫn các đối tượng (người nhận/người được truyền thông) loại<br /> bỏ hành vi nguy cơ và thực hiện hành vi an toàn để phòng tránh lây nhiễm HIV hoặc để<br /> không làm lây truyền HIV (gọi chung là dự phòng lây nhiễm HIV).<br /> 1.2. Vai trò của truyền thông thay đổi hành vi trong phòng, chống HIV/AIDS<br /> Thế giới đã trải qua hơn 30 năm đối mặt với dịch HIV/AIDS nhưng cho đến nay dịch<br /> vẫn đang tiếp tục lan rộng trong cộng đồng. Trong bối cảnh này truyền thông thay đổi hành<br /> vi để làm tăng nhận thức, trách nhiệm và làm thay đổi hành vi của mọi người dân trong xã<br /> hội về dự phòng lây nhiễm HIV vẫn là một giải pháp không thể thiếu được và đóng một vai<br /> trò hết sức quan trọng trong cuộc chiến chống HIV/AIDS.<br /> Truyền thông thay đổi hành vi giúp nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ của<br /> đại dịch HIV/AIDS, các con đường lây truyền HIV, các đường không lây truyền, các hành<br /> vi nguy cơ và các hành vi không làm lây truyền HIV, các biện pháp phòng, chống<br /> HIV/AIDS, v.v… Khi cộng đồng hiểu biết đúng và đầy đủ sẽ có thái độ, hành vi đúng về dự<br /> phòng lây nhiễm HIV; chấp nhận, gần gũi, chia sẻ và giúp người nhiễm HIV tái hòa nhập<br /> cộng đồng, giúp họ cảm thấy họ vẫn được cộng đồng đùm bọc, từ đó họ sẽ có trách nhiệm<br /> bảo vệ cho những người khác.<br /> Bên cạnh đó, truyền thông thay đổi hành vi còn nhằm khuyến khích cộng đồng chủ<br /> động tham gia vào các hoạt động tìm hiểu, thảo luận và đối thoại về các hành vi nguy cơ và<br /> các yếu tố làm tăng hoặc giảm các hành vi nguy cơ. Từ đó tạo ra nhu cầu về thông tin, dịch<br /> vụ và thúc đẩy hành động, thực hiện hành vi an toàn để làm giảm nguy cơ, phòng lây truyền<br /> HIV cho bản thân và cho mọi người xung quanh.<br /> Truyền thông thay đổi hành vi trong phòng, chống HIV/AIDS còn giúp định hướng<br /> cho mọi người thực hiện pháp luật và các chính sách về phòng, chống HIV/AIDS, kết nối và<br /> thúc đẩy các dịch vụ về dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị liên quan đến nhiễm<br /> HIV/AIDS và các dịch vụ hỗ trợ về kinh tế, xã hội khác, tạo môi trường thuận lợi cho mọi<br /> người thực hiện hành vi an toàn.<br /> Đặc biệt, truyền thông thay đổi hành vi trong phòng, chống HIV/AIDS còn góp phần<br /> nâng cao trách nhiệm và sự quan tâm của các cấp, các ngành, thu hút dư luận xã hội ủng hộ<br /> cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và duy trì bền vững những thành quả đạt được.<br /> 1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV<br /> Để đạt được mục tiêu giúp đối tượng thay đổi các hành vi nguy cơ và thực hiện các<br /> hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV một cách có hiệu quả thì truyền thông thay đổi<br /> hành vi cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:<br /> 98<br /> <br />  Quan tâm đến các lợi ích của cá nhân đối tượng;<br />  Nói cụ thể về những lợi ích sẽ đạt được và những mối nguy hại sẽ giảm đi khi thực<br /> <br /> hiện hành vi mới;<br />  Trình bày những hành vi có lợi, dễ thực hiện hoặc phù hợp với đối tượng trước, sau<br /> <br /> đó trình bày các hành vi có lợi khác khó thực hiện hơn;<br />  Hãy chỉ rõ rằng hành vi có lợi mà chúng ta hướng dẫn là những hành vi được cộng<br /> <br /> đồng và xã hội chấp nhận, ủng hộ, nhiều người đã thực hiện thành công;<br />  Hãy đưa ra những hướng dẫn và lời khuyên cụ thể về cách thực hành hành vi có lợi<br /> <br /> và cách thức vượt qua khi gặp trở ngại;<br />  Cần đặc biệt quan tâm đến những người không ủng hộ sự thay đổi hành vi và tập<br /> <br /> trung vào việc thuyết phục những người này để làm gương cho người khác;<br />  Hãy dùng những “tấm gương” cụ thể để chỉ cho mọi người thấy hiệu quả và lợi ích<br /> <br /> của việc thực hành hành vi an toàn.<br /> 2. CÁC YẾU TỐ CỦA QUÁ TRÌNH TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI DỰ<br /> PHÒNG LÂY NHIỄM HIV<br /> <br /> Quá trình truyền thông bao gồm hai hoạt động cơ bản, đó là hoạt động chuyển thông<br /> điệp từ người phát tin (người truyền) tới đối tượng nhận tin (người nhận) qua việc sử dụng<br /> các thông điệp, các kênh truyền thông và các phương tiện truyền thông khác nhau; và hoạt<br /> động phản hồi từ đối tượng nhận tin tới chủ thể phát tin. Việc nắm và xác định được các yếu<br /> tố truyền thông phù hợp sẽ quyết định chất lượng và hiệu quả của mỗi hoạt động truyền<br /> thông thay đổi hành vi nói chung cũng như trong truyền thông thay đổi hành vi dự phòng<br /> lây nhiễm HIV nói riêng.<br /> Quá trình truyền thông được mô tả bao gồm:<br /> <br /> Hình 7.1. Mô hình quá trình truyền thông<br /> <br /> 99<br /> <br /> 2.1. Người truyền/nguồn truyền<br /> <br /> 2.1.1. Ai có thể là người truyền<br />  Người truyền hay chủ thể phát tin là nguồn phát tin, cung cấp thông tin. Đây là yếu<br /> <br /> tố khởi xướng quá trình truyền thông.<br />  Người truyền có thể là một cá nhân, một nhóm, một cơ quan, tổ chức. Ví dụ: nhân<br /> <br /> viên y tế thôn bản, Hội Phụ nữ, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, v.v… Tùy thuộc từng<br /> cộng đồng, sự tin cậy và nguồn tin đáng tin cậy người truyền còn có thể là: người đứng đầu<br /> cộng đồng; người có chuyên môn cao; các cơ quan, tổ chức có uy tín, v.v…<br />  Các tuyên truyền viên/giáo dục viên đồng đẳng có một vai trò hết sức quan trọng<br /> <br /> trong truyền thông thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV, đặc biệt là truyền thông cho<br /> các đối tượng có hành vi nguy cơ cao. Bởi hơn ai hết, các tuyên truyền viên đồng đẳng hiểu<br /> rất rõ tâm lý, hành vi, hoàn cảnh sinh hoạt và làm việc của các đối tượng (là những người<br /> đồng đẳng với họ) v.v... do đó thuận lợi hơn trong việc tiếp cận và chia sẻ, truyền thông,<br /> giúp đối tượng thay đổi hành vi nguy cơ và thực hiện hành vi an toàn. Hiện nay, phương<br /> pháp giáo dục đồng đẳng được coi là một trong những phương pháp truyền thông, giáo dục<br /> hiệu quả nhất trong phòng, chống HIV/AIDS bởi những ưu điểm vượt trội của nó.<br /> <br /> 2.1.2. Điều kiện/tiêu chuẩn chung của người truyền<br />  Người truyền thông cần có kiến thức càng sâu rộng càng tốt về vấn đề cần truyền<br /> <br /> thông, có kinh nghiệm, kỹ năng truyền thông, v.v…<br />  Ngoài các yêu cầu về chuyên môn, kiến thức, kỹ năng, v.v... việc lựa chọn người<br /> <br /> truyền thông thường phụ thuộc vào kết quả phân tích đối tượng truyền thông.<br /> 2.2. Người nhận/đối tượng truyền thông<br /> Người nhận hay đối tượng truyền thông là người tiếp nhận các thông điệp truyền thông<br /> và là người được mong muốn thay đổi hành vi. Họ có thể là một cá nhân, một nhóm người<br /> hay một cộng đồng. Ví dụ: người nhiễm HIV; nhóm phụ nữ bán dâm, nhóm người nghiện<br /> chích ma tuý… Người nhận hay đối tượng truyền thông là nhóm đối tượng mà các thông<br /> tin, tài liệu, dịch vụ hỗ trợ và chiến dịch truyền thông sẽ tập trung vào. Do vậy, điểm khởi<br /> nguồn của các hoạt động truyền thông cần bắt đầu từ việc tìm hiểu, phân loại và phân tích<br /> đối tượng truyền thông. Hay nói cách khác, người nhận là trung tâm của hoạt động truyền<br /> thông thay đổi hành vi.<br /> <br /> 2.2.1. Phân loại đối tượng truyền thông<br /> Căn cứ vào các mục tiêu tác động cụ thể trong truyền thông thay đổi hành vi dự phòng<br /> lây nhiễm HIV có thể phân chia đối tượng truyền thông thành 2 nhóm chính:<br /> 2.2.1.1. Đối tượng đích cấp 1 hay nhóm đối tượng trực tiếp<br /> Là những người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV mà chúng ta muốn tác động để làm<br /> thay đổi các hành vi đó của họ. Ví dụ: khi chúng ta muốn các đối tượng phải thực hiện hành<br /> 100<br /> <br /> vi sử dụng bơm kim tiêm sạch khi tiêm chích ma tuý thì nhóm đối tượng đích là nhóm<br /> người tiêm chích ma tuý.<br /> 2.2.1.2. Đối tượng đích cấp 2 hay nhóm đối tượng liên quan<br /> Là những người có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến đối tượng đích cấp 1, có thể tác<br /> động tạo ra sự thay đổi ở nhóm đối tượng đích cấp 1.<br /> Ví dụ: nhóm cha mẹ, nhóm bạn thân, đồng nghiệp, thầy cô giáo; nhóm các nhà lãnh<br /> đạo đảng, chính quyền, các đoàn thể ở địa phương... Những người này có khả năng ra các<br /> quyết định để ủng hộ, giúp đỡ các cá nhân/đối tượng thực hiện hành vi an toàn dự phòng<br /> lây nhiễm HIV.<br /> Đối với từng vấn đề trong lĩnh vực dự phòng lây nhiễm HIV, đối tượng đích còn được<br /> phân ra những nhóm nhỏ hơn dựa trên các đặc điểm về nhân khẩu học, thể chất, tâm lí hay<br /> hành vi có liên quan đến HIV/AIDS.<br /> 2.2.2. Phân tích đối tượng truyền thông<br /> Phân tích đối tượng truyền thông là cơ sở cho việc xác định các yếu tố khác trong quá<br /> trình truyền thông cho phù hợp. Từ người truyền thông, thông điệp truyền thông, kênh<br /> truyền thông đến cách lấy thông tin phản hồi đều phải phù hợp vơi đối tượng truyền thông...<br /> Các đặc điểm của đối tượng truyền thông cần phân tích bao gồm:<br />  Các đặc điểm về nhân khẩu học như: giới, tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, thu nhập, học<br /> <br /> vấn, hoàn cảnh gia đình, nơi làm việc và nơi ở, v.v…<br />  Các đặc điểm về văn hoá như cách sống, phong tục tập quán.<br />  Các đặc điểm về thể chất như: tình trạng sức khoẻ, bệnh sử cá nhân, các dạng và mức<br /> <br /> độ tiếp xúc (phơi nhiễm) với các nguy cơ lây nhiễm HIV, điều kiện chăm sóc sức khoẻ...<br />  Các đặc điểm về tâm lí như: thái độ, niềm tin, chuẩn mực xã hội hay các đặc tính cá<br /> <br /> nhân khác.<br />  Đặc điểm về hành vi như: có hành vi nguy cơ, hành vi không có nguy cơ lây<br /> <br /> nhiễm HIV.<br /> 2.3. Thông điệp và nội dung truyền thông<br /> <br /> 2.3.1. Thông điệp truyền thông<br /> 2.3.1.1. Một số khái niệm về thông điệp truyền thông<br />  Thông điệp là những nội dung truyền thông chính, được trình bày súc tích và thuyết<br /> <br /> phục về một chủ đề, vấn đề sức khỏe nào đó. Nội dung của thông điệp phải phản ánh được<br /> mục tiêu truyền thông, chỉ rõ những hành động cụ thể mong muốn và kêu gọi đối tượng<br /> thực hiện những hành động mong muốn đó.<br /> <br /> 101<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2