YOMEDIA
ADSENSE
Phù phổi áp lực âm sau phẫu thuật: Trường hợp lâm sàng
108
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nội dung nghiên cứu báo cáo về 1 trường hợp phù phổi áp lực âm giai đoạn hồi tỉnh ở bệnh nhân gây mê phối hợp cân bằng với mặt nạ thanh quản proseal, cụ thể đó là bệnh nhân nam, 22 tuổi, chẩn đoán thoát vị bẹn (T) gián tiếp, chỉ định phẫu thuật phục hồi thành bẹn. Thăm khám tiền mê đánh giá: ASA I, CC 168 cm, CN 56 kg.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phù phổi áp lực âm sau phẫu thuật: Trường hợp lâm sàng
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
PHÙ PHỔI ÁP LỰC ÂM SAU PHẪU THUẬT: TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG<br />
Nguyễn Thị Ngọc Đào*, Nguyễn Thị Phương Dung*, Nguyễn Anh Thư*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Phù phổi áp lực âm là tình huống lâm sàng nguy hiểm, đe doạ tính mạng có thể gặp trong gây mê<br />
và hồi sức với tỉ lệ 0,05-0,1%. Phù phổi áp lực âm là bệnh cảnh của tắc nghẽn đường thở trên cấp, cơ chế chính là<br />
áp lực âm lớn trong lồng ngực được tạo ra do cố gắng hít vào để chống lại tắc nghẽn đường thở trên. Phù phổi áp<br />
lực âm có thể xảy ra tức thì hay trì hoãn, chẩn đoán và điều trị sớm giai đoạn chu phẫu cực kì quan trọng.<br />
Mục tiêu: Báo cáo trường hợp lâm sàng phù phổi áp lực âm sau phẫu thuật.<br />
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo trường hợp.<br />
Kết luận: Phù phổi áp lực âm là một biến chứng nguy hiểm với tỉ lệ tử vong từ 11-40% nếu chẩn đoán và<br />
điều trị trễ. Do đó, nhận biết sớm phù phổi cấp áp lực âm sau mổ giúp giảm tỉ lệ tử vong.<br />
Từ khoá: Phù phổi áp lực âm, tắc nghẽn đường thở.<br />
<br />
SUMMARY<br />
POSTOPERATIVE NEGATIVE PULMONARY EDEMA: CASE REPORT<br />
Nguyen Thi Ngoc Dao, Nguyen Thi Phuong Dung, Nguyen Anh Thu<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 162 - 165<br />
Background –Objectives: Negative pulmonary edema is dangerous and life threatening condition in<br />
practice anesthesia with the rate of 0.05-0.1 percent. It is manifestation of upper airway obstruction, large negative<br />
intrathoracic pressure generated by forced inspiration against an obstructed airway is thought to be the principle<br />
mechanism involved. We reported an clinical case of postoperative negative pulmonary edema.<br />
Method: case report<br />
Conclusion: Negative pulmonary edema is dangerous complication with mortality rate ranging from 1140% if diagnosis and treatment is delayed. Therefore, early recognition of negative pulmonary edema is crucial to<br />
decrease mortality in these patient.<br />
Keywords: Negative pulmonary edema, airway obstruction<br />
trị sớm giai đoạn chu phẫu cực kì quan trọng.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chúng tôi báo cáo một trường hợp phù phổi áp<br />
Phù phổi áp lực âm là tình huống lâm sàng<br />
lực âm giai đoạn hồi tỉnh ở BN gây mê phối hợp<br />
nguy hiểm, đe doạ tính mạng có thể gặp trong<br />
cân bằng với mặt nạ thanh quản proseal.<br />
gây mê và hồi sức với rất nhiều yếu tố bệnh<br />
BỆNH ÁN LÂM SÀNG<br />
nguyên. Phù phổi áp lực âm là bệnh cảnh của tắc<br />
nghẽn đường thở trên cấp, cơ chế chính là áp lực<br />
Bệnh nhân nam, 22 tuổi, chẩn đoán thoát vị<br />
âm lớn trong lồng ngực được tạo ra do cố gắng<br />
bẹn (T) gián tiếp, chỉ định phẫu thuật phục hồi<br />
hít vào để chống lại tắc nghẽn đường thở trên.<br />
thành bẹn. Thăm khám tiền mê đánh giá: ASA I,<br />
Tần suất phù phổi áp lực âm khoảng 0,05-0,1%<br />
CC 168 cm, CN 56 kg. Dự kiến PPVC là gây tê<br />
trong thực hành gây mê. Phù phổi áp lực âm có<br />
tuỷ sống. Phẫu thuật ngày 03/7/2013, BN được<br />
thể xảy ra tức thì hay trì hoãn, chẩn đoán và điều<br />
gây tê tuỷ sống đoạn L3-L4 với Marcain 0,5 %<br />
* Bộ môn Gây mê Hồi sức, Khoa Y, Đại học Y Dược Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Ngọc Đào<br />
ĐT: 01687528534<br />
<br />
162<br />
<br />
Email: ngthngocdaoy26@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
10mg + Fentanyl 20 mcg. Kết quả gây tê tuỷ sống<br />
thất bại, chuyển sang gây mê phối hợp cân bằng<br />
với mặt nạ thanh quản proseal số 4.0. Khởi mê<br />
bằng Diprivan 100mg + Fentanyl 200mcg +<br />
Esmeron 30 mg, duy trì mê bằng Sevoflurane và<br />
oxy 100%. Thời gian phẫu thuật 50 phút, thời<br />
gian gây mê 70 phút. Lượng dịch truyền trong<br />
mổ là 700ml dịch tinh thể. Khi kết thúc phẫu<br />
thuật, BN được cho hoá giải giãn cơ Neostigmin<br />
1,5mg + Atropin 0,5 mg, rút mặt nạ thanh quản<br />
tại phòng mổ và chuyển BN ra phòng hồi tỉnh.<br />
Tại phòng hồi tỉnh BN thở khò khè, co kéo và<br />
tím SpO2 85% M 61 l/ph, HA 80/50 mmHg, phổi<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhiều rales ẩm, BN được đặt NKQ và thấy có<br />
nhiều bọt hồng trào qua NKQ (Morphin 10 mg +<br />
Hypnovel 5mg TM), cho thở máy mode AC với<br />
Vt 370ml, tần số 12l/ph, FiO2 70% và PEEP 8. Xquang ngực thẳng tại giường hình ảnh thâm<br />
nhiễm 2 phế trường. Khí máu động mạch với<br />
pH 7,216, PaCO2 54,7 mmHg, PaO2 262,4 mmHg<br />
HCO3- 21,7 mmol/l, BE -6,9 mmol/l. BN được<br />
chẩn đoán phù phổi áp lực âm. Tình trạng bệnh<br />
cải thiện và rút NKQ 15 giờ sau. Hậu phẫu ngày<br />
thứ 3 BN được chuyển trại và xuất viện sau đó.<br />
<br />
Hình 1&2: X-quang ngực tại giường sau đặt NKQ và hậu phẫu ngày thứ 3<br />
báo cáo chủ yếu bởi bác sĩ gây mê như là hậu<br />
BÀN LUẬN<br />
quả của co thắt thanh quản sau phẫu thuật(1,5).<br />
Phù phổi cấp áp lực âm được Moore mô tả<br />
Nhiều trường hợp phù phổi áp lực âm đã<br />
đầu tiên vào năm 1927 trên chó. Đến năm 1942<br />
được báo cáo trong thục hành lâm sàng gây mê<br />
Warren và cs mô tả sinh lý bệnh của phù phổi áp<br />
hồi sức. Jain R và cs báo cáo trường hợp phù<br />
lưc âm. Capitanio và cs cũng mô tả mối quan hệ<br />
phổi áp lực âm do sai vị trí mặt nạ thanh quản<br />
giữa phù phổi áp lực âm và tắc nghẽn đường thở<br />
proseal. Waheed Z và cs(6) báo cáo một trường<br />
trên ở 2 trẻ em bị bạch hầu và viêm thanh thiệt.<br />
hợp phù phổi áp lực âm do tắc nghẽn đường thở<br />
Oswalt và cộng sự đưa ra ý nghĩa lâm sàng của<br />
trên sau rút NKQ ở BN nhổ răng. Bolaji BO và<br />
bệnh này ở 3 BN xuất hiện phù phổi cấp vài<br />
cs(2) báo cáo 3 trường hợp phù phổi cấp áp lực<br />
phút đến vài giờ sau tắc nghẽn đường thở trên<br />
âm sau rút NKQ ở trẻ em mổ cắt amidan.<br />
cấp. Kể từ sau đó phù phổi cấp áp lực âm được<br />
Krodel DJ và cs(4) báo cáo một trường hợp phù<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
163<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
phổi cấp do co thắt khí phế quản sau rút<br />
NKQ(3)….<br />
Cơ chế bệnh sinh của phù phổi áp lực âm đã<br />
được ghi nhận bởi nhiều nghiên cứu. Phù phổi<br />
áp lực âm khởi phát với tắc nghẽn đường thở<br />
trên nhiều, cố gắng hít vào để vượt qua sự tắc<br />
nghẽn này tạo ra một áp lực âm lớn trong màng<br />
phổi (-50 đến -100 cmH2O) và phế nang và chênh<br />
<br />
lệch áp lực lớn này gây di chuyển dịch từ mao<br />
mạch phổi sang phế nang và mô kẻ(1,5). Cơ chế<br />
bệnh sinh của phù phổi áp lực âm gồm 4 cơ chế:<br />
tăng áp lực thuỷ tỉnh của giường mao mạch<br />
phổi, giảm áp lực thuỷ tỉnh của huyết tương,<br />
tăng tính thấm màng tế bào và giảm dịch về tuần<br />
hoàn qua hạch bạch huyết.<br />
<br />
Tắc nghẽn đường thở trên<br />
<br />
Thiếu oxy<br />
<br />
Muller maneuver<br />
<br />
Hậu tải thấp trái<br />
<br />
Hệ TKTW<br />
<br />
AL âm trong lồng<br />
ngực<br />
<br />
CO<br />
<br />
Co mạch hê thống<br />
<br />
Thể tích máu phổi<br />
<br />
Áp lực tĩnh mạch<br />
phổi<br />
<br />
Co ĐM phổi<br />
<br />
Áp lực ĐM phổi<br />
<br />
Áp lực thuỷ tĩnh<br />
quanh mao mạch<br />
<br />
Tổn thương mao<br />
mạch phổi<br />
<br />
Thoát dịch<br />
<br />
Tính thấm thành<br />
mạch<br />
<br />
Phù phổi<br />
<br />
Hình 3: Cơ chế phù phổi áp lực âm<br />
Nguyên nhân gây phù phổi áp lực âm: Có 2<br />
loại phù phổi áp lực âm(1,5):<br />
<br />
Tắc mặt nạ thanh quản do cắn, sai vị trí<br />
U thanh quản<br />
<br />
Loại 1: Tắc nghẽn đường thở cấp<br />
<br />
Bướu cổ<br />
<br />
Co thắt thanh quản sau rút NKQ<br />
<br />
Liệt dây thanh sau phẫu thuật<br />
<br />
Viêm thanh quản<br />
<br />
Hút ống NKQ trong mổ<br />
<br />
Bạch hầu<br />
<br />
Treo cổ<br />
<br />
Dị vật đường thở<br />
Tắc ống NKQ do đàm, cắn ống<br />
<br />
164<br />
<br />
Loại 2: Tắc nghẽn đường thở mãn tạo auto<br />
PEEP, phù phổi xuất hiện sau giảm tắc nghẽn<br />
đường thở trên mãn.<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
Sau cắt amidan<br />
Sau phẫu thuật lấy u đường thở<br />
Xơ hoá mũi sau<br />
Phì đại lưỡi gà<br />
Chẩn đoán phù phổi áp lực âm gồm(1,5): giảm<br />
độ bão hoà oxy, bọt hồng, nghe phổi có rales ẩm<br />
và đôi khi là khò khè và bất thường X-quang<br />
ngực kèm với dấu hiệu lâm sàng của tắc nghẽn<br />
đường thở trên gồm: thở khò khè, co kéo cơ hô<br />
hấp phụ. Phù phổi áp lực âm cũng cần được<br />
chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân gây<br />
phù phổi cấp khác như: phù phổi do tim, phù<br />
phổi do qua tải dịch, phù phổi do tổn thương tại<br />
phổi….Điều trị bao gồm thông khí áp lực dương<br />
cuối thì thở ra (xâm lấn hay không xâm lấn) và<br />
lợi tiểu. Nếu chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời<br />
phù phổi áp lực âm sẽ hồi phục trong vòng 24<br />
giờ. Nếu chẩn đoán trễ phù phổi áp lực âm, tỉ lệ<br />
tử vong từ 11-40%.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
bệnh hồi phục trong vòng 24 giờ. Do đó, nhận<br />
biết sơm phù phổi cấp áp lực âm sau mổ giúp<br />
giảm tỉ lệ tử vong.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Bhaskar B, Fraser FJ (2011) “Negative pressure pulmonary<br />
edema revisited: Pathophysiology and review of<br />
management”. Saudi J Anaesth, 5(3) pp 308–313.<br />
Bolaji BO, Oyedepo OO, Dunmade AD, Afolabi OA (2011)<br />
“Negative<br />
pressure pulmonary oedema<br />
following<br />
adenoidectomy under general anaesthesia: a case series”.<br />
West Afr J Med. 30(2) pp121-124.<br />
Fiorelli A, Brongo S, D'Andrea F (2011) “Negative-pressure<br />
pulmonary edema presented with concomitant spontaneous<br />
pneumomediastinum: Moore meets Macklin.“ Santini<br />
MInteract Cardiovasc Thorac Surg. 12(4) pp 633-635.<br />
Krodel DJ, Bittner EA, Abdulnour RE, Brown RH, Eikermann<br />
M. (2011) “Negative pressure pulmonary edema following<br />
bronchospasm”. Chest 140(5) pp 1351-1354.<br />
Udeshi A, Cantie S.M (2010) “Postobstructive pulmonary<br />
edema”. Journal of Critical Care, 25(3) pp538.e1-538.e5.Top<br />
of Form<br />
Waheed Z, Khan JA (2011) “Negative pressure pulmonary<br />
oedema: a rare complication following general anaesthesia”. J<br />
Pak Med Assoc, 61(3) pp 290-292.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
18/04/2014<br />
<br />
Phù phổi áp lực âm là một biến chứng nguy<br />
hiểm và đe doạ tính mạng nếu không chẩn đoán<br />
và điều trị kịp thời. Tỉ lệ tử vong từ 11-40% nếu<br />
chẩn đoán và điều trị trễ. Nếu điều trị kịp thời<br />
<br />
Ngày phản biện đánh giá bài báo:<br />
<br />
28/04/2014<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
30/06/2014<br />
<br />
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức<br />
<br />
165<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn