intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng - Tài liệu số 17: Động kinh ở trẻ em - TS. Nguyễn Thị Xuyên (chủ biên)

Chia sẻ: Hoa La Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

152
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung cuốn sách "Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng - Tài liệu số 17: Động kinh ở trẻ em" bao gồm những kiến thức cơ bản nhất về khái niệm, triệu chứng, cách phát hiện, các biện pháp chăm sóc và PHCN cho trẻ có động kinh. Ngoài ra, tài liệu cũng cung cấp một số thông tin cơ bản về những nơi có thể cung cấp dịch vụ cần thiết mà người khuyết tật và gia đình có thể tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng - Tài liệu số 17: Động kinh ở trẻ em - TS. Nguyễn Thị Xuyên (chủ biên)

  1. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng Tài liệu số 17 động kinh ở trẻ em
  2. Ban biên soạn bộ tài liệu Phục hổi chức năng dựa vào cộng đồng (Theo quyết định số 1149/QĐ – BYT ngày 01 tháng 4 năm 2008) Trưởng ban TS. Nguyễn Thị Xuyên Thứ trưởng Bộ Y tế Phó trưởng ban PGS.TS Trần Trọng Hải Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế, Bộ Y tế TS. Trần Qúy Tường Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế Các ủy viên PGS.TS. Cao Minh Châu Chủ nhiệm Bộ môn PHCN Trường Đại học Y Hà Nội TS. Trần Văn Chương Giám đốc Trung tâm PHCN, Bệnh viện Bạch Mai TS. Phạm Thị Nhuyên Chủ nhiệm Bộ môn PHCN Trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương BSCK. II Trần Quốc Khánh Trưởng khoa Vật lý trị liệu - PHCN, Bệnh viện Trung ương Huế ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Trưởng khoa Vật lý trị liệu - PHCN, Bệnh viện C Đà Nẵng PGS.TS Vũ Thị Bích Hạnh Phó chủ nhiệm Bộ môn PHCN Trường Đại học Y Hà Nội TS. Trần Thị Thu Hà Phó trưởng khoa Vật lý trị liệu - PHCN Bệnh viện Nhi Trung ương TS. Nguyễn Thị Minh Thuỷ Phó chủ nhiệm Bộ môn PHCN Trường Đại học Y tế công cộng ThS. Nguyễn Quốc Thới Hiệu trưởng Trường Trung học Y tế tỉnh Bến Tre ThS. Phạm Dũng Điều phối viên chương trình Uỷ ban Y tế Hà Lan - Việt Nam ThS. Trần Ngọc Nghị Chuyên viên Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế Với sự tham gia của chuyên gia quốc tế về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng TS. Maya Thomas Chuyên gia tư vấn về PHCNDVCĐ ThS. Anneke Maarse Cố vấn chương trình Uỷ ban Y tế Hà Lan - Việt Nam
  3. LỜI GIỚI THIỆU Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) đã được triển khai ở Việt Nam từ năm 1987. Bộ Y tế đã rất quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện công tác PHCNDVCĐ ở các địa phương. Được sự phối hợp của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, Bộ Giáo dục & Đào tạo và các Bộ, Ngành liên quan khác, cũng như sự chỉ đạo, đầu tư của chính quyền các cấp, sự giúp đỡ có hiệu của các tổ chức quốc tế, công tác PHCNDVCĐ ở nước ta trong thời gian qua đã giành được một số kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Nhiều cấp lãnh đạo Bộ, Ngành, địa phương đã thấy rõ tầm quan trọng của PHCNDVCĐ đối với việc trợ giúp người khuyết tật nhằm giảm tỷ lệ tàn tật, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Về tổ chức, đến nay đã hình thành mạng lưới các bệnh viện Điều dưỡng – PHCN, các trung tâm PHCN, các khoa Vật lý trị liệu – PHCN với nhiều thày thuốc được đào tạo chuyên khoa sâu về PHCN, tham gia triển khai thực hiện kỹ thuật PHCN ở các địa phương. Nhằm đẩy mạnh chương trình PHCNDVCĐ ở Việt Nam, yêu cầu về tài liệu hướng dẫn PHCNDVCĐ để sử dụng trong toàn quốc là rất cấp thiết và hữu ích. Với sự giúp đỡ kỹ thuật của chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sự tài trợ, chia sẻ kinh nghiệm có hiệu quả của Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV), từ năm 2006, Bộ Y tế đã bắt đầu tiến hành tổ chức biên soạn bộ tài liệu để sử dụng thống nhất trong chương trình PHCNDVCĐ trên toàn quốc. Sau nhiều lần Hội thảo, xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia Y học trong nước và nước ngoài, đến nay, Bộ tài liệu về PHCNDVCĐ đã hoàn thành và đã được Bộ Y tế phê duyệt. Bộ tài liệu này bao gồm: n Tài liệu “Hướng dẫn quản lý và thực hiện PHCNDVCĐ” dành cho cán bộ quản lý và lập kế hoạch hoạt động PHCNVCĐ. n Tài liệu “Đào tạo nhân lực PHCNDVCĐ” dành cho các tập huấn viên về PHCNDVCĐ. n Tài liệu “Hướng dẫn cán bộ PHCN cộng đồng và Cộng tác viên về PHCNDVCĐ”. n Tài liệu “Hướng dẫn người khuyết tật và gia đình về PHCNDVCĐ”. n 20 cuốn tài liệu hướng dẫn thực hành về PHCN theo các dạng tật thường gặp. Nội dung của bộ tài liệu được xây dựng dựa trên những tài liệu sẵn có về phục hồi chức năng và PHNCDVCĐ của WHO và được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tại Việt Nam. đ ộng kinh ở trẻ em 3
  4. Cuốn “Động kinh ở trẻ em” này là một trong 20 cuốn hướng dẫn thực hành về phục hồi chức năng các dạng tật thường gặp nói trên. Đối tượng sử dụng của tài liệu này là cán bộ PHCN cộng đồng, cộng tác viên PHCNDVCĐ, gia đình người khuyết tật. Nội dung cuốn sách bao gồm những kiến thức cơ bản nhất về khái niệm, triệu chứng, cách phát hiện, các biện pháp chăm sóc và PHCN cho trẻ có động kinh. Ngoài ra, tài liệu cũng cung cấp một số thông tin cơ bản về những nơi có thể cung cấp dịch vụ cần thiết mà người khuyết tật và gia đình có thể tham khảo. Tài liệu hướng dẫn này đã được soạn thảo công phu của một nhóm các tác giả là chuyên gia PHCN và PHCNDVCĐ của Bộ Y tế, các bệnh viện trực thuộc trung ương, các trường Đại học Y và Y tế công cộng, trong đó PGS.TS Cao Minh Châu là tác giả chính biên tập nội dung. Trong quá trình soạn thảo bộ tài liệu, Cục quản lý khám chữa bệnh đã nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Uỷ ban Y tế Hà Lan Việt Nam (MCNV), trong khuôn khổ chương trình hợp tác với Bộ Y tế về tăng cường năng lực PHCNDVCĐ giai đoạn 2004-2007. Một lần nữa, chúng tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này của MCNV. Ban biên soạn trân trọng cảm ơn những góp ý rất giá trị của các chuyên gia PHCN trong nước và các chuyên gia nước ngoài về nội dung, hình thức cuốn tài liệu. Trong lần đầu tiên xuất bản, mặc dù nhóm biên soạn đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Mong bạn đọc gửi những nhận xét, phản hồi cho chúng tôi về bộ tài liệu này, để lần tái bản sau, tài liệu được hoàn chỉnh hơn. Mọi thông tin xin gửi về: Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Trân trọng cảm ơn. TM. BAN BIÊN SOẠN TRƯỞNG BAN TS. Nguyễn Thị Xuyên Thứ trưởng Bộ Y tế 4 Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng / Tài liệu số 17
  5. động kinh ở trẻ em 1. Giới thiệu Động kinh Là tình trạng tổn thương não đặc trưng bằng sự lặp đi lặp lại những phóng lực kịch phát thành nhịp của tế bào não biểu hiện ra ngoài bằng: n Cơn kịch phát về vận động (co giật các chi, co giật cơ), cảm giác, giác quan và tâm thần có tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần. n Có hoặc không kèm theo mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn hoặc thay đổi về trạng thái tri giác. Tỷ lệ mắc bệnh Cứ 1.000 người có 5 - 8 người động kinh. Những khó khăn mà trẻ động kinh có thể gặp: Trẻ động kinh nặng không kiểm soát được bằng thuốc thường bị chậm phát triển trí tuệ nên gặp phải nhiều vấn đề như sau: Vấn đề tự chăm sóc n Trẻ có thể có rối loạn giấc ngủ. n Khó khăn khi học kỹ năng tự chăm sóc và sinh hoạt hàng ngày. n Có những nguy cơ, nguy hiểm nếu cơn động kinh xảy ra trong khi đi lại và sử dụng phương tiện giao thông công cộng như ngã, tai nạn. Vấn đề học hành n Một số trẻ động kinh phát triển trí tuệ bình thường, một số trẻ khác có thể có khó khăn về học đọc, học viết và tính toán. Vấn đề vận động cảm giác n Trẻ có thể khó khăn để đạt được các mốc phát triển vận động. n Trẻ có thể có mất điều phối vận động. n Trẻ có thể có các dị tật về nhìn như lác mắt, sụp mí, rung giật nhãn cầu. Nhận thức n Kém hoặc không chú ý, thiếu tập trung. n Trí nhớ kém, nghe kém. đ ộng kinh ở trẻ em 5
  6. n Thiếu kỹ năng xử lý các vấn đề. n Khó khăn khi định hướng. Tâm lý - xã hội n Trẻ có thể tự kích động mình: như đập đầu, lăn đùng ra đất. n Trẻ có thể kém kiểm soát hành động của mình. n Trẻ có thể kém trong giao tiếp xã hội. 2. Nguyên nhân và Phòng ngừa 2.1 Nguyên nhân Do các yếu tố xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh gây tổn thương não ở trẻ em. n Yếu tố nguy cơ trước sinh − Mẹ bị chấn thương khi mang thai. − Mẹ bị nhiễm độc chì nặng khi mang thai. − Hẹp hộp sọ thai nhi. n Yếu tố nguy cơ trong sinh − Đẻ non dưới 37 tuần. − Cân nặng khi sinh dưới
  7. 2.2 Phòng ngừa động kinh ở trẻ em n Khám thai thường quy có thể phát hiện sớm các bệnh lý của bà mẹ và tình trạng bất thường của thai gây tổn thương não của trẻ. n Nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế xã, huyện, tỉnh là biện pháp tích cực nhất nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ bị tổn thương não. 3. Phát hiện sớm 3.1 Cơn động kinh toàn bộ n Cơn vắng ý thức: là những cơn rối loạn hoặc mất ý thức xảy ra trong giai đoạn ngắn (bất động, mắt nhìn xa xăm mơ màng, ngắt quãng các hoạt động mà trẻ đang làm). Có thể vắng ý thức kèm co giật (giật nhẹ cơ mí mắt, miệng), kèm mất trương lực tư thế (trẻ gập đầu và thân mình), kèm tăng trương lực (trẻ ngửa đầu và ưỡn người ra sau, đảo ngược nhãn cầu), kèm hiện tượng tự động lặp lại các cử động thông thường, kèm yếu tố thực vật khiến trẻ bị rối loạn vận mạch, thay đổi về hô hấp, dãn đồng tử, đái dầm. n Cơn giật cơ: là các động tác giật cơ ngắn, như tia chớp, hai bên đối xứng khiến trẻ ngã mà không kèm theo rối loạn ý thức. n Cơn co giật: trẻ bất thình lình co giật hai bên người cân xứng với tốc độ chậm dần, thời gian dao động khác nhau. Hay gặp khi sốt cao. n Cơn tăng trương lực: cơn co cứng cơ không kèm theo rung cơ, kéo dài từ vài giây đến 1 phút, hay kèm theo rối loạn ý thức và rối loạn thực vật. n Cơn mất trương lực: cơn mất hoặc giảm trương lực. Nếu thời gian rất ngắn thì chỉ gây nên hiện tượng gấp người hoặc gục đầu ra trước. Nếu thời gian dài hơn thì trẻ ngã ra đất trong tình trạng cơ hoàn toàn mềm nhẽo. n Cơn co cứng - co giật (cơn lớn): khởi đầu trẻ mất ý thức, co cứng cơ sau đó giảm dần kèm theo rối loạn thần kinh thực vật (nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, giãn đồng tử, đỏ mặt), có thể cắn phải lưỡi. Sau đó xuất hiện co giật cơ hai bên đột ngột, có thể ngừng hô hấp. Giai đoạn sau cơn kéo dài vài phút đến vài giờ (trẻ bất động, cơ lực giảm, ý thức u ám, giãn cơ hoàn toàn, có thể có đái dầm, thở hổn hển, có thể tăng tiết đờm dãi, ý thức cải thiện dần dần), đau đầu, đau người. 3.2 Cơn động kinh cục bộ n Cơn cục bộ đơn giản − Cơn cục bộ đơn giản vận động: Co giật ngón tay, ngón chân, nửa mặt, nửa người song không bị mất ý thức. Hoặc trẻ quay mắt, đầu, người và giơ tay giống như trẻ đang nhìn nắm tay của mình. Hoặc trẻ bị mất phát âm, không nói được. đ ộng kinh ở trẻ em 7
  8. − Cơn cục bộ đơn giản giác quan, cảm giác: Rối loạn cảm giác thân thể đối bên (kiến bò, kim châm, đau như điện giật). Trẻ có thể có ảo giác (ánh sáng lờ mờ, tia sáng, điểm sáng, hình các ngôi sao) hoặc không nhìn thấy (bán manh, mù). Trẻ có cảm giác có tiếng động ù tai, tiếng huýt sáo. Trẻ có thể ngửi thấy mùi rất kỳ lạ khó chịu. Trẻ có thể có cảm giác chóng mặt quay cuồng, muốn ngã, bập bềnh. Trẻ có thể có cảm nhận vị đắng hoặc chua. − Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng thực vật: Trẻ có thể tăng tiết nước bọt, nuốt, nhai, buồn nôn. Hoặc trẻ cảm thấy đánh trống ngực, nóng, xanh, tái, xung huyết, đái dầm, khó thở. − Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng tâm thần: Trẻ mất khả năng nói, nói ngọng. Trẻ có thể cảm giác đã thấy, đã sống, chưa bao giờ thấy, không bao giờ sống, cảm giác quen thuộc hoặc xa lạ, mộng mị. Hoặc trẻ thấy khó chịu, sợ hãi, lo âu, cảm giác khủng khiếp, hiếm hơn là cảm giác dễ chịu, khát hoặc đói. − Cơn cục bộ phức tạp: Trẻ bị mất ý thức ngay từ đầu kèm các động tác tự động miệng (nhai, nuốt, liếm láp, ngoạm). Trẻ có thể có động tác bàn tay, cọ sát, gãi, cầm một vật, cài cúc áo, cởi cúc áo, lục túi, sắp xếp đồ vật, di chuyển đồ đạc. Hoặc có thể phát ra từ tượng thanh, tiếng kêu, nói một từ hoặc một đoạn câu. 4. Can thiệp sớm 4.1 Phục hồi chức năng (PHCN) /điều trị Nguyên tắc n Can thiệp sớm ngay sau khi phát hiện bệnh động kinh bằng thuốc kháng động kinh phối hợp với PHCN, giáo dục mẫu giáo, tiểu học. n Khám đánh giá về sự phát triển vận động thô - tinh, giao tiếp-ngôn ngữ, cá nhân-xã hội, trí tuệ thường quy 6 tháng/lần tại các khoa PHCN hoặc các trung tâm PHCN tại địa phương. Mục tiêu can thiệp n Kích thích sự phát triển của trẻ về vận động thô, vận động tinh của hai bàn tay. n Kích thích sự phát triển kỹ năng sinh hoạt hàng ngày. n Kích thích kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ. n Kích thích sự phát triển trí tuệ. 8 Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng / Tài liệu số 17
  9. Các biện pháp can thiệp sớm n Y tế: Xử trí cơn co giật của trẻ, thuốc kháng động kinh. n Vận động − Xoa bóp − Các kỹ thuật tạo thuận lẫy,ngồi, bò, đứng đi n Hoạt động trị liệu − Huấn luyện kỹ năng vận động tinh bàn tay − Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày n Ngôn ngữ trị liệu − Kích thích kỹ năng giao tiếp sớm. − Huấn luyện kỹ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ. n Giáo dục mầm non Xử trí cơn động kinh n Đưa trẻ vào một nơi an toàn. n Đặt trẻ nằm nghiêng đầu tránh nuốt phải đờm rãi trong cơn co giật. n Nới rộng quần áo của trẻ. n Không giữ chân tay khi trẻ đang bị co giật. n Đặt một cái thìa hay khăn cuộn tròn ngang miệng trẻ để trẻ không cắn vào lưỡi của mình. n Loại bỏ các đồ vật xung quanh khiến trẻ có thể bị thương. n Tránh đông người xung quanh trẻ. n Sau cơn co giật trẻ thường ngủ. Để trẻ ngủ yên. n Chỉ cho trẻ uống thuốc nếu trẻ bị đau đầu hoặc có thể có cơn tiếp theo. Thuốc kháng động kinh phải theo sự chỉ định của bác sỹ. Thuốc kháng động kinh n Nguyên tắc − Thuốc kháng động kinh phải do bác sỹ chỉ định ngay sau khi phát hiện bệnh động kinh. − Liều lượng thuốc kháng động kinh do bác sỹ chỉ định. − Gia đình không được tự động dừng thuốc kháng động kinh cho trẻ. đ ộng kinh ở trẻ em 9
  10. − Khám đánh giá bệnh động kinh phải được tiến hành thường quy theo lịch hẹn của bác sỹ tại trạm tâm thần, bệnh viện tâm thần hoặc khoa tâm thần/ thần kinh của các bệnh viện nhi tại địa phương. n Thuốc kháng động kinh: Depakine, Tegretol, Gardenen, Diazepam, Sodanton... Hoạt động trị liệu Xem tập tài liệu chậm PTTT, phần hoạt động trị liệu. Huấn luyện về giao tiếp sớm và ngôn ngữ Xem tập tài liệu chậm PTTT, phần huấn luyện giao tiếp và ngôn ngữ. 4.2 Giáo dục trẻ và tư vấn cho gia đình n Cha mẹ cần thông báo cho giáo viên biết về tình trạng động kinh, thuốc uống tại trường và cách xử trí cơn co giật của trẻ. n Giáo viên cần thông báo cho học sinh trong lớp hiểu về những gì có thể xảy ra với một bạn bị động kinh để các em có sự hiểu biết và giúp đỡ lần nhau. n Cha mẹ có thể liên hệ với bác sỹ của trạm tâm thần, bệnh viện tâm thần địa phương để trẻ được khám và cấp thuốc kháng động kinh đình kỳ. n Các bác sỹ PHCN, kỹ thuật viên PHCN tại các Khoa PHCN của các bệnh viện Trung ương - tỉnh, các trung tâm chỉnh hình và PHCN có thể cung cấp thêm các thông tin về PHCN cho trẻ bị động kinh. 4.3 Hướng nghiệp n Nếu được huấn luyện người bị động kinh có kèm theo chậm phát triển trí tuệ có thể làm các công việc tay chân đơn giản. n Các nghề thích hợp với người bị động kinh gồm: nội trợ, chăn nuôi gia súc, trồng cây, nghề thủ công đơn giản... n Tuy nhiên cán bộ y tế nên huấn luyện họ cách phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra khi lên cơn động kinh trong các tình huống khác nhau (ở nhà, ngoài đường, trong cộng đồng). 4.4 Hỗ trợ về tâm lý n Trẻ em, người lớn bị động kinh kèm chậm PTTT không được PHCN sớm có thể có những vấn đề về tâm lý cần được cán bộ tâm lý hỗ trợ. n Gia đình cần giải thích cho trẻ hiểu về tình trạng bệnh tật của trẻ, chấp nhận và vượt qua mặc cảm của bệnh tật. n Nhà trường cần giải thích cho các học sinh trong trường hiểu về tình trạng bệnh tật của trẻ bị động kinh kèm chậm PTTT để có sự thông cảm và giúp đỡ. 10 Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng / Tài liệu số 17
  11. 5. Các câu hỏi cha mẹ hay hỏi Con của tôi có thể đi học bình thường không? Có thể, nếu trẻ bị động kinh kèm chậm PTTT mức độ nhẹ, vừa và được can thiệp sớm PHCN và giáo dục mẫu giáo. Bệnh động kinh có lây truyền hoặc di truyền không? Không lây truyền. Không phải tất cả mọi trường hợp động kinh đều có tính di truyền song một số gia đình có trên 2 người bị động kinh. Người bị động kinh có thể xây dựng gia đình và có con cái được không? Họ có quyền xây dựng gia đình nếu có điều kiện. Một số người bị động kinh kèm chậm PTTT không nên có con cái, một số khác có thể có. Nên tham khảo thêm bác sỹ tâm thần và sản khoa về vấn đề này. 6. Các cơ sở cung cấp dịch vụ cho trẻ động kinh n Trạm tâm thần địa phương. n Bệnh viện tâm thần địa phương n Trung tâm PHCN tại các thành phố lớn, các tỉnh. n Các khoa PHCN của các bệnh viện Trung ương-tỉnh. n Các trường giáo dục đặc biệt tại các thành phố lớn và một số tỉnh cho trẻ bị động kinh kèm chậm PTTT. n Các trung tâm giáo dục đặc biệt tư nhân tại các thành phố lớn cho trẻ bị động kinh kèm chậm PTTT. đ ộng kinh ở trẻ em 11
  12. Tài liệu tham khảo n Giáo trình Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng, NXB Y học, 2000. n Trần Thị Thu Hà - Trần Trọng Hải, 2005, “Phát hiện sớm, can thiệp sớm một số dạng tàn tật ở trẻ em Việt Nam”, NXB Y học. n Ma. Lucia Mirasol Magallona, 2005, Manual for CBR workers and Caregivers, C&E Publishing Inc.
  13. Danh mục bộ tài liệu Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng  Hướng dẫn quản lý và thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng  Đào tạo nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng  Hướng dẫn cán bộ PHCNCĐ và cộng tác viên về Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng  Hướng dẫn người khuyết tật và gia đình về Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng 20 Tài liệu kỹ thuật về PHCN cho tuyến cộng đồng sử dụng, bao gồm: 1. Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não 2. Phục hồi chức năng tổn thương tuỷ sống 3. Chăm sóc mỏm cụt 4. Phục hồi chức năng trong bệnh viêm khớp dạng thấp 5. Phòng ngừa thương tật thứ phát 6. Dụng cụ phục hồi chức năng tự làm tại cộng đồng 7. Phục hồi chức năng trẻ trật khớp háng bẩm sinh 8. Phục hồi chức năng cho trẻ cong vẹo cột sống 9. Phục hồi chức năng bàn chân khoèo bẩm sinh 10. Phục hồi chức năng cho trẻ bại não 11. Phục hồi chức năng khó khăn về nhìn 12. Phục hồi chức năng nói ngọng, nói lắp và thất ngôn 13. Phục hồi chức năng trẻ giảm thính lực (khiếm thính) 14. Phục hồi chức năng trẻ chậm phát triển trí tuệ 15. Phục hồi chức năng trẻ tự kỷ 16. Phục hồi chức năng người có bệnh tâm thần 17. Động kinh ở trẻ em 18. Phục hồi chức năng sau bỏng 19. Phục hồi chức năng bệnh phổi mạn tính 20. Thể thao, văn hoá và giải trí cho người khuyết tật Sản phẩm chương trình hợp tác “Tăng cường năng lực Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng” giữa Bộ Y tế Việt Nam và Uỷ ban Y tế Hà Lan Việt Nam SÁCH KHÔNG BÁN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1