intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THOẠI TRONG MẠNG VoIP, chương 7

Chia sẻ: Nguyen Van Dau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

218
lượt xem
78
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Loại hình dịch vụ VoIP tuy mới xuất hiện ở nước ta nhưng đã nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của đông đảo khách hàng. Các doanh nghiệp đã không ngừng đưa ra các dạng dịch vụ khác nhau và nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Hiện nay, VNPT đã triển khai hai loại hình dịch vụ thoại VoIP đó là dịch vụ "Gọi 171", dịch vụ "Gọi 1717" cho phép thực hiện các cuộc gọi đường dài và quốc tế. Ngoài ra còn có dịch vụ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THOẠI TRONG MẠNG VoIP, chương 7

  1. Chương 7: Các dịch vụ trong mạng VoIP của VNPT Loại hình dịch vụ VoIP tuy mới xuất hiện ở nước ta nhưng đã nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của đông đảo khách hàng. Các doanh nghiệp đã không ngừng đưa ra các dạng dịch vụ khác nhau và nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Hiện nay, VNPT đã triển khai hai loại hình dịch vụ thoại VoIP đó là dịch vụ "Gọi 171", dịch vụ "Gọi 1717" cho phép thực hiện các cuộc gọi đường dài và quốc tế. Ngoài ra còn có dịch vụ điện thoại Internet "Fone VNN" hiện mới chỉ được phép thực hiện các cuộc gọi ở phạm vi quốc tế. 2.5.4.1 Dịch vụ "Gọi 171" Từ ngày 1/7/2001, Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông bắt đầu mở dịch vụ VoIP tại các tỉnh và thành phố trong nước với thương hiệu Việt Nam là "Gọi 171" và thương hiệu tiếng Anh là "Call 171". Đây là một dịch vụ mới với giá thành rẻ hơn và chất lượng có thể chấp nhận được. Ban đầu, dịch vụ được triển khai tại một số tỉnh thành phố lớn có lưu lượng đường dài lớn. Cụ thể như sau:  Từ ngày 1/7/2001 triển khai tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.  Từ ngày 09/7/2001 triển khai ở Hải Phòng và Cần Thơ.
  2.  Từ ngày 28/8/2001 triển khai ở Đồng Nai và Quảng Ninh.  Từ ngày 21/9/2001 triển khai tại thành phố Đà Nẵng và Bình Dương.  Từ ngày 12/11/2001 triển khai tại Đắc Lắk và Khánh Hoà… Bên cạnh đó, từ ngày 5/9/2001 VNPT cũng bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ "Gọi 171" quốc tế. Qua nhiều lần mở rộng mạng lưới, cho đến ngày 22/9/2003 cả hai dịch vụ này đã được triển khai tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Đối tượng được cung cấp dịch vụ này bao gồm các thuê bao điện thoại cố định (các máy điện thoại, các máy fax cố định có đăng ký dịch vụ gọi đường dài liên tỉnh), khách hàng tại các bưu cục, đại lý bưu điện và khách hàng tại các điểm bưu điện văn hoá xã tại các địa phương có mở dịch vụ. Trong thời gian đầu, chưa cung cấp dịch vụ này tại các máy cardphone và tại các bàn khai thác viên, các thuê bao của các mạng riêng (mạng của Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại Giao…) và chưa mở dịch vụ VoIP quốc tế của các doanh nghiệp SPT, Vietel tại các ghise công cộng có người phục vụ. Ngày 01/10/2003, dịch vụ "Gọi 171" đã được mở rộng phạm vi cung cấp tới các máy cardphone.
  3. Để thực hiện các cuộc gọi VoIP từ các thuê bao điện thoại PSTN, người sử dụng quay thêm một mã truy nhập để truy nhập vào mạng VoIP thay vì mạng PSTN. Ví dụ khi muốn sử dụng dịch vụ VoIP của VNPT, khách hàng sẽ phải quay mã truy nhập của "Gọi 171" là 171 trước khi quay số mã vùng và số thuê bao. Tức là trình tự quay số sẽ như sau:  Đối với cuộc gọi trong nước: 171+ 0 + Mã vùng + Số thuê bao  Đối với cuộc gọi quốc tế:  Quay một giai đoạn: 171 + 00 + Mã nước + Mã vùng + Số thuê bao  Quay hai giai đoạn : Bước 1: 171 + 1 + Chờ nghe âm thông báo Bước 2: Quay tiếp: Mã nước + Mã vùng + Số thuê bao Trong cuộc gọi đi quốc tế, cách quay số một giai đoạn được áp dụng cho các thuê bao của các tổng đài Host và các tổng đài vệ tinh của Host (trừ các tổng đài TDX-1B và các vệ tinh của nó) hoặc áp dụng cho các thuê bao của tổng đài độc lập không đấu nối vào Host TDX-1B và thuộc họ DTS, HICOM, HOPOCOM, IMS, SRX, SDE, DEFINITY và APR. Trong khi đó, cách quay số hai
  4. giai đoạn được áp dụng cho các thuê bao của các tổng đài TDX-1B và các vệ tinh của nó hay các thuê bao của các tổng đài độc lập đấu nối vào Host TDX-1B hoặc áp dụng cho các thuê bao của các tổng đài thuộc họ VX,SSA và các hệ thống Viễn thông nông thôn IRT. Đối với các dịch vụ của các nhà cung cấp khác, cách quay số hoàn toàn tương tự. Trong đó, mã số truy nhập của các nhà cung cấp dịch vụ như sau:  Tổng công ty Bưu chính Viễn thông VN-VNPT (171)  Công ty điện tử Viễn thông quân đội-Vietel (178)  Công ty Viễn thông Sài gòn-SPT (177)  Công ty Viễn thông Điện lực-ETC (179) Trong điều kiện mạng lưới hiện nay, khách hàng của tất cả các tỉnh thành trong cả nước đã có thể sử dụng dịch vụ "Gọi 171" của VNPT để thực hiện các cuộc gọi liên tỉnh và quốc tế, kể cả các cuộc gọi thuộc cùng một vùng với nhau. 2.5.4.2 Dịch vụ "Gọi 1717" Bên cạnh dịch vụ "Gọi 171", gần đây VNPT còn đưa ra một dịch vụ sử dụng công nghệ VoIP mới với thương hiệu "Gọi 1717". Đây là một dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ VoIP với hình thức khách hàng mua thẻ để sử dụng.
  5. Dịch vụ "Gọi 1717" được cung cấp cho tất cả các đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại tất cả các máy điện thoại cố định (nhà thuê bao, các điểm công cộng có người phục vụ như bưu cục, đại lý, điểm Bưu điện - Văn hóa xã). Tạm thời chưa cung cấp dịch vụ cho các đối tượng như thuê bao điện thoại di động và các khách hàng thuộc các mạng dùng riêng (như mạng của Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại Giao…) Tính đến ngày 22/9/2003, cũng giống với dịch vụ "Gọi 171", "Gọi 1717" cũng đã được triển khai trên phạm vi cả nước. Trong đó, trước mắt chưa cung cấp cuộc gọi vào các dịch vụ VNN1260, VNN1268, VNN1269. VNN999, 101, 110, 107, 106, 105, 151, 141, 142, 143 và 145. Cách sử dụng dịch vụ "Gọi 1717" như sau:  Bước 1: Quay số truy nhập dịch vụ "1717".  Bước 2: Bấm phím 1 để sử dụng thông báo tiếng Việt, số 2 để chọn thông báo hướng dẫn bằng tiếng Anh và số 3 để truy nhập đến trung tâm hỗ trợ dịch vụ.  Bước 3: Nhập mã số bí mật của tài khoản, kết thúc bằng phím #.  Bước 4: Nhập số cho cuộc gọi.  Gọi đi quốc tế: 00 + Mã nước + Mã vùng + số điện thoại cần gọi.
  6.  Gọi trong nước: 0 + Mã vùng/Mã mạng di động + số điện thoại cần gọi Sau khi khách hàng bấm số điện thoại cần gọi và nếu số điện thoại là hợp lệ thì hệ thống sẽ báo thời gian tối đa của cuộc gọi và thực hiện thiết lập cuộc gọi cho khách hàng. Nếu số tiền còn lại không đủ để thực hiện cuộc gọi thì hệ thống sẽ báo cho khách hàng và kết thúc cuộc gọi. Nếu hệ thống không kết nối được với số điện thoại yêu cầu thì hệ thống sẽ thông báo lỗi tới khách hàng, đề nghị khách hàng thử gọi lại sau và tự động kết thúc cuộc gọi. Nếu hệ thống kết nối được với số điện thoại cần gọi thì khách hàng sẽ nghe được tín hiệu hồi âm chuông. Khi thuê bao bị gọi nhấc máy thì cuộc gọi được coi là thành công và khách hàng có thể đàm thoại trong khoảng thời gian tối đa theo thông báo của hệ thống hoặc cho đến khi khách hàng chủ động ngắt cuộc gọi. Khi số tiền trong tài khoản chỉ còn 1 phút thì hệ thống sẽ phát thông báo và sẽ tự động ngắt cuộc gọi khi hết tiền trong tài khoản. Sau khi kết thúc cuộc gọi thành công, hệ thống sẽ tính tiền mà khách hàng sử dụng và trừ vào tài khoản của thẻ. Như vậy, dịch vụ "Gọi 1717" về cơ bản cũng giống với dịch vụ "Gọi 171", chất lượng dịch vụ cũng hoàn toàn tương đương. 2.5.4.3 Dịch vụ "Fone VNN"
  7. Dịch vụ điện thoại Internet là một dịch vụ thoại sử dụng giao thức IP trên mạng Internet công cộng để thiết lập các cuộc gọi giữa các máy điện thoại thông thường, các máy tính cá nhân (PC) và các thiết bị đầu cuối khác. Dịch vụ Fone VNN là dịch vụ điện thoại trên mạng Internet của VNN do tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông cung cấp cho khách hàng. Sử dụng dịch vụ này khách hàng có thể thực hiện các cuộc gọi từ máy tính cá nhân của mình tới các máy tính khác có kết nối Internet hay các máy điện thoại cố định hoặc di động quốc tế. Fone VNN là tên viết tắt của "Dịch vụ điện thoại Internet VNN", được cung cấp trên trang Web "http://fone.vnn.vn" để cung cấp cho tất cả các đối tượng có nhu cầu miễn là họ đang kết nối Internet. Hiện nay, có hai hình thức của cuộc gọi được Fone VNN hỗ trợ đó là:  Hình thức PC to PC: được sử dụng cho các cuộc gọi giữa các máy tính kết nối Internet trong nước và quốc tế.  Hình thức PC to Phone: chỉ được phép cung cấp dịch vụ gọi quốc tế chiều đi, tức là gọi từ Việt Nam ra quốc tế. Fone VNN có các tính năng sau:  Đàm thoại PC to Phone: Fone VNN cho phép đàm thoại thời gian thực giữa một máy tính cá nhân và một máy điện thoại thông thường (bao gồm cả cố định và di động)
  8.  Đàm thoại PC to PC: Fone VNN cho phép đàm thoại giữa hai số điện thoại Internet Fone VNN.  Đàm thoại Phone to PC: Dịch vụ Fone VNN cho phép đàm thoại thời gian thực giữa một máy điện thoại thông thường với một số điện thoại Internet VNN.  Nhận fax: Fone VNN cho phép nhận bản fax từ máy fax thông thường. Hệ thống dịch vụ sẽ tự động phân tích tín hiệu gọi đến. Nếu tín hiệu đến là tín hiệu fax, hệ thống sẽ ngay lập tức thực hiện chức năng nhận fax.  Hộp thư thoại: Trong trường hợp số điện thoại Internet Fone VNN không sẵn sàng nhận cuộc gọi hoặc người sử dụng không muốn trả lời máy. Người gọi đến có thể để lại lời nhắn qua hộp thư thoại.  Chuyển cuộc gọi: Fone VNN cho phép chuyển tiếp một cuộc gọi tới một số điện thoại thông thường (cố định hoặc di động) hoặc tới một số điện thoại Internet Fone VNN khác.  Chat: Fone VNN cho phép khách hàng dịch vụ Fone VNN chatting với nhau.  Nhắn tin (SMS): Fone VNN cho phép khách hàng của dịch vụ gửi và nhận các bản tin nhắn với máy điện thoại di động hoặc gửi/nhận tin nhắn với nhau.
  9.  Email: Fone VNN cho phép khách hàng gửi và nhận thư điện tử. Ngoài ra, Fone VNN còn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ giá trị gia tăng khác: fax thông suốt, chuyển tiếp fax, cuộc gọi nhỡ, gọi lại, hiển thị số gọi đến, nhận fax, thư thoại, danh bạ điện thoại, thông báo và lựa chọn trả lời. Khi khách hàng muốn đăng ký sử dụng dịch vụ, trước hết họ phải đăng ký sử dụng dịch vụ:  Mua thẻ trả trước Fone VNN tại các điểm giao dịch của VDC, bưu điện địa phương hay các đại lý bưu điện...  Cào lớp tráng bạc để nhận được một mã số thanh toán.  Truy nhập trang Web "http://fone.vnn.vn" để đăng ký user name, PIN và các thông tin cá nhân khác.  Nạp mã số thanh toán đề hoàn tất quá trình đăng ký Sau khi đã đăng ký, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ để thực hiện các cuộc gọi của mình. Trình tự các bước khi sử dụng dịch vụ như sau:  Truy nhập Internet.  Chạy phần mềm quay số (Dowload từ địa chỉ "http://fone.vnn.vn")  Nạp Account, PIN
  10.  Thực hiện quay số như điện thoại thông thường tới số máy cần gọi (00 + mã nước + mã vùng + số điện thoại cần gọi). 2.5.5 Tính cước trong mạng VoIP 2.5.5.1 Quy tắc tính cước hiện nay Hiện nay, việc tính cước cho dịch vụ VoIP của nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung vẫn dựa trên các nguyên tắc cũ. Tức là căn cứ vào khoảng cách giữa hai thuê bao và căn cứ vào thời gian đàm thoại. Trong khi đó, một tham số quan trọng là chất lượng dịch vụ (QoS) lại chưa được tính đến. Cụ thể, các mức cước của các dịch vụ VoIP đang được sử dụng ở nước ta như sau:  Dịch vụ trả sau 171  Cước liên tỉnh 727 đồng/phút liên lạc giữa các tuyến thuộc vùng 1 1227 đồng/phút liên lạc giữa các tuyến thuộc vùng 2 1636 đồng/phút liên lạc giữa các tuyến thuộc vùng 3  Riêng các tuyến Thái Bình-Nam Định, Bắc Ninh- Bắc Giang, Tiền Giang-Bến Tre và ngược lại mức cước là 636 đồng/phút; tuyến liên lạc Hà Nội-Hà
  11. Tây và ngược lại là 509 đồng/phút và không phân biệt các giờ trong ngày và các ngày trong tuần.  Dịch vụ trả trước 1717  Cước liên tỉnh sử dụng chế độ tính cước là 01 phút + 01 phút, không phân biệt phút đầu và phút tiếp theo. Phần lẻ thời gian cuối cùng của cuộc liên lạc chưa đến 01 phút được tính là 01 phút. Vùng 1: 750 đồng/phút Vùng 2: 1.200 đồng/phút Vùng 3: 1500 đồng/phút  Cước quốc tế áp dụng cho các cuộc gọi tới tất cả các nước, các vùng lãnh thổ là 0,70 USD/phút đầu và 0.07 USD/6 giây tiếp theo. Đối với các cuộc liên lạc từ 23 giờ ngày hôm trước đến 7 giờ sáng ngày hôm sau các ngày từ thứ hai đến thứ bảy, ngày lễ , chủ nhật được giảm 20% cước dịch vụ điện thoại liên tỉnh và quốc tế. Ưu điểm của mô hình tính cước này là:  Đơn giản, dễ triển khai  Thuê bao dễ dàng kiểm soát được tình hình tài chính của mình
  12.  Cho phép áp dụng mô hình trả trước (dịch vụ 1717), trong đó mỗi tài khoản sẽ tương ứng với một mã truy nhập riêng. Nhược điểm của hệ thống tính cước này:  Chưa mềm dẻo  Rất khó áp dụng cho các dịch vụ IP 2.5.5.2 Quy tắc tính cước trong tương lai Không giống như mạng chuyển mạch kênh, trong mạng chuyển mạch gói tài nguyên mạng không được khách hàng chiếm dụng hoàn toàn từ khi bắt đầu cuộc gọi tới khi kết thúc cuộc gọi mà nó chỉ bị chiếm dụng khi khách hàng có nhu cầu trao đổi thông tin. Còn tại các thời điểm khác, tài nguyên mạng sẽ bị thuê bao khác chiếm dụng. Vì vậy, để đảm bảo lợi ích cho khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ của mạng chuyển mạch gói thì một yêu cầu được đặt ra đó là phải xây dựng một mô hình tín cước mới. Hệ thống tính cước mới phải đảm bảo hỗ trợ được cho các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền IP như thông điệp thống nhất, hội nghị VoIP, video, mạng riêng ảo. Ngoài ra, hệ thống tính cước mới còn phải đảm bảo có thể dễ dàng thích ứng với các dịch vụ mơi sẽ xuất hiện trong tương lai đồng thời phải hỗ trợ các phương pháp ghi cước mềm dẻo và phải được hoạt động trên nguyên tắc tự động hoá. Để tính cước cho nhiều lớp dịch vụ như VoIP, tính cước dựa trên mức độ sử dụng (usage-based) là cần thiết. Nó cho phép thiết
  13. lập giá dịch vụ liên quan, và để điều khiển tải của lưu lượng mạng thông qua các hợp đồng lưu lượng. Tạo ra bản ghi chi tiết cho tính cước trên cơ sở mức độ sử dụng là thực sự khó khăn trong mạng IP, bởi vì các gói dữ liệu liên quan đến một cuộc gọi không nhất thiết phải đi qua cùng một tuyến đường để đến đích, và do đó chúng có thể có các QoS khác nhau. Các Gateway IP/PSTN phải giám sát chất lượng toàn bộ cuộc gọi để đảm đạt được SLA. Thêm vào đó, dữ liệu tính cước thu thập được phải tương thích với các hệ thống tính cước của các mạng khác hay của các nhà cung cấp dịch vụ để có thể trao đổi thông tin tính cước. Bộ thu Bộ tổng thậpcước hợp bản ghi Mạng IP Hệ thống Gateway tính cước Hình 2.24 Mô hình hệ thống tính cước mới. Để đảm bảo được các yêu cầu trên, hệ tính cước sẽ bao gồm các thành phần như trên. Trong đó:  Bộ thu thập dữ liệu mức độ sử dụng để giải quyết việc thu thập dữ liệu mức độ sử dụng từ các phần tử mạng.
  14.  Bộ tổng hợp bản ghi có nhiệm vụ tập hợp và chuyển đổi các các thông tin về cách sử dụng thành dạng thức mà hệ thống tính cước hiểu được (còn được gọi là XDR - IPDR)  Hệ thống phân loại sẽ sử dụng các bản ghi mức độ sử dụng tại đầu vào (nghĩa là: IPDR) để tính toán giá trị thành tiền tương ứng.  Hệ thống tính cước bao gồm cả chăm sóc khách hàng nên mở rộng để định nghĩa các loại dịch vụ mới và các dự kiến phân mức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1