PHƯƠNG PHÁP LUẬN<br />
ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN NƯỚC TƯỚI<br />
Đào Văn Khiêm<br />
Khoa Kinh tế - Đại học Thuỷ lợi<br />
Tóm tắt:<br />
Đo lường giá trị kinh tế của tài nguyên nước là một trong những mối quan tâm<br />
đặc biệt của các chuyên gia kinh tế tài nguyên nước khắp nơi trên thế giới. Tuy<br />
nhiên, ở Việt nam, vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ tương xứng<br />
với tầm quan trọng của bài toán này trong việc trợ giúp công tác phát triển và<br />
quản lý tài nguyên nước. Nội dung bài báo đề cập tới cơ sở khoa học của các<br />
thước đo lợi ích của nước, phân tích và lựa chọn mô hình tính toán giá trị kinh tế<br />
của nước, và ứng dụng thực tế của mô hình tại Hệ thống tưới Núi cốc, tỉnh Thái<br />
nguyên. Tác giả cũng đã thực hiện so sánh các kết quả của một số mô hình đánh<br />
giá giá trị của nước khác nhau để minh hoạ cho kết quả tính toán cho thấy ưu thế<br />
của phương pháp mô hình quy hoạch phi tuyến.<br />
***<br />
Trong Tuyên bố Dublin (Ireland, 1992) tài nguyên nước có giá trị kinh tế và phải<br />
được coi là một hàng hoá kinh tế. Tuy nhiên, “giá trị kinh tế” (gọi tắt là giá trị)<br />
không phải là một khái niệm đơn giản, đặc biệt trong các ứng dụng tính toán kinh<br />
tế tài nguyên nước ở nước ta, cụ thể là, đại lượng này hầu như chưa được đề cập<br />
tới trong hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học của các chuyên gia ngành nước<br />
của chúng ta. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới các kết quả khoa học cũng như ứng<br />
dụng lớn của ngành nước, ví dụ như lĩnh vực quy hoạch tài nguyên nước. Mục tiêu<br />
của bài viết này nhằm giới thiệu một trong số những thước đo giá trị như vậy, cụ<br />
thể là ý muốn thanh toán (WTP) dựa vào đường cầu Marshall và ứng dụng của nó<br />
trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tưới cho lúa tại một số hệ thống nước ở Việt nam.<br />
1. GIỚI THIỆU VỀ ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC<br />
Trong đại đa số các dự án tài nguyên nước, các nhà phân tích Lợi ích – Chi phí<br />
của chúng ta thường tính Bt , C t (Lợi ích năm t và Chi phí năm t) một cách đơn<br />
giản thái quá: Bt p k q k , trong đó p k , q k là giá và khối lượng sản phẩm thứ k tại<br />
năm thứ t (công thức tính C t cũng tương tự cho các đầu vào của dự án). Công thức<br />
trên chỉ dùng được cho những dự án nhỏ lẻ vì một lý do đơn giản là nếu quy mô<br />
của dự án chiếm một tỷ phần đáng kể của thị trường thì p k p k (q k ) , tức là giá và<br />
khối lượng sản phẩm có quan hệ với nhau, và quan hệ này chính là quan hệ cầu<br />
của thị trường. Việc bỏ qua quan hệ này, chưa kể tới một số hàng hoá (hoặc tài<br />
nguyên) không có giá cả thị trường vì các “thất bại thị trường” cho nên việc tính<br />
toán còn phức tạp hơn nhiều, dẫn tới việc phân tích Lợi ích – Chi phí không còn<br />
chính xác, mặc dù còn chưa xét đến những biến động trong tỷ lệ chiết khấu.<br />
Vì vậy, từ lâu các nhà kinh tế khắp nơi trên toàn thế giới đã không coi trọng<br />
phương pháp phân tích Lợi ích – Chi phí này nữa, và thực sự đã tiến hành nhiều<br />
nghiên cứu để đổi mới phương pháp này về bản chất. Một trong những thay đổi là:<br />
để lựa chọn một thước đo về giá trị của nước, chúng ta cần phải xem xét một số<br />
điểm cơ bản của lý thuyết đo lường giá trị tài nguyên – môi trường nói chung và<br />
giá trị tài nguyên nước nói riêng. Trước hết chúng ta nhắc lại khái niệm ý muốn<br />
thanh toán (WTP) và ý muốn chấp nhận đền bù (WAC). Theo định nghĩa WTP là<br />
khối lượng lợi ích tối đa (thường tính qua tiền) mà cá nhân muốn bỏ ra để có được<br />
một loại hàng hoá nào đó, ví dụ như các sử dụng nước (nước tưới, nước sinh hoạt,<br />
nước công nghiệp, …); còn WAC là khối lượng lợi ích tối thiểu mà cá nhân sẽ yêu<br />
cầu để từ bỏ sử dụng một hàng hoá nào đó. Về nguyên tắc, WTP và WAC là<br />
không trùng nhau, WTP bị phụ thuộc vào thu nhập còn WAC thì không.<br />
WTP và WAC có thể được phân loại theo kiểu tác động vật lý như (i) tác động<br />
trực tiếp lên con người (sức khoẻ, hương vị, tầm nhìn, sắc đẹp); (ii) tác động lên<br />
hệ sinh thái (năng suất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, đa dạng sinh thái,<br />
…); (iii) tác động lên các hệ vô sinh (huỷ hoại nguyên vật liệu, đất trồng, chi phí<br />
sản xuất, thời tiết, khí hậu, …), và kiểu tác động kinh tế như: (i) các tác động làm<br />
thay đổi thu nhập, cung, cầu, và giá cả hàng hoá đối với người tiêu dùng; và (ii)<br />
các tác động tới các hàng hoá không được mua bán một cách bình thường qua hệ<br />
thống thị trường (nước tưới, nước sinh hoạt, phòng chống ô nhiễm nước, …)<br />
Theo mô hình kinh tế vi mô, chúng ta có bài toán tối ưu sau:<br />
max u u ( x, r , d )<br />
với các ràng buộc : f ( y, r , d ) 0 , ràng buộc hàm sản xuất<br />
s y x 0 , ràng buộc cung - cầu<br />
r r * , ràng buộc về tài nguyên<br />
trong đó u là lợi ích cá nhân, x là véc tơ hàng hoá (hoặc tài nguyên) do cá nhân<br />
tiêu dùng, y là véc tơ hàng hoá (hoặc tài nguyên) do xí nghiệp sản xuất, s là véc<br />
tơ hàng hoá (hoặc tài nguyên) sẵn có, r là véc tơ hàng công cộng, d là véc tơ giá<br />
trị mà cá nhân nhận được do giảm chất thải từ các xí nghiệp.<br />
Sử dụng phương pháp nhân tử Lagrange để phân tích bài toán trên, chúng ta nhận<br />
được một số kết luận như sau: ngoài những điều kiện bậc nhất về các chi phí và lợi<br />
ích cận biên như các hàng hoá thị trường thường phải thoả mãn, ta còn có được kết<br />
quả: (i) nhân tử Lagrange là giá bóng của r * _ tức là ta có thể tính được giá của<br />
việc hạn chế tài nguyên – môi trường, và (ii) các quan hệ hàm số giữa WTP cận<br />
biên và WAC cận biên của các luồng hàng hoá (hoặc tài nguyên) và khối lượng<br />
hàng hoá được cung cấp. Nói một cách khác, thông qua phân tích toán học, chúng<br />
ta có thể thấy, về nguyên tắc, chúng ta có thể tính toán được giá trị kinh tế của<br />
những hàng hoá (hoặc tài nguyên – môi trường), kể cả những hàng hoá (hoặc tài<br />
nguyên) không xuất hiện trên các thị trường trao đổi truyền thống.<br />
2. THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC<br />
Như trên đã nói, về nguyên tắc, mô hình toán học của bài toán tối ưu lợi ích điển<br />
hình của kinh tế học vi mô cho thấy hoàn toàn có thể xác định được giá (chính xác<br />
hơn là giá bóng _ là giá, mặc dù không quan sát được trên thị trường, phản ánh<br />
hành vi của thị trường theo một cách thức tương tự như giá thị trường) và các quan<br />
hệ đo lường lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, trong thực hành vẫn còn một số vấn đề cần<br />
lựa chọn, cân nhắc. Vấn đề thứ nhất ở đây là nên sử dụng đường cầu Marshall hay<br />
đường cầu Hicks để tính WTP và WAC?<br />
Vấn đề là ở chỗ, nếu sử dụng đường cầu Marshall, chúng ta có thể đưa ra một lời<br />
giải thích tương đối dễ hiểu về lợi ích và biến đổi lợi ích, được thể hiện bằng các<br />
phần diện tích nằm bên dưới đường cầu Marshall và trên đường chi phí cận biên<br />
của thị trường này. Tuy nhiên, lô gíc toán học cho thấy, điều nói trên chỉ đúng khi<br />
thay đổi trong thu nhập là tương đối nhỏ. Tức là, thước đo lợi ích theo hàm cầu<br />
Marshall, tuy có nhiều ưu điểm, nhưng về bản chất, không tương thích với một<br />
thước đo lợi ích như WTP và WAC chẳng hạn.<br />
Đường cầu Hicks lại có đủ ưu thế để giải quyết vấn đề lô gíc nói trên, tuy nhiên,<br />
việc tính toán hàm cầu Hicks, tuy đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn nằm ngoài khả<br />
năng của nhiều chuyên gia kinh tế tài nguyên – môi trường. Vào năm 1976, Willig<br />
đã đưa ra bài báo nổi tiếng biện hộ cho việc sử dụng đường cầu Marshall như một<br />
xấp xỉ cho thước đo lợi ích trong những điều kiện biến động thu nhập là nhỏ. Theo<br />
Willig, trong tình huống điển hình, biến động thu nhập lên tới 20% thì sai số trong<br />
tính toán lợi ích dựa vào đường cầu Marshall vẫn không ảnh hưởng lớn đến các<br />
kết quả tính toán giá trị của tài nguyên – môi trường thực tế.<br />
Vấn đề thứ hai là vấn đề số liệu dùng cho tính toán giá trị. Đối với việc tính toán<br />
giá trị của hàng hoá (hoặc tài nguyên), nói chung chúng ta cần phải có được các số<br />
liệu về khối lượng cũng như về giá cả của các hàng hoá đó và các hàng hoá có liên<br />
quan. Có một số số liệu có thể quan sát được trên thị trường như các hàng hoá<br />
(hoặc tài nguyên) được trao đổi trên các thị trường cạnh tranh. Trong điều kiện<br />
này, tính cạnh tranh làm cho các thông tin này không bị “bóp méo” và hoàn toàn<br />
có thể xử lý bởi các công cụ của khoa học thống kê một cách đáng tin cậy.<br />
Tuy nhiên, đối với các hàng hoá liên quan đến vấn đề tài nguyên – môi trường thì<br />
tình hình không phải như vậy, vì khi này có nhiều thất bại thị trường, cho nên tính<br />
cạnh tranh bị phá huỷ, dẫn tới việc các số liệu cần thiết cho tính toán giá trị trở nên<br />
không thể quan sát thấy một cách khách quan qua các giao dịch thị trường. Một<br />
trong những giải pháp cho vấn đề này là phương pháp CVM, là phương pháp lấy<br />
thông tin, số liệu cần thiết về hành vi thị trường thông qua phương pháp điều tra,<br />
xét hỏi. Tuy nhiên, để đạt được độ chính xác cần thiết, việc áp dụng phương pháp<br />
này đòi hỏi phải có những hiểu biết sâu sắc và khả năng thực hành có kinh<br />
nghiệm, nếu không chúng ta sẽ nhận được những kết quả phản tác dụng.<br />
Để minh hoạ cho việc áp dụng phương pháp tính toán giá trị nói trên, chúng tôi sẽ<br />
trình bày một ví dụ ứng dụng mà chúng tôi đã thực hiện cho hệ thống Quản lý và<br />
Khai thác Công trình Thuỷ lợi Núi Cốc thuộc tình Thái nguyên. Đây là một hệ<br />
thống tự chảy chủ yếu phục vụ dịch vụ tưới cho lúa, do vậy giá trị chính là giá trị<br />
của dịch vụ tưới lúa. Để tính giá trị của nước tưới cho lúa, chúng tôi đã lựa chọn<br />
thước đo lợi ích WTP dựa vào đường cầu Marshall đối với tưới, vì điều kiện<br />
Willig nói chung được thoả mãn. Hơn nữa, chúng tôi có đối chiếu với một số kết<br />
quả tính toán giá trị khác trong cùng một điều kiện số liệu để đưa ra những so sánh<br />
cần thiết.<br />
3. ĐO LƯỜNG GIÁ TRị KINH TẾ CỦA NƯỚC TƯỚI TẠI HỆ THỐNG<br />
NÚI CỐC – THÁI NGUYÊN<br />
a. Mô hình hoá. Hệ thống Núi cốc hiện đang phụ trách 4 khu tưới: Kênh chính,<br />
Kênh giữa, Kênh Đông, và Kênh Tây. Ngoài ra, hệ thống còn có thể phục vụ cung<br />
cấp nước tưới bổ sung cho Hiệp hoà - Bắc giang, và phục vụ một số hoạt động<br />
kinh tế khác như cung cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi thuỷ sản, sản xuất điện năng,<br />
góp phần phòng lũ, phụ vụ du lịch, …. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian gần đây,<br />
nhiệm vụ chủ yếu của Núi cốc là tưới, để minh hoạ phương pháp tính toán WTP,<br />
mô hình của của chúng tôi cũng sẽ chủ yếu tập trung vào tính toán WTP của tưới.<br />
Mặt khác, vì tính toán giá trị của nước tưới có tầm quan trọng lớn nhất (vì tưới<br />
được xem như ngành lãng phí nước nhất) và cũng là loại tính toán khó nhất (vì<br />
không có thị trường) trong số các sử dụng nước khác nhau, cho nên có thể coi tính<br />
toán giá trị tưới là điển hình cho các tính toán giá trị khác của nước. Nước sinh<br />
hoạt cũng có một vai trò tương tự, nhưng vì phạm vi bài viết có hạn, cho nên<br />
chúng tôi sẽ trình bày mô hình tính toán giá trị nước sinh hoạt trong một dịp khác.<br />
b. Tính cầu nước tưới. Theo định nghĩa, cầu tưới là quan hệ giữa lượng dịch vụ<br />
tưới và giá kinh tế của dịch vụ tưới và một số biến số khác như giá của các hàng<br />
hoá (hoặc tài nguyên) có liên quan. Tuy nhiên, vì đặc tính khó thay thế của mình<br />
nên cầu nước tưới chủ yếu chỉ phụ thuộc vào giá của chính nó mà thôi. Tức là<br />
chúng ta có quan hệ hàm số q w d ( p w ) trong đó q w là lượng nước tưới, p w là giá<br />
kinh tế của nước tưới, và d là hàm cầu.<br />
Để xác định được quan hệ này, trước hết cần phải chỉ ra dạng hàm của d . Các nhà<br />
kinh tế tưới thường chọn dạng của d là đa thức hoặc hàm mũ. Với đa thức, chỉ có<br />
đa thức bậc nhất (cầu tuyến tính) là thích hợp hơn cả, vì như chúng ta sẽ rõ sau<br />
này, hàm lợi ích tương ứng với hàm cầu này phải thoả mãn điều kiện tăng chậm<br />
dần, mà chỉ đa thức bậc hai (tích phân của cầu d ) mới đáp ứng được. Ngoài ra<br />
chúng ta có thể chọn d là hàm mũ, và hàm e-mũ là phù hợp cho điều này. Vì vậy<br />
trong mô hình này, chúng tôi đã lựa chọn ra hai dạng hàm cầu d để kiểm tra: hàm<br />
bậc hai và hàm e-mũ. Tuy nhiên có thể có nhận xét rằng hàm e-mũ là phi tuyến<br />
nên gợi ý cho chúng ta rằng hàm này sẽ có khả năng xấp xỉ đường cầu tưới một<br />
cách chính xác hơn một đường cầu tuyến tính, và nhận xét này sẽ được khẳng định<br />
thông qua kết quả tính toán cụ thể của mô hình sau này.<br />
Mặt khác, chúng ta cần phải xét tới các tiếp cận để xây dựng đường cầu tưới. Có<br />
hai tiếp cận tiêu biểu như sau:<br />
- Xây dựng cầu thông qua hàm sản xuất: trước hết chúng ta cần xây dựng<br />
hàm sản xuất y f (q w ) , trong đó y là sản lượng lúa. Quan hệ hàm sản xuất cho<br />
biết ứng với một khối lượng nước tưới, ta có một mức sản lượng tương ứng là y .<br />
Từ quan hệ này, giải một bài toán tối ưu lợi nhuận của người nông dân, chúng ta<br />
sẽ nhận được một hàm cầu bậc nhất. Hàm cầu này còn có tên gọi là hàm cầu dẫn<br />
xuất của tưới vì cầu của tưới được rút ra không phải một cách trực tiếp mà gián<br />
tiếp thông quan hàm sản xuất.<br />
- Xây dựng cầu tưới trực tiếp bằng phương pháp kinh tế lượng: Tuy việc xây<br />
dựng cầu thông qua hàm sản xuất là một tiếp cận truyền thống của các nhà kinh tế<br />
tưới, nhưng trong thời gian gần đây, do sự hiểu biết về bản chất cầu tưới ngày<br />
càng gia tăng, các nhà kinh tế tưới đã đề xuất xây dựng cầu tưới một cách trực tiếp<br />
hơn thông qua phương pháp kinh tế lượng (econometrics). Bản chất của phương<br />
pháp này là dựa trực tiếp vào các quan sát (q w , p w ) (lượng nước tưới, giá nước<br />
tưới) tại các vị trí đặc biệt: ví dụ như khi hoàn toàn không có nước, giá nước tưới<br />
khi đó sẽ dễ xác định hơn (khoảng 20-23% sản lượng), hoặc khi có đủ nước (6500<br />
m3/ha) thì giá kinh tế của tưới sẽ xấp xỉ bằng không vì người nông dân không cần<br />
thêm nước tưới nữa.<br />
Sau khi đã có những quan sát này, ta có thể sử dụng phương pháp kinh tế lượng để<br />
tiến hành hồi quy. Tuy nhiên, để gia tăng khả năng bảo đảm của kết quả, ta cần sử<br />
dụng các biện pháp hồi quy tổng quát hơn, ví dụ như Bình phương tối thiểu tổng<br />
quát (GLS _ General Least Square), để giải quyết vấn đề đến sự vi phạm giả thiết<br />
phương sai cố định của Bình phương tối thiểu nguyên thuỷ (OLS _ Original Least<br />
Square). Ngoài ra cũng cần sử dụng hồi quy này để lưu ý tới độ co dãn rất thấp của<br />
d ln q w<br />
cầu tưới ( ed 0,12 ), vì tưới là dịch vụ khó có thể thay thế bởi một đầu<br />
d ln p w<br />
vào sản xuất nào khác.<br />
Chúng tôi đã thử nghiệm nhiều phương án tương ứng với các trường hợp đã nói ở<br />
trên. Một số kết quả điển hình thu được là:<br />
Cầu tưới tuyến tính p w aq w b<br />
Khu tưới Vụ Hệ số a Hệ số b<br />
Kênh Chính Đông – Xuân -42,462 233,330<br />
Hè – Thu -116,672 894,872<br />
Kênh Giữa Đông – Xuân -55,902 511,109<br />
Hè – Thu -107,070 1461,530<br />
Kênh Tây Đông – Xuân -37,577 302,136<br />
Hè – Thu -73,379 562,820<br />
Kênh Đông Đông – Xuân -55,906 381,197<br />
Hè – Thu -43,512 466,667<br />
Cầu tưới phi tuyến p w a exp( q w / b)<br />
Khu tưới Vụ Hệ số a Hệ số b<br />
Kênh Chính Đông – Xuân 282,0 0,639<br />
Hè – Thu 304,0 0,639<br />
Kênh Giữa Đông – Xuân 376,0 1,040<br />
Hè – Thu 364,9 1,330<br />
Kênh Tây Đông – Xuân 339,0 0,923<br />
Hè – Thu 365,0 1,140<br />
Kênh Đông Đông – Xuân 352,9 0,778<br />
Hè – Thu 345,0 1,050<br />
c. Chạy mô hình Sau khi tính được đường cầu tưới, tại mỗi khu tưới, ứng với<br />
từng vụ, chúng ta còn cần phải tính thêm đường chi phí cận biên của tưới. Tuy<br />
nhiên, đây không phải là một khó khăn, và để cho đơn giản mô hình, chúng tôi<br />
không đề cập tới chi phí cận biên trong tính toán này, và bài toán của chúng ta sẽ<br />
liên quan tới thu nhập thô của tưới thay vì lợi nhuận ròng.<br />
Như vậy, chúng ta đã coi mỗi khu tưới như một thị trường dịch vụ tưới riêng biệt.<br />
Tuy nhiên, các quan hệ cân bằng nước cho thấy, khối lượng nước tưới tại từng thị<br />
trường riêng biệt này đều bị phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, chúng ta cần xác định<br />
tình trạng tối ưu của toàn bộ hệ thống thay vì tối ưu cục bộ. Nếu ký hiệu q w là k<br />
<br />
khối lượng nước tưới tại khu vực thứ k, ta có thể viết bài toán dưới dạng sau:<br />
max TB TBk , trong đó TBk là WTP tại khu tưới thứ k.<br />
<br />
tuỳ thuộc vào các ràng buộc cân bằng nước, ràng buộc hồ chứa, ràng buộc công<br />
suất kênh mương, …<br />
Ở đây, chúng ta cần lưu ý công thức tính WTP tại khu tưới k được thiết lập bởi<br />
diện tích nằm bên dưới đường cầu ròng Marshall của nước tại khu tưới k, như sau:<br />
q wk<br />
<br />
TBk d (q)dq , trong đó d (q) là đường cầu tưới tại khu k.<br />
0<br />
<br />
<br />
Trong trường hợp d (q) là tuyến tính, TBk là hàm bậc hai, và chúng ta cần giải một<br />
bài toán quy hoạch bậc hai, ngược lại nếu d (q) có dạng e-mũ, TBk nhìn chung<br />
cũng là một hàm e-mũ, và chúng ta sẽ có một bài toán phi tuyến _ tổng của các<br />
hàm e-mũ. Sử dụng một phần mềm tính toán tối ưu bất kỳ (như GAMS, LINGO,<br />
thậm chí cả EXEL), chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng nhận được kết quả bằng số.<br />
d. So sánh kết quả Chúng tôi đã thực hiện một số phương án khác nhau trong<br />
việc tính toán kiểm tra thước đo giá trị đối với Hệ thống Núi cốc nhằm so sánh các<br />
tiếp cận đo lường giá trị khác nhau. Phương pháp thứ nhất là phương pháp truyền<br />
thống; phương pháp thứ hai là CVM, nhằm đánh giá giá trị nước tưới thông qua<br />
điều tra phỏng vấn một số chuyên gia và các nhà quản lý của hệ thống; phương<br />
pháp thứ ba là tính toán giá trị nước tưới thông qua hàm cầu tuyến tính, và phương<br />
pháp thứ tư là tính toán giá trị nước tưới bằng cầu phi tuyến (e-mũ).<br />
Kết quả của các phương pháp trên cho thấy:<br />
- Phương pháp truyền thống đánh giá quá cao các lợi ích của nước tưới<br />
- Phương pháp CVM cho thấy giá trị nước tưới của Núi cốc là vào khoảng<br />
trên 2 tỷ VND/năm<br />
- Phương pháp sử dụng cầu tuyến tính cho kết quả vào khoảng 5,6 tỷ<br />
VND/năm<br />
- Phương pháp sử dụng cầu e-mũ cho kết quả là 2,4 tỷ VND/năm<br />
Đối chiếu các kết quả trên, chúng ta thấy phương pháp CVM và phương pháp tính<br />
giá trị sử dụng cầu phi tuyến e-mũ đưa ra giá trị phù hợp với điều kiện của hệ<br />
thống Quản lý và Khai thác Núi cốc.<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Phương pháp luận tính toán giá trị kinh tế của tài nguyên nói chung và nước tưới<br />
nói riêng phản ánh được nhiều thuộc tính kinh tế của tài nguyên – môi trường,<br />
giúp cho các nhà quản lý hiểu biết sâu sắc về các kiến thức tài nguyên – môi<br />
trường. Mặt khác, phương pháp luận này cùng với các công cụ tính toán hiện đại<br />
hoàn toàn có thể giúp cho việc thực hành một cách có hiệu quả trong việc đánh giá<br />
giá trị thực tế của tài nguyên – môi trường tại các vị trí cụ thể.<br />
Vì mục đích của bài viết này chỉ là giới thiệu một phương pháp luận tính toán và<br />
khả năng áp dụng thực tế của tiếp cận đo lường giá trị của tài nguyên – môi<br />
trường, cho nên tác giả chỉ dừng lại ở các tính toán cho một mục tiêu sử dụng<br />
nước _ là sử dụng nước tưới cho lúa. Tuy nhiên, trong thực tế, tiếp cận nói trên có<br />
thể mở rộng cho bất kỳ sử dụng nước nào, và cho cả các hệ thống nhiều sử dụng<br />
nước phức tạp khác nhau. Việc áp dụng cho trường hợp đa-sử dụng sẽ được trình<br />
bày trong một bài viết khác.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
Anderson, G.D. & Bishop, R.C. 1986. The valuation problem. In: D.W. Bromley (ed.). Natural Resource<br />
Economics: Policy problems and contemporary analysis. Boston: Kluwer-Nijhoff Publishing. [Recent<br />
Economic Thought Series].<br />
Colby, B.G. 1989. Estimating the value of water in alternative uses. Natural Resources Journal.<br />
Delft Hydraulics. 1994. Framework of analysis for river basin management. Delft, the Netherlands: Delft<br />
Hydraulics' River Basin Management Group.<br />
Easter, K.W. & Hearne, R. 1995. Water markets and decentralized water resources management:<br />
International<br />
problems and opportunities. Water Resources Bulletin, 31(1):9-20.<br />
Easter, K.W.; Rosegrant, M.W.; & Dinar, A. 1998. Markets for water: Potential and performance. Boston:<br />
Kluwer Academic Press. [Natural resource management and policy, 15].<br />
Freeman III, A.M. 1986. The valuation problem: Comment 1. In: D.W. Bromley (ed.). Natural Resource<br />
Economics: Policy problems and contemporary analysis. Boston: Kluwer Nijhoff Publishing. [Recent<br />
Economic Thought Series].<br />
Gibbons, D.C. 1986. The economic value of water. Washington, D.C.: Resources for the Future.<br />
Hoekstra, A.Y.; Savenije, H.H.G.; & Chapagain, A.K. 2000. Water value flows: A case study on the<br />
Zambezi<br />
basin. Delft, the Netherlands: International Institute for Infrastructural, Hydraulic and Environmental<br />
Enginering (IHE). [Value of Water Research Report Series, 2].<br />
James, L.D. & Lee, R.R. 1971. Economics of water resources planning. New York: McGraw-Hill Book<br />
Company. [McGraw-Hill series in water resources and environmental engineering].<br />
Just, R.E.; Hueth, D.L.; & Schmitz, A. 1982. Applied welfare economics and public policy. Englewood<br />
Cliffs,<br />
N.J.: Prentice-Hall.<br />
Khiem, Dao Van. Modeling demand curve for irrigation water in Dinhhoa Distric, Thai nguyên. Tap chi<br />
Nong nghiep, 11/ 2001.<br />
Khiem, Dao Van. Water Valuation. Report in AIT, Bangkoc. 12/2002.<br />
Khiem, Dao Van. Báo cáo đề tài cấp bộ “tính toán chi phí một mét khối nước cho các hệ thống thuỷ lợi”,<br />
Hà nội, tháng 04 năm 2006.<br />
Kindler, J. & Russell, C.S. 1984. Modeling water demands. London: Academic Press.<br />
Postle, M.G.; Berry, N.; & Westcott, R. 1997. The economics of low flow rivers. In: M. Kay; T. Franks; &<br />
L.<br />
Smith (eds.). Water: economics, management and demand. London: E & FN Spon.<br />
Young, R.A. 1996. Measuring economic benefits for water investments and policies. Washington, D.C.:<br />
The<br />
World Bank. [World Bank Technical Paper, 338].<br />
Young, R.A. & Gray, S.L. 1985. Input-output models, economic surplus, and the evaluation of state or<br />
regional<br />
water plans. Water Resources Research, 21(12):1819-1823.<br />
Young, R.A. & Haveman, R.H. 1985. Economics of water resources: A survey. In: A.V. Kneese & J.L.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Abstract:<br />
Measuring economic values of variuos water uses is one of the most important<br />
concerns of water resources economists all over the world. However, this issue is<br />
still studied not enough being deserving to the its role in supporting decision-<br />
making processes in water resources setor. This paper addresses the theoretical<br />
basis of the value measures of the water, and analyses and chooses models to<br />
estimate water values in the Nui coc irrigation system in Thainguyen province.<br />
The author also compares the results of the estimations of several available<br />
models showing the advantages of the nolinear programming model.<br />