Nguyễn Phương Liên<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
88(12): 99 - 103<br />
<br />
PHƢƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ<br />
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG<br />
Nguyễn Phƣơng Liên*<br />
Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Biểu đồ là dạng số liệu thống kê đặc biệt, là hình ảnh thể hiện trực quan các số liệu thống kê khác<br />
nhau. Biểu đồ có nhiều loại và trong mỗi loại lại có nhiều dạng khác nhau, ở mỗi dạng đó sẽ thích<br />
hợp với việc thể hiện hệ thống các bảng số liệu riêng. Có những bảng số liệu cho phép vẽ nhiều<br />
dạng biểu đồ với khả năng thích hợp và trực quan như nhau, có những bảng số liệu cho phép vẽ<br />
nhiều dạng biểu đồ với khả năng thích hợp và trực quan khác nhau, nhưng cũng có những bảng số<br />
liệu chỉ cho phép vẽ được một dạng biểu đồ thích hợp. Thực tế dạy học hiện nay cho thấy kĩ năng<br />
vẽ biểu đồ của học sinh còn nhiều hạn chế. Việc hướng dẫn học sinh biết cách phân tích bảng số<br />
liệu, lựa chọn loại biểu đồ thích hợp và vẽ các loại biểu đồ đúng cách là góp phần rèn luyện cho<br />
học sinh một kĩ năng quan trọng trong hệ thống tri thức địa lí ở trường phổ thông.<br />
Từ khóa: Số liệu thống kê, biểu đồ, kĩ năng, trực quan, thích hợp.<br />
<br />
Biểu đồ địa lí là một hình vẽ có tính trực quan<br />
cao, cho phép mô tả động thái phát triển, quy<br />
mô, cơ cấu, tỉ lệ thành phần ... của các đối<br />
tượng địa lí. Trong chương trình địa lí ở phổ<br />
thông, rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ là một<br />
trong những yêu cầu cơ bản của chuẩn kiến<br />
thức và kĩ năng. Trong cấu trúc của mỗi đề thi<br />
địa lí, vẽ biểu đồ là một bài tập bắt buộc,<br />
thường chiếm khoảng 1/3 tổng số điểm của<br />
toàn bài. Nhận thức được vị trí của biểu đồ<br />
trong môn học địa lí, các tác giả: Phạm Ngọc<br />
Đĩnh[2], Lê Thông[6], Đỗ Ngọc Tiến, Phí<br />
Công Việt[4], Trịnh Trúc Lâm[3]... đã xuất<br />
bản các tài liệu hướng dẫn kĩ thuật thể hiện<br />
các biểu đồ địa lí, trong các tài liệu đó đã giới<br />
thiệu các loại biểu đồ và các thao tác cơ bản<br />
khi vẽ biểu đồ địa lí. Song thực tế dạy học ở<br />
phổ thông cho thấy, kĩ năng vẽ biểu đồ của<br />
học sinh còn chậm, không đúng kĩ thuật,<br />
không đảm bảo "đúng- đẹp- chính xác". Vấn<br />
đề là ở chỗ học sinh còn lúng túng trong việc<br />
lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất theo yêu cầu<br />
của đề bài. Trên cơ sở phân tích các tài liệu,<br />
tìm hiểu tình hình thực tế giảng dạy và từ kinh<br />
nghiệm của bản thân, trong bài viết này, tác giả<br />
đề cập tới cách vẽ một số loại biểu đồ địa lí<br />
<br />
phổ biến, và đặc biệt chú ý tới hướng dẫn học<br />
sinh cách lựa chọn loại biểu đồ phù hợp.*<br />
CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ<br />
- Biểu đồ cơ cấu: Biểu hiện những số liệu của<br />
các bộ phận trong tổng thể hoặc tỉ trọng của<br />
một hoặc nhiều thành phần so với tổng thể.<br />
Loại biểu đồ này có thể trình bày bằng hình<br />
tròn, hình vuông, biểu đồ miền...<br />
- Biểu đồ so sánh: Dùng để so sánh những số<br />
liệu đã được trực quan hóa của hiện tượng<br />
này với các hiện tượng khác. Loại biểu đồ này<br />
có thể trình bày bằng hình tròn, hình cột...<br />
- Biểu đồ động thái: Dùng để thể hiện quá trình<br />
phát triển của các hiện tượng qua các số liệu đã<br />
được trực quan hóa. Loại biểu đồ này có thể<br />
trình bày bằng đường biểu diễn, hình cột...<br />
CÁCH LỰA CHỌN LOẠI BIỂU ĐỒ<br />
THÍCH HỢP<br />
Dạng bài tập trực tiếp : Loại bài tập này<br />
thường nêu trực tiếp loại biểu đồ cần vẽ. Với<br />
dạng bài tập này, học sinh lựa chọn biểu đồ<br />
phù hợp theo yêu cầu trực tiếp của đề bài.<br />
Ví dụ: Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện....<br />
Dạng bài tập gián tiếp: Yêu cầu chỉ nêu "vẽ<br />
biểu đồ thích hợp nhất thể hiện..." Khi đó, đòi<br />
hỏi người học phải căn cứ vào yêu cầu, tên,<br />
*<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Tel: 0983.524.132; Email: hunglinhlienhuong@yahoo.com.vn<br />
<br />
99<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Phương Liên<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nội dung bảng số liệu và chú ý đến chức năng<br />
của các loại biểu đồ để lựa chọn loại biểu đồ<br />
phù hợp nhất. Biểu đồ thích hợp nhất để thể<br />
hiện bảng số liệu thống kê cho trước phải thỏa<br />
mãn hai điều kiện: thể hiện chính xác bảng số<br />
liệu theo yêu cầu và có tính trục quan cao nhất.<br />
Nếu bảng số liệu thể hiện giá trị tuyệt đối<br />
hoặc tương đối về quy mô, cơ cấu và sự thay<br />
đổi quy mô, cơ cấu của tổng thể trong một,<br />
hai hoặc ba mốc thời gian, hoặc, bảng số liệu<br />
thể hiện sự so sánh về quy mô và cơ cấu của<br />
tổng thể trong một mốc thời gian của một, hai<br />
hoặc ba lãnh thổ khác nhau với cùng đơn vị<br />
tính... thì biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là<br />
biểu đồ hình tròn hoặc hình vuông.<br />
Nếu nội dung bảng số liệu là giá trị tuyệt đối<br />
hoặc tương đối thể hiện tình hình phát triển<br />
hay so sánh giá trị của các đối tượng trong<br />
một hoặc nhiều mốc thời gian với một hoặc<br />
hay hai đơn vị khác nhau... thì dạng biểu đồ<br />
lựa chọn phù hợp nhất là hình cột.<br />
Nếu nội dung bảng số liệu là giá trị tuyệt đối<br />
hoặc tương đối thể hiện tốc độ tăng trưởng<br />
hay động thái phát triển của các đối tượng<br />
trong nhiều mốc thời gian với một, hai hoặc<br />
nhiều đơn vị khác nhau (đặc biệt dạng bảng<br />
số liệu thể hiện nhiều đối tượng trong nhiều<br />
mốc thời gian có nhiều đơn vị khác nhau)...<br />
thì dạng biểu đồ lựa chọn phù hợp nhất là<br />
biểu đồ đường, ngoài ra trong một số trường<br />
hợp có thể lựa chọn biểu đồ cột hay biểu đồ<br />
kết hợp.<br />
Nếu nội dung bảng số liệu là giá trị tuyệt đối<br />
hoặc tương đối thể hiện mối quan hệ của hai,<br />
ba đối tượng có từ một hoặc hai đơn vị khác<br />
nhau trong nhiều mốc thời gian ... thì biểu đồ<br />
lựa chọn phù hợp nhất là biểu đồ kết hợp (cột<br />
đường), ngoài ra ta cũng có thể lựa chọn biểu<br />
đồ hình cột hoặc biểu đồ đường.<br />
Nếu nội dung bảng số liệu là giá trị tuyệt đối<br />
hoặc tương đối thể hiện cơ cấu và sự thay đổi<br />
cơ cấu của tổng thể hoặc động thái phát triển<br />
của nhóm các đối tượng có liên quan chặt chẽ<br />
trong tổng thể với nhau ở nhiều mốc thời gian<br />
(Từ ba mốc trở lên) ... thì biểu đồ lựa chọn<br />
phù hợp nhất là biểu đồ miền.<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
88(12): 99 - 103<br />
<br />
XỬ LÍ SỐ LIỆU<br />
Xử lí số liệu là một bước rất quan trọng trong<br />
vẽ biểu đồ, xử lí số liệu đúng quyết định đến<br />
vẽ biểu đồ đúng. Trong vẽ biểu đồ, thường<br />
gặp một số cách xử lí số liệu sau:<br />
- Tính tỉ lệ cơ cấu của từng thành phần trong<br />
tổng thể: Lấy số liệu tuyệt đối của từng thành<br />
phần x 100 rồi chia cho tổng số (Đơn vị %).<br />
Nếu bảng số liệu không có cột tổng số thì<br />
phải cộng số liệu giá trị tuyệt đối của các<br />
thành phần để tìm tổng.<br />
- Tính các chỉ số phát triển: Đặt giá trị đại<br />
lượng của năm đầu tiên trong bảng thống kê<br />
là 100%. Giá trị đại lượng của các năm tiếp<br />
theo đều được chia cho giá trị đại lượng của<br />
năm đối chứng rồi nhân với 100 sẽ thành tỉ lệ<br />
phát triển (%) so với năm đối chứng.<br />
- Căn cứ vào yêu cầu câu hỏi, dạng biểu đồ<br />
lựa chọn và số liệu đã cho trong các bảng số<br />
liệu mà ta có thể phải thực hiện tính toán sao<br />
cho phù hợp dựa theo một số công thức tính<br />
toán dùng trong địa lí.<br />
- Đối với dạng biểu đồ hình tròn hoặc biểu đồ<br />
ô vuông, sau khâu xử lí số liệu ta phải thực<br />
hiện khâu tính bán kính r cho hình tròn và<br />
tính cạnh a cho hình vuông trong các trường<br />
hợp cần thiết theo công thức:<br />
Bán kính:<br />
R2 = R1 x<br />
<br />
S2<br />
,R3 = R1 x<br />
S1<br />
<br />
S3<br />
...<br />
S1<br />
<br />
Cạnh hình vuông:<br />
a2 = a 1 x<br />
<br />
S2<br />
, a3 = a1 x<br />
S1<br />
<br />
S3<br />
, ... [2]<br />
S1<br />
<br />
VẼ BIỂU ĐỒ<br />
- Biểu đồ hình tròn: Vẽ khung cho biểu đồ<br />
hình tròn theo bán kính đã lấy hoặc đã tính,<br />
trường hợp nhiều hình tròn ta nên để chúng<br />
trùng trên một đường thẳng, đặt chúng cân<br />
xứng vào giữa khổ giấy nhằm đảm bảo tính<br />
khoa học, chính xác và thẩm mĩ. Vẽ lần lượt<br />
các thành phần của tổng thể theo số liệu đã<br />
cho hoặc đã xử lí theo thứ tự của bảng số liệu<br />
100<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Phương Liên<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
từ trên xuống dưới. Thống nhất vẽ thành phần<br />
đầu bắt đầu từ đường bán kính trùng với kim<br />
đồng hồ chỉ 12h và theo chiều kim đồng hồ,<br />
mỗi 1% tương ứng 3.60, mỗi góc 900 tương<br />
ứng 25%.<br />
- Biểu đồ hình vuông: Vẽ khung cho biểu đồ<br />
hình vuông theo cạnh a đã lấy hoặc đã tính<br />
gồm 100 ô vuông đều nhau. Vẽ lần lượt các<br />
thành phần của tổng thể theo số liệu đã cho<br />
hoặc đã xử lí theo thứ tự của bảng số liệu từ<br />
trên xuống dưới. Thống nhất vẽ thành phần<br />
đầu bắt đầu từ ô vuông đầu tiên phía trên bên<br />
trái theo hàng hàng ngang hoặc hàng dọc.<br />
Mỗi ô vuông tương ứng 1%.<br />
- Biểu đồ hình cột: Vẽ hệ toạ độ Oxy (Trong<br />
trường hợp có hai đơn vị ta vẽ hai trục tung<br />
Oy va Oy,). Trên trục tung Oy (Hoặc Oy,)<br />
chia đơn vị của đối tượng là những đơn vị<br />
chẵn đều nhau, đơn vị lớn nhất trên trục tung<br />
Oy (Hoặc Oy,) tương đối với giá trị lớn nhất<br />
đã có trong bảng số liệu. Trên trục Ox chia<br />
khoảng cách năm hoặc khoảng cách các đối<br />
tượng. Nếu là các đối tượng khác nhau thì<br />
khoảng cách là đều nhau, còn nều là tiến trình<br />
thời gian thì khoảng cách được chia theo tiến<br />
trình thời gian đó. Vẽ lần lượt các cột từ trái<br />
qua phải thể hiện tình hình phát triển hay so<br />
sánh giá trị của các đối tượng theo khoảng<br />
cách năm hoặc khoảng cách các đối tượng đã<br />
chia trên trục Ox. Cột đầu tiên nên để cách<br />
trục tung Oy một khoảng cách nhất định và<br />
độ rộng các cột phải đảm bảo đều nhau.<br />
- Biểu đồ đường: Vẽ hệ toạ độ Oxy (Trong<br />
trường hợp có hai đơn vị ta vẽ hai trục tung<br />
Oy va Oy,). Trên trục tung Oy (Hoặc Oy,)<br />
chia đơn vị của đối tượng là những đơn vị<br />
chẵn đều nhau, đơn vị lớn nhất trên trục tung<br />
Oy (Hoặc Oy,) tương đối với giá trị lớn nhất<br />
đã có trong bảng số liệu. Trên trục Ox chia<br />
khoảng cách năm của các đối tượng theo tiến<br />
trình thời gian đã cho. Vẽ lần lượt các điểm<br />
uốn từ trái qua phải của từng đối tượng thể<br />
hiện tình hình phát triển hay so sánh giá trị<br />
của các đối tượng theo khoảng cách năm đã<br />
chia trên trục Ox. Thông thường điểm uốn<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
88(12): 99 - 103<br />
<br />
của mốc thời gian đầu tiên để trùng với trục<br />
tung Oy.<br />
- Biểu đồ miền:<br />
+ Đối với biểu đồ miền cơ cấu: Vẽ khung cho<br />
biểu đồ miền là hình chũ nhật với chiều cao là<br />
10 dòng kẻ, cạnh đứng thể hiện đơn vị % và<br />
cạnh ngang thể hiện khoảng cách năm đã cho,<br />
đặt chúng cân xứng vào giữa khổ giấy nhằm<br />
đảm bảo tính khoa học, chính xác và thẩm mĩ.<br />
Dựa vào hệ toạ độ đã vẽ và số liệu đã cho, ta<br />
vẽ lần lượt hệ thống các điểm uốn như trong<br />
vẽ biểu đồ đường: Vẽ lần lượt các điểm uốn<br />
từ trái qua phải của từng đối tượng thể hiện<br />
cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu của các đối<br />
tượng theo khoảng cách năm đã chia trên trục<br />
Ox. Các điểm uốn của mốc thời gian đầu tiên<br />
để trùng với trục tung Oy. Giới hạn giữa các<br />
đường biểu diễn là miền giá trị cần thể hiện.<br />
+ Đối với biểu đồ miền giá trị: Vẽ khung cho<br />
biểu đồ là hệ toạ độ Oxy, trên trục tung Oy<br />
chia đơn vị của đối tượng là những đơn vị<br />
chẵn đều nhau, đơn vị lớn nhất trên trục tung<br />
Oy tương đối với giá trị lớn nhất đã có trong<br />
bảng số liệu. Trên trục Ox chia khoảng cách<br />
năm đã cho, đặt chúng cân xứng vào giữa khổ<br />
giấy nhằm đảm bảo sự khoa học, chính xác và<br />
thẩm mĩ. Dựa vào hệ toạ độ đã vẽ và số liệu<br />
đã cho, ta vẽ lần lượt hệ thống các điểm uốn<br />
như trong vẽ biểu đồ đường: Vẽ lần lượt các<br />
điểm uốn từ trái qua phải của từng đối tượng<br />
thể hiện tình hình phát triển các đối tượng<br />
theo khoảng cách năm đã chia trên trục Ox.<br />
Thông thường các điểm uốn của mốc thời<br />
gian đầu tiên để trùng với trục tung Oy. Giới<br />
hạn giữa các đường biểu diễn là miền giá trị<br />
cần thể hiện.<br />
HOÀN THIỆN BIỂU ĐỒ<br />
- Ghi tên cho biểu đồ: Ghi vào chính giữa khổ<br />
giấy bên trên hoặc bên dưới của biểu đồ.<br />
- Ghi bảng chú giải cho biểu đồ:<br />
Đối với các biểu đồ có ít đối tượng, số liệu<br />
có thể ghi trực tiếp lên biểu đồ thì không cần<br />
chú giải.<br />
Đối với những dạng biểu đồ có nhiều đối<br />
tượng cần ghi rõ bảng chú giải cho biểu đồ<br />
<br />
101<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Phương Liên<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
88(12): 99 - 103<br />
<br />
- Ghi số liệu vào biểu đồ: Trong một số biểu<br />
đồ với ít đối tượng và số liệu đơn giản, gọn ta<br />
nên đưa vào biểu đồ. Còn trong trường hợp có<br />
nhiều đối tượng hoặc số liệu phức tạp, cồng<br />
kềnh ta không nên đưa số liệu vào biểu đồ vì<br />
khi đó sẽ làm phức tạp và giảm tính thẩm mĩ<br />
của biểu đồ.<br />
Lƣu ý:<br />
- Trong khâu xử lí số liệu cần chú ý đổi đơn<br />
vị trong những trường hợp cần đổi sao cho<br />
phù hợp với câu hỏi và thực tế. Số liệu xử lí<br />
có thể làm tròn hoặc để lẻ thập phân ở mức<br />
một hoặc hai con số theo quy tắc làm tròn<br />
toán học.<br />
- Có tên và chú giải đúng cho biểu đồ (Đối<br />
với các dạng biểu đồ thể hiện một đối tượng<br />
đã phân biệt rõ trên biểu đồ không cần ghi<br />
chú giải).<br />
- Vẽ đúng thứ tự các đối tượng theo bảng số<br />
liệu đã cho.<br />
- Tên biểu đồ = Yêu cầu câu hỏi (Hoặc tên<br />
bảng số liệu trực tiếp để vẽ biểu đồ) + Lãnh<br />
thổ + Thời gian.<br />
- Các kí hiệu cho biểu đồ cần sáng, rõ, đơn<br />
giản, dễ thực hiện và cần vẽ cẩn thận. Thông<br />
thường nên dùng các kí hiệu như để trống,<br />
dấu trừ, dấu cộng, dấu chấm, gạch ngang,<br />
gạch dọc...<br />
- Khi nhận xét biểu đồ cần phải chứng minh<br />
bằng số liệu.<br />
LẤY VÍ DỤ CỤ THỂ<br />
Có bảng số liệu sau:<br />
<br />
- Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 -2010<br />
là biểu đồ cột nhóm, không cần xử lí số liệu.<br />
- Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cán cân xuất<br />
- nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 -2010<br />
là biểu đồ cột đơn, xử lí số liệu: xuất khẩu nhập khẩu.<br />
- Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tổng kim<br />
ngạch xuất - nhập khẩu của nước ta giai đoạn<br />
2000 -2010là biểu đồ cột, xử lí số liệu: xuất<br />
khẩu + nhập khẩu.<br />
<br />
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA<br />
GIAI ĐOẠN 2000-2010 (Đơn vị: Tỉ USD )<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Năm 2000 2002 2003 2004 2005 2010<br />
Xuất<br />
14,5 16,7 20,1 26,5 32,4 70,8<br />
khẩu<br />
Nhập<br />
15,6 19,7 25,3 32,0 36,7 83,2<br />
khẩu<br />
Nguồn: Niên giám thống kê 2010<br />
<br />
Từ bảng số liệu trên, có thể yêu cầu nhiều<br />
cách vẽ biểu đồ khác nhau, tùy từng yêu cầu<br />
có thể lựa chọn các loại biểu đồ khác nhau.<br />
Cụ thể:<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
- Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu xuất<br />
nhập - khẩu của nước ta giai đoạn 2000 -2010<br />
là biểu đồ miền, xử lí số liệu bằng cách tính tỉ<br />
lệ cơ cấu, đơn vị : %.<br />
- Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất<br />
khẩu so với nhập khẩu của nước ta giai đoạn<br />
2000 -2010 là biểu đồ miền tuyệt đối, xử lí số<br />
liệu: coi nhập khẩu là 100%, từ đó tính được<br />
giá trị của xuất khẩu so với nhập khẩu.<br />
- Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng<br />
trưởng xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta<br />
giai đoạn 2000 -2010 là biểu đồ đường, xử lí<br />
số liệu: lấy năm 2000 là 100%, từ đó tính<br />
được giá trị tăng trưởng của các năm sau so<br />
với năm 2000.<br />
Như vậy, rõ ràng là từ một bảng số liệu,<br />
nhưng có thể khai thác được nhiều khía cạnh<br />
kiến thức và tương ứng với mỗi kiến thức<br />
khai thác được, sẽ có một dạng biểu đồ thích<br />
hợp nhất thể hiện đối tượng.<br />
Trong thời đại công nghệ thông tin, sự ra đời<br />
của nhiều phần mềm ứng dụng đã giúp các<br />
giáo viên dễ dàng thực hiện nhiều hoạt động<br />
giảng dạy, trong đó có vẽ biểu đồ. Tuy nhiên,<br />
để hoàn thiện kĩ năng vẽ biểu đồ bằng tay hay<br />
bằng máy tính đều đòi hỏi người dạy và<br />
người học phải hiểu và nắm chắc vai trò và ý<br />
nghĩa của từng dạng biểu đồ, biết cách phân<br />
tích bảng số liệu thống kê, từ đó mới có thể<br />
lựa chọn biểu đồ thích hợp. Chọn và vẽ đúng<br />
biểu đồ phản ánh mức độ hiểu và vận dụng<br />
102<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Phương Liên<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
kiến thức của người học. Các bước để hoàn thiện<br />
một biểu đồ còn giúp học sinh rèn luyện các kĩ<br />
năng khác, như: tính toán, xử lí số liệu, óc thẩm<br />
mĩ, khả năng phân tích, nhận xét, đánh giá đối<br />
tượng. Vì vậy, trong quá trình dạy học địa lí, rèn<br />
luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh là một trong<br />
những nhiệm vụ quan trong của giáo viên Địa lí.<br />
<br />
88(12): 99 - 103<br />
<br />
[2]. Phạm Ngọc Đĩnh (2008), Những kĩ năng địa lí cơ<br />
bản trong nhà trường phổ thông, Nxb giáo dục.<br />
[3]. Trịnh Trúc Lâm (2007), Kĩ thuật thể hiện biểu đồ<br />
địa lí ôn thi đại học, Nxb Hà Nội.<br />
[4]. Đỗ Ngọc Tiến – Phí Công Việt (2006), Tuyển chọn<br />
những bài ôn luyện thực hành kĩ năng thi vào đại học cao đẳng, Nxb giáo dục.<br />
[5]. Nguyễn Viết Thịnh (2007), Windows ms office<br />
internet dùng trong giảng dạy và nghiên cứu địa lí, Nxb<br />
đại học Sư phạm.<br />
[6]. Lê Thông, Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Minh Tuệ<br />
(2009), Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí, Nxb Giáo dục.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[l]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Atlat địa lí Việt<br />
Nam, Nxb Giáo dục.<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
TRAINING METHODS FOR CHART DRAWING SKILLS IN TEACHING<br />
GEOGRAPHY AT SECONDARY SCHOOLS<br />
Nguyen Phuong Lien*<br />
College of Education - TNU<br />
<br />
Charts are a form of statistical data in particular, the visual image showing the different statistics. Charts consist<br />
of many types and each type has many different forms, in a format that will suit the present system of separate<br />
tables. There are tables for multiple chart drawings with appropriate capabilities and visual alike, there are tables<br />
for multiple chart drawings with appropriate capabilities and intuitive different, but there are tables only allowed<br />
to draw a suitable graph. It is the fact that current students’ chart drawing skills are still restricted. Guiding<br />
students know how to analyze the data table, select the appropriate type of chart and diagram of the chart is<br />
properly training students a vital skill in the system of geographical knowledge in secondary schools.<br />
Keywords: Statistics, charts, skills, intuitive and appropriate.<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0983.524.132; Email: hunglinhlienhuong@yahoo.com.vn<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
103<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />