Huỳnh Ngọc Song Minh.... Phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều ở Bình Dương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHÈO ĐA CHIỀU<br />
Ở TỈNH BÌNH DƢƠNG<br />
Huỳnh Ngọc Song Minh(1), Tạ Thị Thanh Trà(1), Nguyễn Đức Lộc(1)<br />
(1) Viện Nghiên cứu Đời sống Xã hội<br />
Ngày nhận bài 24/12/2018; Ngày gửi phản biện 8/12/2018; Chấp nhận đăng 10/3/2019<br />
Email: huynhngocsongminh@gmail.com<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn hướng tới mục tiêu xoá<br />
đói giảm nghèo, nổi bật nhất là tỉnh Bình Dương hiện nay đã không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn<br />
thu nhập đơn chiều quốc gia. Tuy nhiên việc đánh giá đơn chiều này chưa thực sự phản ánh hoàn<br />
toàn nhu cầu của người nghèo dẫn đến khả năng giảm nghèo chưa bền vững. Bài viết này đánh giá<br />
tình trạng nghèo của tỉnh Bình Dương theo phương pháp tiếp cận đa chiều. Kết quả cho thấy mặc<br />
dù ở góc độ đa chiều, Bình Dương vẫn còn tồn tại một tỉ lệ hộ nghèo nhất định nhưng nhìn chung tỉ<br />
lệ vẫn thể hiện tính hiệu quả trong công tác giảm nghèo của tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, bài viết<br />
còn cung cấp các số liệu phân tích sâu ở mỗi chiều cạnh nhằm gợi mở hướng điều chỉnh khung<br />
nghèo mới phù hợp hơn.<br />
Từ khóa: nghèo đa chiều, xóa đói giảm nghèo, tỉnh Bình Dương<br />
Abstract<br />
MULTIDIMENSIONAL POVERTY: EVIDENCE FROM BINH DUONG PROVINCE<br />
Recently, Vietnam has gained remarkable poverty reduction achievements, notably,<br />
according to national income threshold standards, Binh Duong province has no poor households.<br />
Nevertheless, measuring poverty in a unilateral manner does not reflect reality, which may lead to<br />
unsustainable poverty reduction. This paper assesses poverty in Binh Duong province through a<br />
multidimensional approach. The results suggested that in a multidimensional perspective, Binh<br />
Duong still has a certain percentage of poor households. However, in general, the rate reflects the<br />
effectiveness of poverty reduction policies in Binh Duong province. The paper also provides in-<br />
depth analysis data in each dimension to propose an adjusted multidimensional poverty framework<br />
for this area.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Khái niệm nghèo đói bao hàm ý nghĩa rất rộng thay vì chỉ được hiểu một cách đơn giản là sự<br />
túng thiếu về mặt vật chất. Nghèo đói liên quan đến nhiều khía cạnh trong điều kiện và tình trạng<br />
chất lượng cuộc sống của con người, nên khó có thể đưa ra một định nghĩa chung và đầy đủ về<br />
nghèo đói. Trên thực tế, tùy thuộc vào mục tiêu, góc độ quan sát, đánh giá các nghiên cứu về đói<br />
nghèo thường đưa ra nhiều cách định nghĩa và các tiêu chí xác định nghèo đói riêng. Nghèo đói,<br />
theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới thì “nghèo không chỉ đơn thuần là vấn đề túng thiếu vật<br />
chất mà còn liên quan đến rủi ro, tính dễ bị tổn thương, vấn đề xã hội và các cơ hội” (World Bank,<br />
<br />
14<br />
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(41)-2019<br />
<br />
2006). Trong khi đó, Tổ chức phát triển quốc tế của Úc nhấn mạnh khía cạnh nghèo đói “về mặt đáp<br />
ứng những nhu cầu cơ bản, trách nhiệm do có được quyền công dân và sự tham gia, tự<br />
do”(AusAID, 2009). Ngân hàng phát triển châu Á cho rằng “nghèo là tình trạng mất đi các tài sản<br />
và cơ hội thiết yếu mà mọi người dân đều có quyền được hưởng. Tất cả mọi người cần được tiếp<br />
cận với giáo dục và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Các hộ gia đình nghèo có quyền duy trì cuộc sống<br />
bằng việc hưởng lợi chính đáng từ chính công sức lao động của mình, đồng thời có sự bảo hộ từ<br />
môi trường bên ngoài” (ADB, 1999). Các định nghĩa này nhấn mạnh vào khả năng hơn là nhu cầu<br />
của cá nhân, nhấn mạnh quyền và quyền lợi mà một công dân có được trong xã hội.<br />
Sự đa dạng về mặt định nghĩa khiến cho các phương pháp đo lường và xác định nghèo dần<br />
thay đổi. Trước đây, tình trạng nghèo đói thường được xác định dựa trên “ngưỡng nghèo”, là mức<br />
chi tiêu tối thiểu, tổng số tiền chi cho giỏ hàng tiêu dùng trong thời hạn nhất định, bao gồm lượng<br />
tối thiểu lương thực thực phẩm và đồ dùng cá nhân, cần thiết để bảo đảm cuộc sống và sức khỏe<br />
một người ở tuổi trưởng thành, và các khoản chi bắt buộc khác. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cho<br />
rằng việc so sánh ngưỡng nghèo chung giữa các quốc gia, nhất là giữa quốc gia kỹ nghệ và quốc gia<br />
đang phát triển chỉ mang tính chất tương đối. Hơn nữa, ngưỡng nghèo của khu vực thành thị và<br />
nông thôn trong cùng một quốc gia, cũng có sự khác biệt đáng kể nếu nghèo chỉ xác định dựa trên<br />
tiêu chí thu nhập. Nhìn chung, phương pháp xác định nghèo đơn chiều dễ dẫn tình trạng kết quả<br />
đánh giá không phản ánh được trọn vẹn tình trạng thực tế.<br />
Dựa theo kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo quốc gia ở Việt<br />
Nam, năm 2017, Bình Dương là tỉnh có thành tích đẩy lùi nghèo đói tốt nhất khi trở thành địa<br />
phương duy nhất không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn chung của cả nước. Vì vậy mục tiêu mới mà<br />
tỉnh Bình Dương đặt ra cho giai đoạn từ năm 2016-2020, là điều chỉnh và nâng cao tiêu chí xác định<br />
hộ nghèo với chuẩn nghèo mới cao hơn chuẩn nghèo của quốc gia, đồng thời trở thành địa bàn đầu<br />
tiên của cả nước triển khai theo hướng tiếp cận đa chiều.<br />
Bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ dữ liệu khảo sát về các hộ nghèo ở tỉnh Bình<br />
Dương năm 2017 đồng thời sử dụng phương pháp đo lường phổ biến của Alkire và Foster (2011) để<br />
tính toán các chỉ số liên quan tới vấn đề nghèo đa chiều ở Bình Dương. Khác với các nghiên cứu<br />
trước đây đã đề xuất và tính toán bộ chỉ số nghèo đa chiều chung cho Việt Nam, bài viết này sẽ chỉ<br />
tập trung đo lường và đề xuất khung nghèo đa chiều dành cho tỉnh Bình Dương. Vì hiện nay Bình<br />
Dương là tỉnh không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia, đồng thời cũng có nhiều thành tựu đáng kể<br />
trong công cuộc giảm nghèo so với các tỉnh khác trên địa bàn cả nước. Điều này đặt ra một nhu cầu<br />
cần phải nghiên cứu và đề xuất khung nghèo đa chiều mới, được điều chỉnh phù hợp với điều kiện<br />
hiện nay của. Mặt khác, khung nghèo đa chiều đề xuất trong bài viết này cũng góp phần mang tính<br />
chất gợi mở từ nghiên cứu ở tỉnh Bình Dương góp phần cải thiện hơn khung nghèo đa chiều của cả<br />
nước trong sự phát triển bền vững sau này.<br />
<br />
<br />
2. Dữ liệu và phƣơng pháp tiếp cận<br />
Bộ dữ liệu sử dụng để phân tích khung nghèo đa chiều của tỉnh Bình Dương năm 2017 được<br />
khảo sát trong khuôn khổ dự án “Sinh kế người nghèo tại tỉnh Bình Dương” dưới sự hỗ trợ của Sở<br />
Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương và sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh. Về mặt số<br />
lượng, bộ dữ liệu bao gồm thông tin của 900 hộ, phân bổ tại 9 thị xã, huyện, mỗi thị xã/huyện lại<br />
<br />
15<br />
Huỳnh Ngọc Song Minh.... Phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều ở Bình Dương<br />
<br />
chọn hai xã/phường (tổng cộng 18 xã/phường) theo tiêu chí hộ gia đình thuộc diện nghèo, cận<br />
nghèo và thoát nghèo trong giai đoạn (1998- 2016). Trong số 900 hộ gia đình được khảo sát, có<br />
tổng cộng 3106 thành viên, trong đó số lượng thành viên nữ chiếm tỉ lệ đến 53,9% cao hơn hẳn so<br />
với tỉ lệ nam giới. Bộ dữ liệu cung cấp thông tin đầy đủ về đặc điểm thông tin của mỗi hộ và tỉ lệ<br />
nghèo theo từng khía cạnh nghèo đa chiều tại tỉnh Binh Dương cùng các thông tin chi tiết khác.<br />
Ngoài dữ liệu định lượng của toàn bộ 900 hộ được khảo sát, dự án còn tiến hành phỏng vấn sâu 60<br />
hộ gia đình cùng 40 cán bộ nghèo ở địa phương nhằm cung cấp các góc nhìn đa dạng và sâu sắc về<br />
công cuộc giảm nghèo tại tỉnh Bình Dương.<br />
Phương pháp đo lường nghèo đa chiều Alkire-Foster được hai nhà nghiên cứu Sabina Alkire<br />
và James Foster thuộc tổ chức OPHI (Oxford Poverty and Development Initiatives) phát triển từ<br />
năm 2007. Phương pháp này là một cách thức chung có thể được áp dụng để đo lường khung nghèo<br />
đa chiều toàn cầu. Vì thế, phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi để tiếp cận nghèo đa chiều ở<br />
nhiều quốc gia bao gồm cả Việt Nam. Về cơ bản, nghèo đói thường được xác định bằng cách tính tỷ<br />
lệ người nghèo trong dân số, tỷ lệ này được ký hiệu là P. Thay thế cho cách tiếp cận đơn giản này<br />
để xác định tỉ lệ người thuộc nhóm nghèo, Alkire và Foster đã phát triển một phương pháp tiên tiến<br />
hơn để đo mức nghèo.<br />
Phương pháp AF đo lường sự thiếu hụt diễn ra đồng thời theo các chiều nghèo khác nhau cho<br />
mỗi hộ gia đình hoặc cá nhân. Trong các nghiên cứu trước đây áp dụng phương pháp AF, các chỉ số<br />
nghèo có thể có trọng số tương đương hoặc khác nhau. , Theo OPDI, một người được phân loại là<br />
người nghèo dựa trên các tiêu chuẩn đa chiều nếu tổng số thiếu hụt của họ lớn hơn hoặc bằng mức<br />
giảm nghèo thường được đề xuất là 20%, 30% hoặc 50% trên tổng tất cả các phương diện. Bằng<br />
cách sử dụng phương pháp AF, chỉ số nghèo đa chiều được ký hiệu là MPI được đo bằng phương<br />
trình (1): MPI = IxD (1)<br />
Trong đó I đại diện cho tỷ lệ nghèo đói (tỷ lệ phần trăm dân số nghèo) và D là mức độ nghèo<br />
(tỷ lệ thiếu hụt trung bình của mỗi người hoặc hộ gia đình). So với các phương pháp trước đây,<br />
phương pháp AF là một cách tiếp cận tổng quát hơn có thể được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là để tiếp<br />
cận việc đo lường đói nghèo đa chiều.<br />
<br />
<br />
3. Kết quả đo lƣờng<br />
Trước tiên để đo lường chỉ số nghèo đa chiều, thì một trong những yêu cầu quan trọng là phải<br />
xác định các chiều cạnh và các chỉ số đo lường đói nghèo phù hợp. Theo báo cáo của Bộ Lao động,<br />
Thương binh và Xã hội đã được Chính phủ Việt Nam khung chuẩn chung để xác định nghèo đa chiều<br />
bao gồm 5 chiều và 10 chỉ tiêu, khung đề xuất này được trình bày cụ thể trong bảng 1. Trong nghiên<br />
cứu này, để phân tích nghèo đa chiều dành cho tỉnh Bình Dương, trước hết, chúng tôi sẽ so sánh giữa<br />
số lượng Bình Dương và tiêu chuẩn quốc gia. Đồng thời dựa trên cơ sở đó bài nghiên cứu sẽ đề xuất<br />
các chỉ số điều chỉnh cho trường hợp của Bình Dương. Chỉ số đa chiều quốc gia đã được đề xuất cho<br />
giai đoạn 2016 đến 2020 cũng được trình bày trong bảng 1. Số liệu tổng kết ở bảng mô tả tổng quan<br />
tình trạng nghèo của tỉnh Bình Dương dưới góc độ tiếp cận đa chiều cho thấy ở đa số các chiều kích,<br />
tỉnh Bình Dương đã thực hiện tốt các hoạt động xoá đói giảm nghèo, tỉ lệ thiếu hụt khá thấp. Để phản<br />
ánh sâu hơn về các thông tin trong mỗi chiều kích nghèo bảng mô tả trên còn cung cấp thêm các thông<br />
tin khác ở mỗi chiều kích như sau:<br />
<br />
16<br />
Số 2(41)-2019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 1: Tổng quan về tình hình nghèo đa chiều ở Bình Dương<br />
Chiều Chỉ số đo<br />
Cơ sở pháp lý Chuẩn thiếu hụt Bình Dương<br />
nghèo lường<br />
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành 4,50% tỉ lệ thiếu hụt<br />
Hiến pháp 2013 NQ 15/NQ-TW<br />
1.1 Trình độ viên đủ 15 tuổi sinh từ năm 85% trình độ dưới cấp trung học cơ sở.<br />
Nghị quyết số 41/2000/QH (bổ<br />
giáo dục của 1986 trở lại không tốt nghiệp Khoảng 15% là trình độ trên cơ sở (Nguyên nhân bỏ<br />
sung bởi Nghị định số<br />
người lớn trung học cơ sở và hiện không học, không theo nổi do điều kiện sống của gia đình<br />
88/2001/NĐ-CP)<br />
1) Giáo dục đi học và tài chính)<br />
Hiến pháp 2013.<br />
1.2 Tình trạng Luật Giáo dục 2005. Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em<br />
đi học của trẻ Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trong độ tuổi đi học (5 - 14 4,70% tỉ lệ thiếu hụt<br />
em trẻ em. tuổi) hiện không đi học<br />
NQ 15/NQ-TW<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
5,00% tỉ lệ thiếu hụt<br />
Hộ gia đình có người bị ốm<br />
55.2 % hộ có người mắc các bệnh mãn tính 95% có<br />
đau nhưng không đi khám<br />
tham gia khám chữa bệnh<br />
chữa bệnh (ốm đau bao gồm bị<br />
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.1 Tiếp cận Dưới 35% đối tượng được khám tổng quát<br />
Hiến pháp 2013. bệnh/ chấn thương nặng đến<br />
các dịch vụ y 60% gặp khó khăn trong việc chi trả cho chi phí<br />
Luật Khám chữa bệnh 2011. mức phải nằm một chỗ, phải<br />
tế khám bệnh dù có BHYT<br />
có người chăm sóc nghỉ<br />
80% mắc bệnh (nhẹ) tự mua thuốc.<br />
việc/học không tham gia được<br />
90% mắc bệnh nặng đi khám ở bệnh viện công (nơi<br />
các hoạt động bình thường)<br />
đăng ký BHYT)<br />
Hiến pháp 2013.<br />
4,20% tỉ lệ thiếu hụt<br />
Luật bảo hiểm y tế 2014. Hộ gia đình có ít nhất 1 thành<br />
2.2 Bảo hiểm y 75% sử dụng thẻ khám chữa bệnh (và sử dụng)<br />
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề viên từ 6 tuổi trở lên hiện tại<br />
tế 13% có BHYT<br />
2) Y tế chính sách xã hội giai đoạn 2012- không có bảo hiểm y tế<br />
86% không có các loại BHXH<br />
2020.<br />
Phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều ở Bình Dương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tỉ lệ thiếu hụt 7,67%<br />
Hộ gia đình đang ở trong nhà 80% là cự ngụ trong các dạng nhà cấp 4 và nhà tạm.<br />
Luật Nhà ở 2014. 88% là nhà riêng của gia đình<br />
thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ<br />
3.1. Chất NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề<br />
(Nhà ở chia thành 4 cấp độ: 90% nhà trong hẻm<br />
lượng nhà ở chính sách xã hội giai đoạn 2012-<br />
nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà 80% bếp khép kín (trong đó đa phần là bếp riêng<br />
2020.<br />
thiếu kiên cố, nhà đơn sơ) 94% dùng điện lưới quốc gia<br />
3) Nhà ở<br />
66% dùng gas còn lại là củi<br />
Luật Nhà ở 2014.<br />
3.2 Diện tích Quyết định 2127/QĐ-Ttg của Thủ<br />
Diện tích nhà ở bình quân đầu Tỉ lệ thiếu hụt 9,67%<br />
nhà ở bình tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến<br />
người của hộ gia đình nhỏ hơn Chủ yếu 60% diện tích bình quân từ 8 – 50m2.<br />
quân đầu lược phát triển nhà ở quốc gia đến<br />
8m2 76% đất chưa chứng thực<br />
người năm 2020 và tầm nhìn đến năm<br />
2030<br />
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề Tỉ lệ thiếu hụt 0,67%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
4.1 Nguồn Hộ gia đình không được tiếp<br />
chính sách xã hội giai đoạn 2012- 100% đều có sử dụng nước may hoặc nước giếng<br />
4) Điều nước sinh hoạt cận nguồn nước hợp vệ sinh<br />
2020. trong sinh hoạt<br />
kiện sống<br />
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề Tỉ lệ thiếu hụt 6,9%<br />
4.2. Hố xí/nhà Hộ gia đình không sử dụng hố<br />
chính sách xã hội giai đoạn 2012- 58.2% có nhà vệ sinh riêng trong nhà<br />
vệ sinh xí/nhà tiêu hợp vệ sinh<br />
2020. 30% có nhà vệ sinh ngoài trời<br />
Luật Viễn thông 2009. Tỷ lệ thiếu hụt 3,0%<br />
5.1 Sử dụng Hộ gia đình không có thành<br />
NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề<br />
dịch vụ viễn viên nào sử dụng thuê bao điện<br />
chính sách xã hội giai đoạn 2012- Trong đó tỉ lệ truy cập internet thấp hơn tỉ lệ hộ có<br />
Huỳnh Ngọc Song Minh....<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
thông thoại và internet<br />
5) Tiếp cận 2020. thuê bao điện thoại<br />
thông tin Luật Thông tin Truyền thông<br />
Hộ gia đình không có tài sản<br />
5.2 Tài sản 2015.<br />
nào trong số: Tivi, đài, máy vi<br />
phục vụ tiếp NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề Tỉ lệ thiếu hụt 3,2%<br />
tính; và không nghe được hệ<br />
cận thông tin chính sách xã hội giai đoạn 2012-<br />
thống đài truyền thanh xã/thôn<br />
2020.<br />
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(41)-2019<br />
<br />
Nghèo dưới chiều kích về giáo dục: Ở Việt Nam, khung phương pháp đo lường nghèo đói<br />
của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội (2015) đề xuất có hai chỉ số đo lường chính cho khía<br />
cạnh giáo dục gồm trình độ giáo dục của người lớn và tình trạng đi học của trẻ em. Khi áp dụng<br />
phân tích và so sánh số liệu nghiên cứu ở tỉnh Bình Dương, tỉ lệ thiếu hụt trong khía cạnh giáo dục<br />
người lớn là 4,5%. Cụ thể hơn 85% đối tượng trong các hộ nghèo trình độ giáo dục dưới cấp trung<br />
học phổ thông, nguyên nhân chính là vì điều kiện sống và tài chính của gia đình. Chỉ tiêu thứ hai đo<br />
lường mức độ nghèo về khía cạnh giáo dục đó là chỉ tiêu về tình trạng đi học của trẻ em, hiện nay<br />
tỉnh chỉ có 4.7% trẻ em dưới 15 tuổi không được đi học, cho thấy mặt bằng chung chiều cạnh này<br />
của tỉnh có xu hướng tích cực hơn của cả nước.<br />
Nghèo dưới chiều kích về y tế: Xét về chiều kích y tế, đề án tổng thể chuyển đổi phương<br />
pháp đo lường nghèo đói của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội (2015) đề xuất xem xét trên<br />
hai chỉ tiêu chính bao gồm mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế và tình trạng sở hữu và sử dụng bảo<br />
hiểm y tế. Trong đó, tỉ lệ thiếu hụt mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế là 5%. Ngoài ra, có 55.2% hộ có<br />
người mắc các bệnh mãn tính, trong đó 95% số hộ này có tham gia khám chữa bệnh. Khoảng 35%<br />
đối tượng nghèo được tham gia khám sức khoẻ tổng quát hằng năm, chỉ tiêu này thấp là do đa số<br />
người nghèo ở Bình Dương đều không có công việc ổn định nên họ không được hưởng các chế độ<br />
khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm. Mặt khác, có 60% hộ nghèo chia sẻ rằng họ gặp khó khăn trong<br />
việc chi trả cho chi phí khám bệnh dù có sở hữu Bảo Hiểm Y Tế, 80% người nghèo khi mắc bệnh<br />
nhẹ thường lựa chọn phương thức tự mua thuốc, 90% người nghèo trong bộ khảo sát mắc bệnh nặng<br />
đi khám ở bệnh viện công (nơi đăng ký Bảo Hiểm Y Tế). Chỉ tiêu thứ hai để đánh giá tình trạng<br />
nghèo đó là tình hình sở hữu bảo hiểm y tế. Tình hình khảo sát cho thấy tỉ lệ thiếu hụt ở khía cạnh<br />
này hiện nay là 4,2%. Trong đó, có 75% người nghèo đang sử dụng thẻ khám chữa bệnh, 13% có<br />
bảo hiểm y tế. Số liệu này cho thấy tổng quan sự hỗ trợ để tiếp cận dịch vụ y tế của Bình Dương<br />
đang được thực hiện tốt.<br />
Nghèo dưới chiều kích về nhà ở: Chiều kích nhà ở cần được xem xét trên hai chỉ tiêu chính<br />
bao gồm diện tích nhà ở và chất lượng nhà ở. Hiện nay chỉ có khoảng 9.67% số người nghèo trong<br />
nhóm khảo sát có diện tích nhà ở bình quân dưới 8m2. Tuy nhiên, 76% đất ở của người nghèo vẫn<br />
chưa được chứng thực sở hữu hợp pháp, vì vậy, trong giai đoạn tới hướng cải thiện của tỉnh nên tập<br />
trung về chỉ số này. Đối với tiêu chí về chất lượng nhà ở, tỷ lệ thiếu hụt là 7,67%, có 80% hộ nghèo<br />
được khảo sát đang cự ngụ trong các dạng nhà cấp 4 và nhà tạm, trong đó có 88% xác định nhà<br />
đang ở là nhà riêng của gia đình.<br />
Nghèo dưới chiều kích về điều kiện sống: Trong chiều cạnh điều kiện sống, bài nghiên cứu<br />
này phân tích hai yếu tố là nguồn nước sinh hoạt và hố xí/nhà vệ sinh. Nhìn chung, tỉ lệ thiếu hụt<br />
nước sinh hoạt là 0.67%. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 32.8% hộ nghèo đang sử dụng nguồn nước máy<br />
có chất lượng đảm bảo và đã qua xử lý, còn lại 67% các hộ nghèo ở Bình Dương hiện nay đang sử<br />
dụng nước giếng (tự) khoan cho các hoạt động sống của họ. Tỉ lệ thiếu hụt về khía cạnh hố xí/nhà<br />
vệ sinh đạt chuẩn ở Bình Dương hiện nay là 6.9%.<br />
Nghèo dưới chiều kích về điều kiện sống tiếp cận thông tin: Về chiều cạnh tiếp cận thông<br />
tin, bài nghiên cứu này phân tích hai yếu tố là sử dụng dịch vụ viễn thông và tài sản phục vụ tiếp<br />
cận thông tin.Trong xã hội hiện nay, thông tin được xem là một loại tài sản quan trọng vì người<br />
được tiếp cận với thông tin nhiều hơn sẽ có khả năng đưa ra quyết định tốt hơn. Tỷ lệ hộ gia đình<br />
<br />
19<br />
Huỳnh Ngọc Song Minh.... Phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều ở Bình Dương<br />
<br />
không có tài sản nào trong số tivi, đài, máy vi tính; và không nghe được hệ thống đài truyền thanh<br />
xã/thôn để hỗ trợ tiếp cận thông tin là 3,2%. Tỉ lệ thiếu hụt về mặt tiếp cận thông tin là 3% hộ gia<br />
đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet.<br />
Bảng 2: Bảng đo lường nghèo đa chiều của tỉnh Bình Dương<br />
<br />
Chiều Chỉ số đo Chuẩn thiếu hụt Trọng Tỉ lệ Tỉ lệ mỗi<br />
nghèo lƣờng số thiếu hụt chiều nghèo<br />
<br />
Giáo Giáo dục của Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đủ 15 1/10 4,50 0.45<br />
dục người lớn tuổi (sinh từ năm 1986) không tốt nghiệp<br />
trung học cơ sở<br />
<br />
Tình trạng đi Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ 1/10 4,70 0.47<br />
học của trẻ em tuổi đi học (5 - 14 tuổi) hiện không đi học<br />
<br />
Y tế Tiếp cận các Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng 1/10 5,00 0.5<br />
dịch vụ y tế không đi khám chữa bệnh<br />
<br />
Bảo hiểm y tế Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 1/10 4,20 0.42<br />
tuổi trở lên hiện không có bảo hiểm y tế<br />
<br />
Nhà ở Chất lượng nhà Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên 1/10 7,67 0.767<br />
ở cố hoặc nhà đơn sơ<br />
<br />
Diện tích nhà ở Diện tích nhà ở bình quân đầu người của 1/10 9,67 0.967<br />
bình quân hộ gia đình nhỏ hơn 8m2<br />
<br />
Điều Nguồn nước Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn 1/10 0,67 0.67<br />
kiện sinh hoạt nước hợp vệ sinh<br />
sống<br />
Hố xí/nhà vệ Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà 1/10 6,90 0.69<br />
sinh tiêu hợp vệ sinh<br />
<br />
Tiếp Sử dụng dịch vụ Hộ gia đình không có thành viên nào sử 1/10 3,00 0.30<br />
cận viễn thông dụng thuê bao điện thoại và internet<br />
thông<br />
tin Tài sản phục vụ Hộ gia đình không có tài sản nào trong 1/10 3,20 0.32<br />
tiếp cận thông số: Tivi, đài, máy vi tính, và không nghe<br />
tin được hệ thống đài truyền thanh xã/thôn<br />
<br />
Dựa trên các kết quả tính toán tỷ lệ thiếu hụt bằng cách sử dụng giá trị và trọng số của các chỉ<br />
số cho tất cả các hộ gia đình trong mẫu, chúng tôi sẽ xác định một hộ là nghèo đa chiều nếu hộ này<br />
có điểm thiếu hụt dưới mức nghèo. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng ngưỡng cắt nghèo<br />
khác nhau để kiểm tra xác định tỉ lệ nghèo. Theo phương pháp AF và đề xuất của OHPI (Oxford<br />
Poverty & Human Development Initiative), các ngưỡng cắt thường được sử dụng thông thường bao<br />
gồm C=1/3 (0.33), C=2/5 (0.4) và C=1/2 (0.5). Như vậy, người nghèo đa chiều là người bị thiếu hụt<br />
từ 1/3, 2/5 hoặc 1/2 tổng điểm thiếu hụt trở lên (so với tổng điểm thiếu hụt của toàn tỉnh).<br />
Bảng 3: Tỉ lệ nghèo đa chiều của tỉnh Bình Dương theo ngưỡng cắt nghèo<br />
Ngƣỡng cắt nghèo<br />
C = 1/3 C = 2/5 C = 1/2<br />
(Poverty cut-off)<br />
Tỉ lệ thiếu hụt 1,85 2,22 2,78<br />
<br />
<br />
20<br />
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(41)-2019<br />
<br />
Bảng 3 cho thấy mặc dù theo ngưỡng nghèo đơn chiều của cả nước về thu nhập tỉnh Bình<br />
Dương không còn hộ nghèo, nhưng theo khía cạnh đa chiều tỉnh vẫn còn có một tỉ lệ nghèo nhất<br />
định. Trong đó, nếu xét mức thiếu hụt từ 3 đến 4 chiều cạnh trong số 10 chiều cạnh trở lên được<br />
xem là nghèo đa chiều, có khoảng 1,85% đến 2,22% tỉ lệ hộ được phỏng vấn thuộc diện nghèo theo<br />
cách tiếp cận này. Có khoảng 2,78% hộ thuộc diện nghèo nếu xét ngưỡng thiếu hụt là 5 trên 10<br />
chiều cạnh. Mặt khác, tỉ lệ thiếu hụt này khá thấp, cho thấy tỉnh đã có các chính sách giảm nghèo có<br />
hiệu quả đáng kể theo cách tiếp cận đa chiều. Để giảm số lượng người nghèo theo phương pháp tiếp<br />
cận nghèo đa chiều, tỉnh Bình Dương cần giải quyết phối hợp hoặc đơn lẻ theo kết quả tỷ lệ mỗi<br />
chiều nghèo ở bảng 2.<br />
<br />
<br />
4. Kết luận<br />
Việc đánh giá và tiếp cận vấn đề nghèo đói bằng phương pháp nghèo đa chiều sẽ phản ánh<br />
được nhiều chiều cạnh hơn và phản ánh tốt hơn tình trạng nghèo thực tế. Chính vì vậy, phương<br />
pháp tiếp cận ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Đối với tỉnh<br />
Bình Dương, các kết quả đo lường nghèo cho thấy mặc dù theo chuẩn nghèo đơn chiều về thu nhập<br />
của cả nước, tỉnh hiện nay đã hoàn toàn thoát nghèo, tuy nhiên, tỉ lệ thiếu hụt theo phương pháp tiếp<br />
cận đa chiều cho thấy tỉnh vẫn còn có một tỉ lệ hộ nghèo nhất định. Dù vậy, kết quả đo lường nghèo<br />
đa chiều ở tỉnh Bình Dương cũng phản ánh một kết quả thực tế rằng nhìn chung, tỉnh đã đạt được<br />
nhiều kết quả đáng kể trong công cuộc giảm nghèo đa chiều.<br />
Ngoài các số lượng đo lường theo khung nghèo đa chiều chuẩn của quốc gia, bài viết còn<br />
cung cấp một số các tiêu chí khác trong mỗi chiều nghèo mang ý nghĩa đề xuất điều chỉnh khung<br />
nghèo đa chiều của tỉnh phù hợp hơn. Phương pháp tính toán trong bài nghiên cứu này vẫn còn<br />
mang tính hạn chế vì sử dụng các trọng số tương đương cho tất cả các chiều cạnh. Trên thực tế yếu<br />
tố về nghèo có thể có những tầm quan trọng và sự ưu tiên trong chính sách khác nhau, các bài<br />
nghiên cứu kế tiếp về đề tài này cần lập luận chặt chẽ và đề xuất các trọng số cụ thể hơn.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] ADB (1999). Fighting Poverty in Asia and the Pacific: the Poverty Reduction Strategy. Asian<br />
Development Bank Manila.<br />
[2] Alkire, S., & Foster, J. (2011). Counting and multidimensional poverty measurement. Journal<br />
of Public Economics, 95(7–8), 476–487.<br />
[3] AusAID. (2009). Tracking development and governance in the Pacific. Australian Agency for<br />
International Development Canberra.<br />
[4] Bộ Lao Động, Thương Binh, Xã Hội. (2015). Phê Duyệt Đề Án Tổng Thể "Chuyển Đổi Phương<br />
Pháp Tiếp Cận Đo Lường Nghèo Từ Đơn Chiều Sang Đa Chiều Áp Dụng Cho Giai Đoạn 2016<br />
- 2020”, No: 1614/Q. Retrieved from https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-<br />
hoi/Quyet-dinh-1614-QD-TTg-De-an-chuyen-doi-phuong-phap-do-luong-ngheo-don-chieu-<br />
sang-da-chieu-290300.aspx<br />
[5] Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội. (2018). Hội thảo công bố nghèo đa chiều ở Việt Nam.<br />
Retrieved from http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=28985<br />
<br />
21<br />
Huỳnh Ngọc Song Minh.... Phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều ở Bình Dương<br />
<br />
[6] Deutsch, J., & Silber, J. (2005). Measuring multidimensional poverty: An empirical comparison<br />
of various approaches. Review of Income and Wealth, 51(1), 145–174.<br />
[7] Gordon, D. (2005). Indicators of poverty & hunger. In Expert Group meeting on youth<br />
development indicators (pp. 12–14). United Nations Headquarters New York.<br />
[8] Nguyễn Trung Thành. (2016). Cách tiếp cận năng lực và cách tiếp cận “phát triển là quyền tự<br />
do” của Amartya Sen. Tạp chí Nghiên cứu con người, 2(83).<br />
[9] Ravallion, M. (2011). On multidimensional indices of poverty. The World Bank.<br />
[10] Sen, A. (1992). The political economy of targeting. World Bank Washington, DC.<br />
[11] UNDP (2010). Acute Multidimensional Poverty: A New Index for Developing Countries.<br />
Human Development Research Paper.<br />
[12] UNDP (2012) Urban Poverty Assessment in Hanoi and Ho Chi Minh City, UNDP, the Hanoi<br />
People’s Committee and the Ho Chi Minh City People’s Committee,<br />
[13] World Bank. (2006). Porvety. Retrieved from http://www.worldbank.org/en/topic/poverty<br />
Bài báo này là sản phẩm khoa học của đề tài "Sinh kế dân nghèo và công cuộc giảm<br />
nghèo tại tỉnh Bình Dương". Quyết định số 2134/QĐ-UBND, ngày 9/8/2017 của Ủy<br />
ban Nhân dân tỉnh Bình Dương.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />