intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp xây dựng KPI cho Digital Marketing nhà quản lý cần biết

Chia sẻ: Lan Wang Ji | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

145
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Muốn cạnh tranh trong thời đại số như hiện nay, digital marketing chắc chắn là điều mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Phương pháp quản lý khoa học cùng một bộ chỉ số minh bạch, cụ thể không chỉ là căn cứ để giành – giữ – dùng – thải nhân sự mà còn là chìa khóa để nâng cao năng lực nhân viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp xây dựng KPI cho Digital Marketing nhà quản lý cần biết

PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KPI CHO <br /> DIGITAL MARKETING NHÀ QUẢN LÝ CẦN BIẾT<br /> <br /> Muốn cạnh tranh trong thời đại số như hiện nay, digital marketing chắc chắn là điều mà  <br /> các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Phương pháp quản lý khoa học cùng một bộ chỉ số  <br /> minh bạch, cụ thể  không chỉ  là căn cứ  để  giành – giữ  – dùng – thải nhân sự  mà còn là  <br /> chìa khóa để nâng cao năng lực nhân viên.<br /> <br /> Trong kỷ  nguyên công nghệ  số, Digital Marketing đã và đang khẳng định vai trò quan trọng <br /> của mình và chiếm một khoản ngân sách không hề nhỏ trong chiến lược Marketing tổng thể <br /> của doanh nghiệp. <br /> <br /> Tuy nhiên, theo một nghiên cứu khoa học có sự hướng dẫn của TS. Đỗ Tiến Long –  chuyên <br /> gia nhiều kinh nghiệm về tái cơ cấu chuyển đổi tổ chức, phát triển năng lực lãnh đạo, quản <br /> trị nhân lực, quản trị chiến lược và văn hóa doanh nghiệp:<br /> <br /> Chỉ  có 3% doanh nghiệp vừa và nhỏ  (SMEs) quan tâm đến thương mại điện tử, còn  <br /> mơ hồ về Digital Marketing.<br /> <br /> Trong số  56.000 SMEs, có tới 90% không có chút khái niệm nào về  thương mại điện  <br /> tử nói chung và Digital Marketing nói riêng.<br /> <br /> Trong khi một số  doanh nghiệp đã khai thác rất tốt các kênh Digital Marketing, thì đa  <br /> phần doanh nghiệp Việt Nam còn “thiếu kiến thức và kinh nghiệm triển khai” các kênh  <br /> Digital   Marketing   Facebook   Marketing,   Google   Marketing,   Youtube   Marketing,   SMS <br /> Marketing…<br /> <br /> Điều này chỉ ra, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến hoạt động Digital <br /> Marketing song chưa có đầy đủ  nhận thức, hiểu biết về  vấn đề. Từ  đó dẫn đến những sai <br /> lệch trong quy trình triển khai, gây thất thoát về nguồn lực, biến Digital Marketing trở thành  <br /> “khoản đầu tư đầy mạo hiểm”.<br /> <br /> Bên cạnh sự hạn chế trong tiếp cận thông tin, một nguyên nhân khác gây nên hiện trạng này  <br /> là do sự thiếu các chỉ số cụ thể, chuẩn xác, rõ ràng giúp hỗ trợ đánh giá hiệu quả hoạt động <br /> chiến dịch Marketing. Hãy cùng khám phá các chỉ số KPIs cho Digital Marketing qua bài viết <br /> này nhé.<br /> <br /> 1. Marketing là gì? Tại sao hoạt động Marketing lại quan trọng với doanh nghiệp?<br /> <br /> 1.1. Khái niệm Marketing<br /> <br /> Xuất hiện lần đầu tại Mỹ vào thế  kỷ XX, chính thức được đưa vào từ  điển tiếng Anh năm <br /> 1944, Marketing là thuật ngữ bao gồm: “Market” – cái chợ  và hậu tố “­ing” – chỉ hoạt động  <br /> đưa sản phẩm ra thị  trường. Sau nhiều thập kỷ  vận động và phát triển, có hàng trăm định  <br /> nghĩa khác nhau về Marketing. Hầu hết những định nghĩa được tham chiếu, trích dẫn nhiều  <br /> nhất đều thống nhất về ba vấn đề được coi là bản chất của Marketing hiện đại. Đó là:<br /> <br /> Tạo ra giá trị.<br /> <br /> Truyền tải giá trị tới khách hàng mục tiêu.<br /> <br /> Tạo ra lợi nhuận.<br /> Làm marketing, không chỉ  là truyền thông, quảng cáo mà còn là điều tra – nghiên cứu <br /> thị trường, xác lập phân khúc – định vị thương hiệu, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm  <br /> tra hoạt động triển khai. Điều này được thừa nhận trong khái niệm do Hiệp hội Marketing <br /> Hoa Kỳ đưa ra năm 1985: <br /> “Marketing là một quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và phân  <br /> phối các ý tưởng, hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn những  <br /> mục tiêu của cá nhân, tổ chức và xã hội.”<br /> Định nghĩa trên chỉ  ra: quản trị  marketing liên quan sâu sắc đến sản phẩm, dịch vụ  và ý  <br /> tưởng; dựa trên ý niệm về  sự  trao đổi; mục đích của nó là tạo ra sự  thỏa mãn cho các bên  <br /> tham gia. Đó là quá trình tìm cách  ảnh hưởng đến mức độ  và đặc tính của nhu cầu theo  <br /> hướng giúp cho tổ  chức thành đạt các mục tiêu của nó. Nói một cách đơn giản, quản trị <br /> marketing là quản trị sức cầu (demand). <br /> <br /> 1.2. Sự lên ngôi của Marketing tương tác <br /> <br /> Năm 2017, Philip Kotler – người được coi là cha đẻ  của Marketing hiện đại đã đưa ra một <br /> bản cập nhật như sau:<br /> “Marketing là khoa học và nghệ  thuật về  khám phá, sáng tạo và truyền tải giá trị  để  thỏa  <br /> mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu, tạo tương tác với khách hàng mục tiêu nhằm mục đích  <br /> lợi nhuận.”<br /> Như vậy, định nghĩa này đã được bổ sung so với định nghĩa trước đó của ông vào năm 2005,  <br /> trong đó yếu tố  tạo tương tác với người dùng đã trở  thành một thành phần quan trọng của  <br /> Marketing. Nếu như trước đây, các hãng chỉ  cần định vị  thương hiệu bằng cách khẳng định  <br /> ưu thế nổi bật của sản phẩm: “Sữa của chúng tôi làm tốt hơn” vì chúng tôi “sản xuất ra chất  <br /> lượng sữa hảo hạng”, “cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ th ể”, “giúp tăng trưởng chiều  <br /> cao”,… thì giờ  đây họ  phải thể  hiện sự quan tâm của mình với vấn đề  cộng đồng, vấn đề <br /> quốc gia và rộng hơn nữa là thế giới chúng ta đang sống. <br /> <br /> 1.3. Vai trò của Digital Marketing đối với doanh thu của doanh nghiệp<br /> <br /> Theo báo cáo của 1Office, hoạt động Marketing Online chiếm đến 85% tỉ  lệ  đưa về <br /> doanh thu của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử.<br /> <br /> Một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá thành công của một chiến dịch marketing đó là: <br /> Doanh Thu, Độ  phủ  và Định vị  của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Để  đo lường các <br /> chỉ số quan trọng này, ta có thể sử dụng CPM – “Cost Per Mille – Giá mỗi 1000 lần hiển thị”.<br /> Chi phí CPM  tham khảo cho doanh nghiệp trên các kênh:<br /> Facebook Ads 180.000 VNĐ/CPM<br /> <br /> Google Ads 60.000 VNĐ/CPM<br /> <br /> Youtube Ads 10.000 VNĐ/CPM<br /> <br /> Bài toán cơ  bản nhất của Marketing và kinh doanh đó là chiếm lĩnh thị  phần. Thương hiệu  <br /> đầu tiên được người dùng nghĩ đến khi hỏi về một loại sản phẩm nào đó, thông thường sẽ là  <br /> lựa chọn hàng đầu của họ  khi mua hàng. Và một chiến dịch Marketing tốt phải bắt đầu từ <br /> một kế hoạch quản lý hoạt động Marketing tốt.<br /> <br /> Làm sao để lập bản kế hoạch quản lý hoạt động Marketing?<br /> <br /> Bên cạnh các công tác phân bổ  ngân sách, phân bổ  các kênh, tìm hiểu đối thủ, thị  trường,… <br /> thì việc lập nên một kế  hoạch quản lý, phân công công việc cho phòng Marketing cũng hết <br /> sức quan trọng.<br /> Có hai mô hình phổ biến giúp quản lý công việc hiệu quả:<br /> <br /> Mô hình 1: Phương pháp Kanban<br /> Kanban là một thuật ngữ bắt nguồn từ công ty chế tạo xe hơi Toyota. Trong môi trường công <br /> nghiệp, Kanban (trong tiếng Nhật có nghĩa là “bảng hiệu/signboard” hoặc “biển quảng cáo  <br /> ngoài trời/billboard”) thường được hiểu như  là việc đánh dấu vào những chiếc phiếu trên  <br /> mỗi sản phẩm đi qua các phân xưởng trong nhà máy.<br /> Bảng Kanban cá nhân hoạt động trên hai nguyên tắc: Cụ thể hóa công việc của bạn, và giới  <br /> hạn tổng số “công việc đang tiến hành” của bạn. <br /> Sử dụng Kanban giúp kiểm soát hiệu quả, bám sát tiến độ của từng đầu việc riêng cũng như <br /> tổng thể tiến độ chung trong Marketing. <br /> Mô hình 2: Phương pháp Gantt Chart<br /> Biểu đồ  Gantt là một dạng biểu đồ  thường được sử  dụng để  quản lý dự  án, là một trong <br /> những cách phổ biến và hữu dụng để trình bày các hoạt động (nhiệm vụ hoặc sự kiện) được <br /> trình bày dựa trên thời gian. Phía bên trái của biểu đồ là danh sách các hoạt động và dọc theo  <br /> phía trên là thời gian thích hợp. Mỗi hoạt động được biểu thị bằng một thanh dài, phản ảnh <br /> ngày bắt đầu, thời gian và ngày kết thúc. Chỉ cần liếc mắt, bạn đã có thể nắm được:<br /> <br /> Tên các hoạt động<br /> <br /> Thời gian mỗi hoạt động bắt đầu và kết thúc<br /> <br /> Hoạt động đó sẽ kéo dài trong thời gian bao lâu<br /> <br /> Các trường hợp chồng chéo về thời gian giữa các hoạt động<br /> <br /> Các trường hợp chồng chéo về thời gian giữa các hoạt động<br /> <br /> Thời gian bắt đầu và kết thúc của cả dự án<br /> Nhìn chung, Gantt Chart hiển thị cho bạn việc gì cần phải hoàn thành hoạt động (activities) <br /> và khi nào cần hoàn thành (when).<br /> Trên là hai phương pháp phổ  biến được  ứng dụng tại nhiều đơn vị  bởi tính thích  ứng, phù  <br /> hợp của nó với quy trình làm việc của Việt Nam. Tuy nhiên, phương pháp vẫn chỉ là công cụ,  <br /> con người mới là yếu tố quyết định. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp dù có sự phân công, <br /> minh bạch rõ ràng trong đầu việc, trách nhiệm song vẫn không đạt được kết quả như mong  <br /> muốn, nhân viên dù làm nhiều song nhận lại không tương xứng với công sức. Vậy vấn đề <br /> nằm ở đâu? <br /> Câu trả lời rất đơn giản. Làm nhiều không đồng nghĩa với làm hiệu quả. Nhà quản lý cần có  <br /> những chỉ  số  đo lường cụ  thể  để  hỗ  trợ  đánh giá chuẩn xác hiệu quả  hoạt động của nhân <br /> viên, giúp họ điều chỉnh và quản lý nguồn lực nhân sự.<br /> 3. Bộ chỉ số đo lường KPIs cho Digital Marketing<br /> <br /> Trước thời đại công nghệ số, đo lường và kiểm soát hiệu quả chiến dịch Marketing chưa bao <br /> giờ là dễ dàng, bởi thật khó để biết khách hàng đến từ  nguồn nào, độ  phủ  ra sao, hiệu quả <br /> các khâu thế nào,…. Hiện nay, có vô vàn công cụ đã và đang được phát triển giúp nhà doanh  <br /> nghiệp triển khai thành công kế  hoạch Digital Marketing. Tuy nhiên, cũng chính bởi sự phát <br /> triển của các công cụ trên, rủi ro lãng phí cũng gia tăng nếu người sử dụng thiếu kiến thức  <br /> chuyên môn, thiếu kinh nghiệm thực tế. Doanh nghiệp dễ dàng bị  lạc trong “mê hồn trận”  <br /> các tính năng, công việc thừa lượng nhưng thiếu chất, gây nên sự  lãng phí nguồn lực, tài <br /> nguyên cũng như nhân lực.<br /> Vậy, để có thể đưa những bản kế hoạch quản lý Digital Marketing từ chiến lược đến thực  <br /> thi, tận dụng tối ưu các công cụ hỗ trợ, các chỉ số KPIs là không thể thiếu.<br /> KPI là gì?<br /> <br /> KPI là từ viết tắt của từ “Key Performance Indicator”, có nghĩa là “chỉ số đánh giá thực hiện  <br /> công việc”. Đây là một công cụ đo lường đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số <br /> liệu, tỉ lệ nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các bộ phận, phòng ban hay của bất kỳ cá  <br /> nhân nào.<br /> Sau đây, 1Office sẽ  giới thiệu đến các bạn những chỉ  số  KPIs cho Digital Marketing, giúp <br /> đánh giá hiệu quả chiến dịch truyền thông trên từng kênh triển khai:<br /> <br /> 3.1. Chỉ số KPIs cho các chiến dịch quảng cáo<br /> <br /> Quảng cáo Google Adword <br /> Google Adword là một dịch được cung cấp bởi Google, giúp doanh nghiệp và người bán hàng <br /> có thể giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng có nhu cầu. Sản phẩm của bạn sẽ có <br /> những vị trí tốt nhất trên trang tìm kiếm của Google, và cách thức hoạt động của kênh này là  <br /> trả tiền cho mỗi click của khách hàng vào quảng cáo của mình. <br /> Vì vậy cho dù bạn tự mình chạy quảng cáo hay thuê một đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo  <br /> Google Ads thì bạn cần phải chú ý tới các chỉ số đo lường hiệu quả của chiến dịch sau: <br /> Lượng tìm kiếm của từ khóa chạy quảng cáo là bao nhiêu/tháng?<br /> <br /> Giá thầu (chi phí) cho 1 click là bao nhiêu?<br /> <br /> Số lần hiển thị và số lần click vào quảng cáo là bao nhiêu/ngày?<br /> <br /> Vị trí của quảng cáo nằm ở đâu mỗi lần hiển thị?<br /> <br /> Điểm chất lượng quảng cáo là bao nhiêu?<br /> <br /> Tỷ lệ chuyển đổi, chuyển đổi mua hàng từ click vào quảng cáo là bao nhiêu?<br /> <br /> Quảng cáo Facebook<br /> Cùng với Google Adword, Facebook Ads hiện đang là một trong những kênh quảng cáo phổ <br /> biến và hiệu quả bậc nhất. Thông qua việc xuất hiện nhiều lần trên News Feed của mỗi cá <br /> nhân, người dùng sẽ biết đến thương hiệu và sản phẩm, và cho đến một lúc có nhu cầu, họ <br /> sẽ  được chuyển sang phễu khách hàng. Dù đây là một kênh tiềm năng, bạn cần nắm vững  <br /> các chỉ số sau nếu không muốn “ném muối bỏ bể”, tăng trưởng thiếu bền vững:<br /> <br /> Ngân sách/ngày cho quảng cáo là bao nhiêu?<br /> <br /> Mức độ hiển thị quảng cáo/ngày là bao nhiêu?<br /> <br /> Tốc độ tăng like/tổng số lần hiển thị/ngày là bao nhiêu?<br /> <br /> Mức độ  tương tác/thông điệp quảng cáo là bao nhiêu (nếu là quảng cáo tăng tương  <br /> tác)?<br /> <br /> 3.2. Chỉ số KPIs cho chiến dịch truyền thông mạng xã hội <br /> <br /> Với khả năng tiếp cận và thu thập thông tin của một lượng người cực kỳ lớn, mạng xã hội <br /> trở  thành một “mảnh đất màu mỡ” cho doanh nghiệp trong việc bán hàng, truyền bá sản  <br /> phẩm. <br /> Đối với mạng xã hội Facebook<br /> Tại Việt Nam, Facebook hiện đang là mạng xã hội có số  lượng người sử dụng và truy cập <br /> lớn nhất. Để  phát huy hiệu quả  cao nhất của mạng xã hội này, yếu tố  thẩm mỹ  của avatar  <br /> và cover của tài khoản cá nhân cũng như Fanpage facebook cần được đảm bảo. Ngoài ra bạn <br /> cần chú ý các chỉ số sau: <br /> <br /> Tốc độ tăng fan (lượng like) bao nhiêu/ngày/tháng?<br /> <br /> Đối tượng fan có thuộc nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp? (giới  <br /> tính, độ tuổi, vị trí, ngôn ngữ, ….) <br /> <br /> Mức độ  tương tác của Fanpage (tiếp cận, click đọc, like, comment, share các thông  <br /> điệp trên fanpage) như thế nào? <br /> <br /> Các sự kiện trên Fanpage có bao nhiêu người biết đến, bao nhiêu người được mời, bao  <br /> nhiêu người tham gia?<br /> <br /> Số lượng đặt hàng trực tiếp từ fanpage là bao nhiêu/ngày/tháng?<br /> <br /> Lượng truy cập website đến từ Facebook là bao nhiêu/ngày/tháng?<br /> <br /> Lượng truy cập chuyển đổi thành khách hàng là bao nhiêu/ngày/tháng nhất định? <br /> <br /> Đối với YouTube <br /> Sử  dụng nền tảng video, Youtube được đánh giá là kênh truyền thông mạnh và hỗ  trợ  đắc <br /> lực cho Marketing Online, bởi tính chất thu hút “dễ xem, dễ nhớ, dễ hiểu” của nó, khả  năng <br /> lan truyền của cao. Chất lượng của một kênh Youtube tốt được thể hiện không chỉ qua hình <br /> ảnh thumbnail, chất lượng nội dung video mà còn qua các chỉ số sau:<br /> <br /> Có bao nhiêu người đăng ký theo dõi kênh YouTube? <br /> <br /> Kênh YouTube có được liên kết với bao nhiêu mạng xã hội khác/<br /> Mức độ  tương tác mỗi video trên kênh YouTube như  thế  nào? (số  người xem, like,  <br /> comment, share video là bao nhiêu) <br /> <br /> Lượng truy cập website từ kênh YouTube là bao nhiêu/ngày/tháng? <br /> <br /> 3.3. Chỉ số KPIs cho chiến dịch Email Marketing <br /> <br /> Email Marketing là một kênh bán hàng và chăm sóc khách hàng chủ động, thích hợp với hầu  <br /> hết các ngành hàng kinh doanh. Với Email Marketing bạn dễ dàng gia tăng lượng khách hàng,  <br /> từ chính khách cũ hay cả những người chưa từng biết đến bạn. Tuy nhiên để thực hiện được  <br /> một chiến dịch Email Marketing bạn phải biết đến các cách thức để  email không vào phần  <br /> spam đồng thời phải có được một vài thông số đo lường như sau:<br /> <br /> Lượng email gửi thành công/tổng số email gửi. <br /> <br /> Số lượng email vào inbox, lượng mail vào spam. <br /> <br /> Lượng người open (số  người mở  mail) và lượng open (tổng số  lượt mở  mail) trong  <br /> mỗi lần gửi mail. <br /> <br /> Lượng người click vào đường link trong mail. <br /> <br /> Số lượng từ chối nhận email. <br /> <br /> Số lượng email được forward cho người khác. <br /> <br /> Lượng truy cập website từ email chuyển đổi thành khách hàng. <br /> <br /> 3.4. Chỉ số KPIs cho công tác SEO Website<br /> <br /> Khác với những gì mọi người hay nghĩ, độ  hiệu quả  của SEO không chỉ  đơn thuần nằm  ở <br /> thứ  hạng từ  khóa, vị  trí từ  khóa trên Google. Thực tế  SEO là một công tác phức hợp nhiều  <br /> công việc trong đó có thể tổng hợp thành 3 phân đoạn công việc chính: <br /> 1. Xác định từ khóa: hay tương đương với công việc xác định nhu cầu thị trường và đối  <br /> <br /> tượng khách hàng mục tiêu <br /> <br /> 2. SEO onpage: Tối ưu hóa website phục tốt cho người dùng và công cụ tìm kiếm <br /> <br /> <br /> 3. SEO offpage: Marketing cho website tới khách hàng cũng như các công cụ tìm kiếm. <br /> <br /> Như vậy, ứng với từng phân đoạn công việc như vậy, các chỉ số KPI để đo lường hiệu quả <br /> từng phân đoạn công việc sẽ bao gồm:<br /> <br /> Từ khóa SEO có bao nhiêu lượng tìm kiếm/tháng?<br /> <br /> Vị trí xếp hạng từ khóa SEO thay đổi như thế nào trên công cụ tìm kiếm so với trước  <br /> khi SEO?<br /> <br /> Lượng   truy   cập   website   thông   qua   tìm   kiếm   google   ứng   với   từ   khóa   SEO   là   bao <br /> nhiêu/ngày/tháng?<br /> <br /> Tỷ lệ khách truy cập mới, khách truy cập cũ quay lại website là bao nhiêu?<br /> <br /> Số trang xem/truy cập là bao nhiêu?<br /> <br /> Thời gian khách hàng lưu lại trên website trung bình là bao lâu <br /> <br /> Tỷ lệ chuyển đổi mua hàng là bao nhiêu?<br /> <br /> Thời gian tải website là bao nhiêu?<br /> <br /> Thứ hạng Alexa website thay đổi như thế nào so với thời điểm trước khi làm SEO?<br /> <br /> Chỉ số PageRank website thay đổi như thế nào so với trước khi làm SEO?<br /> <br /> Độ  phủ  website trên môi trường Internet như  thế  nào so với trước khi làm SEO (số <br /> lượng backlink, chất lượng backlink)?<br /> Tổng kết<br /> <br /> Những năm sắp tới không phải là khoảng thời gian bùng nổ  xu hướng Digital Marketing tại <br /> Việt Nam như một số người nhầm tưởng. Bởi sự bùng nổ  đó đã xảy ra và đang ảnh hưởng  <br /> lớn tới hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào không bắt kịp và ứng <br /> phó kịp với sự biến động này thì sẽ bị loại bỏ.<br /> Để tận dụng triệt để các chỉ số KPIs Digital Marketing được trình bày trên, một nhà quản lý <br /> không thể chỉ dựa trên những hiểu biết hời hợt “bề nổi” để  triển khai mà cần phải trang bị <br /> thật đầy đủ những kiến thức cần thiết cho bản thân mình.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0