intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương thức hoạt động ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Phần 2

Chia sẻ: Vô Trần | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:351

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Phương thức hoạt động ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam " cung cấp cho bạn đọc những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích về bảo tàng và bảo tàng học thông qua thực tiễn hoạt động tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 cuốn sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương thức hoạt động ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Phần 2

  1. NHỮNG TIẾP CẬN MỚI 359 TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC • • • ở Bảo tàng Dân tôc • h o• c Viêt • Nam v ũ HỒNG NHI Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN) là bảo tàng có tuổi nghê trẻ nhẫt trong số các bảo tàng quốc gia ở Việt Nam. Mặc dù vậy, phạm vi hoạt động và những kết quả mà Bảo tàng đã đạt được trong những năm qua ỉuôn được xã hội và giới bảo tàng trong và ngoài nước đánh giá cao. Một trong những thành công và cũng là th ế mạnh của Bảo tàng là hoạt động giáo dục. Những bước đi tiên phong mang tính đột phá trong cách tiếp cận và tổ chức hoạt động giáo dục đã thu hút nhiều đổi tượng công chúng đến với Bảo tàng, đem ỉại cho họ sự hứng khởi và hiểu biết về văn hóa các dân tộc với nhiều hoạt động trải nghiệm, khám phá. Trong bài viết, chúng tôi đề cập đến những yếu tố và cách tiếp cận m ới trong hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục; tồn tại và hạn ch ế cồn khắc phục đ ể Bảo tàng thực hiện thành công hơn nữa các chương trình giáo dục.
  2. 1. Quan niệm truyền thống về hoạt động giáo dục trong bảo tàng Trước đây, ử Việt Nam, giới bảo tàng vẫn thường quan niệm rằng công tác giáo dục là công tác quần chúng, với nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục văn hóa, khoa học cho quần chúng theo hình thức thuyết minh và để người xem trực tiếp quan sát hiện vật gốc. Giáo trình Cơ sở bảo tàng học đề cập đến công tác này như sau: "Công tác quần chúng là một khâu rất quan trọng của bảo tàng nhằm phát huy tác dụng của bảo tàng và chỉ có công tác quần chúng mới thực hiện được chức năng giáo dục tư tưởng cho quảng đại quần chúng... Công tác quàn chúng được tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú: hội họp, cổ động, tuyên truyền... Nhưng hình thức tốt nhất, có hiệu quả nhất vẫn là hình thức trưng bày hiện vật bảo tàng, làm cho quãn chúng mắt thấy tai nghe” (Lê Thị Dung 1990,103). Với quan niệm trên, hầu hết các hoạt động giáo dục trong các bảo tàng là tuyên truyền giáo dục thông qua hình thức hướng dẫn tham quan: hướng dẫn tham quan khái quát; hướng dẫn tham quan theo chủ đề; hướng dẫn tham quan phần trọng tâm. Một số bảo tàng đa dạng hóa hình thức tuyên truyền giáo dục dưới dạng: kể chuyện truyền thống; nói chuyện lịch sử; công bố những sưu tập hiện vật, các bức ảnh quý của bảo tàng trên báo, tạp chí, sách; tổ chức sinh hoạt chính trị... Phương pháp trên ít đem lại hiệu quả bởi hình thức hướng dẫn tham quan thường được trình bày dưới dạng "bài giảng" đơn điệu, khô khan. Các thuyết minh viên trong bảo tàng trở thành những người "thầy" và khách tham quan là "học sinh”. Những "bài giảng" như vậy thiếu hấp dẫn, ít tranh luận, hoặc mang tính lý luận, trừu tượng và sức thuyết phục không cao. Từ bài thuyết minh đã có sẵn, các thuyết minh viên của bảo tàng áp dụng một cách "máy móc" cho mọi đối tượng khách. Họ không phải suy nghĩ, tìm hiểu nhiều, chỉ cần học thuộc bài thuyết minh mà các nhà nghiên cứu đã chuẩn bị hay Vũ Hổng Nhi NHỮNG TIẾP CẬN MỚI TRO N G H O ẠT Đ Ộ N G G IÁO DỤC ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
  3. nhắc lại thông tin từ các bài viết trong trưng bày là đã được coi như hoàn thành "xuất sắc” công tác giáo dục tuyên truyền của bảo tàng. Sau vài năm mử cửa và đi vào hoạt động, Bảo tàng DTHVN nhận thấy quan niệm trên không còn phù hợp, cần có sự đổi mới nhận thức cơ bản về công tác giáo dục: thực sự phải khoa học, mang đặc thù bảo tàng. Công tác giáo dục trong các bảo tàng không phải chỉ là công tác tuyên truyền với những bài thuyết minh, nói chuyện về tư tưởng, chính trị, mang tính cổ động, hay một bài thuyết minh được áp dụng cho mọi đối tượng. Do khách tham quan thuộc nhiều đổi tượng khác nhau, có nhu cãu và hiểu biết khác nhau, nên nếu nội dung, cách thức truyền đạt của thuyết minh viên bảo tàng dành cho họ giống nhau thì sẽ gây ra cảm giác gò bó, thụ động và nhàm chán. Nếu chỉ tập trung quan sát hiện vật và nghe thuyết minh, khách tham quan sẽ chán nản, mệt mỏi. Như vậy, dù trưng bày của bảo tàng có nhiều hiện vật có giá trị, nội dung phong phú đến đâu cũng khó thu hút và hấp dẫn được khách tham quan. Từ thực tế trên, để thu hút du khách, các bảo tàng phải đổi mới phương pháp, cách thức tiến hành công tác giáo dục. Việc tham quan bảo tàng không đơn thuần chỉ mang tính giải trí mà các bảo tàng nên quan tâm đến việc du khách thu lượm được gì sau chuyến tham quan ấy. Bảo tàng phải tạo ra những buổi tham quan với các hoạt động giáo dục cho nhiều đối tượng, có mục tiêu cụ thề, tạo sự hấp dẫn cho khách tham quan. Đặc biệt, cần khơi gợi ử họ sự ham muốn hiểu biết, lòng say mê khám phá khi tìm hiểu, tiếp cận các hiện vật cũng như các phần trưng bày để họ tự rút ra những điều hữu ích. Cán bộ làm công tác giáo dục trong bảo tàng không chỉ nắm rõ nội dung trưng bày mà phải biết khai thác, sử dụng những câu chuyện có giá trị về hiện vật một cách uyển chuyển, phù hợp với từng đối tượng. Có như vậy, nhiệm vụ và công tác giáo dục khoa học của bảo tàng thông qua con đường phổ biến tri thức khoa học mới được thực hiện theo đúng nghĩa.
  4. Ngoài ra, để tạo môi trường tốt cho du khách tìm hiểu và học tập, các trưng bày của bảo tàng phải hấp dẫn và có tính giáo dục. Các bài viết trong trưng bày cần ngắn gọn, dễ hiểu. Thông tin, nội dung cơ bản về cuộc trưng bày nên được chuyển tới du khách trước khi đến bảo tàng để họ có sự chuẩn bị trước về những điều sẽ được thấy, được trải nghiệm. Bảo tàng cần nắm bắt tâm lý, nhu cầu của khách tham quan để tạo ra các hoạt động cho du khách khi họ đến bảo tàng. 2. Hoạt động giáo dục với cách tiếp cận mới Từ nhận thức trên, Bảo tàng DTHVN đã áp dụng phương pháp, cách tiếp cận mói trong công tác giáo dục: lấy cộng đồng xã hội, các đối tượng công chúng tham quan làm tâm điểm để xây dựng, thực hiện các hoạt động giáo dục. Trên tinh thần đó, cách tiếp cận mới trong công tác giáo dục của Bảo tàng được thực hiện trên các phương diện sau: 2.1. Xây dựng nội dung thuyết minh phù hợp với từng đổi t ư ợ n g khách tham quan, có sự tương tác với công chúng Nội dung hướng dẫn khách tham quan không phải là những bài thuyết minh "rập khuôn", đơn điệu mà phải là những thông tin, câu chuyện hấp dẫn, được chắt lọc cho phù họp với nhiều đối tượng công chúng. Để làm được như vậy, người hướng dẫn phải chọn lựa, cung cấp các thông tìn một cách chính xác, dễ hiểu và lôi cuốn người nghe. Đặc biệt, phải có những hình thức tương tác từ hai phía như đưa ra những vấn đề gợi mở để khách tham quan tập trung nghe, quan sát và giải thích, trao đổi và đặt câu hỏi cho khách, khuyến khích khách đưa ra các câu hỏi. Các câu hỏi phải phù họp vói trình độ, lứa tuổi của các đối tượng khách tham quan, nếu không sẽ phản tác dụng. Chẳng hạn, ử phần giới thiệu chung về các dân tộc ở Việt Nam, với lứa tuổi nhi đồng, tiểu học, nếu yêu cầu các em đọc tên dân tộc ở một số bức ảnh hay chỉ vào bản đồ nước ta để đặt câu hỏi đất nước Việt Nam có hình giống chữ gì Vũ Hồng Nhi NHỮNG TIẾP CẬN MỚI TRO N G HO ẠT Đ Ộ N G G IÁO DỤC ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
  5. sẽ giúp các em dễ dàng ghi nhớ, nhận biết 54 dân tộc ở 363 Việt Nam, điều mà trẻ em rất khó ghi nhớ nếu chỉ nhìn ảnh, xem băng hình. Vì nhi đồng là lứa tuổi chuyển tiếp từ đứa trẻ đến học sinh, trí nhớ của các em còn mang tính chủ quan, chưa biết đâu là trọng tâm, nên việc giới thiệu cần phải cụ thể. Người thuyết minh cần nói ngắn gọn, súc tích, có minh họa kèm theo; nên nhắc đi nhắc lại nhiều lần theo cách hỏi đáp để các em dễ nhớ và điều chỉnh kịp thời những sai sót cho các em. Ở lứa tuổi thiếu niên và trung học cơ sở, các em có sự tiếp xúc rộng hơn trong nhà trường và xã hội, kiến thức cũng đa dạng phong phú hơn. Để các em hứng thú khi nghe giới thiệu, tìm hiểu trưng bày, cần đưa ra các câu hỏi mà câu trả lời là sự gắn kết với kiến thức đã học của các em, ví dụ như: Có bao nhiêu dần tộc sinh sống ở Việt Nam? Dân tộc nào có dân số đông nhất? Nhận diện trên bản đồ Việt Nam một số dân tộc sống ở các miền Bắc, Trung, Nam... Nhưng nếu áp dụng câu hỏi này cho học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học sẽ không khuyến khích họ tích cực, chủ động khi tham quan trưng bày và trả lời câu hỏi, thậm chí khiến họ không thoải mái. Các câu hỏi đưa ra cho đối tượng này cần đa dạng, đòi hỏi các em vận dụng những thông tin có tính đúc rút từ phần giới thiệu vừa được nghe và kiến thức của mình. Thuyết minh viên cũng cần có những câu hỏi mang tính thăm dò, đánh giá sự hiểu biết, nhu cầu của các em để hướng dẫn cho phù hợp. Điều quan trọng với mỗi cán bộ giáo dục là phải biết cách truyền tải nội dung, thông điệp của trưng bày cho các đối tượng công chúng khác nhau một cách dễ hiểu, phù hợp với trình độ, nhu cầu của từng đối tượng. 2.2. Xác định công chúng mục tiêu của mỗi trưng bày để xây dựng chương trình, hoạt động giáo dục phù hợp Công tác giáo dục không chỉ là việc thuyết minh, hướng dẫn khách tham quan mà còn tổ chức các hoạt động
  6. tương tác dành cho công chúng. Các hoạt động này phải dựa trên nội dung và hiện vật trưng bày, mang phong cách giáo dục bảo tàng, tức là khuyến khích sự chủ động của khách tham quan. Mỗi trưng bày nhất thời, cần xác định các đối tượng công chúng mục tiêu và đưa ra hoạt động giáo dục thích hợp, trong đó có các hoạt động thực hành. Bảo tàng cần làm cho các đối tượng công chúng đến nhiều lần nhưng vẫn thích thú khi tham quan trưng bày và không cảm thấy xa lạ, khó hiểu. Tính giáo dục phải được chú trọng trong các hoạt động trải nghiệm, giúp khách tham quan hiểu rõ nội dung, các chủ đề và hiện vật trong trưng bày, tự rút ra những kinh nghiệm, nhận thức về di sản văn hóa, từ đó có ý thức trân trọng hơn di sản văn hóa của các dân tộc. Sự khởi đầu cho ý tưửng xây dựng các hoạt động giáo dục gắn với trưng bày và trình diễn phải kể đến trưng bày Tết trẻ em (1999]. Trong buổi khai mạc trưng bày, du khách gặp gỡ và trao đổi với cụ Nguyễn Thị Chuyên (phố Hàng Chiếu, Hà Nội) về Tết Trung thu ở Hà Nội trước đây, những nuối tiếc của bà khi trẻ em ở khu phố cổ giờ đây không được rước đèn và trông trăng, phá cỗ. Câu chuyện của chị Hà Lan Châu, Chủ tịch Quỹ LC Phát triển kỹ nghệ quốc tế về những hoạt động đem lại niềm vui trong cuộc sống cho trẻ thơ. Cuộc giao lưu, chia sẻ với "người trong cuộc” giúp công chúng hiểu rõ hơn những khó khăn, thách thức của đồ chơi dân gian trong cuộc sống hiện đại; khơi gợi sự quan tâm và ý thức, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội với trẻ em. Tuy nhiên, phần trưng bày và giao lưu chưa thực sự thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người, nhất là với trẻ em - đối tượng chính của cuộc trưng bày. Qua quan sát và tiếp nhận câu hỏi của khách tham quan, chúng tôi nhận thấy trưng bày sẽ thành công hơn nếu công chúng được tận mắt chứng kiến và tham gia vào những hoạt động trải nghiệm gắn với các chủ đề trưng bày như làm đồ chơi Trung thu, tạo hoa văn trang trí trên mũ cho trẻ em theo cách của người Hmông, người Dao... Vũ Hống Nhi NHỮNG TIẾP CẬN MỚI TRO N G HOẠT Đ Ộ N G GIÁO DỤC ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
  7. Hạn chế trên đã được khắc phục trong trưng bày và 365 trình diễn Làm giây dó, in tranh Đông Hò và làm đò chơi bằng đất sét, giấy bồi (2000) tại nhà Việt ở khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng. Trong khi người lớn say sưa tìm hiểu và thực hành kỹ thuật xeo (làm) giấy, in tranh, trẻ em lại thích thú khi được tô vẽ con giống bằng đất, thử bồi giấy lên khuôn để làm đồ chơi giấy bồi dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân. Rõ ràng là cuộc trưng bày, trình diễn đã trở nên sổng động, hấp dẫn hơn bởi Bảo tàng đã đưa ra các hoạt động phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người lớn v à t r ẻ e m - đ ố i t ư ợ n g c ô n g c h ú n g m ụ c tiê u c ủ a t r ư n g b à y . Từ sau năm 2000, hầu hết các cuộc trưng bày nhất thời của Bảo tàng đều có hoạt động trình diễn đi kèm. Hoạt động giáo dục cho trưng bày nhất thời được tổ chức thường xuyên; quy mô, chất lượng ngày càng được chú trọng. Để hỗ trợ tốt nhất cho các cuộc trưng bày, trình diễn, mỗi chương trình, hoạt động giáo dục đều có những mục tiêu cụ thể, trả lời cho các câu hỏi: Đối tượng công chúng nào phù hợp với cuộc trưng bày, trình diễn? Cần định hướng cho công chúng quan tâm đến vấn đề gì trong trưng bày, trình diễn? Hoạt động trải nghiệm nào họ có thể tham gia để hiểu rõ hơn về trưng bày? Cũng tùy thuộc vào đối tượng công chúng mục tiêu mà hoạt động giáo dục được xây dựng ử mức độ khó hay dễ. Nếu đối tượng là học sinh tiểu học và trung học cơ sở, các bước thực hiện phải đơn giản, dễ hiểu theo phương châm "Học mà chơi, chơi mà học". Chẳng hạn, năm 2001, đối tượng chính của hoạt động giáo dục cho trưng bày Gia phả Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại là học sinh tiếu học. Đây là lứa tuổi bắt đầu nhận diện về mối quan hệ trong gia đình, dòng họ; làm quen và biết cách xưng hô với họ hàng bên nội, bên ngoại... Ở trường học và gia đình, các em được giải thích, hướng dẫn một cách cơ bản; tuy nhiên, đế nhớ và chọn cách xưng hô cho phù hợp với từng trường hợp lại không dễ với các em. Qua nhiều lần khảo nghiệm với chính con em của cán bộ Bảo tàng, hoạt động giáo dục được đưa ra với hình thức đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ như:
  8. xem sơ đồ gia phả của một gia đình để nhận biết mối quan hệ của các thành viên; sử dụng sơ đò hình cây để các em hoàn thiện cây phả hệ của gia đình mình; chơi trò chơi xác định mối quan hệ của một người qua cách xưng hô của người đó với những người thân trong gia đình; tìm hiểu những cách gọi khác nhau về bố và mẹ... Trong trưng bày và trình diễn Nghề dệt vải và thổ căm của các dân tộc Thái, Cơtu, Việt (2001), đối tượng thích hợp là học sinh trung học phổ thông, sinh viên; vì thế, hoạt động thực hành được thực hiện ử mức độ khó hơn. Các hoạt động trải nghiệm gồm: cán bông, xe sợi, nhuộm ikat của người Thái; dệt vải của người Cotu; tước sợi, xe sợi lanh, vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong, nhuộm chàm của người Hmông. Điều này giúp các em dễ dàng nhận biết đặc điểm, ý nghĩa hoa văn của mỗi dân tộc. Hơn thể nữa, qua sự trao đổi, tương tác với người trình diễn, các em thêm trân trọng các nghệ nhân và có ý thức, trách nhiệm hơn về bảo tồn nghề truyền thống. Trong trưng bày Làng thuốc nam Đại Yên (2003), chương trình giáo dục tập trung vào hai đối tượng: học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Mục đích của các hoạt động là đế các em hiểu được nghề thuốc nam với ý nghĩa như một di sản văn hóa, cung cấp tri thức dân gian trong việc sử dụng một số cây, lá, củ, hạt quanh nhà để chữa bệnh. Sau khi tham quan, tìm hiểu và giao lưu với những người bán thuốc nam của làng Đại Yên, hoạt động giáo dục được tổ chức theo các cấp học. Học sinh tiểu họe tham gia vào hoạt động tô màu, viết tên cây thuốc theo hình vẽ, chơi trò chơi bịt mắt và sử dụng giác quan sờ, ngửi, nếm để nhận biết và nói tên đó là củ, hạt gì. Học sinh trung học cơ sử chơi trò chơi xóc thẻ đố vui; xác định công dụng của các lá cây, củ, hạt thường dùng để chữa các bệnh thông thường như đau bụng, đau đầu, đau mắt...; trò bịt mắt và sử dụng giác quan để nhận biết về một số loại lá. Các hoạt động trong chương trình đều được các em thích thú, tham gia một cách hào hứng. Sau khi tham gia, bạn nào cũng "thành thạo" khi được hỏi về các loại cây, lá mọc quanh Vũ Hổng Nhi NHỮNG TIẾP CẬN MỚI TRO N G H O ẠT Đ Ộ N G G IÁ O DỤC ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
  9. nhà có thể chữa một số bệnh thường gặp. Nhiều bạn quay 367 trử lại cùng gia đình, bè bạn và trở thành người hướng dẫn ____ cho trưng bày. 2.3. Tạo ra những hoạt động giáo dục đa dạng liên quan đến nội dung, hiện vật trưng bày để thu hút công chúng Trong những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam đã được nâng lên đáng kể. Nhu càu tìm hiểu văn hóa, trong đó có việc tham quan các bảo tàng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh... đã tăng lên. Khách tham quan người Việt Nam là đối tượng công chúng đầy tiềm năng; tuy nhiên, lượng khách đến bảo tàng sẽ không thể tăng lên nếu ở đó họ chỉ được tham quan một cách thụ động, tức là chỉ tham quan và nghe thuyết minh. Họ cần được tham gia một cách chủ động, tích cực vào việc tìm hiểu, khám phá nội dung trưng bày với các hoạt động khác nhau. Nhận thức rõ điều này, Bảo tàng đã không ngừng khích lệ và yêu cầu các cán bộ làm công tác giáo dục, cán bộ nghiên cứu phải năng động, sáng tạo để tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng, thu hút các đối tượng công chúng đến với Bảo tàng. Từ năm 2000, các chương trình giáo dục của Bảo tàng được tổ chức thường xuyên, mỗi chương trình mang sắc thái riêng với những đối tượng, mục tiêu cụ thể1. Để công chúng tiếp cận với trưng bày một cách đa chiều, cùng với các chương tìn h giáo dục gắn với trưng 1. Chương trình giáo dục gắn vói trưng bày và trình diễn Nghê dệt vải của người Thái, Cotu, Việt (2 0 0 1 ); Cho con đến bảo tàng học làm đồ chơi dân gian, kết họp vói trư n g bày đồ chơi dân gian (2 0 0 2 ); Liên hoan trò chơi Việt Nam - Nhật Bản (2 0 0 3 ); Lớp gổm mùa hè cho học sinh..., chương trình giáo dục gắn với trưng bày Gốm làng Trù (2004); chương trình giáo dục trong trưng bày Làng chài Cửa Vạn, chương trình giáo dục Truy tìm b í m ật các ngôi nhà ngoài Ười) chương trình giáo dục gắn vói trưng bày Ngày hội trình diễn nghề rèn., đúc, khoan truyền thống của các dân tộc Việt, Nùng, Hmồng (2005).
  10. bày, trình diễn chuyên đề, Bảo tàng còn tổ chức các chương trình chiếu phim, thuyết trình hằng tháng gắn với trưng bày Đò vải của người Thái ở tiểu vùng sông Mê Công: Tiếp nối và biến đổi; thuyết trình và trình diễn múa rối nước cho Hội Những người bạn di sản Việt Nam; chiếu phim, thuyết trình hằng tháng gắn với trưng bày Việt Nam: Những cuộc hành trình của con người, tinh thẫn và linh hồn... Mỗi buổi thuyết trình, chiếu phim ở Bảo tàng có đặc trưng riêng. Phim chọn chiếu và nội dung thuyết trình phải gắn với nội dung trưng bày, thường được sắp xếp tuần tự theo các chủ đề của cuộc trưng bày. Phần giới thiệu trước mỗi buổi thuyết trình, chiếu phim giúp công chúng nhận diện mối liên quan của nội dung thuyểt trình với trưng bày; đồng thời tạo sự thân thiện, hòa đồng giữa những người tham dự. Sau khi nghe thuyết trình, xem phim, những vấn đề liên quan đến nội dung, hiện vật trong trưng bày được đưa ra để công chúng thảo luận, đánh giá. Trước khi kết thúc buổi thuyễt trình, cán bộ giáo dục luôn gửi phiếu đánh giá buổi thuyết trình và những nội dung mà người tham dự muốn nghe để những buổi thuyết trình hoặc chiếu phim sau này được chuẩn bị tốt hơn nữa. Trưng bày, trình diễn và các hoạt động giáo dục giới thiệu nghề thủ công truyền thống được thực hiện khá nhiều trong Bảo tàng; tuy nhiên, mới chỉ đáp ứng được nhu cầu cơ bản của khách tham quan. Qua các hoạt động thực hành và việc tổ chức Lóp gốm hè 2003, các cán bộ giáo dục nhận thấy thanh thiếu niên và ưẻ em rất thích tìm hiểu, thực hành các nghề thủ công. Các lớp đồ vải hè 2005,2006,2007 lân lượt được tổ chức. Tham gia lóp học, các em được tìm hiểu, giới thiệu về trang phục, ý nghĩa hoa văn trang trí trên vải. Các em tự làm thẻ đánh dấu trang sách bằng hình người giấy mặc trang phục truyền thống; tạo hoa văn trang trí bằng kỹ thuật nhuộm ikat của người Thái, in sáp ong của người Hmông; học kỹ thuật thêu đơn, thêu vặn thừng và sa hạt của người Việt. Các lớp học đều được tổ chức trong hai tháng hè, thu hút sự tham gia của nhiều học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Vũ Hồng Nhi NHỮNG TIẾP CẬN MỚI TRO N G HOẠT Đ Ộ N G G IÁO DỤC ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
  11. Trên cơ sử đó, Phòng Giáo dục tiếp tục mở Lớp đồ đan cho 369 trẻ em (2007, 2013). Ở mỗi lớp học, Bảo tàng đều tổ chức cho các em trưng bày sản phẩm của mình. Các chương trình, hoạt động giáo dục của Bảo tàng DTHVN được công chúng đánh giá cao. Ngày càng có nhiều cơ quan, trường học lựa chọn Bảo tàng làm nơi tham quan, vui chơi cho con em và học sinh của mình. Nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng, đẩy mạnh công tác giáo dục bằng hình thức xã hội hóa, Bảo tàng đã quyết định tạo ra các chương trình giáo dục có tính dịch vụ. Các cán bộ của Phòng Giáo dục đã làm việc với nhiều cơ quan, trường học để xây dựng và tổ chức các hoạt động riêng cho mỗi chương trình: có chương trình tổ chức tại cơ quan, có chương trình tổ chức tại trường học, có chương trình tổ chức định kỳ mỗi tháng một lần. Hầu hết các chương trình giáo dục đều có sự tham gia của các nghệ nhân, thự thủ công với các hoạt động như: làm mặt nạ, làm nón, in tranh Đông Hồ, nặn tò he, làm đèn Trung thu... Dù địa điểm tổ chức, quy mô của các chương trình khác nhau, nhưng điểm chung là các hoạt động đều giới thiệu văn hóa truyền thống và cán bộ giáo dục của Bảo tàng luôn đóng vai trò là cầu nối giữa nghệ nhân với công chúng. 2.4. Xây dựng hoạt động trải nghiệm đặc thù với Phòng Khám phá dành cho trẻ em và Phòng Khám phá âm thanh - hình ảnh Phòng Khám phá dành cho trẻ em: Trẻ em luôn là đối tượng mục tiêu trong các chương trình giáo dục của Bảo tàng. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, các em cần có kiến thức về văn hóa các dân tộc ờ Việt Nam, biết kế thừa và phát huy những di sản văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, các hoạt động giáo dục dành cho trẻ em vẫn mang tính "thời vụ", gắn với trưng bày, trình diễn chuyên đề. Vì thế, cần xây dựng các hoạt động giáo dục gắn với trưng bày thường xuyên (trưng bày cố định) để các em có thói quen đến tham quan bảo tàng và trử thành những du khách thường xuyên của Bảo tàng. Các em cũng sẽ là
  12. những "tuyên truyền viên" tích cực của các bậc phụ huynh •và các đối tượng khác. Các gia đình đến tham quan Bảo tàng chiếm số lượng khá đông và hầu hết đều có trẻ em đi cùng. Việc tham quan Bảo tàng với nhiều thế hệ trong gia đình là dịp để mọi người cùng tìm hiểu, chia sẻ thông tin và gắn kết tình thân. Tuy nhiên, trẻ em thường thích vận động, không tập trung quan sát, lắng nghe trong thời gian dài; do đó, cần có không gian riêng để những gia đình có trẻ em có thể cùng nhau tìm hiểu, khám phá về văn hóa các dân tộc. Sau gần một năm nghiên cửu, tìm hiểu và xây dựng nội dung vói sự tư vấn của bà Claire Burkert (chuyên gia người Mỹ), phòng Khám phá dành cho trẻ em của Bảo tàng được khai trương đầu năm 2002. Tại đây, trẻ em được tự tìm hiểu, khám phá văn hóa các dân tộc Việt Nam qua các hoạt động: nhận diện khu vực cư trú các dân tộc trên bản đồ; tô màu và tìm hiểu hoa văn của một số dân tộc; tập dệt vải trên mô hình khung dệt đơn giản nhất; mặc trang phục dân tộc và học cách địu em bé; tìm hiểu và thực hành kỹ thuật in tranh Đông Hồ; chơi một số trò chơi dân gian rèn luyện trí tuệ vả sự khéo tay... Đặc biệt, Bảo tàng còn tổ chức những hoạt động khuyến khích các em sử dụng các giác quan: sờ, nắm, ngửi để khám phá tên gọi, chất liệu, công dụng của các đồ dùng, vật dụng như: khám phá nguyên liệu, chu trình dệt vải của người Hmông trong chiếc hòm thần bí; tìm hiểu bí mật trong các ngăn tủ... Phòng Khám phá âm thanh - hình ảnh: Giới thiệu văn hóa phi vật thể như nghề thủ công truyền thống, các nghi lễ và lễ hội của một số dân tộc ở Việt Nam qua các thước phim cũng là nội dung được khách tham quan thích thú và có nhu cầu tìm hiểu nhiều hơn. Do đặc thù của Bảo tàng, chỉ có một số ít được giới thiệu qua hệ thống video trong các phần trưng bày với thòi lượng ngắn, trong khi đó Bảo tàng có thế mạnh về loại hình này. Điều đó đặt ra yêu cầu Bảo tàng cần có không gian dành cho công chúng nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá văn hóa phi vật thể qua các đoạn phim tư liệu. Trên cơ sở đó, tháng 1/2004, phòng Vũ Hổng Nhi NHỮNG TIẾP CẬN MỚI TRO N G HOẠT Đ Ộ N G GIÁO DỤC ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
  13. Khám phá âm thanh - hình ảnh được khai trương và đưa 371 vào sử dụng. ____ Tại đây, ngoài những phim sử dụng trong trưng bày thường xuyên, trưng bày nhất thời, còn có hơn 200 phim dân tộc học và văn hóa dân gian, trong đó có 100 đĩa phim về âm nhạc dân gian thế giới do Viện Smithsonian Hoa Kỳ cung cấp. 6 màn hình kết nối trực tiếp với các đầu đọc đĩa điều khiển từ một vị trí có thể phục vụ 30 người xem phim một lần. Các phim được lập thành danh mục, sắp xếp theo chủ đề để khách lựa chọn. Du khách sử dụng tai nghe ngoài cùng bộ điều khiển rời để điều chỉnh, âm lượng và có thể lựa chọn 1 trong 5 đĩa phim đang phát để xem. Trong những dịp tổ chức sự kiện hay trưng bày nhất thời, Bảo tàng cũng bổ sung thêm các phim có liên quan như: lễ cấp sắc, lễ hội bỏ mả, phim hoạt hình dựng từ các câu chuyện cổ tích của Việt Nam dành cho trẻ em... 2.5. Tổ chức các hoạt động sự kiện thường niên Bảo tàng cũng nhận thấy, muốn thu hút khách thường xuyên thì phải tạo được những chương trình giáo dục tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng công chúng. Với quan niệm bảo tàng là của cộng đồng xã hội, các hoạt động trong Bảo tàng cũng hướng tới mọi đối tượng. Các hoạt động mang tính sự kiện vào dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6... đã lần lượt được tổ chức và trở thành sự kiện thường niên của Bảo tàng. Chương trình Trung thu đầu tiên được tổ chức tại Bảo tàng năm 2002 với tiêu đề Cho con đến Bảo tàng học làm đồ chơi Trung thu. Chương trình có các phần trưng bày, trình diễn và hướng dẫn làm đồ chơi. Mục đích là giới thiệu đò chơi và cách làm đồ chơi Trung thu truyền thống trước đây người lớn thường làm cho con em mình. Do đó, các hoạt động này hướng tới không chỉ có trẻ em, gia đình mà còn nhiều đối tượng công chúng khác. Từ kinh nghiệm tổ chức hoạt động thực hành cho công chúng qua các trưng bày, trình diễn nghề thủ công, Bảo tàng
  14. nhận thấy du khách thích mua nguyên liệu để tự mình hoàn thiện hơn là mua sản phẩm. Vậy trẻ em, gia đình có thể tham gia làm những đồ chơi gì, ở mức độ nào, những điều này đều được tính đến trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm và mời người trình diễn, hướng dẫn. Các cán bộ giáo dục cũng tham gia thực hành khi làm việc với thợ thủ công. Từ trải nghiệm của mình, họ lựa chọn đồ chơi và đặt thợ thủ công chuẩn bị dưới dạng bộ nguyên liệu để trẻ em hoàn thiện, thường ở các công đoạn cuối như: dán, trang trí đèn ông sao; tô vẽ mặt nạ giấy bồi; sơn tàu thủy sắt tây... Chương trình đã rất thành công, thu hút được nhiều người tham gia, nhất là trẻ em và gia đình, được dư luận xã hội đánh giá cao. Nghiên cứu và xây dựng chương trình hội xuân đã được thực hiện ử Bảo tàng từ năm 2003. Chương trình Trình diễn mừng xuân Quý Mùi với những hoạt động mang tính đặc thù của ngày xuân với các trò chơi: đánh đu của người Việt; tung còn của người Thái; đánh pao, chơi quay của người Hmông; trình diễn hát trống quân, múa rối nước. Chương trình đã tiếp cận được với mọi đối tượng công chúng, lôi cuốn họ say mê tìm hiểu, khám phá nét đẹp ngày xuân của các dân tộc ở Việt Nam. Các hoạt động trong hội xuân ở Bảo tàng đã mang đến cho du khách những giờ phút vui chơi lý thú; những trải nghiệm, hiểu biết chân thực về bản sắc văn hóa các dân tộc. Đây cũng là hình thức giáo dục và phổ biến khoa học mang tính đặc thù mà Bảo tàng DTHVN đã và đang thực hiện rất thành công. 2.6. Xây dựng tài liệu, tổ chức tập huấn cho giáo viên, cán bộ giáo dục khai thác, sử dụng trưng bày và các di sản vần hóa trong giảng dạy, hướng dẫn khách Giáo dục chính quy trong trường học là hình thức phổ biến nhất trong giáo dục ở Việt Nam, đóng vai trò quan trọng đối với thế hệ trẻ ử Việt Nam. Nếu trưng bày bảo tàng được giáo viên khai thác, sử dụng trong giảng dạy trên lóp hay ngoại khóa, thì công tác giáo dục khoa học của Bảo tàng đã Vũ Hổng Nhi NHỮNG TIẾP CẬN MỚI TRO N G HOẠT Đ Ộ N G G IÁO DỤC ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
  15. thực sự phát huy hiệu quả và mang ý nghĩa sâu sắc. Mặc dù 373 cách làm này đã được các bảo tàng ở các nước phát triển áp dụng khá nhiều, nhưng ở Việt Nam đây vẫn là hình thức khá mới mẻ. Năm 2004, dưới sự hướng dẫn và tư vấn của TS. Frank Proschan1, cán bộ Phòng Giáo dục của Bảo tàng đã nghiên cứu chương trình giảng dạy phổ thông, tìm ra sự gắn kết giữa trưng bày và các di sản văn hóa với bài học trên lớp; xây dựng tài liệu cho giáo viên, học sinh; tổ chức các chương trình tập huấn cho giáo viên, cán bộ giáo dục khai thác, sử dụng trưng bày và di sản văn hóa tại địa phương minh họa cho bài giảng. Tài liệu cho giáo viên được xây dựng dựa trên chương trình học chính khóa, có sự tham gia góp ý của giáo viên phụ trách môn học liên quan. Tài liệu cung cấp cho giáo viên thông tin về trưng bày, mối liên hệ giữa trưng bày này với các phần trưng bày khác trong Bảo tàng, những hoạt động mà giáo viên, học sinh tham gia khi đến tham quan trưng bày; gợi ý về các chủ đề, câu chuyện, hình ảnh trong trưng bày có thể lồng ghép với một số môn học. Tài liệu cũng đưa ra một số gợi ý cho giáo viên chuẩn bị trước khi đến tham quan (những câu hỏi có định hướng để kiểm tra kiến thức và hiểu biết của học sinh, khuyến khích các em tìm hiểu thông tin có liên quan đền chủ đề trưng bày), trong khi tham quan (giáo viên có thể giải thích, củng cố kiến thức các bài học trên lóp ở một số phần, đưa ra chủ đề để các em tìm hiểu nâng cao trình độ, phiếu hoạt động cá nhân giúp các em kiểm tra kiến thức của mình), sau khi tham quan (giáo viên kiểm tra học sinh đã học được những kiển thức gì mới, cho các em thảo luận về chủ đề được giao và trình bày theo nhóm, so sánh kết quả thu được với kết quả dự kiến đế rút kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo]. 1. TS. Frank Proschan làm việc tại Trung tâm Di sản văn hóa và lễ hội, thuộc Viện Smithsonian Hoa Kỳ, là cổ vấn dự án Năng cao năng lực nghiên cứu, suv tăm và trưng bày dân tộc học vê văn hóa cư dân đồng bằng sông Cửu Long.
  16. Chương trình tập huấn đầu tiên để giáo viên khai thác và sử dụng trưng bày Cuộc sống đồng bằng sông Cửu Long: Câu chuyện của sáu cộng đồng được thực hiện tại An Giang do TS. Frank Poschan và một chuyên gia về giáo dục bảo tàng của Mỹ thuyết giảng. Nhóm cán bộ giáo dục của Bảo tàng DTHVN tham gia với vai trò quan sát, hỗ trợ và học hỏi. Một số cán bộ giáo dục của Bảo tàng An Giang và Bảo tàng Vĩnh Long tham dự với tư cách là quan sát viên. Sau chương trình tập huấn cho giáo viên tại An Giang, cán bộ giáo dục của Bảo tàng DTHVN đã có được những kinh nghiệm quý giá về phương pháp xây dựng tài liệu, thiết kế bài giảng cho giáo viên; kỹ năng làm việc nhóm; cách trình bày; kỹ năng phân tích, đánh giá... Trên cơ sử đó, nhóm đã tổng họp các phần thuyết trình của chuyên gia và tư liệu hóa các kinh nghiệm cá nhân để vận dụng vào việc tổ chức các chương trình tập huấn ở các địa điểm khác. Để đảm bảo sự thành công, những người thực hiện chương trình tập huấn cho giáo viên đã có buổi trình bày nội dung tập huấn cho các cán bộ nghiên cứu, sưu tàm và thực hiện trưng bày. Các chương tìn h tập huấn cho giáo viên, cán bộ giáo dục bảo tàng ờ thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Hà Nội diễn ra theo đúng kế hoạch. Qua mỗi chương trình tập huấn, các cán bộ giáo dục của Bảo tàng từng bước trưởng thành và có thêm kinh nghiệm. Những kinh nghiệm, phương pháp cơ bản này đã được áp dụng linh hoạt khi thực hiện chương trình Xây dựng phương pháp đưa di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội vào bài giảng một số môn khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở (2004 - 2005)1. Cái khó của dự án là phải tìm ra sự gắn kết giữa di sản văn hóa phi vật thể với bài học thuộc các môn khoa học tự nhiên như vật lý, hóa học. Ngay từ đầu, dự án đã gặp nhiều khó khăn khi thuyết phục các giáo viên, 1. Chương trình có 4 nhóm thực hiện, mỗi nhóm gồm 2 cán bộ giáo dục của Bảo tàng DTHVN, 1 chuyên viên vật lý hoặc hóa học của Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội, 1 giáo viên vật lý hoặc hóa học của Trường Trung học cơ sờ Ngô Sĩ Liên và Trung học cơ sở Cầu Diễn. Vũ Hồng Nhi NHỮNG T IẾP CẬN MỚI TRO N G H O Ạ T Đ Ộ N G G IÁ O DỤC ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
  17. chuyên viên vật lý, hóa học phối họp thực hiện. Dù đã có 375 kinh nghiệm xây dựng tài liệu giáo dục cho giáo viên, nhưng các môn học thuộc khoa học tự nhiên càn có cách tiếp cận mới - điều mà cán bộ giáo dục của Bảo tàng chưa tùng làm. TS. Frank Poschan là cổ vấn dự án đã nhấn mạnh: “Các bạn phải đưa ra các ví dụ vê sự gắn kết giữa di sản văn hóa phi vật thể với những môn tự nhiên mới thuyết phục được giáo viên thực hiện". Vói tinh thần học hỏi, vận dụng linh hoạt và sáng tạo những kinh nghiệm đã có, các cán bộ giáo dục của Bảo tàng đã khẳng định được vai trò của mình trong mỗi nhóm. Họ đã phối họp thành công với giáo viên, chuyên viên để xây dựng các bài giảng mẫu, tìm ra phương pháp để lồng ghép nội dung về di sản văn hóa phi vật thể với bài học một cách tự nhiên và hiệu quả nhất Từ phương pháp và kinh nghiệm có được của dự án, cán bộ giáo dục của Bảo tàng làm việc chuyên nghiệp hơn, chương trình giáo dục giữa Bảo tàng và nhà trường được thực hiện ngày một tốt hon. 2.7. Xây dựng tài liệu giáo dục dành cho học sinh Giáo dục và phổ biến tri thức khoa học cho thế hệ trẻ luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục của Bảo tàng. Nghiên cứu chương trình học tập của học sinh để xây dựng tài liệu giáo dục, bổ trợ và củng cố kiến thức cho các em khi tham quan trưng bày cũng là một cách làm đột phá ử Bảo tàng DTHVN. Việc xây dựng tài liệu giáo dục cho học sinh được bắt đầu từ 2004 với tờ áp phích dành cho học sinh trung học cơ sở gắn với trưng bày Cuộc sống đòng bằng sông Cửu Long: Câu chuyện của sáu cộng đồng. Áp phích cung cấp thông tin theo các chủ đề trưng bày, gắn kết với các môn học và có câu hỏi ờ các dạng: lựa chọn đánh dấu vào ô trống, viết câu trả lời1. Đặc biệt, để những học sinh không 1. T ờ áp p h ích k hổ AO, in hai m ặt, m ặ t ch ín h in m àu, khi gấp lạ i th à n h tậ p tà i liệu A 4. Văn p hong, c ỡ ch ữ và cá c h ìn h vẽ m inh h ọa đều đ ư ợ c th iế t k ế ch o lứ a tu ổ i h ọ c sinh.
  18. có điều kiện đi tham quan trưng bày vẫn có thể hiểu nội dung và liên hệ thực tế để nâng cao kiến thức, Bảo tàng cung cấp kèm theo bản hướng dẫn sử dụng áp phích. Cũng từ bước khửi đầu này, việc xây dựng tài liệu giáo dục và hướng dẫn lộ trình tham quan cho học sinh bắt đầu được thực hiện. Công việc này được duy trì như một phàn của các chương trình giáo dục cho trưng bày/ nhất thời1. Cơ sở để xây dựng các tập tài liệu dành cho học sinh là các trưng bày, nhưng có sự khác nhau về dung lượng thông tin, ngôn ngữ diễn đạt, màu sắc theo trình độ, tâm lý lứa tuổi, về cơ bản, tài liệu giáo dục dành cho học sinh luôn khuyến khích, gợi mử cho các em tìm hiểu, nắm bắt nhanh nội dung trưng bày; liên hệ những kiến thức đã học với thông tin, hiện vật trong trưng bày; củng cố kiến thức cho các em bằng những hình thức khác nhau: cung cấp thông tin, hình ảnh để trả lời câu hỏi; điền từ vào ô trống; trò chơi ô chữ; giải câu đố vui... 2.8. Tăng cường phối hợp với nhà trường để tổ chức các chuyến tham quan cho học sinh có chất lượng hơn Tham quan trưng bày với số lượng học sinh quá đông dẫn đến tình trạng lộn xộn trong Bảo tàng. Những chuyến tham quan như vậy không có hiệu quả, thậm chí ảnh hưởng đến khách tham quan, hiện vật trưng bày và cảnh quan môi 1. T ài liệu g iáo dục d ành ch o h ọ c sin h tiể u h ọ c và tru n g học c ơ s ở tro n g trưng bày Đồ vái của người Thái ở tiểu vùng sông Mê Công: Tiếp nối và biến đổi ( 2 0 0 5 ) ; Tài liệu cho h ọ c sin h tru n g h ọ c c ơ sỏ* củ a trư n g bày Chúng tôi ăn rừng... Georges Condominas ở S a r Luk ( 2 0 0 7 - 2 0 0 8 ) ; Tài liệu d ành ch o h ọ c sinh tiểu h ọ c và tru n g h ọ c c ơ s ờ tro n g tr ư n g b à y Sống ừ-ong b í tích - Vồn hóa công g iáo đương đại Việt Nam (2008) (Việt, Anh, Pháp); Tài liệu cho trẻ em và gia đình gắn vói trưng bày Đường 9: Cơ hội và thách thức (2009); Tài liệu cho h ọ c sinh tiểu học, tru n g h ọ c c ơ sở, tru n g h ọ c phổ th ô n g củ a trư n g b à y Câu chuyện Mê Công: Thách thức và ước m ơ; Tài liệu cho giáo viên, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trong trưng bày Nỗi đau và Hy vọng: 20 năm HỈV/AỈDS ở Việt Nam (2010)... Vũ Hồng Nhi NHỮNG TIỂP CẬN MỚI TRO N G HOẠT Đ Ộ N G G IÁO DỤC ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
  19. trường Bảo tàng. Tình trạng này thường thấy ở các trường 377 học tự tổ chức cho học sinh tham quan hoặc tổ chức thông qua các công ty du lịch. Để khắc phục tình trạng trên, Bảo tàng đã nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp thực hiện như: Tổ chức tọa đàm và thiết lập mối quan hệ với trường học, công ty du lịch về cách tổ chức tham quan có hiệu quả ở Bảo tàng1; khuyến khích giáo viên chủ động tham gia hướng dẫn học sinh khi tham quan; tổ chức thuyết minh chung cho các đoàn lớn, lồng ghép nội dung giới thiệu trưng bày với phổ biến nội quy và nhắc nhở những điều cần lưu ý khi tham quan; đưa ra chính sách quản lý số lượng một đoàn khách tham quan2 và số lượng người nghe thuyết minh để nâng cao chất lượng tham quan cho học sinh theo đoàn; xây dựng tuyến tham quan theo khu vực trong nhà trưng bày, ngoài trời theo hình thức chia nhóm nhỏ, sau đó trao đổi chéo; nghiên cứu chương trình học tập của học sinh để xây dựng các phiếu hoạt động, chương trình giáo dục phù họp với lóp học, môn học và thời lượng tham quan; cung cấp thông tin trưng bày, các hoạt động giáo dục ở Bảo tàng để giáo viên chủ động xây dựng chương trình tham quan cho học sinh. Bên cạnh việc học tập chính quy ờ trường học, khi đến Bảo tàng, học sinh có cơ hội trải nghiệm và đối sánh thực tế với những gì đã học trong sách vở. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục ở Bảo tàng là tạo ra hoạt động cho trường học. Bảo tàng luôn duy trì việc họp tác chặt chẽ với giáo viên để xây dựng tài liệu và cũng tổ chức các chương trình tập huấn sử dụng trưng bày cho giáo viên, ở một số trưng bày nhất thời, Bảo tàng còn thiết kế góc hoạt động để học sinh tương tác, trải nghiệm. 1. Năm 2000, Bảo tàng tổ chức tọa đàm Làm th ế nào đ ể tổ chức tham quan b ảo tàng cho hiệu quả với sự tham dự của cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, giáo viên một số trường học, hướng dẫn viên công ty du lịch. 2. Từ năm 2005, Bảo tàng bắt đầu thực hiện chính sách không tiếp nhận đoàn trên 300 người.
  20. 2.9. Tuyển chọn và tập huấn tình nguyện viên cho các chương trình giáo dục Với các chương trình giáo dục ngày càng sâu rộng, cùng với cán bộ giáo dục, Bảo tàng còn tuyển chọn học sinh, sinh viên của nhiều trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học1 đến hướng dẫn cho khách tham quan và tham gia các hoạt động. Để phục vụ chương trình Liên hoan trò chơi Việt Nam - Nhật Bản (2003), Bảo tàng đã mử rộng hon đối tượng tình nguyện viên. Sau mỗi chương trình, các cán bộ tham gia hoạt động đều họp rút kinh nghiệm để hạn chế và khắc phục những khó khăn. Việc tuyển chọn tình nguyện viên ngày càng chuyên nghiệp và đảm bảo chất lượng. Từ Trung thu 2006, quá trình tuyển chọn tình nguyện viên được thực hiện bằng hình thức đăng ký qua đơn, qua các vòng sơ tuyển, phỏng vấn, thực hành. Thông báo tuyển chọn, mẫu đơn được cung cấp trên trang web của Bảo tàng. Đặc biệt, từ năm 2010, tình nguyện viên có thể đăng ký những hoạt động mình ưa thích và có khả năng để tham gia. Việc này tránh được tình trạng có nhóm hoạt động có quá nhiều tình nguyện viên đăng ký, trong khi các nhóm khác có ít hoặc không đảm bảo chất lượng cho các hoạt động. Ngoài ra, quy định về thời hạn nhận đơn hay bố trí hai buổi sơ tuyển vào ngày cuối tuần cũng giúp cho Bảo tàng chủ động tiếp nhận và dễ dàng phân nhóm tình nguyện viên. Các tình nguyện viên cũng thuận lợi hơn khi tham gia tuyển chọn, tập huấn. Cách làm này thu hút ngày càng nhiều học sinh trung học phổ thông và sinh viên của các trường đại học ờ Hà Nội trở thành tình nguyện viên của Bảo tàng. Chương trình Trung thu, Hội xuân, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, các hoạt động giáo dục cho trưng bày nhất thời... đều có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của các tình nguyện viên. 1. Các tình nguyện viên đàu tiên của Bảo tàng đến từ Trường trung học phổ thông Cầu Giấy, Trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo Trung ương. Vũ Hống Nhi NHỮNG TIẾP CẬN MỚI TRO N G HO ẠT Đ Ộ N G G IÁO DỤC ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2