intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Pi-e-rô

Chia sẻ: Bang Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

45
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bà Lơfevrơ là một bà góa sống ở nông thôn, thuộc loại các bà nửa tỉnh nửa quê hay diện áo đính ruybăng và mũ xếp nếp, thuộc số người thường nói ngọng, thường ra bộ ta đây trước bàn dân thiên hạ và che dấu một tâm địa thú vật kiêu kỳ dưới những vỏ bọc lòe loẹt và hài hước, chả khác gì việc giấu những bàn tay to tướng ửng đỏ trong những cái găng lụa thô. Người hầu của bà là một bà nhà quê hết sức chất phác, tên Rôdơ....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Pi-e-rô

  1. Pi-e-rô Bà Lơfevrơ là một bà góa sống ở nông thôn, thuộc loại các bà nửa tỉnh nửa quê hay diện áo đính ruybăng và mũ xếp nếp, thuộc số người thường nói ngọng, thường ra bộ ta đây trước bàn dân thiên hạ và che dấu một tâm địa thú vật kiêu kỳ dưới những vỏ bọc lòe loẹt và hài hước, chả khác gì việc giấu những bàn tay to tướng ửng đỏ trong những cái găng lụa thô. Người hầu của bà là một bà nhà quê hết sức chất phác, tên Rôdơ. Hai người sống trong một căn nhà nhỏ có những tấm đậy lỗ cửa màu xanh lá cây, dọc một con đường ở Noocmăngđơ giữa vùng Cô. Trước nhà có một rẻo vườn hẹp, hai bà bèn trồng một ít rau. Và một đêm, kẻ gian đã lấy trộm chừng mươi cây hành. Vừa phát giác ra việc mất trộm, Rôdơ vội chạy lên báo và bà chủ bận váy len xuống ngay. Thật đau xót và hoảng hồn. Chúng đã ăn cắp của bà Lơfevrơ! Thế là chúng đã ăn cắp trong vùng và có thể lộn lại. Hai bà già sợ hãi dò xét các dấu chân và trao đổi với nhau. “Kìa, chúng vào lối ấy. Dấu chân còn trên tường đó thôi. Chúng nhảy xuống bồn hoa.” “Chết thật, rồi sẽ thế nào? Còn bây giờ, làm sao mà yên đây?” Tiếng đồn lan ra. Xóm giềng kéo đến, thừa nhận và bàn cãi. Hai bà già thấy bất kỳ ai đến cũng bộc bạch hết ý mình. Một bà hàng xóm khuyên: “Các bà phải nuôi chó đi”. “Phải đấy! Các bà phải nuôi một con chó, chỉ để nó đánh thức thôi mà. Chẳng phải chó to đâu, lạy Chúa! Chó to mà làm gì! Nuôi chó to có mà sạt nghiệp! Chỉ cần một con bé thôi (ở Noocmăngđơ, người ta gọi là con canh), một con canh vớ vẩn biết sủa là được”. Mọi người vừa về hết, bà Lơfevrơ đã bàn mãi với Rôdơ chuyện nuôi chó. Bà nghiền ngẫm và tìm mọi cớ để bác chuyện đó, chỉ mường tượng đến một bát đầy thức ăn hổ lốn cho chó, bà đã phát khiếp lên rồi. Ấy là bà thuộc cái nòi phụ nữ thôn quê quen dè xẻn, lúc nào cũng trữ sẵn một ít xăngtim trong túi để công khai bố thí cho kẻ khó qua đường cũng
  2. như đóng góp cho các cuộc quyên tiền chủ nhật. Vốn yêu súc vật, Rôdơ khéo léo viện đủ lý lẽ và khăng khăng giữ ý. Vậy nên là bà chủ quyết định mua một con chó, nhưng nhỏ thôi. Rôdơ bắt đầu đi tìm, nhưng toàn gặp chó to, toàn những chú ngốn xúp thùng bất chi thình đến phát sợ. Ông bán thực phẩm khô ở Rôlơvôn có một con rất nhỏ, nhưng ông đòi trả thêm hai frăng công nuôi. Bà Lơfevrơ tuyên bố bà rất muốn nuôi một con canh, nhưng bà chẳng mua đâu. Biết chuyện, một sáng, ông hàng bánh chở trong xe đến một con vật kỳ lạ bé xíu lông vàng, gần như không chân, mình thì hình cá sấu, đầu cáo, đuôi cong như kèn trôm-pét, một cái ngù thực sự, lớn bằng tất cả phần còn lại của con vật. Con chó trông ngứa mắt ấy, người khác thì muốn tống khứ đi ngay nhưng bà Lơfevrơ lại thấy đẹp, vì nó rẻ như bèo. Rôdơ bế nó lên hôn, rồi hỏi tên nó. Ông hàng bánh đáp “Pierô”. Rôdơ cho nó vào một hòm đựng xà phòng củ, rồi cho nước uống. Nó uống. Tiếp theo, bà giơ cho một mẩu bánh mì. Nó ăn. Bà Lơfevrơ lo lo, chợt nghĩ: “Khi nó đã quen, mình cứ thả rông, nó sẽ tự kiếm ăn được”. Thực tế bà thả nó ra thật, nhưng chạy rông hoài, nó đói vẫn hoàn đói. Vả chăng, nó chỉ sủa ăng ẳng để đòi ăn, và sủa ra trò. Ai muốn cũng vào vườn được. Pierô đến cọ cọ vào bất kể người nào, và không hề sủa. Tuy thế, bà Lơfevrơ dần dà quen với nó và đâm thích, thỉnh thoảng lại tự tay cho nó vài miếng bánh đã nhúng món ăn nấu qua loa của mình. Bà chẳng mảy may ngờ rằng phải nộp thuế. Khi được báo phải nộp tám frăng – tám frăng, thưa bà! – để nuôi cái con canh ranh có sủa siếc gì đâu, bà suýt ngất xỉu. Tức thì, bà dứt khoát phải thoát khỏi Pierô. Nào ai tha thiết gì nó! Dân cư lân cận cách đến mười dặm đều vậy. Không còn cách nào khác, bà đành cho nó “pickê đuy ma”. “Pickê đuy ma” nghĩa là “xơi đất xét vôi”. Người ta cho “pickê đuy ma” đối với mọi con chó cần rũ bỏ. Giữa một cánh đồng rộng, có một cái lều nhỏ, hay nói cho đúng, một cái mái tranh nhỏ úp trên mấy cái cọc cao. Ấy là lối xuống “mỏ đất sét vôi”. Một cái lỗ lớn thành thẳng đứng như một cái giếng sâu thăm thẳm đến hai mươi mét, dẫn xuống nhiều hang mỏ dài. Mỗi năm người ta chỉ đẩy xuống đấy một lần vào mùa nông dân cần đất sét vôi để bón ruộng. Còn thì đó là nghĩa địa của những con chó bị kết án. Hễ qua lại gần miệng giếng, người ta nghe vọng lên những tiếng rú oán hờn, những tiếng sủa giận dữ hay tuyệt vọng,
  3. những tiếng kêu cứu thảm thương. Đến đấy, chó của thợ săn hay người chăn cừu liền luống cuống bỏ chạy. Khom người trên giếng, sẽ thấy ngay mùi thối rinh ghê rợn. Những bi kịch khủng khiếp diễn ra dưới đáy sâu tối mò. Một con đang hấp hối từ mười đến mười hai ngày ở đó, chưa chết hẳn là nhờ mảnh thịt thối hoãng còn chưa rã hẳn của những con chết trước, thì đùng một cái, rớt xuống một con mới, dĩ nhiên béo khỏe hơn. Thế là chỉ có hai con với nhau, bụng đói mềm, mắt lóe sáng. Chúng rình nhau, quẩn theo nhau, chần chừ và khốn khổ. Nhưng cái đói thôi thúc chúng tấn công nhau, giằn xé nhau rất lâu và ác liệt. Con nào khỏe hơn sẽ ăn tươi nuốt sống con kia. Quyết định cho Pierô “pickê đuy ma” rồi, hai bà tìm một người thực hiện. Bác thợ sửa đường đòi công mười xu. Bà Lơfevrơ thấy quá đắt. Lão hàng xóm đểu giả ưng nhận công năm xu thôi. Vẫn không chấp nhận được, Rôdơ bàn rằng nên đích thân đưa Pierô đi, vì nó không bị hành hạ dọc đường, lại biết trước được số phận của mình. Vậy nên hai bà dứt khoát là trước trời tối là đưa Pierô đi. Chiều muộn hôm ấy, bà Lơfevrơ chiêu đãi nó một bát súp ngon với một mẩu bơ bằng ngón tay. Nó chén sạch sành sanh. Nó đang vẫy đuôi mừng, thì Rôdơ ôm nó lên tạp dề. Hai bà tất tưởi đi qua đồng như đi cắt trộm rau. Loáng cái hai bà đã thấy mỏ đất và đến bên miệng giếng. Bà Lơfevrơ cúi xuống lắng nghe xem có con nào không. Không, không có con nào cả. Pierô sẽ chỉ có một mình dưới ấy thôi. Khóc nức lên, Rôdơ ôm hôn nó rồi thả nó xuống hố. Rồi hai bà cúi xuống lắng nghe. Thoạt đầu là một tiếng rơi đánh bịch, rồi một tiếng rú chói tai của một con vật bị thương nghe muốn vỡ tim, rồi từng chuỗi tiếng rên đau đớn, tiếp đó là những tiếng kêu xin tuyệt vọng, những tiếng cầu khẩn van nài tình thương. Nó sủa, trời ơi, sủa ăng ẳng. Hai bà bỗng nhói lòng vì ân hận và kinh hoàng bỏ chạy. Rôdơ chạy nhanh hơn, bà Lơfevrơ phải gọi với: “Chờ tôi mấy, Rôdơ, chờ tôi mấy!”. Đêm ấy, cả hai thấy toàn ác mộng hãi hùng. Bà Lơfevrơ mơ thấy khi ngồi vào cái bàn, mở liễn xúp ăn ra, Pierô ngồi bên trong. Nó nhảy lên, cắn vào mũi bà. Bà giật mình tỉnh dậy, tưởng còn nghe nó sủa. Bà lắng nghe. Rồi biết mình nhầm. Bà lại thiếp đi và thấy mình đang trên đường cái, một con đường vô tận. Bà đang đi, chợt thấy giữa đường một cái lẵng, kiểu lẵng trang chủ bị bỏ quên. Cái lẵng khiến bà sợ. Không nén nổi tò mò, bà
  4. mở lẵng ra. Ôi, Pierô đang nấp bên trong, liền đớp tay bà và không buông ra nữa. Bà hết hồn, chạy thục mạng, nhưng con chó vẫn ngoạm bàn tay. Pierô vẫn sủa ăng ẳng. Nó đã sủa suốt đêm. Bà bật khóc và vừa nấc, vừa gọi nó bằng đủ tên âu yếm. Nó đáp lại bằng đủ kiểu chuyển giọng trìu mến của loài chó. Lúc này, bà muốn được nhìn thấy nó, cứu nó lên, và tự hứa sẽ làm cho nó sung sướng cho đến khi chết. Bà tất tả lao đến nhà ông thợ giếng, vốn được giao việc khai thác đất sét vôi. Bà kể cho ông nghe chuyện Pierô. Ông thợ tim lặng lắng nghe. Khi bà kể hết ông mới thủng thẳng: “Bà muốn đưa chú canh của bà lên à? Xin cho bốn frăng!”. Bà giật nảy người. Bao đau khổ bay đâu hết. “Bốn frăng! Thế mà ông không sợ chết à? Bốn frăng!”. Ông thợ đáp: “Bà tính, tôi phải đem dây chão và maniven đến, rồi mắc vào thành giếng, sau đó hai bố con tôi phải leo xuống, sẽ bị con canh khốn kiếp của bà tớp cho vài miếng nữa, tôi khốn khổ như vậy chỉ để cho bà vui được có lại nó, đúng không ạ? Đáng lẽ đừng quẳng nó đi!”. Bà tếch thẳng, vẻ bất bình. Bốn frăng! Vừa về đến nhà, bà đã gọi bà Rôdơ và kể lại yêu sách của ông thợ giếng. Vốn luôn luôn nhịn nhục, bà Rôdơ lắp bắp: “Bốn frăng! Thưa bà, tiền của bà đâu phải là vỏ hến ạ!”. Rồi bà nói thêm: “Có lẽ quẳng thức ăn xuống, nó sẽ không chết đâu, con canh tội nghiệp!”. Bà Lơfevrơ thuận ngay, hí hửng ra mặt. Và bà lại ra đồng, với một tảng bánh mì phết bơ to bự. Hai bà xắt nhỏ ra từng miếng con, lần lượt ném xuống, thay nhau nựng Pierô. Vừa xơi xong một miếng, con vật đã sủa ăng ẳng để đòi miếng tiếp theo. Chiều hôm ấy, hai bà trở lại giếng. Rồi hôm sau, rồi ngày nào cũng vậy. Lâu dần, cứ như đi chơi. Thế nhưng một sáng, đúng lúc thả miếng bánh đầu tiên, các bà chợt nghe thấy một tiếng sủa ăng ẳng dữ tợn. Dưới ấy vậy là có hai con! Người ta đã quẳng thêm một con lớn xuống nữa! Bà Rôdơ thét lên: “Pierô!”. Pierô ăng ẳng đáp lại. Bà tiếp tế bánh cho nó. Nhưng mỗi lần ném xuống, hai bà lại nghe rõ tiếng hai con vật tranh nhau chí tử. Sau đó, chỉ còn nghe tiếng Pierô ư ử, vì nó yếu hơn, bị ăn chặn hết. Hai bà khẳng định: “Cho con đấy, Pierô!”,
  5. nhưng vô ích thôi. Tất nhiên, Pierô chẳng được miếng nào Họ nhìn nhau, thẫn thờ. Bà Lơfevrơ chua chát: “Tôi làm sao nuôi xuể mọi con chó ném xuống đây! Đành thôi vậy!”. Uất lên vì nghĩ rằng con chó nào rơi xuống mỏ cũng sống bám vào mình, bà bỏ ra về, mang theo cả chỗ bánh còn lại, vừa đi vừa ăn. Bà Rôdơ vừa bước theo vừa kéo vạt tạp dề lên lau nước mắt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2