YOMEDIA
ADSENSE
Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam và thực trạng giáo dục và đào tạo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
7
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết sẽ phân tích quá trình nhận thức lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo, khái quát một số thành tựu và hạn chế giáo dục và đào tạo ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quá trình nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam và thực trạng giáo dục và đào tạo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
- QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Bùi Thanh Xuân1 Tóm tắt: Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực then chốt đối với sự phát triển của mọi quốc gia, dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhận thức rõ vị trí, vai trò then chốt của lĩnh vực này đối với sự phát triển của đất nước. Trong quá trình đổi mới ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Bài viết sẽ phân tích quá trình nhận thức lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo, khái quát một số thành tựu và hạn chế giáo dục và đào tạo ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khóa: Đảng Cộng sản Việt Nam, Đổi mới, giáo dục và đào tạo, nhận thức THE COGNITIVE PROCESS OF THE COMMUNIST PARTY OF VIETNAM AND THE CURRENT STATUS OF EDUCATION AND TRAINING IN VIETNAM DURING THE DOI MOI PERIOD Abstract: Education and training is a key sector for the development of every country and nation. The Communist Party of Vietnam has always recognized the pivotal position and role of this sector in the country's development. During the renewal process in Vietnam, the Communist Party of Vietnam has continuously paid attention to, led and directed the education and training sector. The article will analyze the process of theoretical cognition of the Communist Party of Vietnam about education and training, and summarize some achievements and limitations of education and training in Vietnam during the renewal period according to the viewpoint of the Communist Party of Vietnam. Keywords: Communist Party of Vietnam, renewal, education and training, cognition 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển giáo dục và đào tạo là hướng vào phát triển con người toàn diện cả năng lực và phẩm chất, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, phát triển giáo dục và đào tạo là vấn đề chiến lược lâu dài của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế. Quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, được bổ sung và hoàn thiện qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Trong suốt chặng đường lãnh đạo đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc về vai trò then chốt của giáo dục - đào tạo. Điều này được thể hiện rõ trong các cương lĩnh, đường lối và chiến lược phát triển dài hạn. Cụ thể, giáo dục - đào tạo được xác định là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu là phát triển con người toàn diện, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thông qua sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và quản lý nhà nước, hệ thống giáo dục - đào tạo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng qua từng thời kỳ. Tuy nhiên, bối cảnh mới đặt ra những yêu cầu cao hơn. Do đó, tiếp tục phát triển giáo dục - đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, mang tầm chiến lược lâu dài, để nâng cao năng lực phát triển đấ nước. 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một (Thu Dau Mot University). Corresponding email: xuanbt@tdmu.edu.vn. 183
- 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện bài viết, tác giả sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, tiếp cận quan điểm giáo dục và đào tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay. Trên cơ sở kế thừa lý thuyết, phương pháp tiếp cận và kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước cùng với việc sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử, phương pháp logic: Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng lịch sử theo một trình tự liên tục về thời gian và nhiều mặt, trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của chúng. Phương pháp logic là phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dưới dạng tổng quát, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử, nắm lấy cái cốt lõi của sự phát triển. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê để luận giải quá trình nhận thức của Đảng và thực trạng giáo dục và đào tạo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Nguồn dữ liệu sử dụng trong bài viết chủ yếu là các nguồn thông tin từ Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đảng về phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1986 đến nay, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương các khóa từ VI đến XIII, trên các tạp chí, mạng internet, báo cáo kết quả nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân để phân tích làm rõ vấn đề nghiên cứu. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam từ Đại hội VI đến Đại hội XII Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam là Đại hội đánh dấu sự phát động đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Nghị quyết của Đại hội xác định: “Giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ thuật đồng bộ về ngành nghề, phù hợp với yêu cầu phân công lao động của xã hội. Sự nghiệp giáo dục, nhất là giáo dục đại học và chuyên nghiệp, trực tiếp góp phần vào việc đổi mới công tác quản lý kinh tế và xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.54). Cùng với quá trình đổi mới, Đảng đã bước đầu thay đổi tư duy nhận thức về giáo dục. Trong bài báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VI) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng xác định mục tiêu của giáo dục và đào tạo nhằm: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.371). Về Chính sách Giáo dục và đào tạo, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII thông qua đã xác định: “Chính sách giáo dục và đào tạo hướng vào bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; xây dựng đội ngũ trí thức, nhà kinh doanh, người quản lý, chuyên gia công nghệ và công nhân lành nghề đảm đương nhiệm vụ trước mắt và chuẩn bị tốt cho đất nước và thế hệ trẻ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.413). Đại hội VII của Đảng đã từng bước xác định rõ hơn về mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo. Vào năm 1993, nhằm cụ thể hóa đường lối của Đại hội VII, Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa VII đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNTW vào ngày 14/11 về tiếp tục đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo. Đây là lần đầu tiên Đảng ta thông qua một nghị quyết về tiếp tục cải cách giáo dục - đào tạo, trong đó nghị quyết xác định bốn quan điểm chỉ đạo gồm: (1) Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đã được Đại hội VII coi là quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư cho giáo dục là một hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự phát triển 184
- kinh tế - xã hội; (2) Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp,... Phải mở rộng quy mô, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, gắn học với hành, tài với đức; (3) Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với ưu thế tiến bộ của thời đại; (4) Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.451). Đồng thời, nghị quyết cũng đã đưa ra 12 định hướng chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới. Từ Đại hội VI đến Đại hội VII, Đảng ta đã có những bước đổi mới cơ bản trong nhận thức về vai trò và vị trí của giáo dục - đào tạo: (1) Chuyển từ mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ sang nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đây là định hướng quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. (2) Xác định giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là việc đầu tư phát triển cơ bản và lâu dài. Từ đó, cần coi đầu tư cho giáo dục là một hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. (3) Chuyển từ chủ trương chỉ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển kinh tế, sang chú trọng hơn việc nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện. Tóm lại, các quan điểm mới của Đảng thể hiện sự nhận thức sâu sắc hơn về vai trò then chốt của giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng và bước đầu thực hiện công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1996 - 2001. Trong đó, về phát triển giáo dục và đào tạo, Đảng xác định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.684). Coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Phương hướng chung về lĩnh vực giáo dục, đào tạo trong những năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên có việc làm; khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong giáo dục và đào tạo. Quan điểm chỉ đạo của Đảng coi giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, là muốn nói tới chính sách có liên quan đến tất cả mọi người, mọi vùng miễn của đất nước, được xếp ở vị trí hàng thứ nhất của tất cả mười chính sách và phải đi trước một bước so với các chính sách khác. Thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng (1996) và nhằm tiếp tục đường lối phát triển về giáo dục và đào tạo trong điều kiện hoàn cảnh mới. Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HNTW, ngày 24 tháng 12 năm 1996 “Về chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp háo, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”. Nghị quyết đề ra định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bao gồm sáu nội dung chính, trong đó mục tiêu và nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo thời kỳ 1996 - 2000 là “Thực hiện giáo dục toàn diện, đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học, hết sức coi trọng giáo dục tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.758). Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ, Nghị quyết số 02-NQ/HNTW (khóa VIII) đề ra bốn giải pháp, trong đó để đảm bảo phát triển giáo dục và đào tạo hiệu quả thì phải tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng đối với giáo dục và đào tạo là hết sức cần thiết và là nhân tố quyết định. Như vậy đây là nghị quyết chuyên đề vế giáo dục và đào tạo, khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục và đào tạo. Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển; là một động lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Ngày 30/5/1998, Bộ Chính trị khóa VIII ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW “Về tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học”. Chỉ thị đề ra bốn nhiệm vụ: (1) Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng trong đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh 185
- viên và công nhân viên ở các trường học; (2) Xây dựng chi bộ, đảng bộ nhà trường trong sạch, vững mạnh; (3) Tích cực tạo nguồn, làm tốt công tác phát triển đảng viên trong cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, nhất là ở những cơ sở hiện còn ít hoặc chưa có đảng viên. Phấn đấu đến năm 2000 ở tất cả các trường đều có đảng viên; các trường phổ thông cơ sở, tiểu học mầm non có chi bộ hoặc tổ đảng; các trường phổ thông trung học, dạy nghề và các trường dân lập đều có chi bộ; các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học công lập có đảng bộ; (4) Kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các trường học (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2015, t.57, tr.200-206). Tiếp theo ngày 28/12/2000, Bộ Chính trị khóa VIII ban hành Chỉ thị số 61-CT/TW “Về việc phổ cập trung học cơ sở”. Chỉ thị xác định: “Mục tiêu của phổ cập trung học cơ sở là nâng cao mặt bằng dân trí một cách toàn diện, làm cho hầu hết công dân đến 18 tuổi đều tốt nghiệp trung học cơ sở, kết hợp phân luồng sau cấp học này, tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, phát huy cao độ tính độc lập, năng động, sáng tạo và bản lĩnh chính trị của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2015, t.59, tr.257-258). Tháng 4/2001, điễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Trong đó với giáo dục, Nghị quyết Đại hội nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguổn lực con người, yếu tố căn bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.852). Về giáo dục và đào tạo, Đảng xác định: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.880). Đồng thời Đảng yêu cầu trong những năm trước mắt, cần phải giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc như sửa đổi chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của sự nghiệp CNH, HĐH; cải tiến chế độ thi cử, khắc phục khuynh hướng “thương mại hóa” giáo dục, ngăn chặn những tiêu cực trong giáo dục; quản lý chặt chẽ việc cấp văn bằng, công nhận học hàm, học vị; chấn chỉnh công tác quản lý hệ thống trường học cả công lập và ngoài công lập. Tiếp đến Kết luận số 14-KL/TW ngày 26/7/2002, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010”. Đảng chủ trương từ nay đến năm 2010 toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ giáo dục cần đặc biệt tập trung vào các nhiệm vụ sau: (1) Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; (2) Phát triển quy mô giáo dục: (3) Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, t.61, tr.673-676). Để thực hiện được các quan điểm mới của Đảng về giáo dục - đào tạo, cần tập trung làm tốt các việc sau: “(1) Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về giáo dục; (2) Xây dựng và triển khai chương trình “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện”; (3) Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và sắp xếp, củng cố, phát triển mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục; (4) Tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo đúng với yêu cầu quốc sách hàng đầu; (5) Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, t.61, tr.577-580). Để cụ thể hóa việc thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX), Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 “Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Chỉ thị xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, t.63, tr.347). 186
- Để thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 và chấn hưng đất nước thì cần phải xây dựng mục tiêu là: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, t.63, tr.348-349). Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Đảng đã nhấn mạnh chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Cụ thể: Về chất lượng giáo dục: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.1112). Về mô hình giáo dục: “Chuyển dần sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.1112). Về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông: “Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Khẩn trương điều chỉnh, khắc phục tình trạng quá tải và thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông, bảo đảm tính khoa học, cơ bản, phù hợp tâm lý lứa tuổi và điều kiện cụ thể của Việt Nam. Kết hợp việc tổ chức phân ban với tự chọn ở trung học phổ thông trên cơ sở làm tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng từ trung học cơ sở. Bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng phổ cập giáo dục” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.1112-1113). Về phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp, Đảng đề ra những định hướng: Tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề, đặc biệt tại các khu công nghiệp, vùng kinh tế động lực và phục vụ xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề cấp quận, huyện. Nâng cao chất lượng dạy nghề, tiến tới tiệm cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt như dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, làng nghề,... để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề và lập nghiệp. Tổ chức dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ sản xuất phù hợp cho nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.1113). Đây là những định hướng quan trọng nhằm phát triển mạnh mẽ giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về phát triển giáo dục đại học và sau đại học, Đảng đề ra những chủ trương: Đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, trực tiếp phục vụ quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động và phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là các chuyên gia đầu ngành. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, nhanh chóng xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, dân tộc, vùng miền. Thiết lập cơ chế và chính sách gắn kết hiệu quả giữa các trường đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp để đẩy mạnh chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Xây dựng một số trường đại học trọng điểm nhằm đạt trình độ khu vực và quốc tế (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.1113). Những chủ trương này hướng tới mục tiêu phát triển giáo dục đại học và sau đại học trở thành nền tảng vững chắc cho nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về phát triển đội ngũ nhà giáo, Đảng xác định những nhiệm vụ trọng tâm sau: Bảo đảm đủ số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.1113). Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ tri thức một chiều. Hoàn thiện hệ 187
- thống đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Cải tiến nội dung và phương pháp thi, kiểm tra nhằm đánh giá đúng trình độ tiếp thu tri thức, khả năng học tập của người học. Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực trong giáo dục. Những nhiệm vụ này nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Về xã hội hóa giáo dục, Đảng xác định những nhiệm vụ chủ yếu sau: Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của toàn xã hội để tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục. Phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp để mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.1114). Những nhiệm vụ này nhằm huy động sự tham gia và phối hợp của toàn xã hội để phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Về đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định các nhiệm vụ chủ yếu sau: Phân cấp, tạo động lực và sự chủ động của các cơ sở, các chủ thể tiến hành giáo dục (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.1114). Điều này nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục. Nhà nước tăng cường đầu tư tập trung cho các mục tiêu ưu tiên và các chương trình quốc gia phát triển giáo dục. Hỗ trợ các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo để giúp họ có cơ hội tiếp cận và phát triển giáo dục. Thực hiện việc miễn giảm đóng góp và cấp học bổng cho học sinh nghèo, các đối tượng chính sách, học sinh giỏi. Điều này nhằm tạo điều kiện để các em tiếp cận và theo đuổi việc học tập. Những nhiệm vụ này nhằm đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường đầu tư và hỗ trợ để phát triển giáo dục toàn diện, đảm bảo công bằng và nâng cao chất lượng. Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra các định hướng sau: Tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới, phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam. Tham gia đào tạo nhân lực khu vực và quốc tế. Điều này nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như hội nhập quốc tế. Có cơ chế quản lý phù hợp đối với các trường do nước ngoài đầu tư hoặc liên kết đào tạo với Việt Nam. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các chương trình đào tạo quốc tế tại Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.1114). Những định hướng này nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tiếp thu kinh nghiệm và chuẩn mực tiên tiến, đồng thời quản lý hiệu quả các chương trình đào tạo liên kết quốc tế tại Việt Nam. Ngày 15/4/2009, Bộ Chính trị khóa X đã ban hành Thông báo Kết luận số 242-TB/TW “Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2020”, Bộ Chính trị tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và xác định: “Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta phải đổi mới căn bản, toàn diện, mạnh mẽ” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, t.68, tr.489-490). Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới giáo dục và đào tạo một cách toàn diện, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là định hướng quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) Bộ Chính trị giao: “Ban cán sự Đảng Chính phủ thực hiện chủ trương về cải cách giáo dục trong các Nghị quyết, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư, bảy và chín (khóa X), xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 (phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đạn 2011-2020 trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI) và hoàn chỉnh Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, trình Quốc hội xem xét, quyết định” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, t.68, tr.489-490). Tiếp đến Đại hội lần thứ XI (2011) cũa Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung phát triển năm 2011). Trong Cương lĩnh 188
- của Đảng Cộng sản Việt Nam, về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, cương lĩnh đã xác định rõ sứ mệnh như sau: “Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.1290-1291). Để phát Chiến lược giáo dục và đào tạo từ năm 2011 đến năm 2020, Đảng xác định cần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng: “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cớ chế quản lý gióa dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo và kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp… Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học…” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014, tr.1312-1313). Để cụ thể hóa đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Nghị quyết này đánh dấu một bước phát triển tư duy về giáo dục và đào tạo của Đảng. Nội dung của Nghị quyết đã: Đánh giá toàn diện thành tựu và hạn chế trong lĩnh vực phát triển giáo dục và đào tạo kể từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đến nay. Xây dựng các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo. Đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Đáng chú ý, quan điểm chỉ đạo có vị trí, ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong Nghị quyết này là: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013, tr.119). Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu cấp bách. Để thực hiện được điều này, cần phải: Đổi mới tư duy: thay đổi tư duy, quan điểm và cách nhìn nhận về giáo dục và đào tạo; Đổi mới mục tiêu đào tạo: xác định lại mục tiêu, định hướng và mục đích của hệ thống giáo dục và đào tạo; Đổi mới hệ thống tổ chức và loại hình giáo dục: tổ chức và sắp xếp lại các cơ cấu, loại hình giáo dục cho phù hợp; Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học: Cải tiến các nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập; Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý: Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý đội ngũ này; Đảm bảo cơ sở vật chất, nguồn lực: cải thiện và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực phục vụ giáo dục. Đây là những yêu cầu cần được cụ thể hóa và triển khai trong từng giai đoạn để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Đại hội Đảng lần thứ XII (năm 2016) đã đề ra các định hướng quan trọng cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo ở Việt Nam, cụ thể như sau: Giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu, với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Quá trình giáo dục cần chuyển từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu là phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tốt nhất tiềm năng và khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo, với trọng tâm là phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia của toàn xã hội để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, tr.113-117). 189
- 3.2. Một số điểm mới trong nhận thức của Đảng về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam tại Đại hội lần thứ XIII Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa thể hiện sự kế thừa, vừa có nhiều bổ sung và phát triển trong nhận thức về giáo dục và đào tạo của Đảng. Văn kiện Đại hội XIII tiếp tục khẳng định quan điểm “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, t.1, tr.136). Đây là quan điểm chỉ đạo, tầm nhìn và định hướng lớn, phản ánh những kết quả cũng như hạn chế trong phát triển giáo dục và đào tạo trong nhiệm kỳ trước. Để tiếp tục thực hiện chủ trương này, Đảng đã xác định một số định hướng chủ yếu, thể hiện nhiều điểm mới so với trước: Thứ nhất, tiếp tục khẳng định vị trí và vai trò quan trọng hàng đầu của giáo dục và đào tạo trong sự phát triển của đất nước. Giáo dục và đào tạo được xác định là chủ trương nhất quán, là quốc sách hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương này vẫn chưa đầy đủ. Vì vậy, Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ tiếp tục khẳng định vị trí của giáo dục và đào tạo, mà còn bổ sung và nhấn mạnh vai trò của chúng như “động lực then chốt để phát triển đất nước”. Đại hội yêu cầu cần: “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, t.1, tr.136). Thứ hai, nhấn mạnh tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế. Mục tiêu của giáo dục và đào tạo là hướng tới phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất của con người, nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó: “Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, t.1, tr.136). Thứ ba, cụ thể hóa yêu cầu hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, sắp xếp lại hệ thống trường học, phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền, ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và các đối tượng chính sách. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Đặc biệt chú trọng “Giáo dục mầm non, tiểu học, tạo tiền đề và bảo đảm điều kiện thuận lợi để mỗi người dân đều có cơ hội thụ hưởng công bằng thành quả của nền giáo dục” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, t.1, tr.137). Thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Đẩy mạnh tự chủ đại học. Như vậy, văn bản nhấn mạnh đến việc hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, thúc đẩy xây dựng xã hội học tập và tự chủ đại học. Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, “lấy chất lượng và hiệu quả đầu ra làm thước đo. Xây dựng và triển khai thực hiện lộ trình tiến tới miễn học phí đối với học sinh phổ thông, trước hết là đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, t.1, tr.137-138). Như vậy, yêu cầu chính là xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục dựa trên chất lượng và hiệu quả, đồng thời triển khai lộ trình miễn học phí cho học sinh phổ thông, bắt đầu từ cấp tiểu học và trung học cơ sở. Thứ năm, mục tiêu Việt Nam tham gia thị trường đào tạo nhân lực quốc tế: Yêu cầu hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục và đào tạo. “Gắn kết chặt chẽ giáo dục và đào tạo với nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới; hình thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, các nhóm đổi mới sáng tạo mạnh” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, t.1, tr.138). Như vậy, mục tiêu là đưa Việt Nam tham gia vào thị trường đào tạo 190
- nhân lực quốc tế thông qua việc hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đồng thời gắn kết chặt chẽ giáo dục đào tạo với nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới. Thứ sáu, xác định phương thức quản lý nhà nước đối với phát triển giáo dục và đào tạo nước nhà. Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Đổi mới cơ chế để nâng cao hiệu quả đầu tư. Cụ thể hóa: Tăng nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo; Cải cách cơ chế quản lý, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính cho giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư; Khuyến khích và tạo điều kiện cho các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo. “Đầu tư thích đáng cho giáo dục và đào tạo chất lượng cao, trình độ cao; có chính sách đầu tư đặc thù cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội trong giáo dục và đào tạo” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, t.1, tr.139). Bên cạnh đó, Đại hội XIII cũng nhấn mạnh từng bước thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục và đào tạo: (1) Từng bước thực hiện cơ chế tự chủ cho các cơ sở giáo dục và đào tạo. Gắn cơ chế tự chủ với trách nhiệm giải trình của các cơ sở. (2) Hoàn thiện và thực hiện ổn định các phương thức đánh giá, kiểm định chất lượng: Hoàn thiện phương thức đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo. Thực hiện ổn định các phương thức thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, đào tạo nghề. (3) Xây dựng và thực hiện chiến lược hợp tác, hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo: Xây dựng chiến lược hợp tác, hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo. Thực hiện có hiệu quả chiến lược này. (4) Phấn đấu trở thành quốc gia mạnh về giáo dục và đào tạo ở khu vực. Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về giáo dục và đào tạo ở khu vực. Bắt kịp với trình độ tiên tiến của thế giới, tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế. Tóm lại, Đại hội XIII đã nhấn mạnh các nhiệm vụ quan trọng như thực hiện cơ chế tự chủ, hoàn thiện phương thức đánh giá và kiểm định chất lượng, triển khai chiến lược hợp tác quốc tế, nhằm phát triển giáo dục và đào tạo của Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh trong khu vực và tiến gần hơn với trình độ tiên tiến của thế giới. 3.3. Một số thành tựu và hạn chế về giáo dục và đào tạo theo nhận thức của Đảng 3.3.1. Một số thành tựu Về tổ chức hệ thống giáo dục: “Quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng. Giáo dục và đào tạo ở những vùng nông thôn khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được chú trọng hơn” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, t.1, tr.162). Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện từ mầm non đến đại học, đảm bảo cơ hội học tập công bằng cho mọi người dân. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, chú trọng giáo dục mầm non và tiểu học, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của học sinh. Thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, khuyến khích học tập suốt đời nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, đảm bảo mọi công dân đều có cơ hội tiếp cận và thụ hưởng thành quả của nền giáo dục. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, với sự đóng góp đáng kể của hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công lập vào sự phát triển chung của giáo dục. Nhờ những nỗ lực này, Việt Nam đã xây dựng được nền giáo dục toàn dân, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước. Về chất lượng giáo dục và đào tạo, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong thời gian qua: Hệ thống chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới được ban hành và đang tích cực triển khai, nhằm nâng cao chất lượng. Phương pháp giảng dạy và học tập được đổi mới, chuyển từ việc chủ yếu cung cấp kiến thức, kỹ năng sang phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên được đẩy mạnh, góp phần tạo ra nguồn nhân lực có phẩm chất tốt. Chủ động 191
- phát huy mặt tích cực, hạn chế các khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong giáo dục và đào tạo. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục được tăng cường, chủ động, tích cực đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, cũng như yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của đất nước. “Giáo dục mầm non đạt chuẩn phổ cập cho trẻ em 5 tuổi và giáo dục phổ thông có chuyển biến tốt được nhiều nước trên thế giới đánh giá cao và quan tâm nghiên cứu. Nhân lực chất lượng cao tăng cả về số lượng và chất lượng, trong đó một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ khu vực và quốc tế như công nghệ thông tin, y tế, công nghiệp xây dựng, cơ khí. Công tác thi, kiểm tra và đánh giá thực chất và hiệu quả hơn...” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, t.1, tr.162). Về công tác đào tạo nhân lực, Việt Nam đã có những thay đổi tích cực: Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, theo hướng “đào tạo gắn kết với nhu cầu lao động của địa phương, doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). Bước đầu áp dụng các phương pháp đào tạo của các tổ chức đào tạo nhân lực quốc tế, nhằm nâng cao chất lượng. Giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm hơn, đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận giáo dục. Nhân lực chất lượng cao tăng cả về số lượng và chất lượng, với một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ khu vực và quốc tế như công nghệ thông tin, y tế, công nghiệp xây dựng, cơ khí. Nhờ những nỗ lực này, công tác đào tạo nhân lực ở Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển của đất nước. Về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông đã được quan tâm hơn. Việc quan tâm đến giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông đã góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông. Triển khai thực hiện việc khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp đối với học sinh, sinh viên được đẩy mạnh. Ngành giáo dục - đào tạo đã tiến hành rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề; đồng thời đầu tư trọng tâm, trọng điểm vào các trường, các ngành hướng tới đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Nhiều cơ sở giáo dục - đào tạo đã có cơ chế khuyến khích sinh viên, học viên nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt thông qua việc thành lập quỹ phát triển khoa học, công nghệ. Trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19, ngành giáo dục - đào tạo đã bước đầu tiếp cận hình thức dạy và học qua internet, truyền hình với nhiều phương thức khác nhau. Về quản lý giáo dục, công tác quản lý giáo dục và đào tạo đang có những bước chuyển biến tích cực, ngày càng theo hướng: “Chuẩn hóa (nhà trường, nhà giáo, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp) và thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội hóa đối với một số cơ sở giáo dục - đào tạo, thí điểm với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo hướng tự chủ cao hơn. Triển khai tích cực công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công khai kết quả thực hiện” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, t.1, tr.35). Nhờ tăng cường phân cấp quản lý giáo dục và quyền tự chủ, nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo đã có những bước phát triển mới, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội, nhất là đối với người học. Đáng chú ý là sự hình thành của các tổ chức chuyên trách về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo. Việc này góp phần nâng cao trách nhiệm và tính minh bạch trong hoạt động của các cơ sở giáo dục. Cùng với đó, công tác cải cách hành chính trong toàn ngành giáo dục cũng được đẩy mạnh. Ứng dụng công nghệ thông tin được mở rộng trong quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục, đào tạo. Nhìn chung, những chuyển biến tích cực này trong quản lý giáo dục và đào tạo đã tạo động lực để các cơ sở phát huy tính chủ động, sáng tạo, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả đáp ứng nhu cầu xã hội. Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, có thể thấy rằng số lượng và chất lượng đang được cải thiện theo hướng chuẩn hóa ngày càng tăng. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2018 - 2019, cả nước có hơn 1,16 triệu giáo viên mầm non, phổ thông và hơn 72 nghìn giảng viên đại học. Đáng chú ý, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo cũng đã tăng lên đáng kể, cụ thể: mầm non 96,6%, tiểu học 99,7%, THCS 99%, THPT 99,6%, đại học 82,7%. Tình trạng thiếu hụt giáo viên ở một số vùng khó khăn, 192
- vùng sâu, vùng xa và ở một số môn học đặc thù cũng đã được khắc phục cơ bản (Đỗ Hữu Nhân, 2020). Như vậy, có thể nói đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đang có những bước phát triển tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Về ngân sách đầu tư cho giáo dục, trong quá trình đổi mới, Việt Nam luôn thực hiện chính sách nhất quán coi “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI (2014) khẳng định, “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân” và “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Với chủ trương đó, quy mô và tốc độ tăng chi ngân sách địa phương cho giáo dục và đào tạo có xu hướng tăng. Trong giai đoạn 2011 - 2020, Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Chính sách đầu tư của nhà nước đã đảm bảo chi cho giáo dục chiếm ít nhất 20% tổng ngân sách. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục tăng hàng năm, tăng trên 32,2% trong giai đoạn 2016-2020. Năm 2016, ngân sách chi cho giáo dục và dạy nghề là 195,6 nghìn tỷ đồng, trong đó 34,6 nghìn tỷ từ ngân sách Trung ương và 161 nghìn tỷ từ ngân sách địa phương. Đến năm 2020, con số này đã tăng lên 258,7 nghìn tỷ đồng, trong đó 30,2 nghìn tỷ từ ngân sách Trung ương và 228,5 nghìn tỷ từ ngân sách địa phương. Thậm chí, chi tiêu công cho giáo dục/GDP của Việt Nam hiện ở mức cao so với nhiều nước trên thế giới. Giai đoạn 2016 - 2020, có 33 dự án đầu tư công được khởi công và hoàn thành, nhiều hơn 9 dự án so với giai đoạn 2011 - 2015 (Bùi Thị Kim Cúc, 2020). Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước dành ưu tiên cho giáo dục phổ cập, giáo dục vùng khó khăn, dân tộc thiểu số, giáo dục tài năng, đào tạo nhân lực chất lượng cao và các ngành khoa học then chốt. Ngoài ra, nhà nước và xã hội cũng chú trọng phát triển năng lực tự chủ, hội nhập và cạnh tranh quốc tế của giáo dục và đào tạo. 3.3.2. Một số hạn chế về giáo dục và đào tạo Về nhận thức về triết lý giáo dục Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới, nhận thức về triết lý giáo dục Việt Nam vẫn còn một số hạn chế: Chưa làm rõ được tính ưu việt của nền giáo dục cách mạng, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra rằng “Đổi mới giáo dục và đào tạo chưa thực sự trở thành động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, t.I, tr.82). Đổi mới tư duy, hoạt động giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Một số nhiệm vụ, giải pháp đổi mới còn thiếu hệ thống, chưa ổn định. Nhìn chung, việc nâng cao nhận thức về triết lý giáo dục Việt Nam trong thời kỳ mới vẫn là một thách thức đối với nền giáo dục nước ta, cần được quan tâm và giải quyết một cách toàn diện và bền vững. Hệ thống giáo dục và đào tạo. Trong hệ thống giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện tại, vẫn còn một số hạn chế sau: Tính đồng bộ và liên thông giữa các trình độ, các phương thức giáo dục và đào tạo chưa được bảo đảm. Hệ thống trường lớp phân bổ chưa hợp lý, một số nơi còn thiếu và xuống cấp. Kết cấu hạ tầng của các cơ sở đại học còn hạn chế, đặc biệt là việc đầu tư cho các phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành. Những tồn tại này cần được quan tâm và giải quyết một cách đồng bộ và hiệu quả, để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo quốc gia. Nội dung, chương trình giáo dục và đào tạo còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Hiện tại, chương trình và nội dung giáo dục tại Việt Nam vẫn quá lệ thuộc vào lý thuyết mà chưa quan tâm đúng mức đến việc ứng dụng thực hành. Việc liên kết giữa giáo dục và đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh còn chưa chặt chẽ, hiệu quả. Phát triển nhân cách, kỹ năng cho học sinh, sinh viên chưa được coi trọng đúng mức. Giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống còn bị xem nhẹ. Do đó, nguồn nhân lực được đào tạo chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, cần có giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục những hạn chế trên. Cân bằng hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, tăng cường liên kết với doanh nghiệp, chú trọng phát triển con người và kỹ năng. Đổi mới chương trình phù hợp thị trường lao động. 193
- Về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, yêu cầu về nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng cao. Tuy nhiên, hệ thống đào tạo nguồn nhân lực trong nước vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đó. Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập về trình độ, kỹ năng, phẩm chất. Chính sách đãi ngộ chưa thực sự hấp dẫn, khiến nhiều nhà giáo xuống cấp về chuyên môn lẫn động lực. Quản lý nhà nước và quản lý các cơ sở giáo dục còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Đặc biệt, nguy cơ tái mù chữ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng dân tộc thiểu số ngày càng gia tăng do thiếu nguồn lực và sự quan tâm. Để khắc phục tình trạng trên, cần có giải pháp đồng bộ từ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đến cải cách chính sách, tăng cường quản lý và bố trí nguồn lực hợp lý hơn. Chỉ khi nguồn nhân lực được nâng cao tầm vóc mới thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. 3.4. Một số vấn đề đặt ra Một là, tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo: Cần tập trung cải tiến cơ cấu và nội dung chương trình giáo dục và phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giảng dạy và quản lý giáo dục. Xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, hướng đến phát triển toàn diện về tri thức, kỹ năng và phẩm chất công dân. Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục: Cần đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và thu hút đội ngũ giáo viên, nhà giáo có trình độ, năng lực và phẩm chất cao. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực giáo dục đáp ứng nhu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ba là, tăng cường đầu tư và huy động nguồn lực cho giáo dục: Tăng đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục, đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào giáo dục. Ưu tiên đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Bốn là, tăng cường liên kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình giáo dục và đào tạo. Năm là, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên: Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện. Thúc đẩy việc dạy và học các môn học về đạo đức, pháp luật, kinh tế, xã hội, ngoại ngữ, STEM, kỹ năng sống,... nhằm hình thành nhân cách toàn diện cho người học. Sáu là, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục: Cho phép các trường đại học, cao đẳng có nhiều quyền tự chủ hơn trong các lĩnh vực như tổ chức, nhân sự, tài chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Bảy là, đổi mới cơ chế quản lý, kiểm định chất lượng: Phân định rõ phân công, trách nhiệm giữa các cấp quản lý giáo dục. Xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục độc lập, chuyên nghiệp. Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hệ thống giáo dục. 4. KẾT LUẬN Giáo dục đào tạo là vấn đề sống còn của đất nước và nhân dân Việt Nam. Với quan điểm nhận thức sâu sắc vai trò then chốt của giáo dục đào tạo, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã xác định đây là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu là phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hệ thống giáo dục nước ta đã có bước phát triển đáng ghi nhận qua các giai đoạn lịch sử. Điều đó đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, so với yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới, giáo dục và đào tạo vẫn còn những bất cập cần khắc phục. Đó là vấn đề chất lượng đội ngũ, chương trình giáo dục, cơ sở vật chất kỹ thuật,... Chúng ta cần quyết tâm cao hơn nữa để nâng tầm giáo dục đào tạo, góp phần phát triển bền vững đất nước. 194
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Thị Kim Cúc (2020), “Chú trọng đầu tư cho Giáo dục đào tạo”, Tạp chí Con số và Sự kiện, http://consosukien.vn/chu-trong-dau-tu-cho-giao-duc-dao-tao.htm, truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2021. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt (2014), Văn kiện Đảng về phát triển kinh tế - xã hội từ đổi mới (năm 1986) đến nay, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đảng toàn tập. t.57, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Văn kiện Đảng toàn tập, t.59, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đảng toàn tập, t.6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): Văn kiện Đảng toàn tập, t.63, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đảng toàn tập, t.68, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đỗ Hữu Nhân (2020), “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay”, http://tuyengiaohungyen.vn/bai-viet/nang-cao-chat-luong-doi-ngu-nha-giao-trong-giai-doan-hien- nay.aspx, truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2021. 195
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn