Quá trình tiếp thu và phát triển chữ Hán từ Trung Hoa: Trường hợp Nhật Bản
lượt xem 4
download
Bài viết Quá trình tiếp thu và phát triển chữ Hán từ Trung Hoa: Trường hợp Nhật Bản trình bày khái niệm giao lưu văn hóa; Quá trình Nhật Bản tiếp thu chữ Hán; Quá trình Nhật Bản phát triển chữ Hán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quá trình tiếp thu và phát triển chữ Hán từ Trung Hoa: Trường hợp Nhật Bản
- QUÁ TRÌNH TIẾP THU VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ HÁN TỪ TRUNG HOA: TRƯỜNG HỢP NHẬT BẢN Ngô Thanh Hoài, Nguyễn Quốc Dũng, Lê Thụy Yến Vy, Nguyễn Anh Huy, Mai Ngọc Quỳnh Giang* Viện Công Nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Hà Minh Tuấn; CN. Nguyễn Thị Thanh Tâm TÓM TẮT Chữ Hán là một sản phẩm văn hóa độc đáo có nguồn gốc từ Trung Hoa, sau khi ra đời và phát triển thì chữ Hán ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó vượt qua cả hàng rào ngôn ngữ và xâm nhập vào các nước láng giềng, gây ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của các nước, tạo ra nhiều mối quan hệ tương đồng trong văn hóa. Nhật Bản từ nhiều thế kỷ trước đây, tuy chưa có mối quan hệ giao lưu văn hóa trực tiếp, song qua các cuộc chiến tranh và con đường giao thương hàng hóa, Nhật Bản cũng dần dần chịu ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán. Là những sinh viên đang theo học Viện Công nghệ Việt - Nhật, việc tìm hiểu đầy đủ các truyền thống văn hóa của Nhật Bản là điều không thể thiếu trong không gian giao lưu văn hóa Việt - Nhật, nhất là khi chúng ta đang ở trong xu thế hội nhập của thế giới, nhóm quyết định thực hiện đề tài: “Quá trình tiếp thu và phát triển Chữ Hán từ Trung hoa: Trường hợp Nhật Bản”. Từ khóa: Chữ hán, Nhật Bản, Trung Quốc, văn hóa, du nhập. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Trong sự phát triển của nền văn hóa này, Việt Nam, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên là các nước chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ Trung Quốc, thời xưa đều từng mượn chữ Hán của người Trung Quốc làm chữ viết cho nước mình trong nhiều nghìn năm, làm nên vành đai văn hóa Hán ngữ. Theo một số giả thuyết cho thấy, trong quá trình tiếp thu và hội nhập, người Nhật không chỉ vay mượn một chiều mà từ cuối thế kỷ 19 còn dùng chữ Hán để sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới tương ứng với các khái niệm khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội - nhân văn hiện đại trong văn minh phương Tây. Những chữ Hán này được người Nhật gọi là “和製漢字”, nghĩa là chữ Hán do người Nhật tạo ra. Những từ ngữ chưa từng có trong Hán ngữ ấy lại du nhập về Trung Quốc, trở thành một phần quan trọng trong Hán ngữ hiện đại của người Trung Quốc, được người Trung Quốc, Việt Nam, bán đảo 1439
- Triều Tiên sử dụng một cách phổ biến và quen thuộc tới mức rất nhiều người không biết đó là những từ ngữ đến từ Nhật mà vẫn nghĩ đó là hán tự của Trung Quốc. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái niệm giao lưu văn hóa Giao lưu văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa là hiện tượng phổ biến, vận động thường xuyên của xã hội, vừa gắn liền với tiến hóa xã hội vừa gắn liền với sự phát triển văn hóa. Giao lưu văn hóa là hiện tượng tất yếu do tính tất yếu của sự tiếp xúc và trao đổi với nhau trong cộng đồng. Có thể nói, chúng vừa là kết quả của trao đổi, vừa là chính bản thân sự trao đổi. Trong quá trình học tập và nghiên cứu chữ Hán, cụ thể là chữ Hán ở Nhật Bản, chúng ta đều biết rằng chữ Hán bắt đầu từ Trung Quốc và du nhập dần sang các nước lân cận thông qua bằng nhiều con đường: trao đổi, buôn bán, giao lưu văn hoá,... Trong đó giao lưu văn hoá là con đường đưa chữ Hán từ Trung Quốc sang Nhật mạnh mẽ nhất. 2.2 Quá trình Nhật Bản tiếp thu chữ Hán Trước khi tiếp xúc với Triều Tiên và Trung Quốc, người Nhật chưa có chữ viết rõ ràng. Một số học giả nêu ý kiến cho rằng Nhật Bản đã có một vài loại chữ viết nào đó trước khi quan hệ với các nước láng giềng lục địa. Theo tư liệu lịch sử để lại cho thấy vào đầu Công nguyên, sau khi có tiếp xúc với Triều Tiên, người Nhật đã cố mượn chữ viết của họ tạo chữ viết cho mình. Nhưng việc này không đi đến đâu. Vào hậu bán thế kỉ II sau Công nguyên, chữ Hán được đưa vào Nhật qua hai học giả người Triều Tiên đi truyền bá đạo Khổng. Hai học giả ấy là ACHIKI và WANI ( 玉仁) đã được nhà vua KUDARA thuộc triều đại hoàng đế Ojin (Ứng Thần Thiên Hoàng) 270-312 sau Công nguyên. Họ mang vào Nhật Bản các quyển Luận ngữ (論_語), Thiên tự văn ( 千字文) và Hiếu kinh (孝經). Các loại sách này được viết bằng chữ Hán nên chỉ người Nhật ở tầng lớp trên mới có trình độ nghiên cứu và sử dụng để viết thành tiếng nước họ mà thôi. Mãi đến 300 năm sau (tức thế kỉ V) khi đạo Phật được du nhập vào nước Nhật thì chữ Hán mới phát triển và phổ biến. Căn cứ vào các di tích lịch sử thì đạo Phật vào Nhật năm 507 sau Công nguyên – tức vào thời Hoàng đế KEITAI ( 繼体) (Kế Thể Thiên Hoàng), nhưng cho đến năm 540 dưới triều đại KIMMEI ( 欽明) (Khâm Minh Thiên Hoàng) mới được chính thức công nhận và truyền bá rộng rãi. Do đó chữ Hán phát triển và người Nhật sử dụng, phát âm chữ Hán theo cách 1440
- riêng của họ – gọi là âm Hán-Nhật (cũng tương tự như âm Hán-Việt của Việt Nam). Bên cạnh lớp vỏ âm này, họ còn có lớp vỏ âm “đa âm tiết” của tự thân ngôn ngữ Nhật Bản – như âm Nôm của Việt Nam. Vài năm sau, người Nhật đã sử dụng lớp vỏ âm thanh của chữ Hán để ghi âm mà không chú ý đến ngữ nghĩa của chữ Hán ấy. Dấu vết này còn để lại qua các tác phẩm KOJIKI ( 古事記) [Cổ kí sự] được biên soạn từ năm 712 dưới thời GEMMYO (Nguyên Minh Thiên Hoàng), nhưng tiếng Nhật tự thân là đa âm tiết nên phát sinh nhiều bất tiện, trở ngại. Rồi tám năm sau đó (720) vào thời GENSHO (Nguyên Chính Thiên Hoàng), khi biên soạn bộ NIHONSHOKI ( 日本書記) [Nhật Bản thư ký] đã phải dùng hẳn tiếng Trung Quốc thay cho tiếng Nhật – tức là sử dụng cả ngữ nghĩa, còn ngữ âm thì đọc theo âm Hán Nhật cũng như văn tự bằng chữ Nho của ta với vỏ âm Hán Việt. Như vậy vấn đề chữ Nhật Bản vẫn còn tồn tại, dân tộc Nhật Bản luôn suy nghĩ để cải tiến, thay thế cho đến khi tác phẩm mang tên MANYOSHU (万葉集) [Vạn Diệp Tập] gồm 20 quyển hoàn thành năm 767. Đây là một bộ sưu tập 4.490 bài thơ Nhật Bản nổi danh thời ấy và kéo dài 120 năm sau. Trong tác phẩm trên, họ dùng chữ Hán ở hai mặt kết hợp không những chỉ chú ý đến lớp vỏ âm thanh mà còn thể hiện được nội dung mang ngữ nghĩa của chữ Hán gần với ngữ nghĩa của tiếng Nhật. Nhưng cách này vẫn còn tồn tại nhiều mặt khó khăn nên cũng bị loại trừ. Cuối cùng, họ lại dùng hoàn toàn chữ Hán với đầy đủ ngữ nghĩa nguyên gốc mà mỗi chữ tương ứng với thổ âm Nhật Bản. Cách này họ gọi là MANNYOKANA ( 万葉仮名) [Vạn Diệp Giả Danh]. 2.3 Quá trình Nhật Bản phát triển chữ Hán Trong việc sử dụng chữ Hán, người Nhật còn biết dùng các chất liệu Hán để tạo nên những chữ Hán mới, gọi là Waseikanji (和暈漢字) (Chữ Hán do người Nhật sáng chế). Trong Shisenjikyo (新撰字鏡), 12 quyển do nhà sư Shozyo (昌住) biên soạn năm 892 thời Thiên hoàng Daigo (醍 醐) (897-930), phần Tiểu học thiên, ông đã thống kê được khoảng 400 chữ Hán. Tất nhiên không thể nói tất cả đều là chữ Hán do Nhật sáng chế, trong số 400 chữ đó còn có các tục tự được dùng ở thời Lục triều, thời nhà Đường và những chữ Hán của người Trung Quốc nhưng lại được dùng với ý nghĩa riêng biệt của Nhật. Chữ Hán do người Nhật được tạo từ khi nào? Theo một số nhà nghiên cứu Nhật Bản có lẽ từ rất xa xưa vào thời kỳ đầu triều Heian. Tuy nhiên trong Nhật Bản linh dị ký, truyện 31, quyển Thượng, tác giả Keikai, soạn năm 787, hoàn thành năm 822 đã xuất hiện waseikanji, đó là chữ seto (夬), chỉ chị em gái hoặc anh em trai. Ở đây được dùng với nghĩa anh trai. 1441
- Đại bộ phận chữ Hán do Nhật tạo đều được xây dựng trên nguyên tắc văn tự hội ý. Cũng giống như chữ Nôm của Việt Nam, các bộ thủ và chữ Hán đều tham gia vào việc cấu tạo nên chữ Hán mới. Các thành tố tham gia tạo chữ có khi có vai trò ngang bằng, nhưng cũng có trường hợp thành tố này là chính, thành tối kia là phụ. Thành tố chính nói lên khái niệm chung, còn thành tố phụ chỉ đóng vai trò phân loại. Vị trí của thành tố chính có lúc nằm bên phải, có lúc nằm bên trái, cũng có lúc nằm bao bên ngoài chữ. Còn thành tố phụ thì ngược lại. Ví dụ: (為) Kuruma: Xe người kéo. (車) Yếu tố chính chỉ xe nói chung, (幹) Phân biệt xe người kéo với các loại xe khác. (凪) Nagi: Lặng gió hoặc sóng lặng. Thành tố chính là gió, thành tố phụ chỉ sự dừng lại. Như vậy, bằng một lối quan sát tinh tế và sự liên tưởng sâu xa các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, người Nhật đã tạo ra được nhiều chữ Hán mới, bổ sung vào kho từ vựng, làm cho nó luôn phong phú và đa dạng. Trên đây là vài nét về sự du nhập chữ Hán và việc sử dụng chữ Hán ở xứ sở mặt trời mọc. Khác với thân phận bị áp đặt không mời mà đến như ở Triều Tiên và Việt Nam, chữ Hán tới Nhật Bản bằng con đường rải chiếu hoa. Người Nhật đã biết sàng lọc và sáng tạo trong việc sử dụng chữ Hán, làm cho chữ Hán và văn hóa Hán đã thực sự được phát huy tác dụng, tạo tiền đề cho sự phát triển như vũ bão ở thời cận và hiện đại của Nhật Bản. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp tiếp cận: + Điều tra bảng hỏi online với đối tượng là sinh viên VJIT + Tham khảo ý kiến chuyên gia, giảng viên, sinh viên đang làm việc và học tập tại VJIT 3.2 Phương pháp Phân tích và tổng hợp: chia vấn đề thành những mảnh ghép nhỏ để có thể từng bước bóc tách và phân tích dữ liệu từ đó làm nổi bật đề bài của nhóm. 3.3 Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: tìm hiểu và xem xét các vấn đề diễn ra 1 cách liên tục từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc vấn đề làm rõ vấn đề, và sau đó đi sâu phân tích và tổng hợp các vấn đề mang đến những lý luận sâu sắc và thực tiễn. 4. THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1442
- Hán tự trong Nhật Bản ngày nay còn được gọi là Kanji có nguồn gốc lâu đời từ Trung Hoa và được sử dụng phổ biến tại quốc gia này. Chính vì lẽ đó đã khiến không ít người vẫn còn lầm tưởng rằng Hán tự có nguồn gốc từ chính đất nước Mặt trời mọc. Theo như lịch sử ghi chép lại thì Hán tự được du nhập vào Nhật Bản, sau đó mới được truyền ngược lại Trung Quốc. Để làm rõ hơn về vấn đề này, nhóm đã nghiên cứu và áp dụng các phương pháp khảo sát khoa học, từ đó nhận ra rằng hầu hết mọi người đều đang hiểu sai về nguồn gốc của Hán tự trong văn hóa Nhật Bản, sự du nhập 2 chiều từ Nhật Bản và Trung Qyiics cũng như việc Nhật Bản tự tạo ra Hán tự mới ảnh hưởng đến sâu sắc đến sự phát triển của các Trung Quốc. Sau đây là kết quả khảo sát thực hiện trong thời gian từ ngày 20/04/2022 đến ngày 21/04/2022 tại VJIT, HUTECH. Có 50 bảng câu hỏi được phát ra, thu về được 35 phiếu, sau khi kiểm tra sơ bộ thì chúng tôi thấy số phiếu hợp lệ là 35 phiếu, đáp ứng cỡ mẫu yêu cầu (Công thức: N = 5*m, với m là số câu hỏi, ta có: N = 5*4 = 20) và đạt tỷ lệ phản hồi 95,9%. Trong tổng số 35 phiếu khảo sát hợp lệ, có phiếu từ sinh viên VJIT, từ sinh viên khóa 2018 có 9 phiếu, từ sinh viên khóa 2019 có 12 phiếu, từ sinh viên khóa 2020 có 5 phiếu, từ sinh viên khóa 2021 có 6 phiếu, sinh viên Khoa - Viện khác 2 phiếu. Đối với câu hỏi khảo sát Kanji (Hán tự) xuất hiện sớm nhất ở nước nào, kết quả cho thấy số người chọn từ Trung Quốc là 82,9 % trong đó có 17,1 % chọn Nhật Bản và Kanji của Nhật được du nhập từ Trung Quốc đúng hay sai, kết quả cho thấy 88,6% chọn đúng, 11,4% chọn sai. Như vậy, kết quả này cho thấy mức độ hiểu biết về Kanji của Sinh viên khá là cao. Về phần câu hỏi: Theo bạn Kanji (Hán tự) của người Nhật sáng tạo có du nhập trở lại Trung Quốc hay không? Kết quả thu được có 45,7% chọn không và 54,3% chọn có, như vậy cho thấy sự am hiểu về nguồn gốc, xuất xứ của Kanji của các bạn sinh viên vẫn ở mức trung bình. KẾT LUẬN Dựa vào thực trạng và nghiên cứu, nhóm đã tổng hợp và phân tích để đưa ra kết luận: Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Trung Quốc, thời xưa đều từng mượn chữ Hán của người Trung Quốc làm chữ viết cho nước mình trong nhiều nghìn năm, làm nên Vành đai văn hóa Hán ngữ. Nhưng người Nhật không chỉ vay mượn một chiều mà từ cuối thế kỷ 19 còn dùng chữ Hán để sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới tương ứng với các khái niệm khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội-nhân văn hiện đại trong văn minh phương Tây. Những từ ngữ chưa từng có trong Hán ngữ ấy lại du nhập về Trung Quốc, trở thành một phần quan trọng trong Hán ngữ hiện đại của người Trung Quốc, được người Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc sử dụng một cách phổ biến và 1443
- quen thuộc tới mức rất nhiều người không biết đó là những từ ngữ đến từ Nhật Bản mà vẫn tưởng là của Trung Quốc. Cũng mượn dùng chữ Hán như người Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc, nhưng người Nhật đã có những sáng tạo đáng khâm phục như vậy, đó là do họ đặc biệt có năng lực học tập và tiếp thu văn hóa nước ngoài, có tinh thần mạnh dạn đổi mới. Một số học giả Trung Quốc ước tính các từ ngữ do người Nhật sáng tạo chiếm hơn 50% tổng số từ ngữ hiện dùng trong Hán ngữ ngày nay. Nói cách khác, trong các khái niệm người Trung Quốc và Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc dùng để suy nghĩ, nói và viết, có rất nhiều từ là do người Nhật tạo ra. Điều đó cho thấy trong 100 năm qua, người Nhật đã có ảnh hưởng lớn tới tư duy của người Trung Quốc. Họ đã làm phong phú Hán ngữ, góp phần rất quan trọng giúp Trung Quốc và các nước trong vành đai văn hóa Hán ngữ nhanh chóng tiếp thu văn minh phương Tây, đẩy mạnh tiến trình lịch sử về cải cách xã hội và văn hóa, chính trị, tiến lên con đường hội nhập quốc tế. Trở thành nước xuất khẩu Hán ngữ hiện đại, Nhật đã đóng vai trò cầu nối Trung Quốc và Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc với văn minh phương Tây. Những sáng tạo ngôn ngữ của họ rất đáng để chúng ta nghiên cứu học tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Oanh (2007), “SỰ DU NHẬP CHỮ HÁN VÀ VIỆC SỬ DỤNG CHỮ HÁN Ở NHẬT BẢN”, trang web: http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=813&Catid=542. [Ngày truy cập: 08/04/2022]. 2. Nguyễn Mạnh Hùng (2019), “LỊCH SỬ và CẤU TẠO CHỮ NHẬT (Phần 1)”, trang web: https://thanhdiavietnamhoc.com/lich-su-va-cau-tao-chu-nhat/. [Ngày truy cập: 10/04/2022]. 3. Nguyễn Ly (2020), “Nguồn gốc và ý nghĩa 3 bảng chữ cái tiếng Nhật”, trang web: https://www.sachtiengnhat100.com/blogs/huong-dan-hoc-tieng-nhat/nguon-goc-va-y-nghia-3- bang-chu-cai-tieng-nhat#h22sk74gkg8k1l2td6w1bx76pso9thw0. [Ngày truy cập: 10/04/2022]. 4. Sacchan (2018), “Ai bảo vì Kanji là Hán tự nên người Trung Quốc có lợi thế học tiếng Nhật? Kết quả hoàn toàn ngược lại đấy”, trang web: https://vn.japo.news/contents/tieng-nhat/74737.html. [Ngày truy cập: 13/04/2022]. 5. Nguyễn Hải Hoành (2017), “Người Nhật phát triển Hán ngữ hiện đại”, trang web: http://nghiencuuquocte.org/2017/02/07/nguoi-nhat-phat-trien-han-ngu-hien-dai/. [Ngày truy cập: 13/04/2022]. 6. TS. Nguyễn Thế Phán (2021), “Giao lưu và hội nhập văn hóa là gì?”, trang web: https://lytuong.net/giao-luu-va-hoi-nhap-van-hoa-la-gi/. [Ngày truy cập: 14/04/2022]. 1444
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thanh toán bù trừ
1 p | 362 | 95
-
Phát triển kỹ năng nghe hiểu nhờ “audio books”
6 p | 106 | 14
-
Phương pháp đánh dấu trọng âm và phát âm trong tiếng Anh: Phần 2
226 p | 15 | 11
-
Phương ngữ tiếng Hàn trong việc học phát âm của sinh viên ngành Hàn Quốc học: Khảo sát tại Trường Đại học Thủ Dầu Một
8 p | 5 | 1
-
Giải pháp phát âm chuẩn trong việc giảng dạy phát âm tiếng Hàn Quốc cho sinh viên chuyên ngữ Trường Đại học Thủ Dầu Một
8 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn