Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
QUAN ĐIỂM THẨM MỸ CỦA NGƯỜI TRONG VÀ NGOÀI NGÀNH<br />
RĂNG HÀM MẶT VỀ KÍCH THƯỚC VÀ VỊ TRÍ RĂNG CỬA BÊN HÀM<br />
TRÊN<br />
Trần Hải Phụng*, Đống Khắc Thẩm **<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định giá trị tối ưu và khoảng chấp nhận của kích thước và vị trí răng cửa bên hàm trên theo<br />
cảm nhận thẩm mỹ của người trong và ngoài ngành răng hàm mặt.<br />
Đối tượng và phương pháp: Hình ảnh kỹ thuật số nụ cười của một phụ nữ được biến đổi bằng phần mềm<br />
Photoshop. Tỉ lệ về chiều rộng của răng cửa bên so với răng cửa giữa được thay đổi từ 41% đến 82%. Độ chênh<br />
lệch bờ cắn giữa răng cửa giữa và răng cửa bên thay đổi từ -0,5mm đến +3,5mm. Các hình ảnh được sắp xếp<br />
trong phần mềm đánh giá thẩm mỹ nụ cười, giao diện tương tác cho phép người đánh giá tự thao tác để chọn ra<br />
nụ cười đẹp nhất và khoảng chấp nhận của mỗi biến số. Có 100 BS RHM và 100 người ngoài ngành tham gia<br />
khảo sát.<br />
Kết quả: Tỉ lệ về chiều rộng giữa răng cửa bên và răng cửa giữa từ 71-76% được nhiều người thích nhất<br />
trong cả hai nhóm. Các nha sĩ chấp nhận tỉ lệ này từ 51-82%, trong khi người ngoài ngành chấp nhận tỉ lệ từ 4682%. Cả hai nhóm đồng ý rằng độ chênh lệch bờ cắn giữa răng cửa giữa và răng cửa bên từ 0-0,5mm là đẹp nhất,<br />
và chấp nhận bờ cắn răng cửa bên cao hơn răng cửa giữa đến 1mm.<br />
Kết luận: Bác sĩ RHM nên lưu tâm đến các giá trị được yêu thích nhất và khoảng chấp nhận về kích thước<br />
và vị trí của răng cửa bên hàm trên khi sắp răng hoặc tạo khoảng cho răng này trong trường hợp thiếu hay có bất<br />
hài hòa kích thước răng cửa bên hàm trên.<br />
Từ khóa: Thẩm mỹ nụ cười, tỉ lệ về chiều rộng giữa răng cửa bên và răng cửa giữa, độ chênh lệch bờ cắn<br />
giữa răng cửa giữa và răng cửa bên, kích thước của răng cửa bên hàm trên, vị trí của răng cửa bên hàm trên.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ESTHETICS PERCEPTIONS OF DENTISTS AND LAYPERSONS TO MAXILARY LATERAL INCISOR<br />
DIMENSIONS AND POSITIONS<br />
Tran Hai Phung, Đong Khac Tham<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 70 - 76<br />
Objective: The purpose of this study is used to determine the idea value falls within an acceptable range of<br />
the maxillary lateral incisor dimensions and positions on perceived smile esthetics of dentists and laypersons.<br />
Materials and methods: A photograph of a smiling female was digitally altered with Photoshop. The<br />
maxillary lateral to central incise ratio was altered from 41% to 82%. The maxillary central to lateral incise step<br />
was altered from -0.5mm to +3.5mm. The photos were arranged in software, an interactive interface allowed raters<br />
to assess the ideal choice for each smile characteristic presented and identify the range of acceptability for the<br />
variables. 100 dentists and 100 laypersons participated in this survey.<br />
Results: The 71-76% lateral to central incise ratio was the most favorite of the two groups. Dentists at the<br />
same time accepted the 52-82% range while the laypersons accepted from 46% to 82%. Both groups agreed to the<br />
maxillary lateral incise step that was 0-0.5 mm shorter than the central incisor was the most favorite positions,<br />
* Bộ môn PH- Khoa RHM- ĐH Y Dược TP. HCM ** Bộ môn CHRM- Khoa RHM, ĐH Y Dược TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: ThS Trần Hải Phụng<br />
ĐT: 0984 810 034<br />
Email: tranhaiphung@gmail.com<br />
<br />
70<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
and accepted the lateral incisor edges up to 1mm shorter than the central incisors.<br />
Conclusion: Dentists should consider the ideal of the aesthetic acceptability of each of value when positioning<br />
lateral incisors or creating space for the lateral incisors in case of missing or teeth size discrepancy.<br />
Key words: Smile esthetics, maxillary lateral to central incise ratio, maxillary central to lateral incise step,<br />
maxillary lateral incisor dimensions, and maxillary lateral incisor positions.<br />
yếu tố trên, so sánh sự khác biệt về cảm nhận<br />
MỞ ĐẦU<br />
thẩm mỹ theo giới của người đánh giá.<br />
Răng cửa bên hàm trên là răng có nhiều thay<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
đổi nhất trong bộ răng sau răng khôn. Răng cửa<br />
bên có thể bị thiếu hẳn hoặc tiêu giảm hình thể(2).<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Điều này gây khó khăn cho các BS phục hình<br />
Mẫu nghiên cứu gồm 2 nhóm:<br />
hoặc BS chỉnh hình răng mặt trong việc tạo lại vẻ<br />
100 BS RHM người Việt, sinh sống và hành<br />
thẩm mỹ lý tưởng ở vùng răng trước cho bệnh<br />
nghề nha tại TP. HCM.<br />
nhân.<br />
100 bệnh nhân và người nhà tuổi từ 18-55, là<br />
Trong trường hợp thiếu răng cửa bên hàm<br />
người Việt, sinh sống ở Việt Nam đến khám và<br />
trên, thường sẽ có một khe hở giữa răng cửa<br />
điều trị tại các khu điều trị của khoa RHM.<br />
giữa và răng nanh. Khe hở này thường rất nhỏ<br />
Tiêu chí loại trừ của nhóm ngoài ngành<br />
và không đủ chiều rộng gần-xa để phục hình<br />
Đã hoặc đang điều trị chỉnh nha<br />
răng cửa bên một cách thẩm mỹ.<br />
Bên cạnh vấn đề kích thước răng, vị trí bờ<br />
cắn răng cửa bên so với răng cửa giữa thường<br />
cũng góp phần quan trọng trong thẩm mỹ vùng<br />
răng trước. Khi sắp răng trong phục hình, bờ cắn<br />
răng cửa bên thường được xếp cao hơn mặt<br />
phẳng nhai từ 0,5-2mm. Một số bệnh nhân thích<br />
một hàm răng có các bờ cắn đều đặn, tuy nhiên<br />
cũng có một số khác thích kiểu “răng thỏ”, nghĩa<br />
là có một khoảng chênh lệch rõ giữa bờ cắn răng<br />
cửa giữa và bờ cắn răng cửa bên hàm trên.<br />
Vị trí của bờ cắn răng cửa bên và tỉ lệ giữa<br />
răng cửa bên và răng cửa giữa là đề tài thú vị<br />
được nhiều tác giả quan tâm(3,5,7,9). Ở Việt Nam,<br />
Văn Hồng Phượng(12) đã thực hiện nghiên cứu để<br />
xác lập tỉ lệ răng trước của người Việt. Tuy vậy,<br />
chưa có nghiên cứu nào khảo sát cảm nhận thẩm<br />
mỹ của BS RHM và người ngoài ngành khi đánh<br />
giá kích thước và vị trí của răng cửa bên hàm<br />
trên. Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này<br />
với các mục tiêu như sau: xác định giá trị tối ưu<br />
và khoảng chấp nhận của tỉ lệ về chiều rộng của<br />
răng cửa bên và răng cửa giữa, độ chênh lệch bờ<br />
cắn giữa răng cửa giữa so với răng cửa bên, so<br />
sánh sự khác biệt về cảm nhận thẩm mỹ giữa BS<br />
RHM và người ngoài ngành khi đánh giá hai<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Đã hoặc đang làm trong ngành RHM (trợ<br />
thủ nha khoa, kỹ thuật viên phục hình răng…)<br />
Có người thân trong ngành RHM<br />
Những người không hợp tác<br />
Những người không đủ minh mẫn<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Cắt ngang mô tả<br />
Chọn người mẫu và chụp ảnh<br />
Chúng tôi khám và bước đầu chọn lọc một<br />
số đối tượng nữ độ tuổi từ 18 đến 40, tình<br />
nguyện tham gia nghiên cứu và phù hợp với các<br />
tiêu chí của một nụ cười đẹp theo nghiên cứu<br />
của Nguyễn Thu Thủy(10). Sau đó chúng tôi tiến<br />
hành so sánh và hội ý với một số chuyên gia<br />
trong ngành để chọn lần 2 ra nụ cười phù hợp<br />
nhất cho nghiên cứu:<br />
Đường giữa răng trùng với đường giữa mặt<br />
Mặt phẳng nhai không bị nghiêng trong mặt<br />
phẳng trán.<br />
Tỉ lệ các răng trước hàm trên phù hợp với tỉ<br />
lệ trung bình của người Việt(12).<br />
<br />
71<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Đường cười trung bình, không lộ nướu<br />
Cung cười song song<br />
Đường cong môi trên hướng lên hoặc thẳng<br />
Khi cười, răng trước hàm trên chạm nhẹ<br />
hoặc không chạm môi dưới<br />
Cười lộ ít nhất đến mặt gần răng cối thứ nhất<br />
hàm trên<br />
Khớp cắn hài hòa, các răng sắp xếp đều đặn,<br />
không có dị hình hay khiếm khuyết, không bị<br />
mất răng (trừ răng khôn).<br />
Một cây thước đo được đặt thẳng đứng,<br />
sát bên phải của mặt đối tượng để làm căn cứ<br />
điều chỉnh các hình nụ cười về kích thước thật<br />
khi tiến hành khảo sát.<br />
Chụp hai ảnh ở mặt phẳng trán: ảnh thứ<br />
nhất chụp nụ cười tự nhiên ở tầng mặt dưới và<br />
ảnh thứ hai chụp cung răng với dụng cụ banh<br />
miệng với điểm ngắm lấy nét là tiếp điểm của<br />
hai răng cửa giữa hàm trên.<br />
<br />
Hình 1: Nụ cười tự nhiên<br />
<br />
Phương pháp xử lý hình ảnh<br />
Quy trình xử lý ảnh do Ackerman và cs đề<br />
xuất năm 2002(1).<br />
Dùng phần mềm Adobe Photoshop để cắt<br />
ảnh mặt thẳng với nụ cười tự nhiên chỉ để thấy<br />
từ đỉnh mũi đến rãnh môi-cằm, các răng và mô<br />
nha chu được xóa đi để tạo khung môi.<br />
Xử lý ảnh môi và cung răng cho đối xứng<br />
qua đường giữa.<br />
Chèn cung răng vào khung môi để tạo ảnh<br />
chuẩn.<br />
Dùng Photoshop tạo ra những thay đổi trên<br />
răng và nướu rồi chèn vào khung môi để tạo ra<br />
một bộ ảnh.<br />
Thực hiện các thao tác để tạo ra những thay<br />
đổi trên răng và nướu rồi chèn vào khung môi<br />
để tạo ra một bộ ảnh.<br />
<br />
72<br />
<br />
Tỉ lệ về chiều rộng của răng cửa bên và<br />
răng cửa giữa<br />
Chúng tôi thay đổi chiều ngang của hai răng<br />
cửa bên hàm trên nhưng vẫn giữ nguyên chiều<br />
cao của răng, tạo ra hai loạt ảnh với khoảng cách<br />
giữa hai ảnh là 0,5mm (tương ứng 6%):<br />
Loạt ảnh thứ nhất: 3 ảnh, kích thước gần xa<br />
răng cửa bên giảm dần từ 7mm, 6,5mm, 6mm,<br />
tương ứng với tỉ lệ 82%, 76% và 71%.<br />
Loạt ảnh thứ hai: 6 ảnh, kích thước gần xa<br />
của răng cửa bên giảm dần từ 6mm đến 3,5mm<br />
(tương ứng với tỉ lệ 71% đến 41%).<br />
<br />
Độ chênh lệch bờ cắn của răng cửa giữa và<br />
răng cửa bên<br />
Chúng tôi di chuyển toàn bộ thân răng cửa<br />
bên hàm trên ở cả hai bên với khoảng cách giữa<br />
hai ảnh là 0,25mm.<br />
Loạt ảnh thứ nhất: 5 ảnh, bờ cắn răng cửa<br />
bên từ mức mức thấp hơn bờ cắn răng cửa giữa<br />
0,5 mm đến cao hơn bờ cắn răng cửa giữa 0,5<br />
mm.<br />
Loạt ảnh thứ hai: 13 ảnh, bờ cắn răng cửa<br />
bên cao hơn bờ cắn răng cửa giữa từ 0,5mm đến<br />
3,5mm.<br />
Quy ước dấu cho bờ cắn răng cửa bên:<br />
Thấp hơn bờ cắn răng cửa giữa: mang dấu<br />
âm (-).<br />
Ngang mức với bờ cắn răng cửa giữa: là<br />
không (0).<br />
Cao hơn bờ cắn răng cửa giữa: mang dấu<br />
dương (+).<br />
Các hình được đưa vào phần mềm đánh giá<br />
nụ cười để giúp thu thập các thông tin cần thiết<br />
cho nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp thu thập số liệu<br />
Thu thập số liệu nghiên cứu bằng phần mềm<br />
đánh giá nụ cười chạy trực tiếp trên máy tính.<br />
Phần mềm này do chúng tôi tạo ra gồm các phần<br />
sau:<br />
Phần 1: Thu thập thông tin của người đánh<br />
giá: Tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
Phần 2: Khảo sát ý kiến<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát 2<br />
đặc điểm thẩm mỹ của nụ cười bằng 2 câu hỏi<br />
lớn:<br />
1. Tỉ lệ về chiều rộng giữa răng cửa bên và<br />
răng cửa giữa<br />
2. Độ chênh lệch bờ cắn giữa răng cửa giữa<br />
và răng cửa bên<br />
Mỗi câu hỏi lớn gồm 3 câu hỏi nhỏ: a, b, c.<br />
Câu hỏi a dùng để xác định “Giới hạn<br />
trên”:“Từ trái sang phải, vui lòng chọn hình đầu tiên<br />
mà anh chị thấy chấp nhận được".<br />
Câu hỏi b dùng để xác nhận “Giới hạn<br />
dưới”:“Từ trái sang phải, vui lòng chọn hình đầu<br />
tiên mà anh chị bắt đầu cảm thấy xấu".<br />
Tiếp theo, phần mềm sẽ kết nối hai loạt hình<br />
từ “Giới hạn trên” đến “Giới hạn dưới” để cho ra<br />
một loạt hình thứ ba là các hình trong “Khoảng<br />
chấp nhận”.<br />
Câu c dùng để xác nhận “Giá trị tối<br />
ưu”:“Trong các hình sau đây, anh/chị vui lòng chọn<br />
hình đẹp nhất".<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lấy ý kiến<br />
đánh giá của 200 đối tượng gồm 100 BS RHM và<br />
100 người ngoài ngành tuổi từ 18-55. Các đối<br />
tượng đều là người Việt Nam, dân tộc Kinh với<br />
tỉ lệ nam: nữ trong mẫu nghiên cứu khá cân<br />
bằng.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chiều rộng răng cửa bên từ 6mm đến 6,5mm<br />
(tương ứng với tỉ lệ từ 71% đến 76%) được nhiều<br />
người chọn là đẹp nhất, với tỉ lệ chọn là 67%.<br />
Kiểm định chi bình phương cho thấy không có<br />
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa BS RHM<br />
và người ngoài ngành, với p>0,05.<br />
<br />
Khoảng chấp nhận<br />
Trong khảo sát giới hạn trên, chiều rộng răng<br />
cửa bên được làm cho to dần, từ 6mm đến<br />
6,5mm và 7mm, tương ứng với các tỉ lệ là 71%,<br />
76% và 82%. Kết quả cho thấy nhiều người chấp<br />
nhận tỉ lệ 82% nhất (46%). Phép kiểm chi bình<br />
phương cho thấy không có sự khác biệt theo<br />
ngành khi khảo sát yếu tố này, p>0,05.<br />
Trong khảo sát giới hạn dưới, chiều rộng<br />
răng cửa bên được làm cho nhỏ dần, từ 6mm<br />
đến 3,5mm, tương ứng với các tỉ lệ là 71% đến<br />
41%. Nhóm ngoài ngành chấp nhận răng cửa<br />
bên nhỏ đến 4-4,5mm, tương ứng với tỉ lệ về<br />
chiều rộng của răng cửa bên và răng cửa giữa từ<br />
47-53% chiếm tỉ lệ nhiều nhất (60%). Nhóm BS<br />
RHM chấp nhận răng cửa bên nhỏ từ 5-5,5mm<br />
(tương ứng 59-65%) chiếm tỉ lệ nhiều nhất (61%).<br />
Không đối tượng nào trong cả hai nhóm chấp<br />
nhận chiều rộng răng cửa bên là 3,5mm.<br />
So sánh các tỉ lệ chọn lựa của BS RHM và<br />
nhóm ngoài ngành bằng kiểm định chi bình<br />
phương thì kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê với p0,05).<br />
<br />
giữa nam và nữ trong nhóm BS RHM và nhóm<br />
ngoài ngành (p>0,05).<br />
<br />
Độ chênh lệch bờ cắn giữa răng cửa giữa và<br />
răng cửa bên<br />
Giá trị tối ưu<br />
Không có sự khác biệt giữa nam và nữ khi<br />
chọn lựa yếu tố này với p