Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ XXI đến nay
lượt xem 3
download
Bài viết "Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ XXI đến nay" trình bày biểu hiện quan hệ kinh tế Việt Nam-Hoa kỳ thăng hoa nhất là từ 1995 đến nay (2022), phân tích trên cơ sở những thành tựu quan hệ kinh tế giữa hai nước trong hai lĩnh vực thương mại và đầu tư. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ từ đầu thế kỷ XXI đến nay
- QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM –HOA KỲ TỪ ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐẾN NAY Nguyễn Thị Kim Ánh1 1. Khoa Sư phạm TÓM TẮT Quan hệ Việt Nam –Hoa kỳ có nhiều thăng trầm vì những vấn đề trong lịch sử ngoại giao giữa hai nước. Sau khi Hoa kỳ tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1995 đến nay (2022), quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước đã có nhiều thành tựu to lớn. Dịch Covid 19 đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã có chương trình phục hồi và phát triển kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài (trong đó có Hoa kỳ)tiếp tục đầu tư ở Việt Nam, từ đó triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam- Hoa kỳ đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Từ khóa: BTA Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ); PNTR (Quy chế quan hệ thương mại bình thường và vĩnh viễn) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam trong quá trình hội nhập toàn cầu đã khẳng định vị thế của mình trong khối ASEAN, gia nhập WTO và tiếp tục con đường hội nhập và phát triển đất nước toàn diện. Trong các mối quan hệ đa phương với nhiều nước trên thế giới có lẽ thiết lập quan hệ với Hoa kỳ là khó khăn nhất vì những vấn đề trong lịch sử của hai nước. Điều thú vị và đáng tiếc là trong lịch sử Hoa kỳ và Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội để thiết lập quan hệ kinh tế. Hiện nay, quan hệ kinh tế Việt Nam –Hoa kỳ trên cơ sở lợi ích của hai nước đã thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển mạnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Biểu hiện quan hệ kinh tế Việt Nam-Hoa kỳ thăng hoa nhất là từ 1995 đến nay (2022), được phân tích trên cơ sở những thành tựu quan hệ kinh tế giữa hai nước trong hai lĩnh vực thương mại và đầu tư. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp lịch sử nghiên cứu mối quan hệ kinh tế Việt nam-Hoa kỳ qua góc nhìn lịch sử từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XXI, sử dụng nguồn tư liệu thành văn để phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá mối quan hệ kinh tế giữa hai nước qua hai lĩnh vực thương mại và đầu tư. Trình bày các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian (phương pháp logic). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Bài viết góp phần tư liệu cho sinh viên Chương trình Quốc tế học của trường đại học Thủ Dầu Một; Sinh viên Chương trình Sư phạm lịch sử tham khảo để vận dụng giảng dạy chủ đề 572
- “Nước Mỹ” theo phương pháp tích hợp trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.Điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các chủ đề lịch sử thế giới là cập nhật tình hình thế giới đến hiện nay (2022) và kết nối tri thức với cuộc sống.Các giáo sinh khi dạy về chủ đề nước Mỹ sẽ kết nối nội môn (lịch sử Thế giới và lịch sử Việt Nam) cụ thể là phân tích mối quan hệ kinh tế-văn hóa của nước Mỹ với Việt Nam hiện nay 3.1.Sơ lược lịch sử quan hệ kinh tế Việt Nam-Hoa kỳ từ cuối thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX Nhìn dưới góc độ lịch sử, quan hệ Việt Nam-Hoa kỳ có quá trình lâu dài và khá nhiều thăng trầm.Vậy Hoa kỳ đã bắt đầu muốn thiết lập quan hệ buôn bán với Việt Nam khi nào?Vì sao hai nước đều bỏ lỡ cơ hội? Trước khi trình bày những giai đoạn quan hệ kinh tế hai nước phát triển và gặt hái nhiều thành tựu, tác giả sơ lược lịch sử quan hệ kinh tế Việt Nam-Hoa kỳ từ thế cuối thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX (đến khi bình thường hóa quan hệ năm 1995). Trong lịch sử, Việt Nam và Hoa kỳ đã bỏ lỡ nhiều cơ hội thiết lập quan hệ kinh tế giữa hai nước:Năm 1802, công ty Crowninshield of Salem, Massachusetts đã phái một chiếc tàu mang tên Fame đến Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng mới là đường và cà phê nhưng không vào cảng được. Sau đó một vài tàu đến nhưng không buôn bán mấy vì chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn. Đến đầu thập niên 30 của thế kỷ XIX , Hoa kỳ có tàu Peacok đến Việt Nam năm 1932 mang theo : “Quốc thư của Tổng thống Hoa kỳ Andrew Jackson (Anđriu Giắc sơn) và bản dự thảo hiệp ước thương mại với Việt Nam ”(Phạm Xanh, 2009). Kể cả lần gặp gỡ này và lần sau nữa (năm 1835), đại diện hai nước có làm việc với nhau nhưng không hiểu được nhau nên không có kết quả gì. Năm 1850 tổng thống Hoa kỳ cử đại sứ của Hoa kỳ ở Singapore sang Việt Nam thương thuyết để ký hiệp ước thương mại nhưng bị vua Tự Đức từ chối tiếp. Đến giữa thế kỷ XX, sau khi thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập hội hữu nghị Việt –Mỹ (tôn trọng nguyên tác, tác giả chưa từng nghe hội Việt Nam- Hoa kỳ mà chỉ có hội Việt-Mỹ) ngày 17-10-1945, qua những bức thư chủ tịch gửi tổng thống Hoa kỳ đề nghị:“giúp vốn, công nghệ và chuyên gia cho Việt Nam phát triển đất nước ” nhưng không có kết quả. Qua chi tiết trên cho thấy tinh thần dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu và có tầm nhìn xa trông rộng, nhưng cơ hội lịch sử chưa đến. Giai đoạn 1954-1975 Việt Nam và Hoa kỳ trở thành đối đầu nhau hơn nửa thế kỷ do chiến tranh và sau đó là những vấn đề thời hậu chiến tiếp tục làm mối quan hệ giữa Việt Nam với Hoa kỳ vừa căng thẳng vừa băng giá (ngày 1-5-1975: một ngày sau khi nước Việt Nam được thống nhất, Hoa kỳ đã nới rộng các biện pháp trừng phạt chống lại Việt Nam). Quá trình chuyển mối quan hệ từ “đối đầu” sang “ đối tác” cũng trải qua một tiến trình, dưới đây là các mốc chính về tiến trình quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam-Hoa kỳ dần dần được thiết lập. 3.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực- Tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam 3.2.1. Những nguyên nhân tác động đến tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước: Xu thế tình hình của thế giới và Đông Nam Á ngày nay: hợp tác quốc tế, hòa bình và phát triển (các tổ chức liên minh kinh tế trên thế giới và trong khu vực ra đời (EU,WTO,ASEAN…). Sự 573
- suy giảm vị trí của Hoa kỳ trên quốc tế vì sự vươn lên của Nhật Bản,Tây Âu và các nước công nghiệp mới (bốn con rồng châu Á).Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương kinh tế Trung Quốc phát triển xâm nhập đến các nước ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Mặt khác Việt Nam có nhiều tiềm năng để đầu tư phát triển như nhân công rẻ,vốn đầu tư thấp…nhưng động lực chính của Hoa kỳ khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và phát triển quan hệ kinh tế thương mại, Hoa kỳ thông qua quan hệ kinh tế xâm nhập kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, giữ vững vị thế chính trị của Hoa kỳ trên thế giới và kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam sau Đại hội VI (1986), Đảng và Chính phủ cũng chủ trương cải cách và mở cửa, quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới. Riêng đối với Hoa kỳ, Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh, khép lại quá khứ, vươn tới tương lai, quan hệ bình thường và sẵn sàng hợp tác kinh tế thương mại với Hoa kỳ vì lợi ích của hai nước và sự phát triển của Việt Nam. 3.2.2.Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa kỳ: Tháng 12/1992: Mỹ nới lỏng một số hạn chế kinh tế đối với Việt Nam thông qua việc Tổng thống G.Bush cho phép các công ty của Mỹ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và ký kết những hiệp định tạm thời trên cơ sở bãi bỏ lệnh cấm vận. Tháng 2/1994:Tổng thống Mỹ B.Clinton bãi bỏ chính sách cấm vận kinh tế chống Việt Nam Tháng 7/1995:Tổng thống B.Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, sau đó một tháng, đại diện thương mại trực tiếp của tổng thống Mỹ Clinton được đặt tại Việt Nam mở đầu quá trình bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa hai nước. Tháng 9/1996: bắt đầu đàm phán về Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ (BTA). 3.3. Quan hệ kinh tế Việt Nam –Hoa kỳ từ năm 1995 đến nay(2022) 3.3.1.Quan hệ kinh tế Việt Nam –Hoa kỳ trước khi ký Hiệp định thương mại song phương (BTA) từ năm 1995 đến 2001 Biểu hiện quan hệ kinh tế Việt Nam –Hoa kỳ giai đoạn từ sau khi bình thường hóa quan hệ (1995) đến trước khi ký Hiệp định thương mại Việt Nam –Hoa kỳ (2000) vẫn còn rất mờ nhạt, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa kỳ vào những năm chưa có hiệp định thương mại quá ít, chủ yếu là các mặt hàng may mặc, chè, cà phê. Tại thị trường Hoa kỳ hàng hóa Việt Nam kém sức cạnh tranh và thuế suất không được hưởng ưu đãi tối huệ quốc (MFM). Thuế suất không có MFM rất cao lại rơi vào nhóm hàng mà Việt nam có khả năng lớn về xuất khẩu như dầu thô, gạo, may mặc, nông sản và hải sản chế biến.Theo Nguyễn Mại nhận định:“… khi chưa có hiệp định thương mại,78% hàng xuất khẩu Việt Nam sang Hoa kỳ là hàng sơ chế chủ yếu là tôm và các sản phẩm khác của dầu khí ”(Nguyễn Mại, 2008) Những khó khăn của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Hoa kỳ: Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu và là chìa khóa để đi vào thị trường Hoa kỳ. Ngoài ra, để thâm nhập thị trường Hoa kỳ , nhà xuất khẩu phải hiểu rõ luật pháp của Hoa kỳ vì nó rất phức tạp, mỗi bang lại có luật riêng. • Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ Theo tài liệu tham khảo đặc biệt số 67-Thông tấn xã Việt Nam ngày 24/03/2000:Trải qua một quãng thời gian dài (từ năm1996 đến năm 1999) và 8 vòng đàm phán, tháng 7/1999 Hoa kỳ và Việt Nam tuyên bố hai bên đã đạt được một “Hiệp định nguyên tắc”. 574
- Năm 2000: Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Hoa kỳ (CRS) đã đưa ra bản báo cáo về Hiệp định thương mại Việt Nam –Hoa kỳ.Tháng 11/2000 Tổng thống Bill Clinton cùng các quan chức cấp cao thăm Việt Nam. Hai bên đã thỏa thuận việc thiết lập diễn đàn đối thoại Việt-Mỹ và hợp tác kinh tế, ký hiệp định về hợp tác khoa học-công nghệ Việt-Mỹ, 12 hợp đồng và nghị định thư về đầu tư,thương mại. Ngày 13/7/2000 Hiệp định thương mại Việt Nam –Hoa kỳ (BTA) được ký kết. Nội dung Hiệp định thương mại bao gồm những điều khoản mở cửa về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến đầu tư, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của công dân Việt Nam và Mỹ.Việt Nam sẽ được hưởng quy chế bình thường hóa quan hệ thương mại mậu dịch. Nếu quốc hội Mỹ phê chuẩn,Việt Nam sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFM ), cắt giảm mức thuế quan trung bình đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam từ 40% xuống còn 4% tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hoa kỳ. Ngược lại, Việt Nam cũng sẽ mở cửa thị trường cho các thương gia Hoa kỳ. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa kỳ (BTA) đã đánh dấu bước ngoặc trong quan hệ thương mại, nhất là đối với việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ. Về lợi ích của Hoa kỳ : Hiệp định thương mại song phương (BTA) thúc đẩy đầu tư của Hoa kỳ tới Việt Nam. Hoa kỳ muốn thông qua quan hệ kinh tế để thâm nhập kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, giữ vững vị thế chính trị của Hoa kỳ trên thế giới và kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Về phía Việt Nam : Hiệp định thương mại song phương (BTA) tác động đến kinh tế Việt Nam: “ Việc ký Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa kỳ tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận một thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng của thế giới”(Đinh Xuân Lý,2013) không chỉ tạo điều kiện kinh tế Việt Nam phát triển (đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài…) mà còn là bước đệm quan trọng để Việt Nam gia nhập WTO. 3.3.2.Quan hệ kinh tế Việt Nam –Hoa kỳ từ sau khi ký Hiệp định thương mại (BTA) từ năm 2001 đến nay (2022) 3.3.2.1.Quan hệ Việt Nam-Hoa kỳ trong lĩnh vực thương mại: Kể từ khi BTA có hiệu lực vào tháng 12/2001, quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa kỳ phát triển nhảy vọt. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta vào Mỹ năm 2002 bằng 2,27 lần,xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa kỳ lên tới 4 tỷ USD trong năm 2003, chiếm hơn 20% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thời điểm này vẫn là hải sản, hàng dệt may, giày dép. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Hoa kỳ vào Việt Nam có thể đạt 1 tỷ USD trong năm 2003 (Thông tấn xã Việt Nam, 2000). Sau khi ký hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa kỳ, doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều thách thức: Hệ thống pháp luật Hoa kỳ quá phức tạp đối với hiểu biết đa phần doanh nghiệp Việt; Hàng nhập khẩu từ Hoa kỳ chịu sự điều tiết của nhiều luật khác nhau (luật liên bang và từng bang); Thị trường Hoa kỳ có quy mô rộng và mở cửa nhưng lại không dễ thâm nhập, doanh nghiệp Việt nam cần có thông tin chính xác về thị trường, phân tích thị trường, phải xây dựng chiến lược maketting phù hợp. Những hoạt động ngoại giao giữa Việt Nam-Hoa kỳ cũng được đẩy mạnh: Nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao của nguyên thủ hai nước diễn ra trong những năm 2005, 2006, 2007, 2008. 575
- Tháng 6/2005 : Thủ tướng Phan văn Khải và đoàn tùy tùng đến thăm Hoa kỳ. Hai bên Mỹ và Việt Nam ra tuyên bố chung, ký kết một số thỏa thuận và hợp đồng kinh tế trị giá gần 2 tỷ USD.Cơ quan phát triển thương mại và phát triển Hoa kỳ viện trợ cho Việt Nam 600.000 đô la. Năm 2006 Việt Nam là nước chủ nhà hội nghị Thượng đỉnh diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), tổng thống Mỹ Barack Obama đến Hà Nội tham dự hội nghị APEC 14. Tổng thống Obama và nghị viện Hoa kỳ thông qua đạo luật HR 6111 ban quy chế Quan hệ thương mại bình thường và vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam. Năm 2007 : Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang Mỹ và Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA) được ký kết, hiệp định hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và nhiều thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại trị giá hàng tỷ USD. Năm 2008 : Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm Hoa kỳ, ký kết nhiều hợp đồng kinh tế. Quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa kỳ (2001-2022) đạt những thành tựu:Sự “ gia tăng nhanh chóng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ , kim ngạch xuất khẩu hai chiều của Việt Nam và Hoa kỳ từ năm 2002 đã tăng đột biến, đến năm 2007 đạt 11,79 tỷ USD”(Nguyễn Mại, 2008). Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ năm 2007 bằng 10 lần năm 2001.Việt Nam suất siêu 91 tỷ USD. Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu năm 2007 hàng chế tác (sản phẩm khai khoáng phi kim loại, sản phẩm kim loại, đồ điện, đồ gỗ, quần áo, giày dép, các sản phẩm thủ công, phụ liệu trang trí, dịch vụ du lịch…) là chủ yếu, hàng sơ chế và tài nguyên giảm. Hàng nhập khẩu của Mỹ vào Việt Nam những năm 2001-2006 chủ yếu là sợi, sản phẩm chế tạo (nhựa và sản phẩm nhựa, máy móc, thiết bị vận tải, thiết bị khoa học…) Năm 2008 suy thoái kinh tế toàn cầu không tác động mấy đến xuất khẩu của Việt Nam.Sang năm 2009, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam-Hoa kỳ diễn ra tốt đẹp, thương mại hai chiều lên tới 15,4 tỷ đô la Mỹ, tăng 17 lần cao hơn với bất cứ nước nào khác.Trong 10 năm (2000-2010), quan hệ thương mại Việt Nam –Hoa kỳ thăng hoa, đặc biệt là hàng xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Hoa kỳ tăng rất nhanh : “Năm 2001 như vậy tăng trưởng xuất khẩu bình quân khoảng 30% /năm” (Bùi Thị Phương Lan, 2011). Trong chiến lược xuất khẩu quốc gia năm 2010, Tổng thống Mỹ Obama đã đưa Việt Nam vào danh sách 6 quốc gia “thị trường kế tiếp” với nhận định thị trường sẽ phát triển mạnh và là cơ hội cho Mỹ gia tăng. Xét trên nhiều góc độ, đến năm 2010, Mỹ đã trở thành đối tác kinh doanh nước ngoài lớn nhất củaViệt Nam : “ Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam-Hoa kỳ tăng hơn 6 lần từ năm 2002-2010 đạt 18,6 tỷ USD”(Ngô Xuân Bình, cb 2014) Sau 15 năm bình thường hóa quan hệ (1995-2010), quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa kỳ đạt được nhiều thành tựu lớn: “ Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam và Việt Nam xếp khoảng thứ 35 trong số các nước có nguồn hàng nhập khẩu vào Mỹ” (Bùi Thị Phương Lan, 2011). Nhìn chung, cả Việt Nam và Hoa kỳ đang tăng cường hội nhập khu vực, đẩy mạnh hợp tác song phương, đa phương hơn bao giờ hết. Đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là điều kiện bắt buộc nếu muốn tăng cường lợi ích quốc gia. Tại Đại hội IX,X,XI: Đảng ta chủ trương “chủ động,tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”. (Ngô Xuân Bình, cb 2014) Năm 2013, Hoa kỳ là thị trường lớn nhập khẩu của Việt Nam các mặt hàng như: dệt may, da giày, gỗ, thủy sản, giày dép, cà phê. Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ: máy móc, thiết bị, dụng 576
- cụ phụ trong máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, bông các loại, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc… Theo Nguyễn Mại lý giải quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa kỳ giai đoạn này phát triển là do Việt Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết đối với BTA cũng như các hiệp định đa phương và song phương khác;Việt Nam đã hoàn thiện hệ thống luật pháp, cải cách hành chính để phù hợp với các thể chế và thông lệ quốc tế, mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, giảm thuế một số mặt hàng nhập khẩu, hài hòa các thủ tục hải quan. Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao là do nước ta điều chỉnh đa dạng hóa xuất khẩu sang Mỹ. Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Cộng đồng kinh tế thế giới (WTO). Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, kinh tế thương mại xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa kỳ vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì Luật Nông nghiệp mới (Farm Bill) có hiệu lực từ năm 2009 là rào cản pháp lý khá lớn đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài như nhiều nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Hoa kỳ như hàng dệt may, đồ gỗ, thủy sản…chịu sự giám sát phân biệt của Hoa kỳ. Năm 2009, Hoa kỳ vẫn áp dụng thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa và tôm nhập khẩu. Ngoài ra, Hoa kỳ còn ban hành Luật về an toàn sản phẩm nhập khẩu (2/2009) theo đó tất cả hàng dệt may, đồ chơi trẻ em bằng nhựa, gỗ…vào thị trường Mỹ phải tuân thủ những quy định mới chặt chẽ và khắt khe. Trong quan hệ kinh tế , Hoa kỳ coi Việt Nam là kinh tế phi thị trường (NME) đến năm 2019, như vậy trong quan hệ kinh tế Việt Nam có thể chịu nhiều bất lợi trong các vụ tranh chấp toàn cầu. Tóm lại, các doanh nghiệp Việt Nam cần tư vấn khi thâm nhập thị trường Mỹ và chất lượng là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam tạo nên sự khác biệt với các nước khác trong khu vực. 3.3.2.2. Quan hệ kinh tế Việt Nam –Hoa kỳ trong lĩnh vực đầu tư: Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa kỳ (BTA) có một chương về quan hệ đầu tư với mục đích gia tăng mức độ tiếp cận thị trường, đơn giản hóa thủ tục, cấp phép và đăng ký đầu tư, tăng cường bảo hộ nhà đầu tư, cho phép sử dụng trọng tài quốc tế. Những năm đầu sau khi ký Hiệp định thương mại, đầu tư của Hoa kỳ vào Việt Nam vẫn còn hạn chế. Con đường bình thường hóa trong quan hệ thương mại Việt Nam –Hoa kỳ những năm đầu sau khi ký hiệp định thương mại vẫn còn nhiều trắc trở: Các doanh nghiệp Hoa kỳ than phiền về chi phí kinh doanh tại Việt Nam quá cao so với các nước trong khu vực; giá sử dụng dịch vụ cao, cơ sở hạ tầng lại kém. +Làn sóng đầu tư đầu tiên của Hoa Kỳ vào Việt Nam : (3/1994-12/2001)Trước khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam –Hoa kỳ được ký kết: Các công ty đa quốc gia như: Pepsico,Coca-cola, 3M,P&G…đặt nhà máy và bán sản phẩm tại Việt Nam. Ngành công nghiệp thu hút 82 dự án đầu tư, chiếm 620 triệu USD (58,6% tổng số vốn đầu tư Hoa kỳ vào Việt Nam).Công nghiệp nặng và dầu khí thu hút đầu tư nhất. + Làn sóng đầu tư thứ hai:(2001-2007) Sau khi ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam –Hoa Kỳ, Việt Nam đã thu hút sự đầu tư của Hoa Kỳ đáng kể: Năm 2003 Hoa kỳ có 160 dự án tổng giá trị đầu tư hơn 1,1 tỷ USD, Hoa kỳ đứng hàng 13 trong 62 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (Thông tấn xã Việt Nam,2000). Về phía Hoa Kỳ đã giảm thuế 3% hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa kỳ các mặt hàng may mặc , giày dép, chế biến gỗ… 577
- Năm 2004: Việt Nam ký hiệp định Hàng không với Hoa kỳ, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. Năm 2005: Thủ tướng Phan văn Khải đi thăm chính thức Hoa kỳ, hai nước ký kết về việc Việt Nam là thành viên WTO.Thủ tướng và đoàn hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam tìm cách thu hút các nhà đầu tư Hoa kỳ. Tham gia WTO đòi hỏi Việt Nam phải nâng cao năng lực quản lý về lĩnh vực pháp lý và thương mại. Kinh tế Việt Nam được mở cửa nhưng phải cạnh tranh khắp toàn cầu.Thách thức này đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng một nền kinh tế có sức cạnh tranh và hội nhập. Sau khi Hoa kỳ ban hành quy chế Quan hệ thương mại bình thường và vĩnh viễn (PNTR) năm 2006, nhiều công ty đa quốc gia của Hoa kỳ chọn Việt Nam làm thị trường sản xuất như Canon có 3 nhà in khổng lồ, Nike tăng sản lượng hàng năm từ 54 triệu đôi giày lên 70 triệu đôi… Năm 2007: Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Hoa kỳ xem Việt Nam là kinh tế phi thị trường (NME) đến năm 2019. Cùng năm 2007: Chủ tịch Nguyễn Minh Triết sang Mỹ ký với Hoa kỳ Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA). + Làn sóng đầu tư thứ ba: (1/2007-2012) : Khi Việt Nam trở thành thành viên WTO. Năm 2010, Hoa kỳ có những dự án đầu tư vào Việt Nam: Intel,Chevron…Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ USD vào nhà máy thuộc khu công nghệ cao ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2010 Hoa kỳ đứng thứ 7 trong 100 quốc gia đầu tư vào Việt Nam.Năm 2012 Proter&Gamble (P&G) của Hoa kỳ đầu tư thêm 80 triệu USD mở nhà máy Pampers Baby Care tại Bình Dương.Vốn đầu tư của P&G vào Việt Nam đạt 200 triệu vào năm 2012. + Làn sóng đầu tư thứ tư: (Đầu năm 2013-2017): Đa số các dự án đầu tư Hoa kỳ vào Việt Nam tập trung các thành phố lớn là Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Hải Dương (những nơi có cơ sở hạ tầng và dịch vụ tốt nhất). Hình thức đầu tư 100% vốn là chủ yếu, tiếp đến là hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh. Lĩnh vực đầu tư: bất động sản, phân phối hàng hóa, giáo dục, cơ sở hạ tầng (thiết bị điện). Tập đoàn General Electric (GE) tháng 7/2012 ký với tổng công ty truyền tải điện quốc gia hợp đồng cung cấp thiết bị cho đường dây điện 500kv dài 500 km từ Pleiku ( Gia Lai ) –Phú Lâm (TP.HCM) với số tiền 16,5 triệu USD. GE tăng đầu tư gấp đôi khoảng 61 triệu USD (3/2012) vào nhà máy GE tại Hải phòng. Tập đoàn General Electric cung cấp thiết bị cho khu điện gió của đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh. Ngoài ra, còn có các công ty nhượng quyền Hoa kỳ hiện diện tại Việt Nam : KFC, Subway, Burger King, Pizza Hutt… Đến năm 2013:Tổng số vốn đầu tư trực tiếp (FDNI) của Hoa kỳ vào Việt Nam đạt 10,5 tỷ USD đứng thứ 7 trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với 658 dự án. Nếu tính nguồn vốn đầu tư của Hoa kỳ vào Việt Nam thông qua các nước thứ 3 như Coca-Cola, P&G (đầu tư từ Singapore) và Exonomobil (đầu tư từ Hồng Kong) thì Hoa kỳ là nhà đầu tư dẫn đầu tại Việt Nam. 3.4. Triển vọng của quan hệ kinh tế Việt Nam-Hoa kỳ Nghị quyết đại hội XI,XII,XIII của Đảng đề ra chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam đến năm 2030, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng nhanh gắn liền với phát triển bền vững. Đảng đề ra phương hướng cho hoạt động đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện. 578
- Chính sách đối ngoại của Hoa kỳ sẽ tùy thuộc nhiều vào các đời Tổng thống.Tổng thống B.Obama có “chính sách xoay trục sang châu Á” và ông đã củng cố chính sách đối ngoại này đối với riêng Việt Nam là chuyến sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 6/ 2016. Theo chiến lược tập trung phát triển nước Mỹ hùng mạnh,Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump đã không phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tổng thống Mỹ đương nhiệm-Ông Joe Biden với chiến lược kinh tế thu hút đầu tư vào nước Mỹ và phát triển kinh tế Mỹ. Việt Nam bắt đầu đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ. Tập đoàn Vinfast của tỉ phú Phạm Nhật Vượng ngày 30/3/2022 công bố việc xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện, xe bus điện, pin… tại North Carolina của nước Mỹ, vốn đầu tư dự kiến 4 tỉ USD. Dự án đầu tư của Vinfast sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển. Về phía Việt Nam: Sau dịch bệnh Covid 19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình đầu tư của nước ngoài ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã có những hoạch định chiến lược cho sự phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam –Hoa kỳ qua sự kiện Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ở Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa kỳ (USABC) lần thứ 5 ngày 8/3/2022: “Xu hướng tăng trưởng thương mại và đầu tư hai nước sẽ tiếp tục được duy trì”(Báo điện tử Chính phủ, 2022) những chính sách của Việt Nam sắp tới : Thứ nhất, Tăng cường và nâng cao năng lực quản trị của Nhà nước, của hệ thống hành chính Nhà nước.Việt Nam tăng cường phòng chống dịch, phục hồi kinh tế nhanh và phát triển bền vững (Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội với kinh phí 350.000 tỷ đồng); Nâng cao năng lực y tế, phòng dịch, chuyển đổi xanh thích ứng được sự biến đổi khí hậu, chuyển đổi số… Thứ hai, Việt Nam phục hồi doanh nghiệp thông qua hoãn, miễn, giảm thuế, giảm phí điện, nước cho doanh nghiệp. Thứ ba, Việt Nam tiếp tục cải cách để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi cho tất cả các nước đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam một cách công khai, minh bạch, theo chuẩn mực quốc tế. Thứ tư, Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, thích ứng với kinh tế thị trường, đáp ứng nguồn nhân lực phát triển nhanh, bền vững. 4. KẾT LUẬN Quan hệ thương mại Việt Nam –Hoa kỳ tuy có những giai đoạn thăng trầm trong lịch sử nhưng những chính sách và hiệp định Thương mại đã ký kết từ hai nước đã tạo điều kiện cho quan hệ kinh tế hai bên phát triển rất nhanh, đạt được những kết quả tốt đẹp trên các lĩnh vực. Bình thường hóa quan hệ với Hoa kỳ và gia nhập WTO giúp Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Quan hệ kinh tế với Mỹ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam: thị trường Việt Nam đa dạng, giá trị đầu tư của Mỹ cao giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng; Mở rộng và phát triển kinh tế trên nhiều phương diện giúp Việt Nam duy trì và phát triển trong tiến trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa giai đoạn những năm 2025-2030. Thời kỳ hậu Covid, Chính phủ hai nước có mối quan hệ tốt đẹp: Hoa kỳ đã tài trợ 29 triệu liều vac-xin cho nhân dân Việt Nam, đặc phái viên Tổng thống Hoa kỳ-Ông John Kerry và đoàn 579
- doanh nghiệp Hoa kỳ đã đến Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Hoa kỳ lần 5, Chính phủ Việt Nam và đặc phái viên Tổng thống Hoa Kỳ đã có những đàm phán tạo điều kiện cho mối quan hệ thương mại Việt Nam- Hoa kỳ tiếp tục phát triển và vượt qua khó khăn, đạt nhiều kết quả tốt đẹp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ ngoại giao -Vụ hợp tác kinh tế đa phương (2002).Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa vấn đề và giải pháp.Hà Nội:Nxb.Chính trị Quốc gia 2. Ngô Xuân Bình (chủ biên) (2014). Hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam- Hoa kỳ.Hà Nội: Nxb. KHKT 3. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2014).Thông điệp tại đại hội đồng Liên Hiệp Quốc “Nhân loại cần một Thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo”. Bài phát biểu tại diễn đàn đầu tư Hoa kỳ-Việt Nam ngày 27/9/2013. Tp.HCM:Nxb.Thế giới 4. Phạm Gia Khiêm (2015). Nền ngoại giao toàn diện Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.Hà Nội:Nxb.Chính trị Quốc gia-Sự thật 5. Bùi thị Phương Lan (2011). Quan hệ Việt Nam-Hoa kỳ 1994-2010. Hà Nội: Nxb. KHXH 6. Đinh Xuân Lý (2013). Quá trình đổi mới đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam 1986-2012. Hà Nội:Nxb.Quốc gia 7. Phạm Bình Minh (chủ biên) (2010). Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020.Hà Nội: Nxb.Chính trị Quốc gia 8. Nguyễn Mại (2008).Quan hệ Việt Nam-Hoa kỳ hướng về phía trước.Tp.HCM: Nxb.Tri thức 9. Lê Minh Quân (2010).Hòa bình,hợp tác và phát triển xu thế lớn trên thế giới hiện nay.Hà Nội:Nxb. Chính trị Quốc gia 10. Tài liệu tham khảo đặc biệt số 67-Thông tấn xã Việt Nam ngày 24/03/2000 11. Phạm Xanh (2009). Góp phần tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam Hoa kỳ. Hà Nội:Nxb.Chính trị Quốc gia 12. Báo điện tử Chính phủ: http://baochinhphuvn/thuc-day-quan-he-viet-nam-hoa-ky-voi-loi-ich-hai- hoa-rui-ro-chia-se, ngày 8/3/2022 580
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quan hệ kinh tế quốc tế - Chương 1: Những vấn đề cơ bản của quan hệ kinh tế quốc tế
30 p | 380 | 46
-
Câu chuyện kinh tế về một con rồng - Hàn Quốc: Phần 2
94 p | 161 | 45
-
Lý thuyết Quan hệ kinh tế quốc tế: Phần 1
311 p | 154 | 44
-
Quan hệ kinh tế Việt Nam - Thái Lan
6 p | 157 | 20
-
Quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc trong phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay
7 p | 147 | 15
-
Chiến lược “xoay trục” sang Châu Á của Liên bang Nga và quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga đầu thế kỷ XXI
12 p | 64 | 9
-
Quan hệ kinh tế Việt - Pháp: Thực tiễn và triển vọng
6 p | 93 | 7
-
Các kịch bản có thể xảy ra trong quan hệ kinh tế Việt Nam -Trung Quốc: Giải pháp hạn chế sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc
14 p | 86 | 7
-
Một cách phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
3 p | 121 | 7
-
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam
3 p | 113 | 6
-
Sổ tay Quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam
236 p | 29 | 6
-
Chính sách đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc và tác động đối với quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc (2010-2020)
11 p | 17 | 6
-
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua
9 p | 127 | 5
-
Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ qua gần hai thập niên
8 p | 62 | 4
-
Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên bang đầu thế kỷ XXI - thực trạng và triển vọng
8 p | 48 | 3
-
Các khía cạnh vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi - Tác động của TPP và AEC lên nền kinh tế Việt Nam
96 p | 11 | 2
-
Bài giảng Kinh tế quốc tế: Chương 1 - Tổng quan về kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam
47 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn