intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý cá nhân người học trong hệ thống tín chỉ

Chia sẻ: Kethamoi Kethamoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày vấn đề quản lý cá nhân người học trong hệ tín chỉ; quản lý người học theo lớp và quản lý cá nhân người học; quản lý cá nhân người học trong hệ tín chỉ - nhận diện những điều cần thay đổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý cá nhân người học trong hệ thống tín chỉ

Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 103<br /> <br /> <br /> QUẢN LÝ CÁ NHÂN NGƯỜI HỌC TRONG HỆ THỐNG TÍN CHỈ<br /> TS. Huỳnh Văn Thông<br /> Khoa Báo chí và Truyền thông<br /> 1. Vấn đề quản lý cá nhân người học trong hệ tín chỉ<br /> Trong quá trình chuyển đổi từ hệ niên chế sang hệ tín chỉ, các trường đại<br /> học Việt Nam hiện nay hầu như đều đang tập trung nguồn lực và năng lực của<br /> mình để hoàn tất khâu chuyển đổi “hệ đếm” kiến thức từ “đơn vị học trình” sang<br /> “tín chỉ”, tập trung lo những việc như xây dựng đề cương môn học, ghi mã<br /> (code), mô tả học phần, nêu các yêu cầu tiên quyết (prerequisite). Có vẻ như đó<br /> là một công việc có tính quyết định đối với việc chuyển đổi sang hệ tín chỉ, đến<br /> mức nhiều trường không nhận ra rằng, thật ra đó chỉ là một trong những việc cần<br /> làm, chứ không phải là duy nhất, và thậm chí đó chỉ mới là một việc mang tính<br /> kỹ thuật.<br /> Giả sử các trường thu xếp làm xong công việc kỹ thuật này, lúc đó chính<br /> họ sẽ nhận ra rằng, chương trình đào tạo của trường họ mặc dù đã được gắn nhãn<br /> “tín chỉ”, nhưng hình như chẳng có mấy khác biệt so với trước đó, ngoài một vài<br /> khía cạnh có vẻ “mới”. Chẳng hạn, phương pháp dạy học được đổi mới, tương<br /> quan giữa giờ học lý thuyết và giờ học thực hành thay đổi theo hướng tăng cường<br /> thực hành, yêu cầu SV tự học,… Nhưng thật ra, xét về bản chất, những chuyện<br /> như thế không trực tiếp liên quan đến việc chuyển đổi sang hệ tín chỉ. Chẳng qua,<br /> hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nhiều năm liền hầu như không có chuyển<br /> động nào đáng kể về đổi mới phương pháp dạy học, nên đã nhân tiện cơ hội<br /> chuyển đổi sang hệ tín chỉ lần này để tạo ra một áp lực nhằm thúc đẩy hoạt động<br /> đổi mới phương pháp dạy học trong toàn hệ thống. Đâu phải chỉ trong hệ tín chỉ<br /> người ta mới chú ý đến chuyện bố trí tỷ lệ hợp lý giữa lý thuyết và thực hành?<br /> Đâu phải chỉ trong hệ tín chỉ người thầy mới phải yêu cầu SV tự học, mới phải tổ<br /> chức đánh giá môn học giữa kỳ?<br /> Trong khi mải mê chú ý đến những khía cạnh kỹ thuật hoặc chú ý nhầm<br /> đến những khía cạnh khác không liên quan đến bản chất của vấn đề tổ chức đào<br /> tạo theo hệ tín chỉ, nhiều trường không nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề<br /> quản lý cá nhân người học trong hệ tín chỉ - một trong những vấn đề mấu chốt<br /> của việc triển khai đào tạo theo hệ tín chỉ. Và điều này có nguy cơ làm méo mó<br /> giá trị đích thực của hệ tín chỉ đối với công tác tổ chức đào tạo, dễ khiến nhiều<br /> người cảm giác hệ tín chỉ thật ra chỉ là một “hệ đếm” thuần túy được ngành giáo<br /> dục đại học Việt Nam xem là mốt thời thượng và chạy theo phong trào để triển<br /> khai.<br /> Trên thực tế, dù là tự giác hay không tự giác, thì cách thức tổ chức đào tạo<br /> của một hệ thống giáo dục đều gắn với triết lý giáo dục cụ thể. Và cũng gần như<br /> chắc chắn, triết lý giáo dục nào cũng sẽ liên quan đến người học. Không phải<br /> ngẫu nhiên mà hệ tín chỉ lại chú trọng áp dụng công nghệ “lắp ghép module”<br /> trong việc cơ cấu lại chương trình đào tạo, phân biệt các yêu cầu về giáo dục đại<br /> cương (general education requirement) với giáo dục chuyên ngành (major<br /> education requirement). Cách làm đó cho phép đem lại nhiều lợi ích cho nhiều<br /> bên, đặc biệt là lợi ích cho người học.<br /> Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 104<br /> <br /> Những lợi ích này phát sinh trên nguyên tắc người học được “tháo rời” ra<br /> khỏi cơ cấu lớp học truyền thống, được nhận diện trong hệ thống đào tạo như<br /> một cá nhân có sự độc lập tương đối trong việc lựa chọn kiến thức để tích lũy<br /> phù hợp với mong muốn và khả năng của họ. Trên tinh thần đó, vấn đề quản lý<br /> cá nhân người học sẽ phải là một trong những vấn đề mà các trường cần quan<br /> tâm đúng mức hơn trong lộ trình chuyển đổi sang hệ tín chỉ.<br /> 2. Quản lý người học theo lớp và quản lý cá nhân người học<br /> Trong hệ niên chế, công tác quản lý người học theo lớp có xu hướng<br /> “đóng gói” các dữ kiện về người học vào trong một “kịch bản học tập” ít biến đổi<br /> và ít có sự khác biệt giữa các thành viên trong cùng một lớp. Kịch bản này cũng<br /> được gán giá trị thời gian cố định, buộc người học phải tuân thủ. Những trường<br /> hợp không tuân theo kịch bản chung này sẽ trở thành trường hợp “tai biến” và<br /> được xử lý đặc biệt, gây ra nhiều rắc rối cho người học. Ví dụ, chỉ cần người học<br /> gặp một khó khăn đột xuất về sức khỏe đến mức phải gián đoạn một thời gian<br /> học tập thì sau đó anh ta phải đối diện với hàng loạt những vấn đề rắc rối để xử<br /> lý “tai biến” này. Trong một tình hình như thế, người học chỉ có một cách là tuân<br /> thủ bất di bất dịch một lộ trình chung được vạch sẵn cho cả khóa học của anh ta.<br /> Điều này hạn chế tính chủ động của người học trong quá trình tiếp cận và hoàn<br /> thành chương trình đào tạo.<br /> Hệ tín chỉ tạo nhiều cơ hội hơn cho người học trong việc lựa chọn cơ cấu<br /> kiến thức, lựa chọn tiến độ học tập. Chẳng hạn, không còn khái niệm “lưu ban”,<br /> chỉ có khái niệm “chậm tiến độ”; và chậm tiến độ thì không dứt khoát là do học<br /> yếu, mà có thể là do người học chủ động lựa chọn tiến độ chậm cho phù hợp với<br /> hoàn cảnh cá nhân. Theo logic này, thái độ đối với người học chậm tiến độ cũng<br /> cần phải được điều chỉnh thỏa đáng. Số lượng các “biến” của bài toán quản lý<br /> người học trong hệ tín chỉ không tới mức vô số, nhưng không ít như trong hệ<br /> niên chế. Thực tế này sẽ gây quá tải lên hệ thống quản lý người học theo cách<br /> truyền thống vốn dựa nhiều vào sổ sách giấy tờ và những kỹ thuật thủ công của<br /> các trường đại học. Vì lý do đó, khi triển khai hệ thống tín chỉ, nhiều trường đều<br /> nhìn thấy yêu cầu phải tổ chức lại hệ thống thông tin và ứng dụng CNTT để hỗ<br /> trợ công tác quản lý đào tạo theo hệ tín chỉ, mà chực chất là hỗ trợ công tác quản<br /> lý cá nhân người học, từ quản lý quá trình học tập của cá nhân người học đến<br /> quản lý học phí, hồ sơ.<br /> Phân tích sơ bộ như trên để nhìn thấy những vấn đề lớn hơn về công tác<br /> quản lý cá nhân người học trong hệ tín chỉ. Bộ phận công tác SV ở các trường đại<br /> học lâu nay thường được hình dung là bộ phận có những chức trách truyền thống<br /> sau đây: 1) quản lý hồ sơ SV; 2) giải quyết những vấn đề về chính sách xã hội<br /> đối với SV; 3) tham mưu việc khen thưởng và kỷ luật đối với SV; 4) tổ chức<br /> hoặc phối hợp tổ chức các hình thức hoạt động phong trào để giáo dục tư tưởng<br /> chính trị và đạo đức lối sống cho SV. Có thể ở vài trường còn có thêm một vài<br /> công việc khác ngoài danh sách trên thuộc về chức năng công tác của bộ phận<br /> công tác SV. Đến khi các trường đại học chuyển đổi sang hệ tín chỉ, bộ phận<br /> công tác SV cũng đối diện với một câu hỏi có tính chất “tự vấn” là cần phải thay<br /> đổi như thế nào trong bối cảnh đào tạo theo hệ tín chỉ.<br /> Trên logic, một câu hỏi như vậy có thể dẫn đến những phương án sau:<br /> Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 105<br /> <br /> 1) Các chức năng và cách làm cũ sẽ hoàn toàn “lỗi thời”, cần được thay<br /> thế bằng những chức năng và cách làm mới.<br /> 2) Một số chức năng và một số cách làm cũ sẽ không còn phù hợp, cần<br /> được thay thế bằng những chức năng và cách làm mới.<br /> 3) Không cần phải thay đổi gì, vì lúc nào cũng phải có chừng đó vấn đề<br /> liên quan đến việc quản lý người học.<br /> Dễ thấy, phương án thứ hai là phương án phù hợp với thực tế nhất, nhưng<br /> việc nhận diện cái gì không còn phù hợp và cái gì cần bổ sung sẽ là một chủ đề<br /> cần chia sẻ. Có xu hướng, phòng quản lý đào tạo là “linh hồn” của công tác<br /> chuyển đổi sang hệ tín chỉ, còn phòng công tác SV cũng chỉ tiếp tục là một “vai<br /> phụ” trong quá trình này, như lâu nay vẫn thế. Hầu như, động thái phổ biến là<br /> phòng công tác SV ngồi chờ xem những thay đổi về hệ tín chỉ do phòng quản lý<br /> đào tạo phát ra có liên quan gì đến công tác SV hay không để xác định các hành<br /> động tương ứng. Trong khi đó, lẽ ra, lộ trình chuyển đổi từ hệ niên chế sang hệ<br /> tín chỉ cần hình dung ngay từ đầu vấn đề quản lý người học trong hệ thống tín<br /> chỉ. Cứ đơn cử trường hợp của VUN cũng đủ để nhận ra thực tế này. Chủ đề hệ<br /> tín chỉ đã được nói đến trong nhiều kỳ hội thảo trước của VUN, nhưng vấn đề<br /> quản lý người học lần này mới được chính thức nêu ra.<br /> 3. Quản lý cá nhân người học trong hệ tín chỉ - nhận diện những điều<br /> cần thay đổi<br /> Để hệ tín chỉ vận hành thông suốt, các nhu cầu của cá nhân người học cần<br /> được nghiên cứu nhận diện và giải quyết theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối<br /> đa cho người học. Vì số lượng các “biến” của bài toán quản lý cá nhân người học<br /> sẽ rất lớn nên việc tạo điều kiện cho cá nhân người học thật ra là tạo điều kiện<br /> cho chính bản thân hệ thống đào tạo của nhà trường để hệ thống đó tránh tắc<br /> nghẽn.<br /> Từ thực tế của một trường đại học đã triển khai hệ tín chỉ, chúng tôi nhận<br /> diện bốn thay đổi cần thiết phải được triển khai tại các bộ phận chuyên trách về<br /> công tác SV của trường đại học.<br /> 3.1. Thay đổi cách thức tổ chức quản lý dữ liệu người học<br /> Dữ liệu người học trong hệ tín chỉ là kiểu dữ liệu tương tác, là yếu tố đầu<br /> vào của nhiều quá trình cụ thể trong chu trình tổ chức đào tạo, như quá trình phát<br /> sinh kế hoạch học tập cá nhân, quá trình phát sinh học phí, phát sinh thời khóa<br /> biểu, … Nếu tiếp tục duy trì kiểu dữ liệu “đóng”, tức là dữ liệu người học “độc<br /> quyền” của bộ phận công tác SV thì quá trình quản lý cá nhân người học sẽ tắc<br /> nghẽn do mọi truy vấn thông tin về người học từ những bộ phận khác nhau trong<br /> trường và từ chính người học đều phải trực quy về kết nối dữ liệu của phòng<br /> công tác SV và gây ra nghẽn cổ chai trong hệ thống. Cách duy nhất để giải quyết<br /> trường hợp này là phải tổ chức quản lý dữ liệu người học theo mô hình cơ sở dữ<br /> liệu tập trung và dùng chung, và đương nhiên là phải “điện tử hóa” khối dữ liệu<br /> này để có thể chia sẻ trên mạng máy tính của nhà trường. Hơn thế nữa, khối dữ<br /> liệu người học cần được tích hợp trong một hệ thống phần mềm quản lý nhà<br /> trường tương tự như giải pháp ERP (enterprise resource planing)của doanh<br /> nghiệp. Chính vì lẽ này mà trong lộ trình chuyển đổi sang hệ tín chỉ, yêu cầu xây<br /> Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 106<br /> <br /> dựng hoặc nâng cao năng lực của mạng máy tính, thiết kế lại hệ thống thông tin<br /> trở thành một nhu cầu cấp bách.<br /> 3.2. Thay đổi cách thức cung cấp thông tin cho người học<br /> Việc tổ chức lại cách thức quản lý dữ liệu người học sẽ tạo điều kiện để có<br /> bước thay đổi tiếp theo trong cách thức cung cấp thông tin cho người học.<br /> Phương châm hướng đến là “mọi lúc, mọi nơi”. Vấn đề này cần được thảo luận<br /> triệt để về ý nghĩa thực tế. Vì thoạt nghe, có vẻ điều này liên quan đến dân chủ<br /> trường học, đến tinh thần “chăm sóc khách hàng” của doanh nghiệp đại học trong<br /> bối cảnh mới. Nhưng vấn đề ở trên mức ấy. Cá nhân người học cần phải có đầy<br /> đủ thông tin về dữ liệu học tập của cá nhân mình và những thông tin liên quan<br /> đến việc học (thời khóa biểu, thông tin về người dạy, về môn học, …) để có thể<br /> ra quyết định và điều chỉnh quyết định học tập của họ kịp thời, vì thế cần giả định<br /> rằng họ có quyền có nhu cầu truy vấn thông tin thường xuyên. Thử hình dung,<br /> một trục trặc về truy vấn thông tin củ người học có thể đẩy họ vào tình thế khó<br /> khăn trong việc xử lý các quyết định học tập và phải chấp nhận chậm tiến độ.<br /> Đơn cử, một khoản nợ học phí rất nhỏ của người học nếu không được truy vấn và<br /> xử lý kịp thời có thể khiến SV đó bị cấm thi cả một học kỳ (có một số trường<br /> nghiêm khắc vẫn làm như thế). Đây chính là lý do nhiều trường phấn đấu triển<br /> khai hệ thống thông tin điện tử theo mô hình webportal để có thể tăng cường các<br /> cơ hội truy vấn thông tin cho người học.<br /> Nhưng nếu phải giải quyết mọi nhu cầu ấy của người học một cách vô<br /> điều kiện, hệ thống thông tin và các dịch vụ quản lý của nhà trường sẽ quá tải.<br /> Giải pháp thích hợp có thể hình dung là chia thông tin cần cung cấp cho người<br /> học thành ba luồng có đặc tính khác nhau: luồng thông tin tham khảo chung –<br /> luồng thông tin học vụ chung – luồng thông tin học vụ của cá nhân. Luồng thứ<br /> nhất cung cấp trong các dịch vụ truy vấn miễn phí và có tính công cộng, chủ yếu<br /> thông qua website và tài liệu kiểu catalog. Luồng thông tin thứ hai cũng được<br /> cung cấp trong các dịch vụ truy vấn miễn phí nhưng có tính định kỳ, chủ yếu<br /> thông qua tài liệu kiểu cẩm nang SV của từng ngành học. Luồng thứ ba được<br /> cung cấp miễn phí có điều kiện, nghĩa là chỉ cung cấp miễn phí 1-2 lần/học kỳ.<br /> Ngoài những lần miễn phí đó, nếu SV có yêu cầu, họ phải trả chi phí. Giải pháp<br /> này giúp vừa đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời cho người học trong học<br /> chế tín chỉ vốn đòi hỏi người học phải chủ động, đồng thời giúp hạn chế tình<br /> trạng quá tải của hệ thống.<br /> 3.3. Tổ chức công tác tư vấn cho người học<br /> Thay vì bị ám ảnh bởi cụm từ “quản lý SV”, bộ phận chuyên trách về<br /> công tác SV nên chú trọng hơn đến cụm từ “tư vấn cho người học”. Nhiều trường<br /> đại học hiện nay vẫn tiếp tục duy trì mạng lưới giáo viên chủ nhiệm lớp – một<br /> cách làm cho thấy tư duy quản lý người học không theo kịp yêu cầu chuyển đổi<br /> sang hệ tín chỉ. Trong khi đó, công việc quan trọng hơn là bắt đầu xây dựng và<br /> phát triển mạng lưới các cố vấn học tập, tư vấn cho người học và hỗ trợ họ ra các<br /> quyết định học tập phù hợp. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tổ<br /> chức đào tạo theo hệ tín chỉ. Tổ chức mô tả tác nghiệp cho vị trí công tác này<br /> trong trường đại học không khó, vì có thể học hỏi từ nhiều mô hình thực tế trên<br /> thế giới. Nhưng khó hơn và mất nhiều thời gian hơn sẽ là việc tổ chức tập huấn<br /> Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 107<br /> <br /> và xây dựng năng lực cho đội ngũ cố vấn học tập. Những người này không chỉ có<br /> phẩm chất nhiệt tình mà còn phải có hiểu biết phù hợp. Nếu bắt tay làm từ bây<br /> giờ, có thể phải đến năm học sau các trường đại học may ra mới có thể nhìn thấy<br /> kết quả của việc này.<br /> 4. Kết luận<br /> Đổi mới công tác quản lý người học trong quá trình chuyển đổi sang hệ tín<br /> chỉ là một yêu cầu khách quan không lệ thuộc vào mong muốn cá nhân của ai<br /> hoặc mong muốn cục bộ của bộ phận chuyên trách về công tác SV trong các<br /> trường đại học. Chuyển dịch của hệ thống đòi hỏi sự chuyển dịch của các thành<br /> tố trong hệ thống đó. Vấn đề chính là: 1) nhận thức được tầm quan trọng và vai<br /> trò của vấn đề quản lý cá nhân người học trong học chế tín chỉ; 2) nhận diện<br /> những thay đổi cần có trong chức năng của bộ phận chuyên trách về công tác SV<br /> trong các trường đại học; 3) xác định các giải pháp thích hợp cho vấn đề quản lý<br /> cá nhân người học trong quá trình chuyển đổi sang học chế tín chỉ.<br /> Phân tích và đề xuất của chúng tôi về vấn đề này đã cố gắng đối chiếu<br /> giữa những vấn đề có tính lý luận về hệ tín chỉ và thực tiễn triển khai của một số<br /> trường đại học Việt Nam trong thời gian qua, với hy vọng sẽ góp phần làm cho<br /> quá trình chuyển đổi sang hệ tín chỉ mà nhiều trường đại học Việt Nam đang theo<br /> đuổi sẽ nhanh chóng và ít “tai biến” hơn, vì thể theo quy luật, các kế hoạch đổi<br /> mới thường kèm theo các “tai biến”.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2