Quản lý cảnh quan sư phạm ở trường trung học cơ sở tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
lượt xem 3
download
Bài viết "Quản lý cảnh quan sư phạm ở trường trung học cơ sở tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương" giúp Hiệu trưởng các trường THCS xác định thực trạng và tìm ra biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng quản lý cảnh quan sư phạm trường học trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý cảnh quan sư phạm ở trường trung học cơ sở tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
- QUẢN LÝ CẢNH QUAN SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG Phạm Thị Bích Thủy1 1. Lớp CH20QL01. Email: ptbthuyphumy@gmail.com TÓM TẮT Cảnh quan sư phạm ở trường Trung học cơ sở là một tập hợp tất cả những thành tố như các khối công trình trường học (phòng học, phòng chức năng, khu hành chính, sân chơi, bãi tập, nhà xe…) và các công trình phụ trợ (nhà vệ sinh, hầm xử lý chất thải, nước thải…), hệ thống cây xanh, vệ sinh trường học, hệ thống xử lý nước thải, không gian môi trường trong và ngoài lớp học, logo, bảng tên trường, các bảng biểu, khẩu hiệu… Quản lý cảnh quan sư phạm là một trong những nội dung của công tác quản lý cơ sở vật chất- kỹ thuật trường học, gắn với xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay ở các trường THCS thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương còn tồn tại những bất cập trong quản lý của Hiệu trưởng đối với các khối công trình trường học, hệ thống cây xanh trường học và các pa-nô, khẩu hiệu trường học. Bài viết giúp Hiệu trưởng các trường THCS xác định thực trạng và tìm ra biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng quản lý cảnh quan sư phạm trường học trong thời gian tới. Từ khóa: Cảnh quan sư phạm, cảnh quan sư phạm ở trường Trung học cơ sở, nâng cao chất lượng quản lý cảnh quan sư phạm, quản lý cảnh quan sư phạm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cảnh quan sư phạm ở các trường Trung học cơ sở (THCS) có không gian tương đối rộng, vừa là nơi tổ chức các hoạt động hành chính, giảng dạy, giáo dục của nhà trường, vừa là nơi thể hiện triết lý giáo dục, văn hóa nhà trường. Từ năm 2008 đến nay, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có các nội dung liên quan đến xây dựng cảnh quan sư phạm trường học với các tiêu chí của Trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường đề ra yêu cầu cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục là a) Có khuôn viên, cổng trường, biển tên trường, tường rào, hàng rào, sân vườn, cây xanh bảo đảm an toàn, vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện; b) Có sân chơi, bãi tập, khu để xe phù hợp và thân thiện với người học; c) Có khối phòng học, phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập bảo đảm đủ ánh sáng, thoáng mát, có bàn ghế phù hợp với người học. Có khu nhà ăn, nhà nghỉ đối với các cơ sở giáo dục tổ chức bán trú, nội trú; d) Có công trình vệ sinh, nước sạch và các công trình xây dựng khác bảo đảm an toàn, thân thiện, dễ tiếp cận, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người sử dụng… Theo thông tư 18/2018/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có 523
- nhiều cấp học, cảnh quan sư phạm trường học thuộc tiêu chuẩn 3: cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018) Cảnh quan sư phạm của nhà trường là một trong những yếu tố của văn hóa nhà trường, bởi đó vừa là nơi thể hiện triết lý giáo dục, văn hóa nhà trường. Thay đổi cảnh quan sư phạm theo hướng tích cực là một trong những biện pháp tạo môi trường lành mạnh, tích cực trong nhà trường. Trong thời gian qua, các trường THCS ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương có những thay đổi tích cực về phần nổi của văn hóa nhà trường, cụ thể về cảnh quan sư phạm và môi trường giáo dục. Từ năm học 2020-2021 đến nay, nhiều trường THCS đã được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng quy mô, tạo nên diện mạo khang trang hơn. Tuy nhiên, hiện nay tồn tại một số vấn đề bất cập trong quản lý các khối công trình trường học, quản lý hệ thống cây xanh trường học và quản lý pa-nô, khẩu hiệu trường học. Về quản lý các khối công trình trường học, một số trường mặc dù mới được nâng cấp, sửa chữa nhưng quá trình sử dụng chưa được quan tâm bảo quản tốt nên một số hạng mục công trình khối phòng học, khu sân chơi, bãi tập của học sinh bị xuống cấp nhanh. Về quản lý hệ thống cây xanh một số trường thực hiện chưa chu đáo, số lượng cây xanh trong trường học còn hạn chế về số lượng, các loại cây kiểng, bồn hoa chăm sóc chưa thường xuyên… Trên cơ sở pháp lý và thực tiễn làm công tác quản lý ở trường THCS, tác giả nhận thấy quản lý cảnh quan sư phạm có vai trò quan trọng đối với xây dựng văn hóa nhà trường nhưng hiện nay còn khá ít đề tài nghiên cứu cụ thể nội dung này. Vì thế, tác giả nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý cảnh quan sư phạm ở trường Trung học cơ sở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” để góp phần tạo môi trường học tập thân thiện và nâng cao hiệu quả quản lý cảnh quan sư phạm ở đơn vị công tác nói riêng và đưa ra các biện pháp thiết thực cho cán bộ quản lý các trường THCS nói chung, nhằm thực hiện tốt hơn nữa Đề án “Tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị giai đoạn 2020-2025” trong ngành giáo dục. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về quản lý cảnh quan sư phạm ở trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chúng tôi tiến hành khảo sát trên khách thể nghiên cứu là cán bộ, giáo viên, ở một số trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một năm học 2021-2022. Tác giả đã thực hiện khảo sát “Công tác quản lý cảnh quan sư phạm ở trường THCS thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương” với sự tham gia của 49 cán bộ quản lý, giáo viên. Trong đó có 42 nữ (tỉ lệ 85,7%) và 7 nam (tỉ lệ 14,3%), có 39 giáo viên dạy lớp (tỉ lệ 79,6%), 02 Phó Hiệu trưởng (tỉ lệ 4,1%), 07 Tổ trưởng hoặc Phó Tổ trưởng chuyên môn (tỉ lệ 14,3%). Tác giả sử dụng chủ yếu là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, các câu hỏi đo mức độ theo thang thứ bậc Likert. Trong đó, tác giả sử dụng thang đo 5 bật, điểm số được quy đổi theo 5 bậc ứng với các mức độ. Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5. Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8. Sau khi kết thúc phiếu khảo sát các dữ liệu được làm sạch, đánh số thứ tự các phiếu trưng cầu ý kiến và sử dụng phần mềm thống kê spss 26.0 để xủa lý số liệu, từ đó nhận xét và rút ra kết luận. Tác giả tính điểm trung bình (ĐTB), tính giá trị phần trăm (%) xây dựng biểu đồ, phân tích thống kê các bảng hỏi. 524
- 3. NỘI DUNG 3.1. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý cảnh quan sư phạm ở trường Trung học cơ sở Vấn đề nghiên cứu cảnh quan sư phạm trường học và quản lý cảnh quan sư phạm ở trường THCS ít được đề cập cụ thể trong các công trình nghiên cứu khoa học của lĩnh vực giáo dục trong và ngoài nước. Theo S.S.Y. Lau, Z. Gou and Liu, trong công trình này, có một số quan điểm của các nhà nghiên cứu về mối quan hệ giữa cảnh quan không gian mở với việc phục hồi sức khỏe như Hererwagen (1990) cho rằng những bức tranh phong cảnh có hiệu ứng tích cực cho trạng thái cảm xúc và nhịp tim; Taylor và cộng sự (2002), Ottosson và Grahn (2005) cho rằng kích thước khung cửa nhìn ra thiên nhiên làm tăng khả năng tự kiểm soát. Harttig và cộng sự (2007), Van den Berg và cộng sự (2007) phát hiện ra rằng môi trường tự nhiên, cảnh cây cối, cảnh khu bảo tồn thiên nhiên giúp giảm Stress và cải thiện tâm trạng. (S.S.Y. Lau và Z. Gou and Liu, 2014). Trong nước có một số đề tài sáng kiến, bài báo, bài viết về xây dựng cảnh quan sư phạm trường học như: “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp- an toàn”. Đây là sáng kiến kinh nghiệm được kiểm nghiệm thực tế tại trường THCS Mường Lát, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa từ năm 2015 đến năm 2017; tập trung chủ yếu vào các biện pháp xây dựng cảnh quan sư phạm xanh – sạch-đẹp-an toàn nhằm tạo môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn với học sinh. Đề tài chưa nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa kiến trúc của các khối công trình trong trường học với không gian môi trường sư phạm, cách sắp xếp, bố trí các mảng xanh bên trong và xung quanh trường (Dũng, 2017). Bài báo“Diễn đàn một số ý kiến về thiết kế kiến trúc trường học hiện nay” của nhóm phóng viên tạp chí Kiến trúc số 03/2020 đã nêu lên thực trạng về sự cứng nhắc, đơn điệu về mặt kiến trúc, cảnh quan sư phạm ở các trường học ở Việt Nam hiện nay. (Tạp chí kiến trúc, 2020). Thầy giáo Đỗ Hữu Trí – Nguyên Hiệu trưởng trường THCS Phương Mai (Hà Nội) cho rằng kiến trúc trường học được xây dựng theo phong cách Pháp, mặc dù có một số thay đổi về chi tiết nhưng nhìn chung không khác nhiều so với những năm thập niên 80 của thế kỉ XX. Cảnh quan sư phạm khá đơn điệu và hạn hẹp về diện tích, nhất là đối với những trường ở đô thị. Kiến trúc sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Hội KTS tỉnh Đắk-lắc đánh giá: Trong một thời gian dài, việc thiết kế và thi công các trường học, trong đó có cấp THCS đều theo mẫu của Viện thiết kế trường học, dẫn đến đa số cảnh quan sư phạm các trường là gần giống nhau, thiếu đi dấu ấn đặc trưng của vùng miền và sự sáng tạo. Nhìn chung, có một số đề tài liên quan đến thiết kế, xây dựng cảnh quan sư phạm trường học. Tuy nhiên, hiện nay rất ít đề tài nghiên cứu chuyên sâu về không gian kiến trúc trường THCS, quản lý việc khai thác và sử dụng hợp lý cảnh quan sư phạm nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh…Do đó, đề tài nghiên cứu của tác giả có giá trị và ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. 3.2. Một số khái niệm Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Cảnh quan là tập hợp các cảnh vật, cây cối, động vật được dựa trên các yếu tố về khí hậu và ảnh hưởng của môi trường hay khí hậu. Cảnh quan khác nhau tùy thuộc vào môi trường hay khí hậu mỗi nơi” (https://vi.wikipedia.org). 525
- Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Cảnh quan (theo nghĩa rộng) là toàn cảnh của một vùng có những đặc điểm nhất định về mặt tự nhiên, phong cảnh, động vật, thực vật, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, môi trường,vv…; theo tác động của con người (khai phá, sử dụng và xây dựng), cảnh quan có thể chia ra: cảnh quan tự nhiên, cảnh quan công viên, cảnh quan kiến trúc, cảnh quan kinh tế, cảnh quan văn hóa. Theo thời gian có thể chia ra: cảnh quan hiện đại, cảnh quan lịch sử”. (Hội đồng chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, 1995) Theo Trường cán bộ quản lý giáo dục, cảnh quan sư phạm là một tập hợp tất cả những thành tố như các khối công trình trường học (phòng học, phòng chức năng, khu hành chính, sân chơi, bãi tập, nhà xe…) và các công trình phụ trợ (nhà vệ sinh, hầm xử lý chất thải, nước thải…), hệ thống cây xanh, vệ sinh trường học, hệ thống xử lý nước thải, không gian môi trường trong và ngoài lớp học, logo, bảng tên trường, các bảng biểu, Pano, khẩu hiệu… Cảnh quan sư phạm ở trường THCS là toàn bộ cách sắp xếp, bố trí phònghọc, phòng làm việc, thư viện, phòng thí nghiệm, sân chơi, bãi tập, nhà xưởng, nhà vệ sinh, nhà để xe... và các cơ sở vật chất khác phục vụ cho hoạt động dạy học – giáo dục, nghiên cứu khoa học của nhà trường. Theo tác giả Bùi Minh Hiền: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. (Bùi Minh Hiền, 2011) Từ khái niệm quản lý và khái niệm cảnh quan sư phạm ở trường THCS, có thể hiểu: Quản lý cảnh quan sư phạm ở trường THCS là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống trường sở, không gian kiến trúc, môi trường để phục vụ đắc lực cho công tác dạy và học. 3.3. Tầm quan trọng của các khối công trình, hệ thống cây xanh, hệ thống pa-nô và khẩu hiệu trước và trong khuôn viên trường ở trường Trung học cơ sở Các khối công trình trong trường THCS gồm phòng học, phòng chức năng, khu hành chính – quản trị, sân chơi, bãi tập, nhà xe… Phòng học là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động dạy và học. Khối công trình phòng học bao gồm các dãy phòng học được liên kết với nhau bởi các lối cầu thang bộ hoặc thang máy, có khu vực hành lang lớp học, tường bảo vệ. Yêu cầu đối với khối công trình phòng học: phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và quan trọng nhất là yếu tố an toàn trường học, do học sinh ở lứa tuổi THCS rất hiếu động và thường có những hành động bộc phát. Khối công trình phòng học có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thân thiện của môi trường học đường. Yếu tố thân thiện trong phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” không chỉ là sự thân thiện của các lực lượng giáo dục trong trường mà còn thể hiện qua không gian lớp học thân thiện với môi trường, lớp học mở, lớp học xanh và qua đó truyền được tình yêu và sự gắn bó của tập thể giáo viên, học sinh với ngôi trường. Các phòng chức năng trong trường học thuộc khối phục vụ học tập, gồm có Nhà đa năng, thư viện, phòng truyền thống, phòng hoạt động Đoàn – Đội, phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật, phòng đồ dung chuẩn bị giảng dạy và tiền sảnh. Khu hành chính – quản trị gồm có Phòng Hiệu trưởng, Phòng Phó Hiệu trưởng, Văn phòng, phòng bảo vệ, khu để xe của giáo viên, cán bộ, nhân viên. Các khối công trình trường học là tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu đảm bảo cho các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường đảm bảo chất lượng và hiệu quả. 526
- Đối với các trường học nói chung và trường THCS nói riêng, cây xanh có vai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan sư phạm, nâng cao tính thẩm mĩ cho trường học. Trong điều kiện ô nhiễm môi trường, thời tiết nóng bức, hệ thống cây xanh trường học sẽ điều hoà không khí nhờ khả năng hấp thu năng lượng mặt trời, hấp thu các chất độc hại trong môi trường hoặc do các em học sinh hàng ngày học tập vui chơi trong trường thải ra và cây xanh nhả ra khí oxi rất có lợi cho sức khỏe con người. Trường học càng nhiều cây xanh sẽ như có nguồn nước mát của không khí, giảm nóng bức, đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu trong môi trường học đường. Ngược lại, nếu trường học quá ít cây xanh sẽ làm cho giáo viên, học sinh dễ mệt mỏi, khó chịu và học sinh cũng không có nhiều không gian để vui chơi, hòa mình với thiên nhiên. Xây dựng, tạo cảnh quan trường học là yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần tạo cho học sinh một môi trường sạch đẹp, thoáng mát, thân thiện và mang tính giáo dục. Trong đó, hệ thống khẩu hiệu luôn được các nhà trường chú trọng và đưa vào khuôn viên nhà trường, không gian lớp học để đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục. Việc đặt các khẩu hiệu ở các vị trí phù hợp trong khuôn viên nhà trường sẽ tạo nên sự hài hòa của không gian, sự thân thiện và tính mô phạm của môi trường giáo dục. Việc sử dụng các khẩu hiệu trong nhà trường vừa phù hợp với không gian là cơ sở giáo dục, nơi rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách, tri thức cho thế hệ trẻ, nơi chắp cánh cho ước mơ của mỗi học sinh, vừa mang trong đó những thông điệp giáo dục để tác động trực tiếp vào nhận thức của người học, của phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội về ý nghĩa, giá trị của giáo dục, các con đường hình thành nhân cách, tri thức của người học. 3.4. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đối với công tác quản lý cảnh quan sư phạm Đánh giá thực trạng nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lý cảnh quan sư phạm ở trường THCS, tác giả khảo sát và kết quả thu thập dữ liệu được thể hiện qua biểu đồ hình 1 sau đây: 30 25 20 15 10 5 0 Hình 1. Biểu đồ đánh giá tầm quan trọng của quản lý cảnh quan sư phạm ở trường THCS Phân tích hình 1: Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của công tác quản lý cảnh quan sư phạm ở trường THCS cho thấy số lượng và tỉ lệ đồng ý mức Rất quan trọng là cao nhất (28 ý kiến, chiếm tỉ lệ 57,1%), tiếp đến là Quan trọng (17 ý kiến, chiếm tỉ lệ 34,7%), sau đó mới đến ý kiến cho rằng Bình thường (3 ý kiến, chiếm tỉ lệ 6,1%), Hoàn toàn không quan trọng (1 ý 527
- kiến, chiếm tỉ lệ 2,1%) và không có ý kiến cho rằng Ít quan trọng. Qua khảo sát, tác giả nhận thấy nhận thức của một số giáo viên về các thành tố của cảnh quan sư phạm trường THCS còn chưa đầy đủ. Chỉ có 09 người trả lời đúng các thành tố của cảnh quan sư phạm trường THCS, còn lại trả lời chưa đầy đủ và có 03 người chỉ trả lời một thành tố là các khối công trình, 01 người trả lời 01 thành tố là hệ thống cây xanh, 01 người trả lời chỉ có 01 thành tố là hệ thống vệ sinh trường học. Đánh giá về công tác quản lý cảnh quan sư phạm của trường THCS, tác giả đặt câu hỏi: Theo quý thầy/cô, công tác quản lý cảnh quan sư phạm của trường THCS đang công tác trong thời gian qua đạt mức độ như thế nào?. Kết quả thu được ở hình 2: Kết quả đánh giá mức độ quản lý cảnh quan sư phạm 0% 6% 4% 48% Tốt Khá 42% Trung bình Yếu Kém Hình 2: Biểu đồ kết quả đánh giá mức độ quản lý cảnh quan sư phạm Phân tích hình 2: kết quả khảo sát có 48% đánh giá Tốt, 42% đánh giá Khá, 6% đánh giá Trung bình, 4% đánh giá Yếu và không có ý kiến đánh giá Kém. Như vậy có 90% cán bộ, giáo viên đánh giá cảnh quan sư phạm ở các trường THCS tại thành phố Thủ Dầu Một đạt mức “khá, tốt”. Tuy nhiên, vẫn còn 4% cán bộ, giáo viên đánh giá cảnh quan sư phạm ở mức “yếu”, điều này đòi hỏi các cấp quản lý ngành giáo dục và đào tạo thành phố Thủ Dầu Một cần phải quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng cảnh quan sư phạm cho các trường THCS. Kết quả khảo sát chứng tỏ công tác quản lý cảnh quan sư phạm của Hiệu trưởng ở trường THCS thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong thời gian qua chỉ đạt mức tương đối tốt. Do đó, Hiệu trưởng trường THCS cần có các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý cảnh quan sư phạm. 3.5. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý cảnh quan sư phạm ở trường Trung học cơ sở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 3.5.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về tầm quan trọng của cảnh quan sư phạm và quản lý cảnh quan sư phạm ở trường Trung học cơ sở Lãnh đạo nhà trường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của cảnh quan sư phạm và quản 528
- lý cảnh quan sư phạm ở trường Trung học cơ sở, hiểu được cảnh quan sư phạm là một trong những điều kiện quan trọng thực hiện môi trường giáo dục thân thiện, xanh – sạch- đẹp – an toàn và xác định ý thức trách nhiệm với cảnh quan sư phạm của trường. Những nội dung bồi dưỡng gồm các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và các văn bản của ngành Giáo dục và Đào tạo có liên quan đến nội dung của 03 thành tố các khối công trình trường học, hệ thống cây xanh, pa-nô và khẩu hiệu trường học. Hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho Ban phổ biến và giáo dục pháp luật tuyên truyền các văn bản pháp luật có liên quan đến các thành tố của cảnh quan sư phạm trường Trung học cơ sở thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm, xác định trách nhiệm bảo vệ cảnh quan sư phạm trường học là trách nhiệm chung của tất cả CBQL-GV-NV và học sinh trường, trong đó trách nhiệm chính là của Ban cơ sở vật chất trường học. Hiệu trưởng đưa các nội dung quản lý cảnh quan sư phạm trường học vào kế hoạch bảo quản cơ sở vật chất trường học và phân công trách nhiệm cụ thể thành viên ban cơ sở vật chất trường thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh trường lớp, nhắc nhở bảo vệ chăm sóc tưới cây kiểng, kiểm tra tình trạng các pano, khẩu hiệu để kịp thời có các biện pháp khắc phục. 3.5.2. Cải tạo hệ thống cây xanh trong trường học, thực hiện các mô hình trường học xanh Ban Giám hiệu nhà trường cần rà soát hệ thống cây xanh trong khuôn viên trường học để phân loại cây xanh, xác định tình trạng của từng loại cây và xây dựng cách xử trí phù hợp để tạo mảng xanh vừa hợp lý vừa an toàn trong trường học. Một số công việc cần phải thực hiện thường xuyên: chăm sóc hàng ngày và bảo dưỡng định kỳ hệ thống cây xanh trong trường học và cải tạo hệ thống cây xanh đã bị hư hỏng; thực hiện các mô hình trường học xanh như “Công viên mini trong trường học”, “Lớp học xanh”, “Văn phòng xanh, công sở xanh”... Đối với công việc chăm sóc hàng ngày và bảo dưỡng định kỳ: Hiệu trưởng phân công nhân viên trong trường (thường là phân công bảo vệ, phục vụ) hoặc hợp đồng với Công ty cây xanh để thực hiện các công việc chăm sóc hàng ngày như tưới cây, làm cỏ xung quanh, dọn dẹp rác trong các bồn cây, thu gom rác. Định kỳ theo tháng hoặc quý, các cây xanh trong trường phải được cắt tỉa cành, giữ dáng, làm cỏ xung quanh hoặc bón phân phù hợp cho từng loại cây. Đối với các cây có dấu hiệu sâu bệnh, Hiệu trưởng có thể liên hệ với công ty cây xanh để phun thuốc diệt sâu bệnh hoặc tiến hành cải tạo đất, đề xuất cấp trên cho phép thay thế loại cây khác phù hợp. Theo định kỳ, nhà trường báo cáo về tình trạng của hệ thống cây xanh trong khuôn viên trường và có hướng đề xuất trồng thêm mới, trồng thay thế hoặc thanh lý. Hoạt động vệ sinh lao động trường học, giữ gìn cảnh quan trường học xanh – sạch – đẹp là một trong những hoạt động thường xuyên của học sinh và giáo viên, nhân viên. Do đó, Hiệu trưởng đã chỉ đạo Ban cơ sở vật chất trường học xây dựng kế hoạch lao động vệ sinh khu vực cho học sinh và phát động Ngày chủ nhật xanh đối với giáo viên định kỳ 1 lần/1 tháng. Giáo viên tham gia được cộng điểm thi đua và đánh giá theo học kỳ. Để tăng thêm mảng xanh cho trường và tạo cho học sinh có góc vui chơi, thư giãn, tạo không gian học tập và làm việc thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, Hiệu trưởng có thể chỉ đạo thực hiện các mô hình trường học xanh như “Công viên mini trong trường học”, “Lớp học xanh”, “Văn phòng xanh, công sở xanh”... 529
- 3.5.3. Thiết kế các khẩu hiệu trong khuôn viên trường và lớp học phù hợp với quy định Lãnh đạo nhà trường thường xuyê kiểm tra và xử lý các pano, khẩu hiệu trước và trong khuôn viên trường; thay thế bằng các pano, khẩu hiệu đúng với quy định của cấp học và thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong trường học về đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống dịch COVID-19, có các hình ảnh, khẩu hiệu phù hợp với các tiêu chí của Đề án Nâng cao chất lượng cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa – Văn minh đô thị” ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Dầu Một giai đoạn 2020-2025. Các hình ảnh tuyên truyền phù hợp với nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Các pano tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19. Pano tuyên truyền tiêu chí Người công dân “5 gương mẫu”, các khẩu hiệu tuyên truyền “Xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp”, “Cổng trường em sạch – đẹp – an toàn”. Hiệu trưởng cần tìm hiểu các quy định về khẩu hiệu trong trường học và chỉ đạo kiểm tra, rà soát về chất lượng các pano, khẩu hiệu của trường, phân công trách nhiệm kiểm tra và soát các khẩu hiệu trong phòng học của học sinh. Thông thường, mỗi phòng học đều được trang bị 01 bảng Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng và ảnh Bác Hồ, 01 khẩu hiệu “Thi đua Dạy tốt - Học tốt” nên Hiệu trưởng có thể phân công Tổng phụ trách Đội kiểm tra nội dung này. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng cần chỉ đạo thực hiện các pano và khẩu hiệu trước cổng trường và trong khuôn viên trường sao cho phù hợp với không gian và cảnh quan chung của trường. Hiện nay, các trường THCS cần phải có các pa-nô hoặc bảng biểu, băng- rôn tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19, tuyên truyền thực hiện An toàn giao thông, tuyên truyền thực hiện Nếp sống văn hóa, văn minh đô thị. Khi bố trí cần chú ý vị trí và kích thước của các pano, khẩu hiệu sao cho phù hợp với không gian xung quanh, câu từ và hình ảnh đảm bảo tính thẩm mĩ, đúng nội dung tuyên truyền và tuyệt đối không sai chính tả. Các băng rôn tuyên truyền trước cổng trường cũng được quan tâm về hình thức và nội dung, phù hợp với môi trường giáo dục. 4. KẾT LUẬN Quản lý cảnh quan sư phạm trường học nhằm xây dựng môi trường khang trang, xanh, sạch, đẹp, an toàn đem lại các lợi ích thiết thực, phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi giải trí lành mạnh trong môi trường học đường, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và phát huy tinh thần đoàn kết của tập thể. Trong giai đoạn phát triển giáo dục hiện nay, người Hiệu trưởng cần có sự am hiểu về các yếu tố cảnh quan sư phạm, nghiên cứu kĩ các văn bản, tài liệu có liên quan đến cảnh quan sư phạm, phân tích được thực trạng cảnh quan sư phạm của nơi công tác. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng phải thể hiện được vai trò tiên phong gương mẫu và thực hiện tốt các chức năng quản lý như làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, công tác tham mưu, phát huy năng lực, sở trường của từng cá nhân kết hợp với sức mạnh tập thể. Phải xây dựng kế hoạch làm việc một cách khoa học, nắm bắt sát tình hình thực tế và nhiệm vụ cụ thể để có những biện pháp thực hiện mang tính khả thi và đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý cảnh quan sư phạm là cơ sở thực tiễn để tác giả đã đề xuất các biện pháp quản lý cảnh quan sư phạm ở trường THCS thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong thời gian tới tốt hơn, góp phần xây dựng môi trường học đường thân thiện, lành mạnh, an toàn. 530
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bách khoa toàn thư mở (2022). Cảnh quan. https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3nh_quan 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018, quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2020). Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020, quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. 4. Hội đồng chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam. (1995). Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1. Hà Nội: Nxb. Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam. 5. Bùi Minh Hiền (chủ biên). (2011). Quản lý giáo dục. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm. 6. Nhóm phóng viên (2020). Diễn đàn một số ý kiến về thiết kế kiến trúc trường học hiện nay. Tạp chí Kiến trúc, số 03. https://www.tapchikientruc.com.vn/dien-dan/dien-dan-mot-so-y-kien-ve-thiet-ke- kien-truc-truong-hoc-hien-nay.html 7. S.S.Y. Lau, Z. Gou and Liu (2014), “Healthy campus by open space design: Approaches and guidelines” Frontier of Architectural Reseach, (vol.3, no.4, pp.452-467) 8. Thủ tướng Chính phủ (2017). Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017. 531
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số biện pháp xây dựng, áp dụng và duy trì Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008
2 p | 680 | 316
-
Những ưu điểm và hạn chế của công tác quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của giảng viên một số trường đại học sư phạm - Nguyễn Vĩnh Khương
6 p | 173 | 28
-
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo
8 p | 76 | 7
-
Đào tạo quản lý đô thị trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ở trường Đại học kinh tế quốc dân
24 p | 67 | 5
-
Phát triển văn hóa đọc của học viên Học viện Chính trị khu vực III trong bối cảnh hiện nay
5 p | 7 | 5
-
Tiếp cận “Bình địa trong lửa” của Juan Rulfo từ phê bình cảnh quan
12 p | 12 | 4
-
Thiết kế kế hoạch bài dạy viết ở trường phổ thông dựa trên mô hình kiến thức nội dung sư phạm công nghệ (TPACK)
8 p | 5 | 3
-
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm với vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ngữ văn
7 p | 31 | 3
-
Nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của sinh viên chuyên ngành Sư phạm đối với hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng
9 p | 46 | 3
-
Phát triển năng lực công nghệ thông tin cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
6 p | 48 | 2
-
Đặc trưng chất lượng đào tạo của các trường Đại học Sư phạm/khoa Sư phạm trong bối cảnh hiện nay
6 p | 4 | 2
-
Yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay
5 p | 4 | 2
-
Tái cơ cấu các trường đại học sư phạm vùng trọng điểm xu hướng tất yếu trong bối cảnh hiện nay
4 p | 4 | 2
-
Ý nghĩa và tiếp cận trong phát triển năng lực hội nhập cho sinh viên sư phạm
6 p | 53 | 2
-
Đánh giá sinh viên tốt nghiệp - khía cạnh đổi mới quan trọng trong đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo
13 p | 22 | 2
-
Nhu cầu thông tin của cán bộ quản lý tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 63 | 1
-
Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo giáo viên mầm non ở các trường Đại học sư phạm
11 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn