intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý chi phí dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng dự án là quản lý các chi phí phát sinh để xây dựng dự án theo đúng thiết kế được duyệt, đảm bảo mục tiêu đầu tư và hiệu quả của dự án đầu tư với một ngân sách nhất định đã xác định trước. Bài viết trình bày thực trạng quản lý chi phí dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An; Giải pháp quản lý chi phí dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN huyện Mộc Hóa, Long An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý chi phí dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An

  1. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN MỘC HÓA, TỈNH LONG AN  NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ (*) TÓM TẮT Quản lý chi phí đầu tư xây dựng dự án là quản lý các chi phí phát sinh để xây dựng dự án theo đúng thiết kế được duyệt, đảm bảo mục tiêu đầu tư và hiệu quả của dự án đầu tư với một ngân sách nhất định đã xác định trước. Cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta, việc đổi mới trong quản lý đầu tư xây dựng là yêu cầu thực tế và cấp bách. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng dự án là một trong ba vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng. Công tác quản lý chi phí dự án xây dựng vốn Ngân sách Nhà nước của huyện Mộc Hóa trong thời gian vừa qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, tuân thủ khá tốt các quy định quản lý chi phí dự án xây dựng sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, đã tạo những điều kiện quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp phát triển toàn diện kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, từng bước xây dựng và phát triển Mộc Hóa thành đô thị loại V trong thời gian tới. Bên cạnh đó, công tác quản lý chi phí dự án xây dựng sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước của địa bàn cũng còn nhiều tồn tại, bất cập cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời để tạo động lực, đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp phát triển của huyện trong thời gian tới. Tác giả đã đưa ra 06 giải pháp; đề xuất áp dụng tổng hợp và đồng bộ một hệ thống các giải pháp cho các giai đoạn của quá trình thực hiện dự án: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện dự án, giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng. Từ khóa: Chi phí dự án đầu tư xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, huyện Mộc Hóa. SUMMARY Management of project construction investment costs is to manage the originated costs to build the project in accordance with the approved design, ensuring the investment objectives and effectiveness of the investment project with a predetermined budget.Together with the economic reform in our country, the renovation of construction investment management is a real and urgent requirement. Managing the cost of project construction investment is one of the three very important issues in the management of construction investment projects. The cost management of the state budget of Moc Hoa district has gained important achievements, the regulations on management of expenditures on construction projects funded with state budget capital shall be quite good; it has created important conditions to promote the socio-economic development in the district, step by step building and developing Moc Hoa into a grade-V city in the coming time. Besides, the cost management of construction projects using the state budget capital of the area also has many shortcomings which need timely solutions to create motivation, meeting the requirements for the development of the district in the coming time. The author has issued 06 solutions; proposing to apply a comprehensive and synchronized system of solutions for the phases of the project implementation process: investment preparation stage, project implementation phase, the phase of finishing construction and putting the project into exploitation and use. Key words: Expenses for construction investment projects, management of construction investment costs, state budget capital source, Moc Hoa district. 1. Đặt vấn đề Hàng năm, Nhà nước dành vốn ngân sách lớn cho đầu tư xây dựng (ĐTXD) để phát triển kinh tế-xã hội, chiếm khoảng 30-35% GDP, góp phần tạo nên sự chuyển biến quan trọng về cơ sở vật chất kỹ thuật, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, cải thiện văn minh đô thị, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc cân đối, phân bổ và điều hành vốn đối với các Bộ, ngành, địa phương và thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai các dự án ĐTXD thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và chống lãng phí đang là vấn đề lớn được dư luận xã hội quan tâm. Mộc Hóa là một huyện mới được thành lập của tỉnh Long An, hiện nay đang triển khai (*) Học viên Cao học Trường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 96
  2. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG chương trình phấn đấu xây dựng và phát triển để có thể trở thành đô thị loại V trước năm 2020. Chương trình này đòi hỏi huyện phải có những giải pháp mạnh mẽ, tích cực hơn nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí dự án vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN) theo hướng đổi mới, tiết kiệm, hiệu quả. Mặc dù công tác quản lý chi phí dự án vốn NSNN huyện Mộc Hóa trong những năm qua đã đạt được những kết quả tương đối tốt, nguồn vốn được quản lý có hiệu quả, nhiều dự án đã phát huy hiệu quả đầu tư, song công tác quản lý chi phí dự án vốn NSNN của huyện vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN vẫn còn nhiều. Vì vậy, tăng cường công tác quản lý chi phí dự án vốn NSNN huyện Mộc Hóa là một nhiệm vụ bức thiết của huyện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiền, tài sản của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. 2. Thực trạng quản lý chi phí dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An 2.1 Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng dự án Chi phí ĐTXD dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị kỹ thuật dự án. Do đặc điểm của sản xuất xây dựng và đặc thù dự án xây dựng nên mỗi dự án có chi phí khác nhau được xác định theo đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ trong quá trình xây dựng. Quản lý chi phí ĐTXD là công việc giám sát các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện việc đầu tư dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi bàn giao đưa vào sử dụng của các đối tượng quản lý. Quản lý chi phí ĐTXD dự án gồm: quản lý tổng mức đầu tư, quản lý dự toán xây dựng, quản lý định mức xây dựng, quản lý giá và chỉ số giá xây dựng, quản lý thanh toán và quyết toán chi phí dự án ĐTXD. Chi phí ĐTXD được quản lý theo 3 giai đoạn: - Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư: quản lý tổng mức đầu tư - Ở giai đoạn thực hiện đầu tư: quản lý dự toán xây dựng công trình. - Ở giai đoạn kết thúc đầu tư xây dựng: các công trình xây dựng sử dụng vốn Nhà nước sau khi hoàn thành đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Hình 1: Chi phí đầu tư xây dựng dự án qua các giai đoạn đầu tư xây dựng Giai đoạn chuẩn Giai đoạn thực hiện Giai đoạn kết thúc đầu bị đầu tư đầu tư tư xây dựng Tổng mức Dự toán Quyết toán vốn đầu tư XDCT đầu tư 1- Chi phí xây dựng 1- Chi phí xây dựng 2- Chi phí thiết bị 2- Chi phí thiết bị 3- Chi phí bồi thường, 3- Chi phí quản lý dự án hỗ trợ và tái định cư 4- Chi phí tư vấn đầu tư 4- Chi phí quản lý dự án xây dựng 5- Chi phí tư vấn đầu tư 5- Chi phí khác xây dựng 6- Chi phí dự phòng 6- Chi phí khác 7- Chi phí dự phòng TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 97
  3. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 2.2 Những đặc điểm cơ bản của huyện Mộc Hóa tỉnh Long An Theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 18/3/2013 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Hóa để thành lập thị xã Kiến Tường và huyện Mộc Hóa còn lại; thành lập các phường thuộc thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, huyện Mộc Hóa còn lại 29.764,25 ha diện tích tự nhiên và 28.743 nhân khẩu với 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Tân Lập, Bình Hòa Tây, Bình Hòa Đông, Bình Phong Thạnh, Bình Hòa Trung, Tân Thành và Bình Thạnh. Năm 2016, tổng giá trị sản xuất thực hiện của toàn huyện đạt 1.820.399 triệu đồng, trong đó: ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 83,74%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 12,25%, ngành thương mại - dịch vụ chiếm 4,01%. Dân số trung bình đạt 29.070 người. Bảng 1: Tình hình kinh tế-xã hội huyện Mộc Hóa giai đoạn 2014-2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 Thực hiện Thực hiện Thực hiện Chỉ tiêu ĐVT Tốc độ Tốc độ năm 2014 năm 2015 năm 2016 Giá trị tăng Giá trị tăng trưởng trưởng Diện tích đất tự Km2 297.639 299.95 299.95 2.311 1% - 0% nhiên Dân số trung bình Người 28,847 28,950 29,070 103 0% 120 0% Tổng giá trị sản xuất Đồng 1,584,413 1,692,437 1,820,399 108,024 7% 127,962 8% (Giá so sánh 2010) * Giá trị sản xuất ngành nông-lâm- Tr. Đồng 1,399,004 1,453,237 1,524,424 54,233 4% 71,187 5% thủy sản (Giá so sánh 2010) + Nông nghiệp Tr. Đồng 1,334,719 1,382,645 1,448,215 47,926 4% 65,570 5% + Lâm nghiệp Tr. Đồng 24,975 24,914 22,399 -61 0% -2,515 -10% + Thủy sản Tr. Đồng 39,311 45,678 53,810 6,367 16% 8,132 18% * Giá trị sản xuất ngành công nghiệp- Tr. Đồng 142,378 182,081 223,048 39,703 28% 40,967 22% xây dựng (Giá so sánh 2010) + Giá trị sản xuất Tr. Đồng 8,875 19,549 21,318 10,674 120% 1,769 9% ngành công nghiệp + Giá trị sản xuất Tr. Đồng 133,503 162,532 201,730 29,029 22% 39,198 24% ngành xây dựng Tổng số công trình xây dựng cơ bản do Công huyện làm chủ đầu 84 109 116 25 30% 7 6% trình tư thực hiện trên địa bàn Tổng số vốn đầu tư thuộc nguồn vốn Tr. Đồng 188,481 228,400 229,198 39,919 21% 798 0% NSNN * Giá trị sản xuất ngành thương mại- Tr. Đồng 43,031 57,119 72,927 14,088 33% 15,808 28% dịch vụ (Giá so sánh 2010) TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 98
  4. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG + Giá trị sản xuất Tr. Đồng 10,126 13,170 16,607 3,044 30% 3,437 26% ngành thương mại + Giá trị sản xuất Tr. Đồng 32,905 43,949 56,320 11,044 34% 12,371 28% ngành dịch vụ Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội huyện Mộc Hóa năm 2014, 2015, 2016 2.3 Thực trạng về quản lý chi phí dự án xây dựng sử dụng Ngân sách Nhà nước ở huyện Mộc Hóa Bảng 2: Bảng tổng hợp tình hình lập báo cáo quyết toán và bố trí vốn Dự án chậm nộp báo Dự án chậm nộp báo Dự án trong thời hạn cáo quyết toán từ 24 cáo quyết toán dưới Lũy lập báo cáo quyết toán tháng 24 tháng kế trở lên vốn Giá Giá Giá đã trị trị trị STT Loại dự án Tổng Tổng Tổng bố trí quyết Tổng quyết Tổng quyết Tổng đề đề đề đến toán mức toán mức toán mức nghị nghị nghị hết được đầu được đầu được đầu tư quyết quyết quyết năm duyệt tư duyệt tư duyệt toán toán toán 2016 (nếu (nếu (nếu có) có) có) Nhóm A Nhóm B Cầu Bình Phong Thạnh 01 bắc qua Sông Vàm Cỏ 24,098 21,874 17,500 Tây Nhóm C 01 Trạm Y tế xã Tân Thành 3,023 2,519 2,519 2,500 Cống cặp đường tỉnh 817 xã Bình Hòa Trung (đoạn 02 từ Cây Khô Lớn đến 4,412 4,412 3,340 Đường Bàng) Dự án cạnh tranh nông 03 nghiệp 1,325 1,180 1,175 1,175 Nhà bảo vệ công an 04 huyện 608 542 539 539 Trường tiểu học Bình 05 Hòa Đông 4,110 4,029 4,017 3,898 Hệ thống cấp nước ấp Gò 06 Dồ xã Bình Hòa Tây 3,562 2,848 2,836 2,836 Xây mới trụ sở ấp 2 xã 07 Tân Lập 999 931 924 924 Lộ liên ấp Cả Nổ-Mương Khai xã Tân Thành 08 (Đoạn từ Vàm Cả Nổ 5,389 5,039 4,896 4,957 giáp sông Vàm Cỏ Tây đến kênh T6) Nguồn: UBND huyện Mộc Hóa, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Mộc Hóa TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 99
  5. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Thông qua tổng hợp tình hình thực hiện quản lý chi phí các dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN, tình hình lập báo cáo quyết toán và bố trí vốn 9 dự án trên địa bàn huyện Mộc Hóa được nêu trong những năm vừa qua, tác giả nhận thấy một số điểm hạn chế qua các giai đoạn của quá trình thực hiện dự án: - Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: đây là vấn đề quyết định đến toàn bộ dự án, chủ trương đầu tư đúng sẽ mang lại hiệu quả cao, chất lượng công trình tốt, chủ trương đầu tư sai sẽ gây lãng phí tốn kém không đảm bảo chất lượng, hậu quả kéo dài. Trong những năm qua việc ĐTXD trên địa bàn huyện Mộc Hóa còn nhiều tồn tại do công tác khảo sát thiết kế trước khi tiến hành lập dự án sơ sài, cẩu thả dẫn đến lập dự án ĐTXD không chính xác do số liệu thu thập chưa đầy đủ, việc tổ chức đấu thầu lựa chọn tư vấn từ tư vấn lập dự án, tư vấn khảo sát thiết kế đến tư vấn thẩm tra, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định chất lượng vẫn mang nặng tính hình thức, kém tính cạnh tranh, chất lượng tư vấn kém, hậu quả của việc này gây thất thoát lãng phí và làm tiến độ thực hiện dự án kéo dài so với thời gian quy định. Chất lượng lập, thẩm định và phê duyệt dự án ĐTXD chưa cao nên phải điều chỉnh nhiều lần làm tăng tổng mức đầu tư, cụ thể có 8/9 dự án phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế để phù hợp với thực tế thi công, chiếm 89% so với tổng số dự án. Từ đó cho thấy công tác quản lý tổng mức đầu tư chưa tốt từ các khâu khảo sát, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình chưa sát với thực tế, do vậy phải điều chỉnh bổ sung nhiều lần nên làm tăng giá thành xây dựng. - Giai đoạn thực hiện dự án: chất lượng lập hồ sơ mời thầu thấp, đơn giá, định mức không chuẩn xác, công tác đấu thầu một cách hình thức. Điều này vi phạm Luật đấu thầu và các quy định dẫn đến nhà thầu chưa đảm bảo chất lượng, năng lực yếu kém được lựa chọn để thi công, cụ thể có 2/9 dự án công tác đấu thầu không đạt yêu cầu, chiếm 22% so với tổng số dự án. Dự án đa số hoàn thành chậm so với kế hoạch, cụ thể có 7/9 dự án chậm tiến độ thi công so với kế hoạch, chiếm 78% so với tổng số dự án. Một số dự án ĐTXD chưa nhận được sự đồng thuận của người dân, cụ thể có 1/9 dự án chậm tiến độ do vướng công tác giải phóng mặt bằng. - Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng: thanh toán, quyết toán vốn ĐTXD rất chậm, nợ đọng kéo dài. Năng lực quản lý sử dụng, khai thác không đáp ứng, dẫn đến hiệu quả khai thác thấp. Công tác duy tu, bảo dưỡng kém, không đúng định kỳ, bố trí vốn không đủ dẫn đến dự án xuống cấp nhanh làm giảm hiệu quả đầu tư. Thực trạng xảy ra là dự án xây dựng xong chưa kịp nghiệm thu đã bị hư hỏng, nhiều dự án khi đưa vào sử dụng khai thác chưa có hiệu quả, kém hơn công suất thiết kế. Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành cũng còn nhiều tồn tại. Nhiều dự án sau khi làm báo cáo quyết toán đã phát hiện một số khoản thanh toán sai định mức đơn giá, không phù hợp với chế độ Nhà nước quy định. Công tác lập báo cáo quyết toán còn chậm, chưa nghiêm, cụ thể 6/9 dự án trễ thời gian lập báo cáo quyết toán, chiếm 67% so với tổng số dự án. Bên cạnh đó, cơ quan tài chính bố trí vốn chậm hoặc không đủ dẫn đến nợ đọng xây dựng cơ bản kéo dài, cụ thể 2/9 dự án không đảm bảo nguồn vốn, chiếm 22% so với tổng số dự án. 3. Giải pháp quản lý chi phí dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN huyện Mộc Hóa, Long An 3.1 Cải thiện công tác kiểm soát chất lượng khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng Quản lý chất lượng công trình ngay từ giai đoạn khảo sát, thiết kế là bước rất quan trọng để tạo sản phẩm có chất lượng và đảm bảo hiệu quả công tác quản lý chi phí dự án nói riêng, công tác quản lý dự án nói chung. Hiện nay các đơn vị tư vấn thiết kế thường lập dự án theo kinh nghiệm ước tính suất đầu tư, chưa được thực sự chú trọng đến tính hiệu quả của dự án. Số lượng các đơn vị tư vấn nhiều nhưng đa số năng lực và kinh nghiệm còn yếu. Thời gian thực hiện công tác lập dự án, công tác khảo sát thiết kế gấp, không đủ để nghiên cứu đề ra các giải pháp và hồ sơ có chất lượng cao. Vì vậy cần phải tăng cường công tác kiểm soát, quản lý chất lượng công tác khảo sát, thiết kế lập dự án. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 100
  6. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Ngay từ khi bắt đầu có chủ trương đầu tư, khi lập nhiệm vụ khảo sát, cán bộ thực hiện cần nghiên cứu kỹ tuyến công trình, địa hình địa mạo khu vực dự án để lập đề cương chi tiết, đầy đủ các yếu tố cần thiết để phục vụ cho công tác thiết kế, tránh bổ sung, điều chỉnh ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng dự án và công tác quản lý chi phí dự án. UBND huyện Mộc Hóa tăng cường chỉ đạo các phòng, ban nghiệp vụ cử cán bộ có chuyên môn vững tham gia ý kiến vào báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định thiết kế-dự toán công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đảm bảo việc tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia công trình, phù hợp với thực tế, đồng nhất giữa các công trình, tránh tình trạng cùng loại công trình, quy mô tương đương lại có giải pháp thiết kế, áp dụng định mức, đơn giá… khác nhau, không để thừa, thiếu khối lượng. Chủ đầu tư (CĐT) tham mưu UBND huyện thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra năng lực của đơn vị tư vấn, nhà thầu xây dựng, tiến hành thanh tra, kiểm tra nội bộ các công trình. Tăng cường công tác giám sát khảo sát, yêu cầu các cán bộ quản lý khi kiểm tra, nghiệm thu khảo sát phải rà soát kỹ hồ sơ khảo sát và thực tế hiện trường. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu tư vấn khảo sát đo đạc kiểm tra lại để đảm bảo chất lượng hồ sơ khảo sát. 3.2 Cải thiện quản lý chất lượng công tác đấu thầu Lựa chọn nhà thầu là một trong những khâu rất quan trọng, đảm bảo sự thành công của dự án cũng như công tác quản lý chi phí dự án. Để chấn chỉnh và đổi mới quản lý chất lượng công tác đấu thầu cần tập trung vào một số giải pháp sau: - Thực hiện việc đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu, hạn chế tối đa hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế. - Áp dụng cơ chế giảm giá ngay trong quá trình xác định giá gói thầu. - Ngăn chặn thông tin rò rỉ và thông thầu trong quá trình đấu thầu. - CĐT không được tổ chức đấu thầu khi chưa có mặt bằng thi công theo tiến độ và chưa có nguồn vốn để thực hiện gói thầu. - Lựa chọn các nhà thầu tư vấn và thi công có đủ năng lực kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu tiến độ thực hiện dự án. Đối với nhà thầu nào không đạt yêu cầu hoặc cố tình vi phạm tiến độ được giao, phải có biện pháp xử lý kịp thời (phạt vi phạm hợp đồng và cấm tham dự các dự án có thời hạn) và thông tin rộng rãi nhằm mục đích răn đe. - Nhằm bảo đảm tính cạnh tranh trong đấu thầu, nội dung tiêu chuẩn đánh giá kinh nghiệm của nhà thầu, không nhất thiết yêu cầu đáp ứng tiêu chuẩn kinh nghiệm do một số đơn vị, tổ chức có đủ năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính, những đơn vị mới thành lập sẽ không đáp ứng tiêu chuẩn kinh nghiệm; tiêu chuẩn này cần được đáp ứng đầy đủ, chi tiết đối với vị trí, vai trò chỉ huy trưởng. - Do dự toán xây dựng dự án phải điều chỉnh cho phù hợp với chủ trương, chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng (giá nhân công trên cơ sở quy định mức lương tối thiểu,…) dẫn đến giá gói thầu thường tăng so với gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt; để gói thầu sớm triển khai thực hiện sau khi dự toán được điều chỉnh, đề nghị cho phép CĐT tổ chức và triển khai thực hiện sau khi được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương bằng văn bản; kế hoạch đấu thầu dự án sẽ được chủ đầu tư trình cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh một lần trên cơ sở tổng dự toán điều chỉnh theo đúng quy định. - Tổ chức các lớp nghiệp vụ bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý điều hành dự án cho các đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư dự án đầu tư; theo dõi, giám sát và có biện pháp chế tài đối với các đơn vị không thực hiện chế độ giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định. 3.3 Đổi mới công tác quản lý khâu thanh, quyết toán dự án TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 101
  7. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CĐT chịu trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, kiểm tra khối lượng nhà thầu đề xuất thanh toán so với khối lượng thực tế thi công, thanh toán khối lượng hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh) cho các nhà thầu theo hợp đồng và tổng hợp báo cáo người quyết định đầu tư về kết quả thực hiện và giải ngân của dự án hàng tháng. Tuyệt đối CĐT không được thanh toán khống khối lượng cho nhà thầu, nghiệm thu thanh toán rồi nhà thầu cam kết thực hiện khối lượng để tránh mất vốn. Cơ quan tài chính phải chịu trách nhiệm đảm bảo bố trí đủ vốn để CĐT thanh toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng đã ký với nhà thầu, có trách nhiệm hướng dẫn CĐT các thủ tục cần thiết trong hồ sơ thanh quyết toán vốn. Cần có cơ chế cho việc tạo nguồn để chi trả cho khối lượng xây dựng hoàn thành (CĐT vay vốn để trả). Tình trạng CĐT và nhà thầu đề nghị quyết toán cao hơn giá trị thực tế, dự án hoàn thành chưa được quyết toán, quyết toán chậm khá phổ biến. UBND huyện Mộc Hóa cần chỉ đạo các ngành, các đơn vị trực thuộc rà soát nắm chính xác số lượng dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện bằng vốn NSNN đã hoàn thành đến nay chưa được phê duyệt quyết toán theo quy định để có giải pháp xử lý. Đối với dự án mới hoàn thành cần hướng dẫn CĐT và nhà thầu lập báo cáo quyết toán theo đúng chế độ trong thời gian quy định. Cơ quan tài chính, cán bộ được giao nhiệm vụ thẩm tra quyết toán phải có năng lực, trình độ chuyên môn về quản lý đầu tư xây dựng để phát hiện ra những sai sót có thể do khách quan hay chủ quan của chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị tư vấn tham gia thực hiện dự án. 3.4 Cải thiện công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng Cùng với sự phát triển không ngừng về kết cấu hạ tầng và nền kinh tế-xã hội, cơ chế quản lý chi phí ĐTXD cũng được đổi mới kịp thời với yêu cầu, do đó xét về mức độ tổng thể của chất lượng dịch vụ và chất lượng dự án không ngừng được nâng cao. Trách nhiệm toàn diện đối với công tác quản lý chất lượng thuộc về CĐT và cơ chế này phải được đảm bảo bằng chế tài thực hiện, trong đó chú ý giám sát nhà thầu thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng dự án, không chỉ CĐT và nhà thầu mà cần thiết có sự phối hợp chặt chẽ của các chủ thể tham gia mà đặc biệt là nhà thầu và CĐT – chủ thể trực tiếp thực hiện dự án. CĐT bắt buộc phải thực hiện việc thông qua kế hoạch, tiến độ, điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng của nhà thầu trước khi triển khai thi công xây lắp, trong đó chú ý biện pháp thi công và tiến độ cung ứng thiết bị máy móc. CĐT có trách nhiệm giám sát nhà thầu thực hiện đầy đủ kế hoạch thi công đã được thông qua: đưa đúng, đủ, kịp thời vật tư, thiết bị, nhân công để thi công theo đúng hợp đồng đã ký kết. Trường hợp phát hiện có gian lận so với cam kết sẽ phải bồi thường, chịu phạt theo hợp đồng. Nhà thầu phải nghiêm túc thực hiện tự giám sát, tự nghiệm thu chất lượng trước khi báo CĐT thực hiện nghiệm thu phần việc nghiệm thu hoàn thành. CĐT chỉ tiến hành nghiệm thu khi đã có thủ tục tự nghiệm thu của nhà thầu. Đổi mới cơ chế quản lý chất lượng dự án theo hướng gắn chặt trách nhiệm của người tư vấn giám sát thi công. Xác lập rõ mối quan hệ CĐT và tư vấn giám sát (người giám sát) theo cơ chế hợp đồng đảm bảo tính chất độc lập hoạt động trong công tác giám sát. Người giám sát phải được hưởng phụ cấp trách nhiệm cao. Tiêu chuẩn hóa cán bộ giám sát về trình độ phẩm chất đạo đức, và người giám sát phải có khoản tiền ký cược đảm bảo trách nhiệm. Đối với những dự án mà CĐT thuê tư vấn giám sát, ngoài việc ký kết hợp đồng với những điều khoản cụ thể, rõ ràng. CĐT cần phải có sự kiểm tra hiện trường một cách thường xuyên, liên tục để sớm phát hiện những sai sót, cũng như những yếu tố mới nẩy sinh trong quá trình thi công để đề ra biện pháp xử lý kịp thời mang lại hiệu quả cao. Mặt khác, với sự bám sát hiện trường một cách thường xuyên sẽ làm cho công tác xây dựng được thực hiện theo đúng trình tự, đúng quy TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 102
  8. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG trình, quy phạm hạn chế việc thỏa thuận về giá, khống khối lượng giữa người giám sát và nhà thầu cũng như cắt bớt những công đoạn thi công ảnh hưởng đến chất lượng dự án xây dựng. Là một huyện mới thành lập, với nhu cầu ĐTXD ngày một gia tăng để bắt kịp đà phát triển chung của toàn tỉnh đồng thời để nâng cao chất lượng công tác quản lý chất lượng dự án, cần thiết phải thực hiện một số công việc sau: - Thành lập các đoàn giám sát cộng đồng tại từng xã nơi có dự án đầu tư xây dựng cùng với cán bộ có chuyên môn của cơ quan quản lý ngành tham gia giám sát hiện trường cùng với CĐT, nhà thầu và tư vấn giám sát. Cán bộ tham gia giám sát phải là người có phẩm chất đạo đức và tâm huyết nghề nghiệp tốt, có kinh nghiệm quản lý hiện trường và có chứng chỉ hành nghề theo quy định. - Cần thiết phải trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ cho con người trong việc kiểm tra giám sát chất lượng. - Có chế độ đãi ngộ thích đáng với trách nhiệm được giao để họ yên tâm thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình. - Có kế hoạch kiểm tra hàng tuần, hàng quý của cơ quan quản lý cấp trên và tổ chức những cuộc họp công trường để nhận được những ý kiến đóng góp từ công nhân và những người lao động trực tiếp để có biện pháp xử lý kịp thời. - Hàng ngày, cán bộ giám sát có trách nhiệm báo cáo với Giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng về tiến độ và tình hình triển khai công việc, khó khăn, vướng mắc, trong đó có những nhận xét sơ bộ về việc áp dụng các quy trình, quy phạm trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời lên kế hoạch của những công việc sắp triển khai. - Trích kinh phí QLDA hoặc kinh phí tiết kiệm được công tác đấu thầu để trả lương phụ cấp thêm lương chính cho cán bộ giám sát kỹ thuật hiện trường. - Cần thiết lập hệ thống quy trình quản lý chất lượng phù hợp với đặc điểm, tính chất của các dự án xây dựng, trên cơ sở đó các nhà thầu chỉ tập trung làm theo. 3.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Vấn đề cán bộ và chất lượng cán bộ là vấn đề hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, phải nghiên cứu và quy hoạch tổ chức lại cán bộ sao cho gọn nhẹ, có hiệu lực và có hiệu quả. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần tập trung các giải pháp sau: - Thành lập các công ty chuyên nghiệp thay cho các Ban Quản lý dự án như hiện nay nhằm nâng cao năng lực và chất lượng quản lý thực hiện dự án ĐTXD. - Tiêu chuẩn hóa cán bộ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành xây dựng: cán bộ quản lý, nghiệp vụ giám sát, công tác thanh tra, tư vấn thiết kế, thi công, chủ đầu tư, nhất là cán bộ làm công tác xây dựng ở cơ sở,… Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chất lượng xây dựng công trình. - Phân cấp quản lý trong bộ máy một cách rõ ràng, việc phân công cán bộ thực thi quản lý nhà nước lĩnh vực đầu tư ở các cấp phải có hướng tập trung, không phân tán như hiện nay, một cán bộ thực hiện rất nhiều công việc, đa số là cán bộ kiêm nhiệm không có chuyên môn sâu về quản lý vốn ĐTXD cơ bản. - Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo hướng, đối với cán bộ hoạch định chính sách về đầu tư và xây dựng, ngoài tầm nhìn tổng thể vĩ mô cần đi sâu và sát thực tế hơn, có như vậy văn bản ban hành ra thực sự có ý nghĩa về quản lý nhà nước, những cán bộ cơ sở cần chuyên sâu theo lĩnh vực. - Chú trọng kế hoạch đào tạo mới những cán bộ trẻ, có năng lực để đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo trong tương lai. Cần phải tạo điều kiện thuận lợi, công bằng cho đội ngũ cán bộ có khả TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 103
  9. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG năng cạnh tranh lành mạnh, chế độ đãi ngộ thích đáng đối với những cán bộ có bằng cấp, có trình độ, có kinh nghiệm, có như thế mới nâng cao được chất lượng cán bộ. - Củng cố đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về lĩnh vực ĐTXD, xây dựng công cụ để quản lý nhân sự, sử dụng công nghệ thông tin. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, huyện Mộc Hóa nên áp dụng công cụ quản lý chi phí của Tư vấn quản lý chi phí (Quantity Surveyor) với mục đích đánh giá ngân sách và lập dự toán. 3.6 Hoàn thiện bộ máy quản lý Vấn đề hoàn thiện bộ máy quản lý là một yêu cầu khách quan, phù hợp với quy luật phát triển. Để quản lý có hiệu quả thì vấn đề chuyên môn hóa bộ máy quản lý là cần thiết, tránh những chồng chéo về nhiệm vụ và trách nhiệm trong quản lý. Phải xây dựng chế độ đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề quản lý. Phải đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ năng lực chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, am hiểu pháp luật để tham gia vào các Ban QLDA. Phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan làm công tác xây dựng cơ bản đối với quy trình hoạt động xây dựng cơ bản, phải thống nhất trong hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị, không để xảy ra tình trạng chồng chéo gây khó khăn cho đơn vị. Kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng cơ bản ở các đơn vị đầu mối. Tăng cường trách nhiệm của CĐT trong hoạt động ĐTXD cơ bản. Từng bước thiết lập bộ máy quản lý chuyên ngành và hiệu quả, các hoạt động mang tính chất kinh tế thì để các quy luật kinh tế điều chỉnh trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn điều chỉnh hành vi. Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đất đai, ĐTXD, quản lý vốn, quản lý tài sản của huyện Mộc Hóa. Nâng cao nhận thức, thực hiện nghiêm túc quy định về giám sát và đánh giá đầu tư và giám sát đầu tư của cộng đồng các dự án xây dựng trên địa bàn huyện Mộc Hóa Các CĐT, Ban QLDA huyện cần căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ĐTXD để hoàn thiện quy trình quản lý ĐTXD từ vốn NSNN nói riêng và quản lý ĐTXD cơ bản nói chung theo hướng đưa tất cả những quy định về quản lý ĐTXD từ vốn NSNN của cấp trên vào một văn bản của ngành, địa phương, xây dựng biểu đồ quy trình quản lý để dễ thực hiện và kiểm tra. Đồng thời, phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan làm công tác xây dựng cơ bản đối với quy trình hoạt động xây dựng cơ bản, phải thống nhất trong hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị, không để xảy ra tình trạng chồng chéo gây khó khăn cho đơn vị. Bên cạnh đó, cần tập trung nghiên cứu hay kiến nghị cơ quan quản lý cấp trên bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách theo hướng loại bỏ dần tình trạng khép kín trong hoạt động đầu tư, đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân bổ vốn ĐTXD cơ bản thuộc NSNN, khắc phục tình trạng xin - cho trong ĐTXD cơ bản, phát huy cao yếu tố thị trường trong phân bổ các nguồn lực đầu tư và điều chỉnh cơ cấu đầu tư. Thực hiện công khai, minh bạch các dự án, công trình từ khâu thẩm định, duyệt dự án đầu tư đến nghiệm thu, thanh quyết toán. Quy định cụ thể chế độ kiểm tra, giám sát chi NSNN trong từng khâu của quá trình đầu tư; ban hành các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn xây dựng cơ bản bảo đảm công khai, công bằng, hợp lý. 4. Kết luận Trên cơ sở lý luận về quản lý chi phí ĐTXD phân tích thực trạng công tác quản lý chi phí các dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn NSNN ở huyện Mộc Hóa làm rõ những tồn tại, những hạn chế về môi trường pháp lý, hệ thống tổ chức, trình độ năng lực chuyên môn cũng như năng lực điều hành dự án để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chi phí của các TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 104
  10. TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG dự án xây dựng sử dụng nguồn vốn NSNN ở huyện Mộc Hóa. Các giải pháp chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến quá trình quản lý dự án của các CĐT. Các giải pháp bao gồm: cải thiện công tác kiểm soát chất lượng khảo sát, lập dự án ĐTXD, cải thiện quản lý chất lượng công tác đấu thầu, đổi mới công tác quản lý khâu thanh, quyết toán dự án, cải thiện công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoàn thiện bộ máy quản lý dự án xây dựng. Tài liệu tham khảo [1]. Đỗ Đình Đức, Bùi Mạnh Hùng (2013), Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, NXB Xây dựng. [2]. Bùi Tiến Hanh, Phạm Thanh Hà (2015), Giáo trình Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, NXB Tài chính. [3]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, Hà Nội. [4]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 09/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước, Hà Nội. [5]. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 07/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá trị hợp đồng, Hà Nội. [6]. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 06/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng,Hà Nội [7]. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật xây dựng, Hà Nội. [8]. Chính phủ (2015), Nghị định số 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, Hà Nội. [9]. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Hà Nội. Ngày nhận: 05/01/2018 Ngày duyệt đăng: 11/5/2018 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 105
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2