Quản lý cộng đồng<br />
Cuốn 1: Các cách tiếp cận và giá trị<br />
(Tập thể tác giả Nhóm cán bộ dự án PCM)<br />
<br />
Lời nói đầu – DWC ................................................................................................................................ 2<br />
Các từ viết tắt ......................................................................................................................................... 3<br />
Giải thích một số khái niệm ................................................................................................................... 3<br />
Khái niệm cộng đồng ............................................................................................................................. 4<br />
Khái niệm quản lý cộng đồng ................................................................................................................ 4<br />
Cách tiếp cận của quản lý cộng đồng ..................................................................................................... 6<br />
Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng ....................................................................................................... 6<br />
Cách tiếp cận dựa vào nguồn lực và tài sản của cộng đồng ............................................................... 6<br />
Cách tiếp cận dựa trên quyền.............................................................................................................. 7<br />
Giá trị của quản lý cộng đồng ................................................................................................................ 8<br />
Tài liệu tham khảo ................................................................................................................................ 10<br />
<br />
1<br />
<br />
Lời nói đầu – DWC<br />
«Quản lý cộng đồng - QLCĐ” là một phương pháp quản lý mà ở đó người dân là chủ thể,<br />
họ có quyền và biết cách xác định các vấn đề ưu tiên, biết lập kế hoạch, thực hiện, giám sát<br />
và đánh giá các hoạt động phát triển một cách công khai minh bạch và có trách nhiệm giải<br />
trình. QLCĐ chú trọng tới việc chính quyền lắng nghe tiếng nói của người dân đồng thời<br />
người dân có quyền và trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định tại địa phương.<br />
Dự án “Thúc đẩy quản lý cộng đồng tại Việt nam » (PCM - Promoting Community<br />
Management in Vietnam) được Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC) hỗ trợ đã<br />
giúp người dân và chính quyền tại địa bàn dự án nâng cao năng lực, có cái nhìn sâu rộng<br />
về các cách tiếp cận trong phát triển và có các kỹ năng, phương pháp QLCĐ.<br />
QLCĐ là một minh chứng cho tính hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động phát triển khi<br />
mà người dân thực sự làm chủ. Dự án PCM đã tập trung vào nâng cao trách nhiệm xã hội<br />
cho người dân và chính quyền địa phương, thúc đẩy quá trình trao quyền cho cộng đồng,<br />
khuyến khích phương thức làm việc theo hướng công khai, minh bạch, và có trách nhiệm<br />
giải trình. Các hoạt động cộng đồng được thực hiện với sự tham gia của mọi tầng lớp nhân<br />
dân, đặc biệt chú trọng tới nhóm người thiệt thòi như người nghèo và phụ nữ. Áp dụng<br />
phương pháp QLCĐ, được dự án hỗ trợ một phần kinh phí, người dân tại địa bàn dự án đã<br />
tự huy động thêm các nguồn lực từ trong cộng đồng, từ các nhà hảo tâm, từ chính quyền và<br />
từ các doanh nghiệp để tạo ra các giá trị gia tăng và tạo ra các thay đổi đáng kể trong cộng<br />
đồng.<br />
Nhóm cán bộ dự án PCM biên soạn Bộ tài liệu gồm 04 cuốn về các nội dung liên quan<br />
đến Quản lý cộng đồng nhằm trình bày với độc giả giá trị của QLCĐ, toàn bộ quá trình<br />
thực hiện, các phương pháp, các kỹ năng cần thiết trong QLCĐ và các bài học rút ra từ<br />
thực tiễn quản lý cộng đồng.<br />
Hy vọng bộ tài liệu này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các độc giả trong quá trình<br />
thúc đẩy phát triển cộng đồng bền vững tại Việt Nam.<br />
Bùi Thị Kim – Giám đốc DWC<br />
Giám đốc dự án PCM<br />
<br />
2<br />
<br />
Các từ viết tắt<br />
NCĐ<br />
NNC<br />
PCM<br />
QLCĐ<br />
SDC<br />
TDA<br />
TĐV<br />
<br />
Nhóm cộng đồng<br />
Nhóm nòng cốt<br />
Dự án “Thúc đẩy quản lý cộng đồng tạ Việt Nam”<br />
Quản lý cộng đồng<br />
Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sỹ<br />
Tiểu dự án<br />
Thúc đẩy viên<br />
Giải thích một số khái niệm<br />
<br />
Cộng đồng<br />
<br />
Là một nhóm người chia sẻ chung giá trị hoặc lợi ích, sẵn sàng cùng nhau thực<br />
hiện những hành động tập thể nhằm tạo dựng, bảo vệ giá trị và lợi ích chung<br />
của cả cộng đồng. Cộng đồng không phải là một đơn vị hành chính.<br />
Dự án PCM coi cấp tổ/thôn/xóm là cộng đồng (quy mô trung bình từ 60 đến 80<br />
hộ). Để dễ dàng hơn trong công tác quản lý, các tổ/thôn/xóm có quy mô dân số<br />
lớn có thể chia thành các cụm dân cư. Khi đó mỗi cụm dân cư sẽ là một cộng<br />
đồng.<br />
Nhóm nòng cốt NNC do cộng đồng lựa chọn dựa vào các tiêu chí được cộng đồng thống nhất<br />
(NNC)<br />
(khoảng 10 người cho một cộng đồng). NNC đại diện cho cộng đồng đứng ra tổ<br />
chức các hoạt động phát triển chung của cộng đồng.<br />
Trong dự án PCM, NNC được tham gia vào các khóa tập huấn về các phương<br />
pháp và kỹ năng thực hiện QLCĐ.<br />
Thúc đẩy viên Một số người nổi trội trong NNC tiếp tục được nâng cao năng lực để trở thành<br />
(TĐV)<br />
các thúc đẩy viên.<br />
Trong dự án PCM, các thúc đẩy viên là những người đi chia sẻ và nhân rộng<br />
phương pháp QLCĐ tại các cộng đồng ngoài dự án.<br />
Nhóm cộng<br />
NCĐ là một nhóm người dân tự nguyện đứng ra xây dựng và thực hiện các<br />
đồng<br />
TDA phát triển cộng đồng.<br />
(NCĐ)<br />
Trong dự án PCM, mỗi TDA sẽ do một NCĐ xây dựng và thực hiện. NCĐ có<br />
từ 05 người trở lên. Trong nhóm tự phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân để<br />
đảm bảo TDA được thực hiện hiệu quả, hiệu suất và có trách nhiệm giải trình.<br />
Tiểu dự án<br />
TDA (dự án nhỏ) nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc của cộng đồng, được<br />
(TDA)<br />
Nhóm cộng đồng (NCĐ) đứng ra xây dựng và tổ chức thực hiện.<br />
TDA được xây dựng dưới dạng Khung lô gic (xem mẫu TDA trong Cuốn 2).<br />
Ban quản lý quỹ Trong số các thành viên NNC, ba người được bầu vào Ban quản lý quỹ: 01<br />
Trưởng nhóm, 01 kế toán và 01 thủ quỹ.<br />
Trong dự án PCM, Ban quản lý quỹ, đại diện cho cộng đồng tiếp nhận nguồn<br />
ngân sách hỗ trợ từ dự án và chuyển ngân sách cho các NCĐ theo kế hoạch<br />
hoạt động đã được cộng đồng thông qua. Ban quản lý quỹ chịu trách nhiệm<br />
quyết toán các hóa đơn chứng từ đối với số tiền nhận tài trợ từ dự án.<br />
<br />
3<br />
<br />
Khái niệm cộng đồng<br />
Cộng đồng1 là một nhóm người chia sẻ chung giá trị hoặc lợi ích, sẵn sàng cùng nhau thực<br />
hiện những hành động tập thể nhằm tạo dựng, bảo vệ giá trị và lợi ích chung của cả cộng<br />
đồng. Cộng đồng không phải là một đơn vị hành chính mà là một tổ chức mang tính tự quản<br />
của những người chia sẻ chung giá trị hoặc lợi ích.<br />
Khái niệm quản lý cộng đồng<br />
“Khi thực hiện QLCĐ, chúng tôi cùng ngồi lại với nhau, bàn bạc và giải quyết các vấn đề mà<br />
chúng tôi quan tâm. Chúng tôi được phát huy quyền làm chủ và biến các ý tưởng của mình<br />
thành hiện thực.” – Bà Lê Thị Thúy Nhài- Xóm Đồng Lạc, xã Nam Phong, thành phố Nam<br />
Định, tỉnh Nam Định.<br />
<br />
QLCĐ2 là một phương pháp quản lý mà ở đó người dân là chủ thể, người dân có quyền và<br />
biết cách xác định các vấn đề ưu tiên, biết lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá các<br />
hoạt động phát triển một cách công khai minh bạch và có trách nhiệm giải trình. QLCĐ chú<br />
trọng tới việc chính quyền lắng nghe tiếng nói của người dân đồng thời người dân có quyền<br />
và được trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định tại địa phương.<br />
Khi áp dụng QLCĐ, người dân và chính quyền địa phương được nâng cao năng lực, nâng<br />
cao tính trách nhiệm xã hội, người dân gắn kết hơn với chính quyền, ảnh hưởng tích cực<br />
vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên<br />
liên quan. QLCĐ bao hàm các quan điểm của Pháp lệnh dân chủ số 34/2007/PLUBTVQH11 do Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 11 đã thông qua ngày 20 tháng 4 năm<br />
2007 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.<br />
QLCĐ chú trọng rằng người dân, đặc biệt là những người nghèo, không phải chỉ là người<br />
hưởng lợi hoặc chỉ tham gia vào một số hoạt động theo sự sắp đặt của bên ngoài, mà họ<br />
thực sự là chủ thể, họ tự giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm theo cách của họ nhưng<br />
không vi phạm các điều mà pháp luật cấm. Nhờ áp dụng QLCĐ, người dân được nâng cao<br />
năng lực và các nỗ lực trong quá trình giảm nghèo được thực hiện một cách sáng tạo hơn,<br />
hiệu quả hơn, hiệu suất hơn, tăng tính sở hữu cộng đồng và nhờ đó các thành quả của phát<br />
triển trở nên bền vững. QLCĐ cũng giúp người dân và chính quyền có trách nhiệm hơn với<br />
cộng đồng, với xã hội, với môi trường và với thế hệ tương lai. Ngôi nhà của họ không chỉ<br />
gói gọn trong mái nhà của gia đình riêng mà nó được mở rộng ra toàn bộ cộng đồng và toàn<br />
xã hội. Họ trăn trở hơn với các bức xúc trong xã hội và có ý thức hơn trong mỗi hành động<br />
của cá nhân để không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường sống.<br />
<br />
1<br />
<br />
Khái niệm cộng đồng được tham khảo từ các tài liệu của Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sỹ<br />
(SDC)<br />
2<br />
«Quản lý cộng đồng » được SDC giới thiệu và thử nghiệm trong dự án “Phát triển đô thị Nam Định<br />
và Đồng Hới” (2005-2007). Kể từ năm 2008, quản lý cộng đồng tiếp tục được SDC hỗ trợ, được<br />
củng cố và nhân rộng trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy quản lý cộng đồng tại Việt nam Promoting Community Management in Vietnam - PCM” do Trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ<br />
và trẻ em (DWC) tại Hà Nội thực hiện với sự hợp tác của chính quyền địa phương và các tổ chức<br />
phi chính phủ Việt Nam .<br />
<br />
4<br />
<br />
QLCĐ không có nghĩa là buộc cộng đồng phải tự làm tất cả mọi hoạt động phát triển của tất cả các<br />
cấp, mà cộng đồng được quyền lựa chọn các ưu tiên, được lập kế hoạch (bao gồm cả lập dự toán) và<br />
tổ chức thực hiện các dự án phát triển (với quy mô hợp lý, phù hợp năng lực) và tự quyết định các<br />
hoạt động nào tự làm, các hoạt động nào cần thuê các chuyên gia để đảm bảo chất lượng và hiệu<br />
quả.<br />
<br />
Xóm Dụ 7A xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình còn gọi là Xóm Đồi. Cứ đến mùa khô là nước<br />
giếng cạn kiệt. Xóm có một cái giếng chung nhưng không đủ nước dùng. Người dân phải đi gánh<br />
nước. Người đi sớm thì còn có thể dùng thùng múc nước, còn những người đi sau phải múc từng gáo<br />
nước vừa đục, vừa bẩn đổ vào thùng gánh về... Bao lâu nay, người dân vẫn sống trong cảnh thiếu<br />
nước như vậy mà không có cách nào giải quyết. Khi dự án PCM về xóm, người dân đã được họp bàn,<br />
phân tích hiện trạng và tìm ra các vấn đề bức xúc của xóm, rồi cùng nhau bàn cách giải quyết. Họ đã<br />
thành lập nhóm cộng đồng (NCĐ) xây dựng dự án “Cải thiện nước sinh hoạt cho người dân trong<br />
xóm”.<br />
Dự án PCM hỗ trợ xóm một nguồn tài chinh nhỏ. Dự án của NCĐ đã thu hút các hộ dân trong xóm<br />
cùng thực hiện và đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu nước sinh hoạt cho các hộ gia đình. Người dân<br />
rất phấn khởi vì không còn cảnh chen nhau đi gánh nước mỗi khi mùa khô đến.<br />
“Sau khi thực hiện xong dự án này, chúng tôi thấy rõ lợi ích của QLCĐ. Mặc dù dự án PCM chỉ hỗ<br />
trợ một số tiền nhỏ, nhưng dự án đã giúp chúng tôi biết cách họp bàn, thảo luận, và tổ chức thực<br />
hiện dự án một cách công khai minh bạch, vì vậy chúng tôi đã huy động được người dân đóng góp<br />
tiền của và công sức để thực hiện dự án rất thành công” – Ông Nguyễn Văn Hồi, xóm Dụ 7A, xã<br />
Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.<br />
<br />
5<br />
<br />