intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QUẢN LÝ DI SẢN

Chia sẻ: Dinh Thi Vuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

204
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mang lại hiệu quả cao cho cán cân kinh tế nước nhà. Đất nước ta được bạn bè trong khu vực và thế giới biết đến với những nét văn hóa độc đáo tạo nên sự hấp dẫn kỳ thú với bất kì ai đã từng một lần ghé thăm. Bởi thế Việt Nam luôn là một điểm đến hấp dẫn trong bản đồ du lịch thế giới. Với hơn mười di sản văn hóa được UNESSCO công nhận và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QUẢN LÝ DI SẢN

  1. Trong nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mang lại hiệu quả cao cho cán cân kinh tế nước nhà. Đất nước ta được bạn bè trong khu vực và thế giới biết đến với những nét văn hóa độc đáo tạo nên sự hấp dẫn kỳ thú với b ất kì ai đã từng một lần ghé thăm. Bởi thế Việt Nam luôn là một đi ểm đ ến h ấp d ẫn trong bản đồ du lịch thế giới. Với hơn mười di sản văn hóa được UNESSCO công nhận và hàng trăm các di sản độc đáo khác rải rác trên khắp cả nước đã thu hút sự ưa khám phá trong lòng du khách và đây cũng chính là những nguồn lực quan trọng nhất, mang tính quyết định sự phát triển ngành du lịch; đồng thời là cơ sở để hình thành, phát tri ển các h ệ thống lãnh thổ du lịch. Theo sự tìm hiểu và thực tế cho thấy, ở các quốc gia có h ệ th ống di sản văn hóa đa dạng, phong phú nếu được quản lý, quy hoạch, khai thác, bảo vệ và tôn tạo hợp lý theo hướng tiết kiệm, b ền v ững s ẽ có ngành du lịch phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu quốc gia đó dù tồn tại một hệ thống di sản rất đa dạng, độc đáo nhưng nếu không có biện pháp quản lý, khai thác, bảo vệ hợp lý sẽ làm mất đi sắc thái văn hóa của từng địa phương và hiệu quả kinh doanh du lịch thấp. Vì vậy, để ngành du lịch Việt Nam thực sự đạt được những hiệu quả cao nhất, đẻ lại những dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng du khách thì công tác quản lý di sản văn hóa phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản trong quá trình phát triển du lịch. Thực tế tại Việt Nam cũng như ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, các địa phương, các quốc gia có những di sản văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc, có mức độ tập trung cao có ngành du lịch phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao. các địa phương, các quốc gia tuy có văn hóa đa dạng, phong phú, đặc sắc nhưng không được quy hoạch
  2. Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Theo luật Di sản văn hóa nước Cộng hòa xã hội ch ủ nghĩa Vi ệt Nam (năm 2001) thì “Di sản văn hóa là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị l ịch sử - văn hóa và khoa học”. Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Để đưa ra được những nguyên tắc đúng đắn, trước hết ta phải hiểu quản lý văn hóa và quản lý di sản văn hóa là gì? Quản lý văn hóa là quá trình xây dựng đường lối, chính sách và tổ chức hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy tốt nh ất giá trị c ủa văn hóa Việt Nam đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu cho văn hóa dân tộc. Quản lý di sản văn hóa là quá trình theo dõi đ ịnh h ướng và đi ều ti ết quá trình tồn tại và phát triển các di sản văn hóa trên một địa bàn cụ th ể nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất các giá trị c ủa chúng. Đây là l ợi ích to lớn nhiều mặt, lâu dài trong cộng đồng dân cư, chủ nhân của các di s ản văn hóa đó. Như vậy ta có thể thấy giữa quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết với nhau, luôn tác động t ương hỗ cho nhau. Trước hết phải có di sản văn hóa thì hoạt động du l ịch mới thực hiện được. Phát triển du lịch là một trong những biện pháp làm cho quản lý di sản văn hóa đạt hiệu quả cao. Để mối quan hệ đó được gắn bó
  3. cặt chẽ như thế thì công tác quản lý di sản văn hóa c ần đ ược đ ề cao toàn diện và phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: Xuất phát từ yêu cầu và tình hình thực tế, công tác quản lý di s ản văn hóa với phát triển du lịch ở Việt Nam phải đảm bảo 7 nguyên t ắc căn bản sau đây: Nguyên tắc thứ nhất đó là phải quản lý có trọng tâm, trọng điểm. Căn cứ vào lịch sử phát triển rực rỡ của mình, cha ông ta đã để lại cho chúng ta một tài sản văn hóa vô cùng to l ớn c ả v ề s ố l ượng và ch ủng loại. Trong kho tàng di sản văn hóa ấy có cả yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực, quy mô và tính chất khác nhau. Về mặt nội dung, bất kỳ một sản phẩm du lịch nào cũng là một sản phẩm văn hóa nhưng không phải sản phẩm văn hóa nào cũng trở thành sản phẩm du lịch . Điều này có nghĩa rằng, mỗi một sản phẩm du lịch của một địa phương đều ph ải được xây dựng trên nền tảng các yếu tố văn hóa bản địa nhưng phải đáp ứng và phù hợp với nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau. Trong khi đó, không phải tất cả các sản phẩm văn hóa của địa phương đó đều có th ể đem ra phục vụ du khách. Muốn trở thành một sản phẩm du lịch, sản phẩm văn hóa đó phải đáp ứng được những tiêu chí nhất định về không gian, thời gian, về định tính, định lượng và phải cân đối giữa giá trị và giá cả… Trong rất nhiều di sản văn hóa trên một địa bàn, ch ỉ có th ể đ ưa m ột số di sản đáp ứng được những tiêu chí nhất định vào khai thác, phục vụ du lịch. Do vậy, người làm công tác quản lý phải bám sát thực tế của từng địa phương, nghiên cứu cụ thể để có phương án quản lý các di s ản có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng quản lý tràn lan gây lãng phí, không hiệu quả. Nghiên cứu tổng thể để tìm ra những di sản văn hóa nào có th ể đưa vào khai thác để phát triển du lịch, từ đó có chính sách và biện pháp quản lý phù hợp.
  4. Việc quản lý có trọng tâm, trọng điểm phải đồng bộ tức là phải đặt trong một kế hoạch tổng thể thống nhất từ trung ương đến các đ ịa phương tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm” sẽ phá vỡ tính hệ th ống. Ph ải xây dựng kế hoạch tổng thể khai thác di sản để phát triển du lịch trong phạm vi quốc gia và các địa phương – vùng miền. Không ph ải di s ản văn hóa nào cũng đưa vào khai thác để phát triển du lịch. Tránh tình trạng người người làm du lịch, nơi nơi làm du lịch . Chỉ có những di sản văn hóa đáp ứng các yêu cầu cần và đủ mới đưa vào khai thác phục vụ du lịch. Khi đưa vào khai thác phải có đầy đủ phương án quản lý đồng bộ. Trong phương án tổng thể đó phải dự liệu các phương án cụ th ể để quản lý cái đã có và quản lý cái sẽ có. Tức là quản lý có chiều sâu, quản lý có kế hoạch, quản lý trong tiên liệu. Muốn vậy phải xã hội hóa công tác quản lý di sản văn hóa bằng việc trao quyền cho cơ quan chuyên trách, trao quy ền cho những người có chuyên môn nghiệp vụ và có đủ thẩm quyền. Đó là sự cần thiết phải chuyên môn hóa, chuyên trách hóa công tác quản lý. Nguyên tắc thứ hai là không phá vỡ không gian, không làm bi ến đ ổi cảnh quan thiên tạo, nhân tạo vốn có. Quản lý di sản văn hóa để hoạt động du lịch không phá v ỡ c ảnh quan không gian nơi có các di sản văn hóa vật thể hay di sản văn hóa phi vật thể đã và đang tồn tại. Phải giữ nguyên tắc là khai thác t ối đa các giá trị của kho tàng di sản văn hóa nhưng vẫn giữ được tính nguyên trạng c ủa di sản ở chính nơi nó đã và đang tồn tại. Muốn vậy, công tác quản lý ph ải có cách nhìn lịch đại và đồng đại đối với từng di sản văn hóa riêng biệt. Khi tiến hành khai thác giá trị của di sản văn hóa đ ể phát tri ển du l ịch, t ất yếu sẽ dẫn đến việc phải xây dựng các công trình bổ trợ để tiến hành các hoạt động dịch vụ phục vụ du khách. Tất cả các dịch vụ bổ trợ đó phải được bố trí hợp lý, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên vốn có, cảnh quan
  5. văn hóa đương đại đã hình thành trong lịch sử. Sự bổ sung nh ững công trình phụ trợ chỉ tạo nên sự hài hòa, tô điểm thêm cho nh ững công trình đã có đồng thời có tác dụng thúc đẩy những tiềm năng sẵn có mà các di s ản vốn mang trong mình để tạo nên sự phát triển. Nguyên tắc thứ ba là bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái nhân văn. Khi tiến hành hoạt động du lịch phải luôn đặt mục tiêu b ảo v ệ môi trường sinh thái tự nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái nhân văn lên trên trong suốt quá trình khai thác các giá trị của kho tàng di sản văn hóa Vi ệt Nam. Đây chính là một nội dung đặc biệt quan trọng, không th ể thi ếu, không thể bỏ qua trong quá trình khai thác kho tàng di sản văn hóa Vi ệt Nam để phát triển du lịch. Quản lý để các hoạt động du lịch không gây nên ô nhi ễm môi trường do lượng rác thải tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chủng loại do sự tiêu dùng tăng nhanh của du khách. Xây dựng các c ơ s ở d ịch vụ phải đi kèm với xây dựng các điều kiện để xử lý rác thải, tránh ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước. Quản lý để hoạt động du lịch không làm ô nhiễm môi trường văn hóa. Không tạo ra sự xung đột văn hóa giữa văn hóa bản địa và sự khác biệt về văn hóa đem đến từ một bộ phận du khách. Tuy nhiên, sự giao thoa văn hóa tất yếu sẽ làm biến đổi những nét văn hóa mang truy ền thống bản địa. Công việc quản lý phải tạo cơ hội cho văn hóa bản đ ịa khẳng định và thể hiện mình đồng thời tự điều chỉnh, khắc phục những nhược điểm tồn tại nếu có, những bất cập nảy sinh trong quá trình giao lưu và hội nhập giữa các thành phần cư dân, các đối tượng du khách đ ến từ các nơi khác nhau trong và ngoài nước. Nguyên tắc thứ tư là khai thác phải luôn đi đôi với công tác bảo tồn.
  6. Xét về hình thức, kho tàng di sản nói chung, di sản văn hóa nói riêng về cơ bản là Tĩnh trong khi hoạt động du lịch về cơ bản là Động, như vậy, thực chất của kinh doanh du lịch là “ khai thác cái Tĩnh để phục vụ cái Động”. Điều đó đặt ra cho công tác quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch là khai thác phải gắn bó chặt chẽ với bảo tồn, không thể tách rời. Công việc bảo tồn di sản văn hóa trong quá trình khai thác đ ể kinh doanh du lịch phải đi theo các xu hướng: bảo tồn nguyên trạng, bảo tồn phát triển và cách tân văn hóa nhằm mục tiêu giữ gìn một cách tốt nhất sự tồn tại khách quan của hệ thống di sản văn hóa Việt Nam trong đời sống xã hội, đồng thời phát huy tối đa hiệu quả giá trị c ủa kho tàng di s ản văn hóa trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đ ất n ước. Qu ản lý di sản văn hóa cũng chính là những động thái để bảo tồn di sản văn hóa. Xưa nay chúng ta thường đề cập đến vấn đề bảo tồn để phát triển, điều đó là hoàn toàn đúng song trong giai đoạn hiện nay chúng ta cũng cần thiết phải đặt vấn đề ngược lại phát triển để bảo tồn. Đó là hai mặt của một vấn đề, không thể tách rời, tác động tương hỗ lẫn nhau. Khai thác và bảo tồn hợp lý, hài hòa để đảm bảo sự phát tri ển trong suốt quá trình khai thác hệ thống giá trị của các di s ản văn hóa v ật th ể và di sản văn hóa phi vật thể phục vụ du lịch. Tôn trọng và tạo đi ều ki ện thuận lợi nhất để có sự tham gia của cộng đồng cư dân sở tại trong quá trình quản lý bảo tồn và khai thác giá trị các di sản để phát triển du lịch. Nguyên tăc thứ năm là tôn trọng và đặt lợi ích của cộng đ ồng c ư dân bản địa lên trước hết, trên hết và xuyên suốt. Nguyên tắc của quá trình quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch ở nơi có các di sản là phải đặt lợi ích của cộng đồng cư dân bản địa – chủ nhân của di sản lên trước hết và trên hết. Tạo điều kiện cho cộng đồng cư dân sở tại có thể tham gia vào các nội dung khác nhau trong quá
  7. trình quản lý và khai thác di sản trên quê hương mình. Đây là một trong những nguyên tắc trở thành điều kiện tiên quyết và xuyên suốt trong quá trình khai thác giá trị kho tàng di sản văn hóa để phát triển du lịch. Rõ ràng, rành mạch và hợp lý trong việc phân chia l ợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch giữa các cá nhân, tổ chức hay nhóm dân cư có liên quan. Có sự thỏa thuận và chia sẻ lợi ích một cách hợp lý nh ất. Bình đẳng về lợi ích vật chất cũng như tinh thần đối với mọi cá nhân và t ổ chức tham gia khai thác di sản. Tuy nhiên, cần có những ưu tiên phù h ợp đối với các tầng lớp cư dân bản địa bởi vì chính h ọ là chủ nhân c ủa di sản, chính họ là tiền đề giữ vai trò quyết định đến việc t ổ ch ức, khai thác giá trị của kho tàng di sản trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Nguyên tắc thứ sáu là đảm bảo hài hòa lợi ích nhiều m ặt c ủa du khách – cư dân bản địa – hãng lữ hành. Một trong những nguyên tắc của công tác quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch là phải đảm bảo lợi ích một cách hài hòa, h ợp lý, ngày càng nâng cao về lợi ích của du khách, cộng đồng c ư dân b ản đ ịa và các hãng lữ hành. Chỉ có bình đẳng trong các cơ hội hành động cũng như hưởng thụ lợi ích mới là môi trường thuận lợi nhất để giúp cho các mối quan hệ bền chặt. Khi khai thác giá trị của di sản văn hóa đ ể phát tri ển du lịch, sự cân bằng, hài hòa về lợi ích giúp cho hoạt động kinh doanh du l ịch phát triển. Khi đó, kho tàng di sản có những cơ sở tài chính, tr ở thành m ột trong những động lực cho các di sản văn hóa tồn tại và phát triển không ngừng. Muốn vậy, công tác quản lý di sản phải tạo dựng và ki ểm soát những quy chế thích hợp ở mỗi địa phương mà không tạo ra những rào cản kìm hãm sự phát triển của du lịch ở địa phương đó. Nguyên tắc thứ bảy là xuất phát từ thực tế, bám sát thực tế.
  8. Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất, bao trùm lên toàn b ộ mọi mặt hoạt động của công tác quản lý di sản văn hóa v ới phát tri ển du lịch. Thực tế luôn biến đổi và phát triển không ngừng, điều đó khi ến cho công tác quản lý cũng phải linh hoạt, phù hợp với tình hình th ực t ế. Trong quản lý di sản, việc bám sát thực tế vận động và phát triển chính là những động thái tích cực đem sự sống cho di sản, “thổi h ồn vào di sản” ch ứ không tách rời di sản khỏi cuộc sống vốn có của nó. Nói một cách hình tượng: để cho di sản được sống đời sống hữu cơ chứ không chỉ sống cuộc sống vô cơ. Nguyên tắc bám sát thực tế, xuất phát từ thực tế, nhưng luôn phải vượt lên trên, mở đường, định hướng cho thực tế phát triển đúng hướng chứ không chạy theo sự biến đổi của thực tế một cách thụ động. Có thể khẳng định rằng: “Công tác quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch là một nghệ thuật: Nghệ thuật tạo nên vẻ đẹp và sức mạnh!”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2