Quản lý giáo dục đại học của Australia và bài học kinh nghiệm cho phát triển giáo dục đại học Việt Nam
lượt xem 1
download
Bài viết "Quản lý giáo dục đại học của Australia và bài học kinh nghiệm cho phát triển giáo dục đại học Việt Nam" tham khảo mô hình quản lý giáo dục đại học Australia, qua nghiên cứu, đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý giáo dục đại học của Australia và bài học kinh nghiệm cho phát triển giáo dục đại học Việt Nam
- QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA AUSTRALIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM Nguyễn Minh Huyền Trang1 Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Abstract Higher education in Vietnam has always been one of the important fields of interest to the whole society. In particular, building and developing Vietnam's higher education system on a regional and global level is always a difficult task" of all levels, branches and higher education institutions. The article references the Australian higher education management model, through the research, proposes some lessons learned for the development of higher education in Vietnam. Keywords: Higher education management, international cooperation, management model, higher education 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong suốt hơn 35 đổi mới, giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Mô hình GDĐH của Việt Nam đã từng bước hình thành, hoàn thiện, một số ngành học, chương trình GDĐH của Việt Nam đã đạt nhiều thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng uy tín của thế giới. Hệ thống GDĐH Việt Nam với mô hình quản lý hiệu quả đã thật sự đáp ứng được một trong những nhiệm vụ quan trọng của GDĐH Việt Nam nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước. Australia là quốc gia luôn được đánh giá có nền GDĐH hàng đầu thế giới với những trường đại học lâu đời, nổi tiếng. Trong đó, hệ thống giáo dục của Úc đã có 36 CSGDĐH được liệt kê trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS cho năm 2021; và 37 cơ sở được liệt kê trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới của Times Higher Education trong cùng năm.2 Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác song phương giữa Australia và Việt Nam, quan hệ hợp tác giáo dục của hai nước cũng đạt được những thành tựu khích lệ. Các mô hình hợp tác quốc tế giáo dục giữa Australia và Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Trong đó, nghiên cứu và lựa chọn những nội dung hiệu quả và phù hợp nhất từ mô hình quản lý GDĐH của Australia sẽ góp phần đề xuất những bài học hiệu quả giúp GDĐH của Việt Nam phát triển trong tương lai. Việt Nam sẽ có được nhiều trường đại học vươn tầm quốc tế, tham gia vào các bảng xếp hạng các cơ sở GDĐH (CSGDĐH) hàng đầu của khu vực và thế giới. 2. MÔ HÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA AUSTRALIA Hệ thống giáo dục và đào tạo của Australia được đánh giá rất cao tại Việt Nam. Australia là thị trường dẫn đầu trong dịch vụ giáo dục, tuyển chọn SV du học. 1 nmhtrang@vnuhcm.edu.vn 2 Tham khảo thông tin tại webwite https://www.idp.com/vietnam/study-in-australia/education-system/ (cập nhật tháng 3/2023) 667
- Năm 2005 có khoảng 5,296 SV Việt Nam học tại Australia. Đến thời điểm hiện nay có khoảng hơn 23.000 du học sinh Việt Nam đang theo học và 80.000 cựu SV Việt Nam đã tốt nghiệp các trường đại học ở Australia, du học sinh Việt Nam đang đứng thứ 4 trong số 100 nước có du học sinh ở Australia. 3 Các trường đại học và học viện Australia thường xuyên cung cấp những chương trình học bổng đáng kể. Các chương trình học bổng này và các dự án hợp tác khác đang đóng góp tích cực cho sự phát triển khả năng nguồn nhân lực ở Việt Nam và giúp tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa thiện chí và hợp tác giữa Australia và Việt Nam. Dưới tác động của cuộc CMCN 4.0, các trường đại học tại Australia đang dần định hình lại bản thân một cách chiến lược để trở thành trung tâm của sự đổi mới tiên tiến và chuẩn bị cho lực lượng lao động tương lai. Vào năm 2018, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã kết luận rằng, Australia nhờ sẵn sàng áp dụng các công nghệ mới, khả năng tư duy lý tưởng và lực lượng lao động có trình độ học vấn, có vị trí vững chắc để phát triển thịnh vượng trong các nền kinh tế kỹ thuật số tích hợp trong tương lai. Nhà nước cũng như các trường đại học tại Australia cũng như tại các trường đại học ở các quốc gia của thế giới đã tạo điều kiện, chủ động tăng cường nghiên cứu thông qua quan hệ đối tác trong ngành. Các trường đại học và các đối tác trong ngành đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong nhiều thập kỷ qua để tìm ra giải pháp cho những thách thức phức tạp về công nghệ, kinh tế xã hội và môi trường. Tuy nhiên, sự khởi đầu của CMCN 4.0 thứ tư và việc tăng cường áp dụng các công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực đã nhấn mạnh thêm tầm quan trọng và nhu cầu hợp tác lâu dài giữa các trường đại học và các doanh nghiệp hướng tới người tiêu dùng. Trong khi các trường đại học thường mong muốn kiểm tra tầm quan trọng thực tế của nghiên cứu của họ – tức là liệu ý tưởng của họ có phù hợp với quan điểm kinh doanh hay không và làm thế nào chúng có thể được kiếm tiền – thì các doanh nghiệp không ngừng tìm cách lấp đầy khoảng trống trong năng lực nghiên cứu và phát triển nội bộ của họ, cuối cùng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Quản lý nhà nước (QLNN) trong hệ thống các CSGĐDH của Australia liên quan đến một số cơ quan, bao gồm Bộ Giáo dục và Đào tạo Liên bang, Bộ Giáo dục các bang, Cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng Giáo dục Đại học (TESQA), Cơ quan Chất lượng Kỹ năng Australia (ASQA) và Nghiên cứu Australia, Hội đồng nghiên cứu của Australia (ARC). Ngoài ra còn có các bên liên quan như các hiệp hội nghề nghiệp và tổ chức công đoàn tham gia vào quá trình xây dựng và phản biện chính sách. Australia có 22 triệu dân với 39 trường đại học, trong đó có 37 trường đại học công lập, 2 trường đại học tư nhân và 131 tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục đại học. Người Australia có gốc Việt Nam là cộng đồng nhập cư lớn thứ sáu tại Australia, trung bình một năm có khoảng 30,000 sinh viên Việt Nam du học tại các cơ sở đào tạo ở Australia. Việt Nam là một trong bốn đối tác thương mại phát triển nhanh nhất của Australia và chiếm vị trí trung tâm trong an ninh khu vực ở Đông Nam Á. Tổ chức và hoạt động của các CSGDĐH của Australia được điều chỉnh bởi một số luật khác nhau, đó là 3 Luật Giáo dục Đại học: Luật Đảm bảo chất lượng PISA, Luật cung 3 Phát biểu của Bà Rebecca Ball - Tham tán thương mại cấp cao, Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia tại Việt Nam tại Hội thảo Xúc tiến thương mại giáo dục, văn hóa và ẩm thực Australia – Việt Nam nhân kỷ niệm 50 năm quan thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia, ngày 31-3-2023. 668
- cấp dịch vụ giáo dục cho sinh viên nước ngoài, Luật Hỗ trợ giáo dục đại học. Ngoài ra, các trường đại học Australia chịu sự điều chỉnh của một số luật khác, chẳng hạn như Luật Doanh nghiệp, vì các trường đại học Australia hoạt động như một doanh nghiệp. QLNN đối với các CSGDĐH tại Australia đã tạo ra sự khác biệt thực sự thông qua các liên kết chiến lược trong ngành tại các CSGDĐH, chuẩn bị cho các đối tác “kinh doanh” của các CSGDĐH, cũng như lực lượng lao động hiện tại và tương lai cho những chuyển đổi của cuộc CMCN 4.0. Các CSGDĐH đặc biệt là các CSGDĐH hàng đầu luôn định vị là các đơn vị hàng đầu trong nước và quốc tế về nghiên cứu, đổi mới và giáo dục trong cuộc CMCN 4.0 trên toàn bộ lĩnh vực liên tục - từ dạy nghề đến đào tạo nghiên cứu.4 Thực sự, tự chủ đại học ở Việt Nam và Australia có nhiều nét tương đồng, tuy nhiên, giữa chính sách và thực thi ở Việt Nam có khoảng cách. Có 4 điểm khác nhau rõ nét. Đó là Australia có rất ít trường đại học nhưng các trường đại học thường đa lĩnh vực với quy mô rất lớn, khoảng từ 20.000 SV, tập trung nguồn lực để phát triển và nghiên cứu liên ngành. Còn ở Việt Nam có nhiều trường đại học nhưng đơn lĩnh vực, quy mô nhỏ, nguồn lực bị phân tán, chi phí cao, hiệu quả thấp hơn. Australia có 22 triệu dân với 39 trường đại học. Việt Nam có hơn 90 triệu dân với gần 250 trường đại học. 7 trong số 39 trường đại học Australia thuộc top 100 trường đại học hàng đầu thế giới. Còn Việt Nam chưa có trường nào lọt vào tốp 200 của các bảng xếp hạng quốc tế. Đáng chú ý, Australia không có ngành công nghiệp nào có riêng trường đại học của mình. Việt Nam có hơn 30 bộ, ngành, địa phương có các trường đại học trực thuộc. Các trường đại học Australia là cộng đồng tự quản với cấu trúc quản trị được xác định bởi các khuôn khổ pháp lý được thiết lập kể từ khi thành lập. Mặc dù có cấu trúc khác nhau nhưng tất cả đều có 3 trụ cột cơ bản: Kinh doanh (xác định mục tiêu chiến lược), học thuật (xác định / quản lý mục tiêu học tập) và quản lý điều hành (thực hiện các mục tiêu học tập và công ty). Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý điều hành. Hội đồng trường đại học chịu trách nhiệm về quản trị kinh doanh (và do Chủ tịch Hội đồng điều hành). Hội đồng đại học được hỗ trợ bởi Hội đồng học thuật, có nhiệm vụ điều hành các hoạt động học thuật của các CSGDĐH. Các trường đại học hàng đầu tại Australia có thể lấy vị dụ như Đại học Sydney gần đây đã công bố hợp tác với Thales Australia, một nhà thầu quốc phòng và HEO Robotics, một công ty chế tạo người máy có trụ sở tại Sydney, để nghiên cứu các công nghệ cảm biến tiên tiến nhằm theo dõi và phát hiện các vật thể trong không gian. Với mục tiêu đóng góp cho chương trình không gian của Australia và năng lực trong nước, quan hệ đối tác sẽ chứng kiến các nhà nghiên cứu từ Đại học Sydney làm việc với các nhà lãnh đạo ngành trong lĩnh vực hệ thống vệ tinh trong một loạt các dự án. Nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh và học tập thử nghiệm thông qua việc đẩy mạnh hợp tác giữa doanh nghiệp và đại học, đặc biệt là các doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây là một trong những hoạt động nhằm tiệm cận và phát triển điều kiện thuận lợi cho các CSGDĐH thông qua việc xác định tầm quan trọng ngày càng tăng của Trí tuệ nhân tạo, Điện toán đám mây, Chuỗi khối, Người máy, Internet vạn vật và công nghệ 5G đã mở ra một kỷ nguyên mới về sự gián đoạn kinh tế và kỹ thuật số cho các chính phủ và doanh nghiệp công nghiệp trên toàn thế giới. Bối cảnh cuộc CMCN 4.0 4 Tham khảo tại website: https://www.australiaawardsvietnam.org/index.php/vi/165-news-vietname/3175- state-management-experiences-in-australia-s-higher-education-system 669
- đã thúc đẩy các CSGDĐH chú trọng đến việc phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của các CSGDĐH. 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Sự gia tăng về tỉ lệ dân số học đại học là một hiện tượng toàn cầu; theo đó, một báo cáo mới đây của UNESCO đã khẳng định rằng “trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, tỉ lệ dân số học đại học đã tăng khoảng 10 điểm phần trăm hoặc thậm chí cao hơn ở nhiều khu vực như châu Âu, châu Á, Mỹ Latinh và Caribbean”. Trên thực tế, việc phổ cập GDĐH có ý nghĩa định hình xã hội theo nhiều phương diện khác nhau. Người tốt nghiệp đại học sẽ có thu nhập cao hơn những người không đạt được trình độ này, ngay cả khi thực tế cho thấy “đặc quyền” thu nhập của đối tượng này đang có xu hướng giảm xuống. Với sự gia tăng tỉ lệ người dân học đại học và có bằng tốt nghiệp, có thể khẳng định các CSGDĐH là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ giá trị của mỗi quốc gia. Việt Nam đã thiết lập được mạng lưới hơn 3.800 cơ sở giáo dục ngoài công lập phủ rộng khắp ở các địa phương trong cả nước. Chính sách hợp tác và đầu tư trong giáo dục của Việt Nam đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và cải thiện thứ hạng trên bản đồ giáo dục thế giới. Tính đến 31/12/2021, Việt Nam có 605 dự án hợp tác đầu tư còn hiệu lực của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục với tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 4,57 tỉ USD, tăng 321 dự án FDI so với 5 năm trước, số vốn đăng ký đầu tư tăng trên 3,5 tỉ USD. Các dự án chủ yếu tập trung vào hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chiếm tới 91,23% tổng vốn đăng ký. Ở bậc đại học, tính đến ngày 31/12/2021, cả nước có 408 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Trong đó, 186 chương trình do các cơ sở giáo dục đại học tự chủ cấp phép và 222 chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép thực hiện. Đứng đầu các quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều chương trình liên kết đào tạo với Việt Nam là Vương quốc Anh (101 chương trình), Hoa Kỳ (59 chương trình), Cộng hòa Pháp (53 chương trình), Australia (37 chương trình), Hàn Quốc (27 chương trình).5 Với quan điểm, giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu và được xác định là một trong ba khâu đột phá để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 với 20% ngân sách quốc gia được phân bổ cho giáo dục hằng năm 6. Việt Nam rất quan tâm đến việc đảm bảo công bằng và nâng cao chất lượng giáo dục và hiện đang tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục cũng như việc tái cấu trúc mạnh mẽ ngành giáo dục. Mô hình quản lý GDĐH của Australia và Việt Nam trên thực tế có nhiều điểm tương đồng, do vậy, hai nước có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và học tập lẫn nhau trong quản trị đại học; trong hợp tác triển khai các chương trình nâng cao năng lực trong GDĐH thông qua trao đổi giảng viên và SV, hợp tác nghiên cứu và đồng xuất bản; cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm về lý thuyết và thực tiễn về cơ hội và thách thức trong mô hình giáo dục xuyên quốc gia mới; đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học; trong xây dựng Khung chương trình đào tạo quốc gia của các cấp học và trong kinh nghiệm khởi 5 Số liệu báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hội nghị Hợp tác và đầu tư trong giáo dục, nhằm tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục. 6 Tham khảo Nghị quyết số 37/2004/NQ-QH11 ngày 3/12/2004 của Quốc hội khoá XI thông qua ngày 03/12/2004. 670
- nghiệp đổi mới sáng tạo của học sinh SV - đây là nội dung mới và GDĐH Việt Nam đang chú trọng phát triển trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển nhằm mục tiêu hỗ trợ GDĐH Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Trên cơ sở sự tương đồng trong mô hình quản trị đại học của mỗi quốc gia, trên cơ sở mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Australia việc học tập mô hình và tăng cường hợp tác trong phát triển GDĐH cần chú trọng một số nội dung và giải pháp quan trọng sau: Thứ nhất, trong quản trị GDĐH cần chú trọng phát triển mối quan hệ đối tác giữa Doanh nghiệp - Trường Đại học; tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học của hai nước mở ra những cơ hội mới cho sự hợp tác theo hướng bền vững, lâu dài. Thứ hai, cần chú trọng xây dựng ngành và thương hiệu giáo dục quốc tế Việt Nam, đặc biệt tập trung định vị thương hiệu trong các lĩnh vực có tiềm năng phát triển như cung cấp các khóa học ngắn hạn, bồi dưỡng, cũng như đào tạo chuyên sâu, nâng cao chuyên môn ở các ngành trọng điểm trong khu vực, các chương trình trao đổi SV theo học kỳ, các khóa du học ngắn hạn kết hợp trải nghiệm văn hóa và thực tập, cả trực tiếp và trực tuyến, các chương trình giảng dạy ngôn ngữ cho SV quốc tế,…. tận dụng các cơ hội hợp tác quốc tế và công nghệ chuyển đổi số để cùng phát triển. Thứ ba, chú trọng tầm quan trọng của việc thường xuyên cập nhật xu hướng trên thế giới về phát huy thế mạnh của kết hợp hợp tác giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và quan hệ song phương, đa phương giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Thứ tư, đẩy mạnh việc xây dựng mạng lưới cựu SV ở cả hai nước cùng với đó là sự kết hợp chặt chẽ với các ngành khác như: du lịch, văn hóa, ngoại giao để xây dựng hình ảnh và thương hiệu GDĐH của mỗi quốc gia, đồng hành, hỗ trợ phát triển hoạt động hợp tác quốc tế trong GDĐH. Đối với chúng ta, Việt Nam cũng cần học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới với các chiến lược sử dụng hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục làm công cụ để tăng cường quan hệ ngoại giao góp phần thúc đẩy mối quan hệ song phương, đa phương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới thông qua giáo dục. Ở quy mô địa phương, cần tạo điều kiện thông thoáng, mở cửa, dành quỹ đất cho giáo dục nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực giáo dục; chủ động lên danh mục dự án đầu tư về giáo dục theo nhu cầu; chủ động tổ chức hội nghị, diễn đàn xúc tiến, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước; hỗ trợ tối đa hoạt động của cơ sở giáo dục ngoài công lập đang hoạt động tại địa phương nhằm tạo sức lan tỏa và sức hút đối với nhà đầu tư tiềm năng. 4. KẾT LUẬN Một trong bảy nhiệm vụ trọng tâm của GDĐH năm học 2022-2023 là các CSGDĐH cần đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Trong đó, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; phát triển các chương trình, dự án hợp tác có chất lượng với đối tác nước ngoài, rà soát các chương trình liên kết đào tạo đảm bảo thực hiện đúng quy định, chú trọng lựa chọn các đối tác có uy tín tốt; Thu hút SV, nhà khoa học có uy tín ở nước ngoài đến học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học; cử giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài theo các chương trình học bổng, hợp tác song phương… Tăng cường hợp tác quốc tế về GDĐH tạo giữa Việt Nam và các quốc gia có nền GDĐH phát triển trong đó có đất nước Australia không chỉ giúp cho việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của Việt 671
- Nam nói riêng và của mỗi nước nói chung mà còn là sợi dây gắn kết văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc, là nhịp cầu hữu nghị giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực và trên thế giới vì thế luôn có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mô hình quản lý GDĐH hiệu quả của Australia có thể giúp các CSGDĐH nghiên cứu, học học tập, trong đó, hợp tác quốc tế trong GDĐH, đồng thời tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực với các nội dung cụ thể sẽ góp phần thúc đẩy phát triển GDĐH Việt Nam trong tương lai. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Nguồn: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn, ngày 23/3/2021. [3] Chính phủ (2019). Nghị định số 99/2019/NĐ-CP, ngày 30/12/2019 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. [4] Đinh Thị Nga (2017). Đầu tư của nhà nước cho giáo dục, đào tạo: Thực trạng và một số đề xuất. Nguồn: http://tapchitaichinh.vn, ngày 29/10/2017. [5] Gloabal education Monitoring Report, 2019. [6] Lê Ngọc Trà. Một số vấn đề của giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2020. [7] https://apeiron-uni.eu/wp-content/uploads/2020/08/principles-of-international-cooperation- at-university-apeiron.pdf [8] Cục Hợp tác quốc tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2022), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Diễn đàn hợp tác giáo dục Việt Nam - Australia. Nguồn: https://moet.gov.vn. [9] Lê Huyền (2022), Hơn 100.000 du học sinh Việt Nam theo học và tốt nghiệp đại học ở Úc. Nguồn: https://vietnamnet.vn, ngày 24/9/2022. 672
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam
183 p | 223 | 41
-
Bài giảng Đổi mới quản lý giáo dục đại học
31 p | 131 | 29
-
Xây dựng khung năng lực hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường đại học trước yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục đại học
15 p | 100 | 13
-
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia - Quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học: Kinh nghiệm Trung Quốc và khuyến nghị đối với Việt Nam
366 p | 45 | 10
-
Giáo trình Quản lý giáo dục đại học quân sự: Phần 1
72 p | 22 | 6
-
Năng lực của chuyên viên trường đại học trong bối cảnh đổi mới quản lý giáo dục đại học
10 p | 69 | 6
-
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin quản lý giáo dục đại học
5 p | 57 | 6
-
Vận dụng mô hình thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) trong quản lý giáo dục đại học
12 p | 80 | 6
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục Đại học Việt Nam thời hội nhập từ góc nhìn của trường Cao đẳng địa phương
12 p | 66 | 5
-
Giáo trình Quản lý giáo dục đại học quân sự: Phần 2
68 p | 23 | 5
-
Tăng cường quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
9 p | 44 | 4
-
Một vài suy nghĩ về nhân lực quản lý giáo dục Đại học trong thời kỳ hội nhập
5 p | 55 | 4
-
Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học của Trung Quốc và khuyến nghị đối với Việt Nam: Phần 2
350 p | 14 | 4
-
Thông tin Quốc tế về Giáo dục Đại học – Số 15/2015
12 p | 27 | 3
-
Triết lý giáo dục đại học của Alfred North Whitehead và những điểm gợi mở đối với Việt Nam hiện nay
12 p | 15 | 3
-
Quản lý giáo dục đại học nhìn từ góc độ định hướng và kiểm soát thực hiện mục tiêu giáo dục
5 p | 40 | 2
-
Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học tại trường Đại học Y Thái Bình
10 p | 113 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn