Quản lý, khai thác chỉ dẫn địa lý cho nông sản địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế - Thực trạng và giải pháp
lượt xem 2
download
Việc quản lý và khai thác hiệu quả CDĐL nông sản địa phương là yêu cầu cấp thiết. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn quản lý, khai thác CDĐL đối với sản phẩm nông sản địa phương Thừa Thiên Huế, mô hình quản lý, khai thác CDĐL đối với nông sản địa phương của cộng đồng Châu Âu từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hiệu quả sản phẩm nông sản địa phương Thừa Thiên Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý, khai thác chỉ dẫn địa lý cho nông sản địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế - Thực trạng và giải pháp
- 7. QUẢN LÝ, KHAI THÁC CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CHO NÔNG SẢN ĐỊA PHƢƠNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MANAGEMENT, EXPLOITATION OF GEOGRAPHICAL INDICATIONS FOR AGRICULTURAL PRODUCTS LOCAL IN THUA THIEN HUE – REALITY AND SOLUTIONS Lê Thị Thảo1 TÓM TẮT: Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là thông tin về nguồn gốc của hàng hóa từ một quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phƣơng mà hàng hóa đƣợc sản xuất ra. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, CDĐL trở thành công cụ hữu hiệu để bảo hộ các sản phẩm nông sản địa phƣơng, thúc đẩy tổ chức sản xuất, quản lý chất lƣợng và mở rộng thƣơng mại, bảo đảm phát triển thị trƣờng bền vững. Bên cạnh bảo hộ, việc quản lý và khai thác hiệu quả CDĐL nông sản địa phƣơng là yêu cầu cấp thiết. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn quản lý, khai thác CDĐL đối với sản phẩm nông sản địa phƣơng Thừa Thiên Huế, mô hình quản lý, khai thác CDĐL đối với nông sản địa phƣơng của cộng đồng Châu Âu từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hiệu quả sản phẩm nông sản địa phƣơng Thừa Thiên Huế. Từ khóa: chỉ dẫn địa lý, nông sản địa phƣơng, quản lý, khai thác, Thừa Thiên Huế ABSTRACT: Geographical Indications (GI) is information about the origin of commodity from a country, territory or local from which the commodity was produced. In the context of international economic integration, GI becomes an effective tool to protect agricultural products local, promote production organization, quality management and commercial expansion, ensure sustainable market development. Beside protection, the management of exploitation of GI of agricultural products local is an urgent requirement. On the basis of studying the legal status and practical management, exploitation of GI for agricultural products local in Thua Thien Hue, model of management and exploitation of 1 TS., Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế; Email: thaolt@hul.edu.vn. 87
- GI for agricultural products local of the European community, thereby proposing solutions to improve and improve the efficiency of management and efficient exploitation of agricultural products local in Thua Thien Hue. Keywords: geographical indications, agricultural products local, management, exploitation, Thua Thien Hue. 1. Đặt vấn đề Việc bảo hộ CDĐL, ngoài việc gìn giữ và bảo vệ các loại tài sản truyền thống, đặc trƣng còn mang lại giá trị kinh tế rất lớn cho những ngƣời sản xuất, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho ngƣời tiêu dùng khi chọn mua loại sản phẩm mang CDĐL đƣợc bảo hộ. Tuy nhiên, thực tế phát triển sản phẩm mang CDĐL cho thấy việc bảo hộ CDĐL chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi CDĐL đƣợc quản lý, kiểm soát một cách chặt chẽ và đƣợc khai thác, phát triển một cách có hệ thống, có hiệu quả. Địa bàn Thừa Thiên Huế, với thế mạnh là các mặt hàng nông sản. Tính đến nay, Thừa Thiên Huế hiện có 89 sản phẩm đặc sản nằm trong danh mục phát triển thƣơng hiệu, trong đó, mè xửng và tôm chua Huế đã đƣợc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập nằm trong tốp 50 đặc sản quà tặng Việt Nam. Tỉnh đang tập trung xây dựng thƣơng hiệu cho các sản phẩm chủ lực và đặc sản địa phƣơng. Trọng tâm là đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, CDĐL đối với đặc sản địa phƣơng; quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ đối với đặc sản địa phƣơng nhƣ thanh trà Huế, rau má Quảng Thọ, sen Huế, tinh dầu tràm, các loại thủy hải sản và sản phẩm hải sản chế biến, sản phẩm nghề và làng nghề truyền thống đã tạo ra lƣợng giá trị hàng hóa lớn đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân2. Qua việc nghiên cứu thực tiễn về quản lý khai thác CDĐL đối với nông sản địa phƣơng Thừa Thiên Huế, sau bảo hộ đối với CDĐL, việc quản lý và khai thác chƣa phát huy hiệu quả và giá trị của sản phẩm: vùng nguyên liệu, mặt bằng sản xuất manh mún, 2 Báo Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế: phát triển nông nghiệp đặc sản gắn với du lịch, https://dulichvn.org.vn/index.php/item/thua-thien-hue-phat-trien-nong-nghiep-dac-san-gan-voi-du-lich-38941, truy cập ngày 25/8/2021. 88
- thiếu tính quy hoạch tổng thể. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất chế biến sản phẩm còn nhiều hạn chế, khả năng thƣơng mại hóa các sản phẩm chƣa đáp ứng yêu cầu. Quy mô sản xuất của các cơ sở còn nhỏ, thiếu tính liên kết bền vững, năng lực tiếp cận thị trƣờng còn yếu3. Bên cạnh đó, việc phân định thẩm quyền đăng kí bảo hộ, quản lý và sử dụng CDĐL chƣa có quy chuẩn thống nhất và chƣa phát huy hiệu quả đối với việc khai thác, phát triển giá trị của CDĐL. Bài viết trên cơ sở nghiên cứu mô hình quản lý, khai thác CDĐL các sản phẩm nông sản ở Châu Âu, phân tích thực trạng quản lý và khai thác CDDL đối với sản phẩm nông sản địa phƣơng Thừa Thiên Huế từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc quản lý, khai thác sản phẩm nông sản địa phƣơng. 2. Khái quát về chỉ dẫn địa lý và quản lý, khai thác chỉ dẫn địa lý cho nông sản địa phƣơng - Khái niệm nông sản địa phương Nông sản địa phƣơng là các sản phẩm chỉ có thể sản xuất trong một khu vực địa lý nhất định mà tại đó thực hành sản xuất của con ngƣời cộng với yếu tố về văn hóa, trải qua thời gian dài, đã góp phần tạo ra những đặc tính sinh học riêng cho sản phẩm. Do tính đặc thù về địa lý, danh tiếng và chất lƣợng, đặc sản thƣờng có giá trị gia tăng lớn hơn so với sản phẩm thông thƣờng cùng loại. Giá trị này thuộc về cộng đồng sản xuất sản phẩm trong nhiều năm, thậm chí qua nhiều thế hệ phát triển thành đặc sản mang lại lợi ích lâu dài, bền vững cho cộng đồng địa phƣơng. Nhƣ vậy, có thể hiểu nông sản địa phƣơng nhƣ sau: “Nông sản địa phƣơng là sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực, địa phƣơng, vùng địa lý cụ thể, có những tính chất đặc thù về hình thái, chất lƣợng không giống các sản phẩm cùng loại khác và các đặc tính này chủ yếu có đƣợc do các điều kiện tự nhiên, con ngƣời vùng sản xuất, chế biến sản phẩm tạo ra”. Nói một cách đơn giản hơn, nông sản địa phƣơng là sản phẩm đƣợc sản xuất hay khai thác ở một vùng nhất định theo quy trình, tập quán khai thác, sản xuất nhất định, có những đặc tính, đặc điểm đặc trƣng mà nơi khác không có đƣợc. 3 Báo Thừa Thiên Huế, tlđd. 89
- - Khái niệm chỉ dẫn địa lý và quản lý, khai thác chỉ dẫn địa lý Ở nƣớc ta, khái niệm về CDĐL đƣợc xác định là một trong năm đối tƣợng sở hữu công nghiệp quy định đầu tiên tại Điều 786, Bộ luật Dân sự 1995 với tên gọi xuất xứ hàng hoá: “Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện nhưng mặt hàng này có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp với cả hai yếu tố đó”. Đến Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thƣơng mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp đã đƣa ra quy định nhƣ sau: “1. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Thể hiện dưới dạng một từ ngữ: dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia; Thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hóa nhằm chỉ dẫn rằng hàng hóa nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc đặc tính khác của loại hàng hóa này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên. 2. Nếu chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ hàng hóa thì việc bảo hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về tên gọi xuất xứ hàng hóa”. Đến BLDS 2005 khoản 4 Điều 751 quy định:“Quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nhằm chỉ dẫn xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm thuộc về tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định”, còn BLDS 2015 thì không còn quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, tên gọi xuất xứ hàng hoá dƣờng nhƣ mới nhấn mạnh đến “tên gọi” sản phẩm (hình thức) mà ít thể hiện đƣợc chất lƣợng sản phẩm (nội dung), trong khi CDĐL chủ yếu đƣợc dùng để nêu bật chất lƣợng sản phẩm đƣợc các nƣớc trong Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) thừa nhận. Theo Điều 22 Hiệp định TRIPS – Hiệp định đƣợc áp dụng đối với 164 thành viên của TRIPS4, CDĐL đƣợc hiểu là một chỉ dẫn nhằm xác định một sản phẩm có xuất xứ từ lãnh 4 Sùng Thị Chấu (2021), Phân tích vòng đàm phán Urugoay của GATT và Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới WTO, https://luatminhkhue.vn/phan-tich-vong-dam-phap-urugoay-cua-gatt-va-hiep-dinh-thanh-lap-to-chuc- 90
- thổ của một nƣớc (thành viên WTO), hoặc từ một vùng, một khu vực địa lý của nƣớc đó, với điều kiện chất lƣợng, danh tiếng hay các đặc tính khác của sản phẩm chủ yếu do nguồn gốc địa lý này mang lại. Nhƣ vậy, CDĐL không chỉ là một tên gọi hoặc thông tin đơn thuần về tên gọi, nơi sản xuất, chế biến ra sản phẩm mà CDĐL nhằm phân biệt một sản phẩm này với các sản phẩm khác cùng loại, do đó CDĐL là dấu hiệu phân biệt về mặt địa lý có quyết định cơ bản đến chất lƣợng của một sản phẩm. CDĐL nói lên sự gắn kết của sản phẩm với tên một miền, một vùng đất; đƣợc tạo ra từ tay nghề truyền thống, tinh hoa con ngƣời của vùng đất đó, làm ra sản phẩm trung thực và mang tính lƣu truyền. Truyền thống tạo nên danh tiếng của sản phẩm, vì thế CDĐL không phải sự sáng tạo mà là sự tồn tại lƣu truyền từ năm này qua năm khác, từ đời này qua đời khác cần đƣợc thừa nhận, phát triển và đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ5. Có thể thấy, giai đoạn trƣớc năm 2005, khái niệm chỉ dẫn địa lý cũng đã đƣợc sử dụng nhƣng nó có thể là tên gọi xuất xứ hàng hóa hoặc không. Đến Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 ra đời và bỏ thuật ngữ: tên gọi xuất xứ hàng hóa, thống nhất chỉ sử dụng thuật ngữ chỉ dẫn địa lý: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”. Nhƣ vậy, khái niệm chỉ dẫn địa lý theo Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng tƣơng thích với Hiệp định TRIPs đó là đều đề cập tới sản phẩm, mối liên hệ giữa nguồn gốc địa lý của sản phẩm và các đặc tính của sản phẩm có đƣợc từ nguồn gốc địa lý đó. Quản lý, khai thác CDĐL cho nông sản địa phƣơng là xây dựng quy chế quản lý, sử dụng CDĐL đối với sản phẩm nông sản mang lại hiệu quả trong việc khai thác và phát huy giá trị kinh tế đối với nông sản địa phƣơng. Nhiều sản phẩm sau khi đƣợc bảo hộ CDĐL, kiểm soát nguồn gốc, chất lƣợng, quảng bá sản phẩm đã giúp giá trị và uy tín gia tăng đáng kể. Xu hƣớng chung của thị trƣờng hiện nay đòi hỏi sản phẩm trong đó có sản phẩm nông sản phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nhãn hiệu hàng hóa đƣợc bảo hộ từ các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc. thuong-mai-the-gioi-wto.aspx, truy cập ngày 25/8/2021. 5 Xuân Anh, Chỉ dẫn địa lý nông sản –thực trạng và giải pháp, http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208888. 91
- 3. Quy định về quản lý, khai thác CDĐL cho nông sản địa phƣơng của cộng đồng Châu Âu và Việt Nam - Về mô hình quản lý, khai thác CDĐL cho sản phẩm nông sản của Cộng đồng Châu Âu Thứ nhất, về quản lý: CDĐL là đối tƣợng đƣợc đặc biệt coi trọng ở châu Âu nơi có lịch sử lâu đời về phát triển CDĐL nhằm bảo hộ các sản phẩm truyền thống của địa phƣơng. Hệ thống các quy định pháp luật về đăng ký, quản lý và phát triển CDĐL cho các sản phẩm đặc sản của cộng đồng châu Âu đƣợc ban hành từ những năm đầu của thế kỷ 20 và hiện đang đƣợc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Nghiên cứu mô hình xây dựng, xác lập, quản lý và phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ đối với CDĐL ở cộng đồng châu Âu có thể nhận thấy quy trình xây dựng CDĐL bao gồm các bƣớc chính sau: (i) Thành lập chủ thể chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển CDĐL; (ii) Xác định và yêu cầu công nhận CDĐL; (iii) Công nhận CDĐL; (iv) Quản lý, kiểm soát CDĐL; (v) Phát triển giá trị CDĐL. Tất cả các sản phẩm mang CDĐL/tên gọi xuất xứ đƣợc bảo hộ ở Cộng đồng châu Âu sẽ đƣợc gắn trên bao bì, tem, nhãn sản phẩm biểu tƣợng chứng nhận CDĐL/tên gọi xuất xứ đƣợc bảo hộ. Biểu tƣợng chứng nhận CDĐL/tên gọi xuất xứ đƣợc bảo hộ đƣợc ban hành theo Quy chế EC 628/2008 ngày 02/7/2008 của Cộng đồng châu Âu sửa đổi Quy chế số 1898/2006 quy định chi tiết thi hành Quy chế số 510/2006 của Cộng đồng châu Âu về bảo hộ CDĐL và tên gọi xuất xứ cho các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm6. Cơ chế quản lý CDĐL đƣợc áp dụng ở cộng đồng châu Âu bao gồm hai hệ thống song song tồn tại có chức năng độc lập tƣơng đối với nhau đó là: hệ thống quản lý nội bộ và hệ thống quản lý ngoại vi. + Về hệ thống quản lý nội bộ do tổ chức tập thể của các nhà sản xuất thực hiện. Tổ chức này thƣờng đƣợc thành lập dƣới hình thức hiệp hội hoặc tập đoàn với nhiệm vụ chủ động thiết lập và vận hành hệ thống kiểm tra nội bộ sản phẩm mang CDĐL, bao gồm: (i) Quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành viên; 6 Cục sở hữu trí tuệ,2012, Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 92
- (ii) Quản lý quy trình canh tác, thu hoạch, chế biến, kinh doanh sản phẩm; (iii) Quản lý việc sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm; (iv) Kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thƣơng mại đối với sản phẩm. Cơ quan quản lý nội bộ chịu trách nhiệm đƣa ra các yêu cầu về nội dung, hình thức và thuê khoán thiết kế tem, nhãn, bao bì sản phẩm mang CDĐL; (v) xem xét, quyết định cấp, thu hồi tem, nhãn sản phẩm và giám sát việc sử dụng tem, nhãn sản phẩm mang CDĐL của các thành viên tổ chức. + Về hệ thống kiểm soát ngoại vi có thể do cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành hoặc các tổ chức tƣ nhân đƣợc công nhận thực hiện. Các tổ chức này có chức năng : (i) kiểm soát và chứng nhận chất lƣợng sản phẩm, phát hiện và (ii) đề nghị các biện pháp xử lý các hành vi xâm phạm liên quan đến CDĐL. Tổ chức kiểm soát ngoại vi CDĐL phải đảm bảo tính khách quan và công bằng với tất cả các đối tƣợng chịu sự kiểm soát đồng thời phải thƣờng xuyên có sẵn nhân lực và nguồn lực để tiến hành kiểm soát. Tổ chức kiểm soát CDĐL khác với tổ chức kiểm soát sản phẩm nói chung là chỉ kiểm soát các điểm đặc thù của sản phẩm mang CDĐL nhƣ: sản phẩm đó có đúng là đƣợc sản xuất tại vùng địa lý quy định; chất lƣợng có đảm bảo tiêu chuẩn quy định trong Bản Thuyết minh hay không. Việc kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm... do các tổ chức kiểm soát hành chính khác thực hiện. Nhƣ vậy, ở các nƣớc châu Âu có riêng một hệ thống các tổ chức kiểm soát CDĐL. Thứ hai, về khai thác phát triển giá trị quyền đối với chỉ dẫn địa lý Việc khai thác phát triển giá trị quyền đối với CDĐL bao gồm các hoạt động nhằm mục đích nâng cao giá trị kinh tế, xã hội cũng nhƣ uy tín, danh tiếng của sản phẩm mang CDĐL. Nghiên cứu cơ chế phát triển giá trị CDĐL ở các nƣớc châu Âu có thể nhận thấy tổ chức tập thể các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang CDĐL đóng vai trò “chủ trì” trong việc xây dựng và triển khai các hệ thống, biện pháp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Các hoạt động nhằm phát triển giá trị quyền đối với CDĐL rất đa dạng, bao gồm các chiến lƣợc xây dựng, phát triển và quảng bá thƣơng hiệu cho sản phẩm mang CDĐL; nâng cao năng lực cho các đại lý tiêu thụ sản phẩm mang CDĐL; nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc thƣơng mại hoá, marketting, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm trong và 93
- ngoài nƣớc; các hoạt động nghiên cứu, triển khai liên quan đến sản phẩm nhằm ứng dụng các thành tựu khoa học và kết quả nghiên cứu nhằm bảo đảm duy trì và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, kéo dài thời hạn bảo quản sản phẩm, tăng sản lƣợng sản phẩm... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng. Qua nghiên cứu, so sánh các quy định của pháp luật và hệ thống đăng ký, quản lý CDĐL của Cộng đồng châu Âu tỏ ra có nhiều ƣu điểm và phù hợp với các điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay. Các quy định về đăng ký và quản lý CDĐL của Cộng đồng châu Âu cũng khá tƣơng đồng với các quy định hiện hành của Việt Nam. Châu Âu đã thiết lập đƣợc một hệ thống quản lý và kiểm soát đầy đủ, chặt chẽ và đảm bảo tính hiệu quả trên thực tế. Hệ thống quản lý đƣợc áp dụng trong toàn bộ các khâu từ chuẩn bị nguyên liệu đến sản xuất, chế biến, gắn tem, nhãn, đóng bao bì đến tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống quản lý huy động đƣợc sự tham gia của cả tổ chức tập thể của các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm, cả các cơ quan chức năng về quản lý, giám sát chất lƣợng sản phẩm và cả cơ quan quản lý nhà nƣớc về sở hữu trí tuệ. - Quy định về quản lý khai thác CDĐL đối với sản phẩm nông sản ở địa phương ở Việt Nam Quản lý và khai thác CDĐL đối với sản phẩm nông sản ở Việt Nam đƣợc quy định trong Luật sở hữu trí tuệ và văn bản hƣớng dẫn thi hành: Quyền đăng ký CDĐL của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nƣớc cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang CDĐL, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phƣơng nơi có CDĐL thực hiện quyền đăng ký CDĐL. Ngƣời thực hiện quyền đăng ký CDĐL không trở thành chủ sở hữu CDĐL đó.7 Nhƣ vậy, việc đăng ký quản lý CDĐL chủ yếu các cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện. Đối với các CDĐL đã đƣợc bảo hộ, các tổ chức quản lý CDĐL hiện nay (nhà nƣớc trực tiếp quản lý hoặc trao quyền quản lý CDĐL cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân đƣợc trao quyền sử dụng CDĐL). 7 Điều 88 Luật Sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH ngày 25/6/2019. 94
- Chủ sở hữu CDĐL của Việt Nam là Nhà nước. Nhà nƣớc trao quyền sử dụng CDĐL cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang CDĐL tại địa phƣơng tƣơng ứng và đƣa sản phẩm đó ra thị trƣờng. Nhà nƣớc trực tiếp thực hiện quyền quản lý CDĐL hoặc trao quyền quản lý CDĐL cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân đƣợc trao quyền sử dụng CDĐL.8 Nhƣ vậy, có thể thấy việc quy định hoạt động sử dụng, khai thác CDĐL nhƣ vậy bị hạn chế: (i) Không có quy định cụ thể cho việc cấp phép quyền sử dụng CDĐL nên chủ thể quyền và chủ thể có nhu cầu sử dụng CDĐL sẽ lúng túng trong việc thiết lập hồ sơ xin cấp phép cũng nhƣ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL. Chính vì vậy, cơ chế kiểm soát đối với chất lƣợng các sản phẩm đƣợc gắn liền với CDĐL không chặt chẽ, rõ ràng. (ii) Không có căn cứ pháp lý để các chủ thể có nhu cầu sử dụng CDĐL xây dựng hệ thống kiểm soát chất lƣợng sản phẩm, mà nếu không có hệ thống này thì các chủ thể không thể xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL, vì thế gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào liên quan từ cấp quyền sử dụng, kiểm soát chất lƣợng hàng hóa cũng nhƣ quy hoạch vùng địa lý bảo hộ… Cơ chế sử dụng địa lý do các địa phƣơng quản lý tự quyết định, ban hành tùy thuộc vào từng địa phƣơng, dẫn đến sự thiếu thống nhất, hiệu quả thấp. (iii) Việc kiểm soát các sản phẩm gắn CDĐL không đƣợc quy định cụ thể trong luật do vậy các chủ thể có nhu cầu sử dụng CDĐL chỉ tập trung vào việc xây dựng hệ thống kiểm soát chất lƣợng nội bộ mà không xây dựng hệ thống kiểm soát chất lƣợng sản phẩm bên ngoài, kể cả công cụ truy xuất nguồn gốc. Vì vậy, khi sản phẩm gắn CDĐL ra khỏi nơi sản xuất thì việc kiểm soát gần nhƣ đã chấm dứt. Điều này làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm khi đến tay ngƣời tiêu dùng. Trên thực tế chúng ta không thể kiểm soát đƣợc chất lƣợng của sản phẩm đƣợc gắn với CDĐL, đồng thời không có sự phân biệt giữa sản phẩm trong vùng bảo hộ và sản phẩm ngoài vùng bảo hộ. Điều này làm cho giá thành 8 Khoản 4 Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH ngày 25/6/2019. 95
- của các sản phẩm có dán tem chứng nhận cũng không có sự khác biệt với sản phẩm không dán tem. Điều đó không thúc đẩy ngƣời sản xuất mặn mà với các quy trình và chất lƣợng của sản phẩm gắn liền với chị dẫn địa lý. (iv) Nhận thức về giá trị của loại tài sản SHTT trong đó có CDĐL còn hạn chế (kể cả các chủ thể quyền, kể cả đối với ngƣời có quyền sử dụng). Vì cơ chế sử dụng CDĐL không thực sự hiệu quả trên thực tế, không mang lại sự khác biệt rõ nét, đặc biệt là liên quan đến giá thành của sản phẩm có gắn nhãn CDĐL và các sản phẩm không gắn nhãn nên đã không tạo đƣợc động lực thúc đẩy sự đầu tƣ, quan tâm từ các chủ thể sản xuất9. 4. Thực trạng về quản lý và khai thác CDĐL cho sản phẩm nông sản địa phƣơng Thừa Thiên Huế Thống kê đến nay, trong số 65 đặc sản gắn với các địa danh của Thừa Thiên - Huế đã có 31 đặc sản đƣợc hỗ trợ nộp đơn đăng ký CDĐL, nhãn hiệu tập thể. Trong số này, đến nay, mới chỉ mới có 02 sản phẩm đăng kí CDĐL đó là: “nón lá Huế” và “tinh dầu tràm Huế”10: Ngày 14/7/2020, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định số 1711/QĐ-UBND về quy chế quản lý và sử dụng CDĐL “Huế” cho sản phẩm nón lá ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Sản phẩm nón lá mang CDĐL “Huế” phải đƣợc gắn tem, nhãn sản phẩm trƣớc khi đƣa ra thị trƣờng, các thành viên phải chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình gắn tem, nhãn. Điều 3 Quyết định này quy định: Hệ thống quản lý CDĐL “Huế” bao gồm các tổ chức chịu trách nhiệm về quản lý và kiểm soát nội bộ; xác nhận và kiểm soát chất lƣợng; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL và hoạt động hỗ trợ quản lý CDĐL từ bên ngoài. Trong đó cụ thể: (1) Hoạt động quản lý nội bộ do Hội Nón lá Huế đảm nhận; (2) Hoạt động kiểm soát chất lƣợng sản phẩm do Chi cục Tiêu chuẩn, Đo lƣờng, Chất lƣợng tỉnh Thừa Thiên Huế đảm nhận; (3) Hoạt động kiểm tra xác nhận đủ điều kiện sử dụng CDĐL do Hội Nón lá Huế đảm nhận; 9 Bùi Thị hằng Nga, Nguyễn Minh Bách Tùng, Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: yêu cầu của phát triển nông nghiệp bền vững, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210678, ngày 13/01/2021 truy cập ngày 05/08/2021. 10 Quốc Việt, Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm dầu tram Huế, https://dangcongsan.vn/kinh-te/xay-dung-chi- dan-dia-ly-cho-san-pham-dau-tram-hue-487669.html 96
- (4) Hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng CDĐL “Huế” do Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Hội Nón lá Huế đảm nhận; (5) Hoạt động hỗ trợ và quản lý CDĐL từ bên ngoài do các cơ quan quản lý nhà nƣớc liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp thuộc vùng CDĐL đảm nhận. Ngày 03/12/2020, Quyết định số 4656/QĐ-SHTT ngày 03/12/2020 Về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký CDĐL Huế đối với sản phẩm Tinh dầu tràm. Tổ chức quản lý CDĐL là Hội Sản xuất và Kinh doanh Dầu tràm Huế. Chủ sở hữu CDĐL tinh dầu tràm Huế là Nhà nƣớc, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế là đại diện chủ sở hữu. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế giao Hội sản xuất và kinh doanh dầu tràm Huế thực hiện chức năng là Tổ chức quản lý CDĐL tinh dầu tràm Huế. Đối với quản lý nội bộ CDĐL: Hội sản xuất và kinh doanh dầu tràm Huế có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với các bên liên quan thực hiện công tác kiểm soát nội bộ đối với CDĐL tinh dầu tràm Huế để đảm bảo đƣợc nguồn gốc và chất lƣợng sản phẩm ngay từ khâu sản xuất11. Đối với quản lý bên ngoài đối với CDĐL: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thƣơng, Sở Y tế và Ủy ban nhân dân các cấp thuộc vùng CDĐL có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc và hỗ trợ Hội trong công tác quản lý, giám sát bên ngoài đối với CDĐL12. Bên cạnh đó Điều 8 Quyết định số 4656/QĐ-SHTT ngày 03/12/2020 Về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký CDĐL Huế đối với sản phẩm Tinh dầu tràm quy định tự kiểm soát đó là: Tự kiểm soát là hoạt động tự kiểm tra, theo dõi, giám sát hoạt động sử dụng CDĐL của các cá nhân, tổ chức đƣợc cấp quyền sử dụng CDĐL tinh dầu tràm Huế nhằm đảm bảo điều kiện bảo hộ CDĐL; Tổ chức, cá nhân đƣợc cấp quyền sử dụng CDĐL tinh dầu tràm Huế bắt buộc phải xây dựng hệ thống tự kiểm soát đối với sản phẩm mang CDĐL. Yêu cầu tối thiểu của hệ thống kiểm soát đối với sản phẩm mang CDĐL gồm: Hệ thống sổ sách (có thể bằng giấy hoặc bằng điện tử) ghi chép đầy đủ và lƣu trữ các tài liệu, hồ sơ 11 Điều 6 Quyết định số 4656/QĐ-SHTT ngày 03/12/2020 Về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Huế đối với sản phẩm Tinh dầu tràm. 12 Điều 7 Quyết định số 4656/QĐ-SHTT ngày 03/12/2020 Về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Huế đối với sản phẩm Tinh dầu tram. 97
- sản xuất, kinh doanh sản phẩm theo quy định do Hội sản xuất và kinh doanh dầu tràm Huế ban hành; Hệ thống sổ sách ghi chép và tài liệu, hồ sơ liên quan đến quản lý sản phẩm mang CDĐL phải đƣợc tách riêng với tài liệu, hồ sơ chung của cơ sở. Nhƣ vậy, với 02 sản phẩm nông sản ở Huế đăng kí bảo hộ CDĐL thì UBND là tổ chức nộp đơn và quản lý. Điều này cho thấy, sự tham gia của các hội nghề nghiệp, các tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm CDĐL vào quá trình xây dựng hồ sơ đăng ký và quản lý CDĐL vẫn còn hạn chế. Thực tế, các Hiệp hội nghề nghiệp: Hội nón là Huế, Hội sản xuất và kinh donh tinh dàu tram Huế - Hiệp/ hội chƣa phát huy đƣợc vai trò, thế mạnh trong việc quản lý, khai thác và quảng bá thƣơng hiệu cho các CDĐL đối với các sản phẩm nông sản của địa phƣơng. Do vây, việc quản lý, khai thác chỉ dẫn địa lý với hai sản phẩm này chƣa mang lại hiệu quả. Để đảm bảo cho việc khai thác và phát triển CDDL với các sản phẩm này đòi hỏi Hội/Hiệp hội phải phát huy vai trò trong việc xây dựng uy tín thƣơng hiệu, cũng nhƣ nghiên cứu đề xuất việc cải tiến nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đối với các sản phẩm này thƣơng xuyên và có kế hoạch để đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của chất lƣợng sản phẩm và khả năng tiếp cận thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. 5. Đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và khai thác CDĐL cho sản phẩm nông sản địa phƣơng Thừa Thiên Huế Thứ nhất, đổi mới trong phương thức quản lý CDĐL, trong đó chú trọng tới việc “trao quyền” cho cộng đồng những ngƣời sản xuất sản phẩm, nhà nƣớc đóng vai trò “điều phối” để hài hòa lợi ích. Thứ hai, cộng đồng dân cư, nhà sản xuất là chủ thể đăng kí, quản lý đối với CDĐL cho sản phẩm nông sản địa phƣơng để các tổ chức này trực tiếp làm chủ và có chiến lƣợc quản lý, khai thác, phát triển chất lƣợng sản phẩm và bảo vệ thƣơng hiệu sản phẩm và nâng cao năng lực cho các tổ chức tập thể, các tổ chức đại diện cho cộng đồng dân cƣ, các nhà sản xuất và kinh doanh sản phẩm CDĐL thay vì hỗ trợ xây dựng hồ sơ đăng ký CDĐL và thiết lập hệ thống quản lý CDĐL nhƣ hiện nay. Thứ ba, thành lập tổ chức tập thể của các nhà sản xuất, kinh doanh: Tổ chức tập thể của các nhà sản xuất và kinh doanh đƣợc thành lập sẽ là tiền đề để xây dựng và triển khai các nội dung tiếp theo, cụ thể là tổ chức tập thể sau khi đƣợc thành lập sẽ thay mặt cho 98
- các nhà sản xuất, kinh doanh phối hợp với đơn vị chủ trì thực hiện dự án và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác xây dựng, thống nhất các nội dung và vận hành thử nghiệm mô hình tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Tổ chức tập thể các nhà sản xuất, kinh doanh đƣợc thành lập dƣới hình thức hội/ hiệp hội; Xác định cơ quan kiểm soát bên ngoài đối với chỉ dẫn địa lý để thực hiện các chức năng kiểm soát về chất lƣợng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; kiểm soát về vùng có sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và kiểm soát việc thực thi, áp dụng các quy trình bắt buộc và kiểm soát thị trƣờng. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh: chịu trách nhiệm về việc kiểm soát chất lƣợng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Đây là cơ quan có chức năng quản lý nhà nƣớc đối với chất lƣợng sản phẩm nói chung. Việc giao chức năng kiểm soát chất lƣợng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cho cơ quan này nhằm tận dụng các điều kiện sẵn có về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ triển khai các hoạt động kiểm soát chất lƣợng sản phẩm; Thứ tư, xây dựng mô hình quản lý, khai thác CDĐL; quy trình thủ tục phê chuẩn từng loại sản phẩm CDĐL, thực hiện việc kiểm soát, bảo đảm an toàn sản phẩm từ việc sản xuất, chế biến sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng sản phẩm. - Xây dựng phƣơng án tổ chức hệ thống quản lý nội bộ, bao gồm: + Thành lập tổ chức tập thể đại diện, thay mặt các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực hiện chức năng quản lý nội bộ việc sử dụng chỉ dẫn địa lý; + Huy động sự tham gia của các nhà sản xuất, kinh doanh vào tổ chức tập thể để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong quá trình vận hành mô hình quản lý; + Xây dựng, ban hành các văn bản; trang bị các điều kiện cơ sở, vật chất kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác quản lý của tổ chức tập thể; + Tập huấn, đào tạo, hỗ trợ, hƣớng dẫn tổ chức tập thể triển khai các hoạt động quản lý. - Xây dựng phƣơng án tổ chức hệ thống quản lý từ bên ngoài: Huy động các cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành tham gia vào mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý và xác định nhiệm vụ của từng cơ quan. 99
- - Xây dựng hệ thống văn bản làm cơ sở cho hoạt động quản lý chỉ dẫn địa lý: Các văn bản phục vụ công tác quản lý chỉ dẫn địa lý đƣợc xây dựng và ban hành theo quy trình: xây dựng dự thảo; lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân khu vực có sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý và ý kiến các chuyên gia có liên quan và trình ký ban hành/phê duyệt. Sau khi văn bản đƣợc ban hành và áp dụng, đơn vị chủ trì và các đơn vị phối hợp theo dõi, đánh giá và kịp thời để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, thuận tiện cho công tác quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý và góp phần vào việc nâng cao giá trị của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. - Xây dựng phƣơng tiện và phƣơng án khai thác thƣơng mại và phát triển giá trị chỉ dẫn địa lý bao gồm: + Khảo sát và nghiên cứu tổng quan về khai thác thƣơng mại và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông sản nhƣ: nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về việc khai thác thƣơng mại và phát triển giá trị kinh tế, xã hội của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; khảo sát, đánh giá về kinh nghiệm phát triển thƣơng mại của nông sản Việt Nam; điều tra, khảo sát, đánh giá các phƣơng án (đã và đang áp dụng, triển khai) kinh doanh, khai thác thƣơng mại sản phẩm và các sản phẩm của các địa phƣơng khác; tổng hợp, xử lý thông tin, số liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá. Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và dự báo nhu cầu thị trƣờng và khả năng tiêu thụ sản phẩm; + Báo cáo đánh giá nhu cầu thị trƣờng của sản phẩm về số lƣợng, chất lƣợng, hình ảnh... và dự báo nhu cầu thị trƣờng; + Xây dựng phƣơng án khai thác thƣơng mại và phát triển giá trị chỉ dẫn địa lý: các phƣơng án, kế hoạch khai thác thƣơng mại và phát triển giá trị kinh tế, xã hội đƣợc xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc về phát triển thƣơng mại sản phẩm nông sản (đặc biệt là kinh nghiệm quốc tế về quản lý và khai thác thƣơng mại sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý), nhu cầu của thị trƣờng. Các phƣơng án này đƣợc xây dựng vẫn trên quan điểm của đơn vị chủ trì thực hiện dự án là đơn vị chủ trì đề xuất nội dung, tham khảo ý kiến các cơ quan chuyên môn và thống nhất với địa phƣơng, ngƣời dân vùng có sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. 100
- + Xây dựng hệ thống tem, nhãn, bao bì sản phẩm và hệ thống thƣơng mại chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đảm bảo ổn định trong thời gian thu hoạch và hình thức bảo quản ngắn tốt nhất. + Xây dựng chƣơng trình quảng bá sản phẩm trên các phƣơng tiện truyền thông, các tour du lịch... nhằm xây dựng hình ảnh sản phẩm cho thị trƣờng trong nƣớc và từng bƣớc thị trƣờng quốc tế cho sản phẩm Thứ năm, xây dựng quy chế quản lý CDĐL: Quy chế Quy chế quản lý việc sử dụng CDĐL là căn cứ pháp lý để tổ chức quản lý việc sử dụng CDĐL. Việc ban hành quy chế quản lý CDĐL là nhằm thiết lập mô hình tổng thể và các cơ chế, cách thức quản lý CDĐL; đồng thời xác định các điều kiện, yêu cầu, quy định đối với việc sử dụng CDĐL. Thẩm quyền ban hành Quy chế Quy chế quản lý CDĐL do Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành. Cơ quan đƣợc giao quản lý CDĐL (CDĐL) sẽ chủ trì xây dựng quy chế với sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn liên quan. Hiện nay, có hai xu hƣớng ban hành quy chế quản lý CDĐL là: (i) Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế quản lý chung dùng cho tất cả các CDĐL, trong đó chỉ định rõ cơ quan quản lý CDĐL của tỉnh. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý CDĐL sẽ ban hành quy chế quản lý riêng cho từng CDĐL thuộc tỉnh; (ii) Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế quản lý cho từng CDĐL thuộc tỉnh. Thẩm quyền trao quyền sử dụng nên trao cho Hiệp hội nghề nghiệp. Thứ sáu, các quy định cần phải xác định rõ vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc là điều phối chung nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích và công bằng xã hội trong việc xây dựng, đăng ký, quản lý CDĐL chứ không phải là chủ sở hữu. Thứ bảy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan quản lý nhằm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu của CDÐL tránh hàng nhái, hàng giả nhằm bảo vệ thƣơng hiệu cho sản phẩm. Thứ tám, cần quan tâm đến việc thông tin tuyên truyền và có sự đầu tƣ, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về vai trò lợi ích của CDĐL, ƣu tiên phát triển các sản phẩm nông sản nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế nhƣ Sen Huế, Cam Nam Đông… và xác định rõ các tiêu chí về địa lý (địa danh, phạm vi lãnh thổ); mối quan hệ giữa đặc tính sản phẩm 101
- với điều kiện địa lý; xác định tiêu chí chuẩn về đặc trƣng sản phẩm có CDĐL đƣợc bảo hộ. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Xuân Anh, Chỉ dẫn địa lý nông sản –thực trạng và giải pháp, http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208888, truy cập ngày 08/8/2021. 2. Báo Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế: phát triển nông nghiệp đặc sản gắn với du lịch, https://dulichvn.org.vn/index.php/item/thua-thien-hue-phat-trien-nong- nghiep-dac-san-gan-voi-du-lich-38941, truy cập 25/8/2021. 3. Bùi Thị hằng Nga, Nguyễn Minh Bách Tùng, Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: yêu cầu của phát triển nông nghiệp bền vững.http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210678, ngày 13/01/2021 truy cập 05/08/2021. 4. Cục sở hữu trí tuệ, 2012, Tài liệu tập huấn về sở hữu trí tuệ, NXB Khoa học và kỹ thuật. 5. Sùng Thị Chấu, 2021, Phân tích vòng đàm phán Urugoay của GATT và Hiệp định thành lập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, https://luatminhkhue.vn/phan-tich-vong-dam-phap-urugoay-cua-gatt-va-hiep-dinh- thanh-lap-to-chuc-thuong-mai-the-gioi-wto.aspx, truy cập 25/8/2021. 6. Quốc hội, 2005, Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 7. Quốc hội, 2009, Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010; 102
- 8. Quốc hội, 2019, Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019. 9. Cục sở hữu trí tuệ, Quyết định số 4656/QĐ-SHTT ngày 03/12/2020 Về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Huế đối với sản phẩm Tinh dầu tràm. 10. Quốc Việt, Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm dầu tram Huế, https://dangcongsan.vn/kinh-te/xay-dung-chi-dan-dia-ly-cho-san-pham-dau-tram- hue-487669.html 11. UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 1711/QĐ-UBND ngày 14/7/2020 về quy chế quản lý và sử dụng CDĐL “Huế” cho sản phẩm nón lá ở tỉnh Thừa Thiên Huế 103
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu độ kiềm và độ cứng trong nuôi trồng thủy sản
35 p | 788 | 311
-
Thực trạng khai thác tài nguyên rừng ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay
32 p | 2940 | 279
-
Quản lý rừng cộng đồng ở tỉnh Sơn La: thực trạng và giải pháp
0 p | 142 | 15
-
Giới thiệu về nghề nuôi ong mật: Phần 1
27 p | 71 | 9
-
Nâng cao hiệu quả nghề lưới vây xa bờ bằng chà kết hợp công nghệ vệ tinh
7 p | 10 | 5
-
Quản lý và phát triển lâm nghiệp bền vững trong nền kinh tế thị trường hiện nay
0 p | 114 | 5
-
Phân chia tuyến biển và giao quyền quản lý tuyến biển ven bờ cho các cộng đồng ngư dân
4 p | 19 | 4
-
Quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo định hướng phát triển bền vững
10 p | 22 | 4
-
Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm chè tại tỉnh Thái Nguyên
13 p | 46 | 4
-
Hiện trạng và đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng nguồn lợi rong mơ (Sargassum) tại khu vực biển Bàn Than, xã Tam Hải, huyện núi Thành, tỉnh Quảng Nam
4 p | 11 | 3
-
Sự tham gia của người dân trong quản lý hoạt động khai thác thủy sản ven bờ ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
10 p | 71 | 3
-
Sinh kế cộng đồng và hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản tại hồ Tây và hồ Đăk R’tang, tỉnh Đăk Nông
7 p | 69 | 3
-
Nghiên cứu hoạt động khai thác của nghề lưới rê hỗn hợp ở tỉnh Trà Vinh
7 p | 64 | 3
-
Tác động của bảo hộ chỉ dẫn địa lý đến phát triển sản xuất hàng hóa của cam Cao Phong tỉnh Hòa Bình
6 p | 54 | 2
-
Đánh giá rủi ro sinh thái của nghề khai thác cá ngừ đại dương ở biển Việt Nam đối với các loài khai thác thứ cấp
12 p | 22 | 2
-
Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản
6 p | 126 | 2
-
Tác động của bảo hộ chỉ dẫn địa lý đến phát triển sản xuất hàng hóa của cam Cao Phong, Hòa Bình
6 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn