Quản lý quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
lượt xem 5
download
Quản lý quá trình dạy học môn Ngữ Văn ở trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, được thực hiện theo một quy trình gồm có 3 bước đó là: Quản lý giai đoạn chuẩn bị; Quản lí giai đoạn thực thi và quản lí giai đoạn đánh giá cải tiến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý quá trình dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
- NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI: 10.53750/jem22.v14.n6.51 Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 6, pp. 51-55 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Lê Thị Thu Hường1 Tóm tắt. Ngữ văn là môn học bắt buộc đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là môn học quan trọng, góp phần xây dựng cho học sinh những phẩm chất cao đẹp. Đối với cấp trung học cơ sở, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học. Quản lý quá trình dạy học môn Ngữ Văn ở trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, được thực hiện theo một quy trình gồm có 3 bước đó là: Quản lý giai đoạn chuẩn bị; Quản lí giai đoạn thực thi và quản lí giai đoạn đánh giá cải tiến. Từ khóa: Quản lý, quá trình dạy học, ngữ văn, trung học cơ sở, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. 1. Đặt vấn đề Môn Ngữ văn là môn học bắt buộc, quan trọng không chỉ đối với chương trình giáo dục trong nhà trường phổ thông nói chung mà còn là môn học góp phần xây dựng cho học sinh những phẩm chất cao đẹp như: Tình yêu đối với thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, ý thức đối với cội nguồn, tự hào dân tộc, lòng nhân ái vị tha... Môn Ngữ văn hướng tới đào tạo con người toàn diện trong xã hội. Chính vì vậy, mà đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải gắn liền với đổi mới dạy học môn Ngữ văn. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp trung học cơ sở là cầu nối giữa tiểu học và trung học phổ thông tiếp tục thực hiện yêu cầu giáo dục cơ sở định hướng cho học sinh học lên hoặc học nghề, vào đời tùy theo năng lực, điều kiện hoàn cảnh của học sinh, đồng thời đáp ứng những đòi hỏi của xã hội. Cấp học này có vai trò quan trọng đến chất lượng học tập và quá trình hình thành, phát triển nhân cách của học sinh, lứa tuổi trung học cơ sở. Quản lý quá trình dạy học ở trường trung học cơ sở là một công việc không hề dễ đối với nhà quản lý và còn khó khăn hơn đối với việc quản lý quá trình dạy học môn Ngữ văn. Do vậy, đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý giáo dục, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý cũng như việc nhận thức đúng về công tác quản lý quá trình dạy học môn Ngữ Văn của nhà quản lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn ở cấp trung học cơ sở. Bài viết đề cập đến một số vấn đề lí luận về quản lý quá trình dạy học môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. 2. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, quản lý quá trình dạy học Tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [2;9]. Theo tác giả Trần Kiểm, “Quản lí giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, Ngày nhận bài: 10/05/2022. Ngày nhận đăng: 17/06/2022. 1 Trường THCS Phú Lương, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội e-mail: lehuong101975@gmail.com 51
- Lê Thị Thu Hường JEM., Vol. 14 (2022), No. 6. tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [3;37]. Theo Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [5;34]. 3. Quá trình dạy học và quản lý quá trình dạy học Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh, quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của hai thành tố cơ bản trong quá trình dạy học - hoạt động dạy và hoạt động học. Nói cách khác, “Quá trình dạy học theo cách tiếp cận hệ thống bao gồm tập hợp các thành tố cấu trúc, có mối quan hệ biện chứng với nhau” [4;133]. Quản lý quá trình dạy học là quản lý hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố cơ bản của quá trình dạy học như: Mục đích dạy học, nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học; giáo viên và hoạt động dạy, học sinh và hoạt động học, phuong pháp dạy học, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá, kết quả dạy học. 4. Môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông mới Ngữ văn là môn học bắt buộc được học từ lớp 1 đến lớp 12. Môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng trên cơ /sở kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình hiện hành, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh [1]. Đối với cấp trung học cơ sở, môn Ngữ văn giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật. Không những thế, môn Ngữ văn còn tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn. Nội dung dạy học môn Ngữ văn gồm: hoạt động đọc, viết, nói và nghe; kiến thức (tiếng Việt, văn học); ngữ liệu. Về phương pháp dạy học môn Ngữ Văn: Vận dụng các phương pháp giáo dục theo định hướng chung là dạy học tích hợp và phân hóa; đa dạng hoá các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Căn cứ vào chương trình, giáo viên chủ động, linh hoạt xây dựng và tổ chức các bài học theo định hướng: Thực hiện yêu cầu tích hợp nội môn (cả kiến thức và kĩ năng), tích hợp liên môn và tích hợp những nội dung giáo dục ưu tiên (xuyên môn); thực hiện dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh ở tất cả các cấp và phân hóa góp phần định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông. Bên cạnh đó, còn rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động học bằng nhiều hình thức trong và ngoài lớp học; chú trọng sử dụng các phương tiện dạy học, khắc phục tình trạng dạy theo kiểu đọc chép, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương tiện cho học sinh. Tăng cường, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh; dành nhiều thời gian cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu học tập, luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập để học sinh biết tự đọc, viết, nói và nghe theo những yêu cầu và mức độ khác nhau; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Về các hình thức đánh giá quá trình và đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ Văn: Nội dung đánh giá Trong môn Ngữ văn, giáo viên đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thông qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe. Đánh giá trong môn Ngữ văn thực hiện bằng hai cách: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc 52
- NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 14 (2022), No. 6. học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, tư duy hình tượng và tư duy logic, những suy nghĩ và tình cảm của chính học sinh, không vay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo. Học sinh cần được hướng dẫn tìm hiểu để có thể nắm vững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chí dùng để đánh giá các phẩm chất, năng lực này. 5. Quản lý quá trình dạy học môn Ngữ Văn ở trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 5.1. Quản lý giai đoạn chuẩn bị Phân tích nhu cầu: Phân tích nhu cầu là khâu đầu tiên trong quy trình dạy học. Để quản lí khâu này, người quản lí cần định hướng và quản lí giáo viên thực hiện các công việc sau: Xác định vị trí môn học (đang dạy) trong chương trình của bậc học; Điều tra đối tượng dạy học. Xác định mục tiêu dạy học môn học, bài học: Xác định mục tiêu dạy học: Mục tiêu của môn học là những gì học sinh hoàn thành được sau khi học xong môn học về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó là những mục tiêu thuộc lĩnh vực nhận thức (kiến thức), lĩnh vực tâm vận (kĩ năng) và lĩnh vực tình cảm (thái độ). Những mục tiêu này được xác định dưới dạng hành vi, có thể quan sát được, chỉ rõ những hành vi mà học sinh phải thực hiện để chứng tỏ mục tiêu học tập đã hoàn thành. Xác định mục tiêu bài học: Đây là yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá. Mục tiêu bài học cũng là thành phần cơ bản của kế hoạch bài dạy (giáo án). Mục tiêu bài học là sự miêu tả đầu ra mong đợi của giáo viên và học sinh sau một bài học, là cơ sở cho các hoạt động khác trong giờ học và cũng là tiêu chí để đánh giá hiệu quả giờ học. Lập kế hoạch dạy học: Trên cơ sở các thông tin thu được từ khâu phân tích nhu cầu, căn cứ mục tiêu chung của môn học và mục tiêu chi tiết của từng bài học, giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cho từng bài học trong suốt một học kì hay năm học. Kế hoạch dạy học là lịch trình cho một học kì/năm học, chi tiết tới từng bài học với dự kiến về hình thức tổ chức dạy học (ở nhà, trên lớp, làm việc nhóm, thí nghiệm v.v.), các phương pháp, phương tiện, công cụ cần chuẩn bị (máy chiếu, đồ dung, thí nghiệm, phiếu học tập, câu hỏi v.v.), các hình thức kiểm tra đánh giá có thể (trắc nghiệm khách quan, câu đố v.v.) ứng với từng bài học. Phần cuối của kế hoạch dạy học là kế hoạch kiểm tra đánh giá với các hình thức khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Ngoài ra, giáo viên có thể lập kế hoạch cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp (ngoại khoá của bộ môn). Tổ chức tài liệu dạy học: Căn cứ các thông tin thu được, nhất là trong phần xác định mục tiêu môn học và mục tiêu chi tiết cho từng bài học, giáo viên lựa chọn, sắp xếp và tổ chức tài liệu học tập cho phù hợp. Ngoài sách giáo khoa là các tài liệu học tập chính, giáo viên có thể chuẩn bị các loại sách tham khảo, tranh ảnh, hiện vật, băng hình, băng tiếng, các trang web học tập liên quan. . . Các tài liệu này được lựa chọn trên cơ sở mục tiêu của từng bài học và các hình thức tổ chức dạy - học đã được ghi trong kế hoạch dạy học. Lứa tuổi, hứng thú, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh cũng là căn cứ để giáo viên lựa chọn tài liệu học tập. Để dễ sử dụng, giáo viên tổ chức các tài liệu học tập theo bài, có ghi chú để dễ tìm kiếm khi cần. Có thể khai thác thông tin về môn học, bài học trên Internet và tạo đường link với kế hoạch bài học. Chuẩn bị các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học: Mỗi bậc nhận thức (ứng với những nội dung nhất định) đòi hỏi có hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tương ứng. Căn cứ bậc nhận thức của mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, giáo viên có thể lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có các phương pháp dạy học tương ứng. giáo viên có thể lựa chọn hoặc kết hợp các phương pháp phù hợp để sử dụng nhằm đạt mục tiêu dạy học (thuyết giảng, vấn đáp, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, xemina, kết hợp các trò chơi, đóng vai. . . ) 53
- Lê Thị Thu Hường JEM., Vol. 14 (2022), No. 6. Chuẩn bị các phương tiện, công cụ dạy học: Mỗi hình thức tổ chức dạy học, mỗi phương pháp dạy học cần những phương tiện, công cụ tương ứng. Những phương tiện kĩ thuật: Máy tính nối mạng, đèn chiếu, màn hình, các dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng dạy học, phòng bộ môn. Những công cụ: Bảng các loại, các loại phiếu học tập, các loại công cụ tự nhiên , tự tạo 5.2. Quản lí giai đoạn thực thi - Quản lí giai việc lập kế hoạch bài dạy, soạn giáo án: Bao gồm các hoạt động sau: Quản lý việc thực hiện mục tiêu dạy học; Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình dạy học: Quản lý việc lập kế hoạch bài học, soạn giáo án; Quản lý việc thực hiện thời khoá biểu của giáo viên, Quản lý việc đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học; Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. - Quản lý môi trường dạy học: Là quản lí việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ cho dạy học như cơ sở vật chất: Lớp học, bàn ghế, đồ dùng dạy học, tư liệu, tài liệu cần thiết dùng cho giáo viên và học sinh. Thiết lập mối quan hệ với gia đình học sinh qua Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, trường. Tinh thần, ý thức trách nhiệm và một tâm thế tốt để sẵn sàng thực thi quá trình dạy học. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là tất cả các phương tiện vật chất được sử dụng vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục và đào tạo khác để đạt được mục đích giáo dục. Cơ sở vật chất giáo dục đơn thuần: trường lớp, sân chơi, bãi tập, phòng nghiệm, thư viện, phòng học bộ môn. . . Nội dung quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Xây dựng, bảo quản, bổ sung thường xuyên cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để ngày càng đáp ứng đủ nhu cầu về giảng dạy và học tập, các hoạt động khác trong nhà trường. Bồi dưỡng các kĩ năng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho giáo viên. 5.3. Quản lí giai đoạn đánh giá cải tiến - Ghi chép sau giờ dạy: Sau một giai đoạn (học kì, năm học), giáo viên tổng kết tư liệu thu được và lập kế hoạch cải tiến cho hoạt động nghề nghiệp của bản thân ở giai đoạn sau. Những tư liệu làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đánh giá cải tiến có thể là: Thông tin phản hồi từ phía học sinh về hoạt động dạy học; Thông tin phản hồi từ các bài kiểm tra đánh giá mà học sinh thực hiện trong năm học; Kết quả học tập của học sinh sau một năm học; Đánh giá của đồng nghiệp sau dự giờ; Quan sát, đánh giá của chính giáo viên; Đánh giá của cán bộ quản lí, tổ trường. - Lập kế hoạch cải tiến: Hồ sơ bao gồm: Chương trình môn học; kế hoạch dạy học môn học; kế hoạch bài học; Các tài liệu học tập có liên quan, kể cả các tài liệu của thầy; Kết quả học tập của học sinh các khoá sau khi học xong môn học; Ý kiến phản hồi của học sinh sau khi học xong môn học; Ý kiến của đồng nghiệp sau dự giờ; Ý kiến đánh giá của cựu học sinh (nếu có); Ý kiến tự đánh giá của giảo viên sau khi dạy xong môn học; Mẫu các loại bài kiểm tra (tuần, tháng. . . ); Một số bài thi, kiểm tra của học sinh; Hồ sơ môn học sẽ được cập nhật sau mỗi khoá học và phải đổi mới sau mỗi năm ít nhất là 15 - 20%. 6. Kết luận Ngữ văn là một môn học bắt buộc đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Ở bậc trung học cơ sở, môn Ngữ văn giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; Không những thế, môn Ngữ văn còn tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn. Quản lý quá trình dạy học môn Ngữ Văn ở trường trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, được thực hiện theo quy trình: Quản lý giai đoạn chuẩn bị (Phân tích nhu cầu; Xác định mục tiêu dạy học môn học, bài học; Lập kế hoạch dạy học; Tổ chức tài liệu dạy học; Chuẩn bị các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học; Chuẩn bị các phương tiện, công cụ dạy học); Quản lí giai đoạn thực thi (Quản lí giai việc lập kế hoạch bài dạy, soạn giáo án và quản lý môi trường dạy học); Quản lí giai đoạn đánh giá cải tiến (Ghi chép sau giờ dạy và Lập kế hoạch cải tiến). 54
- NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 14 (2022), No. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TTBGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). [2] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010). Đại cương khoa học quản lí. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [3] Trần Kiểm (2004). Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Giáo dục, Hà Nội [4] Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên, 2007), Giáo trình giáo dục học. NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội, 2007. [5] Nguyễn Ngọc Quang (1989), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Tập bài giảng SĐH, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và đào tạo, Hà Nội. ABSTRACT Management of literature teaching at secondary school according to the General Education Program 2018 Literature is a compulsory subject for students from grade 1 to grade 12. This is an important subject that contributes to the building of students with beautiful qualities. At the lower secondary level, Literature helps students develop their language and literary abilities. Managing the process of teaching Literature at junior high schools according to the 2018 general education program, is carried out according to a process consisting of 3 steps which are: Management of the preparation stage; Manage the implementation phase and manage the improvement evaluation phase. Keywords: Management, teaching process, literature, lower secondary school, General Education Program 2018. 55
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu tập huấn Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường THCS môn Vật lí
197 p | 1151 | 262
-
Tài liệu tập huấn Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường THPT môn Địa lí
252 p | 724 | 190
-
Tài liệu bài giảng Lý luận dạy học - ĐH Sư phạm Kỹ thuật
0 p | 632 | 127
-
Giáo trình Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo trong trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: Phần 1
63 p | 255 | 75
-
Bài giảng Chương 4: Quản lý hoạt động dạy – học trong trường phổ thông
35 p | 347 | 54
-
Giáo trình Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo trong trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: Phần 2
33 p | 167 | 52
-
Bài giảng Lý luận & phương pháp dạy học đại học
52 p | 192 | 16
-
Quản lý quá trình dạy học ở trường phổ thông theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể
10 p | 99 | 13
-
Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học
7 p | 69 | 9
-
Giáo trình Giáo dục học nghề nghiệp: Phần 2
106 p | 17 | 5
-
Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tự nhiên xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 83 | 4
-
Quản lý hoạt động dạy học tích hợp môn Lịch sử và Địa lí ở trường trung học cơ sở
3 p | 16 | 4
-
Quản lý hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
7 p | 12 | 3
-
Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
3 p | 18 | 3
-
Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam
10 p | 5 | 2
-
Biện pháp quản lý quá trình dạy học của tổ trưởng tổ chuyên môn các trường trung học phổ thông huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
6 p | 16 | 2
-
Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn nghiệp vụ lưu trú tại trường Cao đẳng Du lịch Huế
8 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn