intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phân tích thực trạng quản lý, sử dụng nguồn vốn của Quỹ VEPF; chỉ ra những bất cập trong công tác này thời gian qua; từ đó đề xuất các giải pháp để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Quĩ trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

  1. QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam Dương Thị Phương Anh Ngày nhận: 17/02/2017 Ngày nhận kết quả phản biện: 27/02/2017 Ngày duyệt đăng: 14/03/2017 Quĩ Bảo vệ Môi trường Việt Nam (Vietnam Environment Protection Fund- VEPF) là Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia, là tổ chức tài chính Nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tiếp nhận vốn của ngân sách Nhà nước, vốn tài trợ, huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật để thực hiện hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án hoạt động về bảo vệ môi trường với lãi suất ưu đãi. VEPF hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải bảo toàn vốn điều lệ và tự bù đắp chi phí quản lý. Bài viết phân tích thực trạng quản lý, sử dụng nguồn vốn của Quỹ VEPF; chỉ ra những bất cập trong công tác này thời gian qua; từ đó đề xuất các giải pháp để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Quĩ trong thời gian tới. Từ khóa: Quĩ Bảo vệ môi trường Việt Nam, quản lý vốn 1. Khái quát về Quĩ Bảo vệ môi trường Việt 1.1. Về nguồn vốn hoạt động bảo vệ môi trường Nam Theo Điều 5 Thông tư số 132/2015/TT-BTC ngày uĩ VEPF là tổ chức tài chính Nhà nước 28/8/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận quản lý tài chính đối với Quỹ VEPF, vốn hoạt nhưng phải bảo toàn vốn điều lệ, tự bù động của Quĩ VEPF được hình thành từ hai nguồn đắp chi phí quản lý, chịu trách nhiệm cơ bản là vốn điều lệ và vốn hoạt động bổ sung trước cơ quan quản lý nhà nước về việc quản lý hàng năm. Trong đó, vốn điều lệ của Quĩ VEPF an toàn vốn và tài sản của quỹ, đảm bảo sử dụng được quy định tại khoản 1 Điều 5 đến năm 2017 vốn đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, và chấp là 1.000 tỷ đồng. Lộ trình cấp bổ sung vốn điều lệ hành các chế độ quản lý tài chính, kế toán, kiểm cho Quĩ VEPF thực hiện theo quy định tại khoản 1 toán của các cơ quan quản lý. Như vậy, để quản Điều 7 Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg; được bổ lý nguồn vốn trong hoạt động bảo vệ môi trường sung từ ngân sách Nhà nước và Quỹ đầu tư phát thì Quỹ cần đảm bảo 3 yêu cầu cơ bản: Nguồn vốn triển. Vốn hoạt động bổ sung hàng năm được quy tăng trưởng ổn định; nguồn thu của quỹ đúng đối định tại khoản 2 Điều 5, bao gồm: Ngân sách Nhà tượng, không thất thoát, vốn được sử dụng đúng nước chi sự nghiệp môi trường cấp bù kinh phí tài mục đích; kết quả của các dự án, chương trình về trợ cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã bảo vệ môi trường được đánh giá là hiệu quả cả về thực hiện hàng năm và bổ sung vốn hoạt động cho mặt kinh tế và hiệu quả xã hội. Quỹ VEPF; các khoản bồi thường thiệt hại về môi © Học viện Ngân hàng Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng ISSN 1859 - 011X 57 Số 178 (Tháng 3, 2017)
  2. QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP trường và đa dạng sinh học nộp vào Ngân sách CDM cấp cho các dự án CDM thực hiện tại Việt Nhà nước theo quy định của pháp luật; lệ phí bán/ Nam; hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến, tuyên chuyển các chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính truyền nâng cao nhận thức về dự án CDM; xem được chứng nhận (CERs) thu được từ các dự án cơ xét, phê duyệt tài liệu dự án CDM; quản lý và chế phát triển sạch (CDM) thực hiện tại Việt Nam; giám sát dự án CDM; trợ giá đối với sản phẩm của các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, ủy dự án CDM. thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài Thứ năm, hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối nước dành cho lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng lưới theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phó với biến đổi khí hậu; bổ sung từ chênh lệch theo quy định của pháp luật hiện hành; thu chi hàng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác Thứ sáu, hỗ trợ tài chính đối với các hoạt động ứng theo quy định của pháp luật. phó với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014, luật; vốn hoạt động của Quỹ VEPF được hình thành từ Thứ bảy, thực hiện các chương trình, đề án, dự án các nguồn: Ngân sách Nhà nước; phí bảo vệ môi và nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ và Bộ trường; các khoản bồi thường cho Nhà nước về trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao theo thiệt hại môi trường; các khoản hỗ trợ, đóng góp, quy định của pháp luật; ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài Thứ tám, đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài nước. Nhưng hiện nay, nguồn vốn của Quỹ hầu sản cố định phục vụ cho hoạt động của Quỹ VEPF. như do ngân sách Nhà nước cấp. Các nguồn vốn có Thứ chín, sử dụng vốn nhàn rỗi để gửi tại các ngân thể bổ sung thường xuyên cho Quỹ như phí bảo vệ hàng thương mại (NHTM) có chất lượng hoạt động môi trường; các khoản bồi thường cho Nhà nước tốt theo phân loại của Ngân hàng Nhà nước Việt về thiệt hại môi trường lại chưa có cơ chế chuyển Nam (NHNN), nhằm mục đích bảo toàn và phát vốn. Tính đến hết năm 2016, vốn điều lệ của Quỹ triển vốn cho Quỹ. là 650 tỷ đồng được cấp từ nguồn ngân sách, phần Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 7 của Thông tư số còn thiếu Quỹ đang đề nghị ngân sách Nhà nước 132/2015/TT-BTC đã quy định, trong quá trình cấp kinh phí bổ sung trong năm 2017 (theo quy bảo toàn vốn, nghiêm cấm Quĩ VEPF huy động định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 78/2014/ vốn dưới hình thức nhận tiền gửi, phát hành kỳ QĐ-TTg). phiếu, tín phiếu, trái phiếu, vay thương mại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; sử 1.2. Về sử dụng nguồn vốn dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mục đích kinh doanh tiền tệ, đầu tư chứng khoán, kinh Điều 6 Thông tư số 132/2015/TT-BTC quy định doanh bất động sản và các hoạt động kinh doanh Quĩ VEPF được sử dụng vốn cho 9 nhóm hoạt không được phép khác. động sau: Thứ nhất, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với 2. Thực trạng quản lý, sử dụng nguồn vốn tại các dự án bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn Quĩ Bảo vệ môi trường Việt Nam quốc; Thứ hai, hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các dự án bảo a. Nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi vệ môi trường vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo Công tác cho vay lãi suất ưu đãi đối với các dự quy định của pháp luật; án bảo vệ môi trường luôn được coi là một hoạt Thứ ba, tài trợ, đồng tài trợ cho các hoạt động động trọng tâm, quan trọng và xuyên suốt trong bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật và hoạt động nghiệp vụ của Quỹ. Các dự án vay vốn không trùng lặp với nguồn ngân sách nhà nước cấp của Quỹ tập trung chủ yếu là xử lý chất thải công cho các Bộ, ngành, địa phương chi hoạt động bảo nghiệp (cho vay hơn 885,6 tỷ đồng/81 dự án, vệ môi trường; chiếm 52,5%); xử lý nước thải, khí thải các nhà Thứ tư, thực hiện một số cơ chế, chính sách tài máy, xí nghiệp (cho vay gần 312,2 tỷ đồng/83 dự chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế CDM, bao án, chiếm 21,5%); Triển khai các công nghệ sạch, gồm: Tổ chức, theo dõi, quản lý, thu lệ phí cấp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, sản chứng chỉ CERs do Ban Chấp hành quốc tế về phẩm bảo vệ môi trường (cho vay hơn 296,6 tỷ 58 Số 178 (Tháng 3, 2017) Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
  3. QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP Biểu đồ 1. Tăng trưởng tín dụng của Quỹ VEPF giai đoạn 2012- 2016 Nguồn: Báo cáo cáo tổng kết hoạt động tín dụng Quĩ VEPF giai đoạn 2012-2016 đồng/44 dự án chiếm 14,8%); xử lý chất thải sinh khai các dự án hiệu quả, không dàn trải nhưng giải hoạt (cho vay hơn 170,5 tỷ đồng/11 dự án, chiếm quyết được vấn đề nổi cộm về môi trường, góp 7,6%) và xã hội hóa thu gom rác thải (cho vay hơn phần phát triển bền vững. 51,7 tỷ đồng/15 dự án, chiếm 3,6%). Đối tượng vay vốn tại Quỹ phần lớn là các công ty cổ phần b. Đối với công tác nhận ủy thác cho vay lại từ (chiếm 76%), công ty TNHH (chiếm 21%) và nguồn vốn WB doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể (chiếm Năm 2013 Quỹ VEPF triển khai Hợp phần II: “Thí 3%). điểm cho vay đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước Đến nay, Quỹ đã thực hiện cho vay với lãi suất ưu thải tập trung tại các khu công nghiệp thuộc 4 tỉnh đãi hơn 1.698 tỷ đồng cho 234 dự án trên địa bàn Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Nam Định và Hà 44 tỉnh thành trong cả nước. Công tác cho vay vốn Nam” bằng nguồn vốn 20,473 triệu USD từ Ngân với lãi suất ưu đãi đã có sự bứt phá rõ rệt qua từng hàng Thế giới (WB). Tính đến nay, Quỹ đã thực năm, năm 2010 Quỹ đạt mức cho vay 500 tỷ đồng hiện cho vay từ nguồn vốn WB hơn 96 tỷ đồng/4 và 6 năm sau số cho vay là 1.698 tỷ đồng. Biểu dự án. Nhằm triển khai hiệu quả hơn nguồn vốn đồ 1 cho thấy, nguồn vốn cho vay với lãi suất ưu từ WB, Quỹ đã làm việc với các bên liên quan đãi được giải ngân đã tăng qua từng năm. Điều đó mở rộng phạm vi cho vay của dự án thêm các tỉnh cho thấy, các quy định, quy trình vay vốn ưu đãi thành (ngoài 4 tỉnh đã ấn định) như Hà Nội, Hòa đã ngày càng phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho Bình, Ninh Bình, Tp.Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình các doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận nguồn Dương, Long An. vốn cũng như sự quan tâm, nỗ lực của các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường. Trong c. Đối với công tác tài trợ, hỗ trợ lãi suất sau đầu quá trình hoạt động tín dụng, vấn đề nợ xấu luôn tư và ký quỹ phục hồi trong khai thác khoáng sản được Quỹ kiểm soát chặt chẽ, đẩy mạnh hoạt động Công tác tài trợ của Quỹ trong những năm qua thu hồi nợ, xử lý các khoản nợ đọng, nợ xấu bằng luôn được đánh giá cao, mang tính kịp thời và cấp nhiều biện pháp tích cực. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu của thiết, đặc biệt là công tác tài trợ khắc phục sự cố Quỹ luôn được kiểm soát ở mức an toàn dưới 3%. ô nhiễm môi trường sau bão, lũ. Đến nay, Quỹ đã Vốn cho vay được thu hồi khá cao, tăng qua các thực hiện tài trợ hơn 28 tỷ đồng/142 dự án của 39 năm và lãi cũng được thu hồi đều đặn. tỉnh thành trên cả nước. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư Tuy nhiên, nhu cầu về vốn phục vụ cho các hoạt hơn 800 triệu đồng/3 dự án. Trong công tác ký quỹ động bảo vệ môi trường trong nền kinh tế là rất lớn cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai và nhiều tiềm năng, còn nhiều nhu cầu chưa được thác khoáng sản, Quĩ VEPF đã xây dựng quy trình, đáp ứng. Do đó về dài hạn Quỹ cũng cần quan tâm hồ sơ tiếp nhận tiền ký quỹ phục hồi môi trường tới việc xác định thứ tự ưu tiên trong việc thực trong khai thác khoáng sản, thông báo cho các cơ hiện các dự án, phân loại và khoanh vùng theo khu sở khai thác khoáng sản, các cơ quan quản lý địa vực về mức độ tác động tới môi trường để triển phương để phối hợp thực hiện nhiệm vụ này. Tính Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 178 (Tháng 3, 2017) 59
  4. QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP đến nay, Quỹ đã tiến hành thẩm định 230 dự án nguồn thu để đảm bảo hoạt động thực sự hiệu quả, đăng ký ký quỹ phục hồi môi trường trong khai chủ động hơn. thác khoáng sản, số tiền ký quỹ là 116,9 tỷ đồng. 3. Bất cập trong quản lý, sử dụng nguồn vốn d. Đối với công tác quản lý các dự án Cơ chế phát của Quỹ VEPF triển sạch Trên thực tế hiện nay, ngân sách Nhà nước chi sự Bên cạnh các kết quả đã đạt được, hiện còn một nghiệp môi trường cấp bù kinh phí tài trợ cho các số bất cập trong quản lý, sử dụng nguồn vốn tại dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã thực hiện Quỹ Bảo vệ môi trường cần được nhận diện để giải hàng năm và bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ chỉ quyết triệt để. Cụ thể: cấp phát để hỗ trợ giá điện gió theo Quyết định - Theo lộ trình bổ sung vốn điều lệ theo Quyết định 37/2011/QĐ-TTg. Quỹ thực hiện một số cơ chế số 78/2014/QĐ-TTg, vốn điều lệ của Quỹ đến năm chính sách tài chính đối với dự án đầu tư CDM tại 2017 được cấp bổ sung, nâng tổng số vốn điều lệ Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 lên 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn này mới của Thủ tướng Chính phủ, cơ chế hỗ trợ phát triển chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu hỗ các dự án điện gió tại Việt Nam theo Quyết định trợ tài chính của các dự án bảo vệ môi trường trên 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng phạm vi cả nước và chưa xứng tầm với Quỹ bảo vệ Chính phủ. Tính đến nay, tổng lượng CERs đăng môi trường quốc gia. ký là 18.664.867 CERs/49 dự án; số tiền thu lệ phí - Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật bán/chuyển CERs là 13,135 tỷ đồng và 1,2 triệu quy định và hướng dẫn hoạt động đối với tổ chức EUR và hơn 7 nghìn USD trên tổng số 32 dự án. tài chính Nhà nước. Do đó, trong quản lý, sử dụng Quỹ đã thực hiện trợ giá sản phẩm dự án Phong nguồn vốn, Quỹ đang vận dụng các văn bản pháp điện 1- Bình Thuận với tổng số tiền hơn 234,8 tỷ lý dành cho các tổ chức tín dụng do Chính phủ đồng và hỗ trợ giá điện gió nối lưới theo Quyết và NHNN ban hành như: Luật Các tổ chức tín định số 37/2011/QĐ-TTg là 37,13 tỷ đồng. dụng, quy định về cho vay, phân loại nợ, trích lập Mặc dù hoạt động của VEPF quan tâm nhiều tới dự phòng rủi ro, quy định về tài sản bảo đảm,... hiệu quả xã hội và hoạt động không vì mục tiêu nên còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với Quỹ. Mới lợi nhuận, chủ yếu sử dụng nguồn ngân sách Nhà đây nhất, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư nước để chi hỗ trợ cho các dự án môi trường, số 132/2015/TT-BTC ngày 28/8/2015 (thay thế nhưng xét về lâu dài Quỹ cần quan tâm tới các Thông tư số 93/2003/TT-BTC ngày 06/10/2003 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quĩ Biểu đồ 2. Sử dụng vốn của Quỹ VEPF tính đến VEPF), tuy nhiên, Thông tư mới chỉ hướng dẫn 31/12/2016 chế độ quản lý tài chính (quản lý vốn, chế độ thu- Đơn vị: Tỷ đồng chi tài chính, chế độ báo cáo), không quy định chi tiết các hoạt động nghiệp vụ. Do đó, Quỹ VEPF vẫn gặp khó khăn trong quản lý, sử dụng nguồn vốn và cần tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng để xây dựng quy chế hoạt động nghiệp vụ cho Quỹ. Đặc biệt, các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường và đa dạng sinh học thu vào Ngân sách Nhà nước đến nay chưa có văn bản hướng dẫn về việc giao số thu này cho Quỹ. - Theo quy định pháp luật hiện hành, Quỹ VEPF được quy định nhiều hoạt nghiệp vụ đa dạng nhằm mục tiêu hỗ trợ tài chính cho bảo vệ môi trường, nhưng trên thực tế Quỹ vẫn chủ yếu thực hiện nghiệp vụ cho vay với lãi suất ưu đãi. Các nghiệp vụ khác khó đẩy mạnh do những hạn chế về nguồn Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động Quĩ VEPF 2016 vốn thực hiện, điều kiện xem xét hỗ trợ (tài trợ, hỗ 60 Số 178 (Tháng 3, 2017) Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
  5. QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP trợ lãi suất); cơ chế thực hiện (lệ phí bán/chuyển nguồn vốn hoạt động cho Quĩ VEPF CERs, trợ giá sản phẩm CDM, hỗ trợ giá điện gió - Trong thời gian tới, Quĩ VEPF cần có cơ chế nối lưới). Đây là những khó khăn không chỉ trước huy động nguồn vốn trong xã hội đầu tư cho bảo mắt mà còn là lâu dài đối với việc mở rộng và phát vệ môi trường. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn triển hoạt động của Quỹ. lực tài chính cho bảo vệ môi trường, trong đó tập Đ ặc trưng hoạt động Quỹ bảo vệ môi trường là phi lợi nhuận hướng tới phát triển bền vững, do đó hiệu quả sử dụng vốn của Quỹ được đánh giá thông qua đánh giá hiệu quả xã hội (cụ thể là chất lượng môi trường sống) và hiệu quả kinh tế của các chương trình, dự án được đầu tư bằng nguồn vốn của Quỹ. Hơn nữa, các dự án môi trường thường đòi hỏi kinh phí lớn và kéo dài mới phát huy hiệu quả, do đó, khi đánh giá hiệu quả của các chương trình dự án cần đánh giá trong thời gian dài hạn và phù hợp với thời gian xây dựng và vận hành dự án. - Các dự án đầu tư công trình bảo vệ môi trường trung đầu tư xây dựng các khu xử lý những vấn đề có mức đầu tư lớn nhưng khả năng thu hồi vốn về môi trường theo thứ tự ưu tiên và mức độ ảnh chậm, thậm chí không sinh lời. Bên cạnh đó, các hưởng lâu dài và khó kiểm soát tới môi trường. công trình, máy móc, thiết bị xử lý môi trường Cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quảng bá tính thanh khoản thấp, giá trị còn lại khi đưa vào hình ảnh của Quĩ VEPF không chỉ đến các đối sử dụng kém, vì vậy, khó khăn trong việc áp dụng tượng có nhu cầu vay vốn mà còn đến toàn xã hội quy định thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay. để thu hút được các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp Mặc dù tỷ lệ nợ xấu của Quỹ luôn được kiểm soát tự nguyện hay ủy thác đầu tư từ các tổ chức, cá chặt chẽ, nhưng do hành lang pháp lý để thực hiện nhân trong nước cũng như nước ngoài đối với hoạt các biện pháp xử lý nợ chưa được hoàn thiện nên động bảo vệ môi trường. Đồng thời cần nghiên vấn đề xử lý nợ xấu của Quỹ chưa đạt được kết cứu, có cơ chế khuyến khích, vinh danh các tổ quả mong muốn. chức, cá nhân nếu có đóng góp, tài trợ vốn cho Quĩ - Cơ chế, thủ tục cho vay với lãi suất ưu đãi trong VEPF. Nghiên cứu, thành lập đơn vị hoặc nhóm một số trường hợp chưa thực sự thông thoáng, công tác vận động các nguồn tài trợ. chưa tạo điều kiện cũng như thu hút các doanh - Tổng hợp, rà soát nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn vay của Quỹ VEPF. nghiệp có nhu cầu vay vốn để đầu tư cho hoạt Đối với nguồn vốn WB, do nền kinh tế đang trong động bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước để giai đoạn khó khăn, các khu công nghiệp (KCN) từ đó kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hiện nay khó thu hút được các nhà đầu tư nên phần tiếp tục tăng vốn điều lệ từ các nguồn thu thuế lớn các chủ đầu tư KCN chưa tiến hành đầu tư hệ bảo vệ môi trường, bảo đảm các nguồn thu từ môi thống xử lý nước thải tập trung. Vì vậy, việc tìm trường được đầu tư trở lại môi trường thông qua kiếm chủ đầu tư KCN đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động của Quỹ. của WB như các tiêu chí về Kinh tế- Xã hội và - Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu, xây dựng Môi trường gặp nhiều khó khăn. các chính sách, cơ chế chuyển tiền từ phí bảo vệ môi trường, các khoản bồi thường thiệt hại môi 4. Giải pháp huy động và quản lý hiệu quả trường và đa dạng sinh học để bảo đảm thuận lợi, nguồn vốn của Quỹ VEPF khả thi khi áp dụng trên thực tế. Chú trọng việc hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động nguồn lực Để giải quyết được các khó khăn, vướng mắc, từ các thành phần kinh tế, xã hội hóa hoạt động đồng thời quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn bảo vệ môi trường. từ Quỹ VEPF, trong thời gian tới cần tập trung Hai là, nhóm giải pháp quản lý, sử dụng có hiệu thực hiện tốt một số nhóm giải pháp chính như sau: quả các nguồn vốn từ Quĩ VEPF Một là, nhóm giải pháp tăng cường huy động - Chủ động tìm kiếm khách hàng thông qua việc Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 178 (Tháng 3, 2017) 61
  6. QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP xúc tiến các hoạt động tiếp cận đối tượng vay vốn địa phương) để quản lý tốt công nợ, thu hồi vốn, để hướng dẫn và đưa vào kế hoạch hỗ trợ vốn lãi và xử lý rủi ro. vay hàng năm, kết hợp với tăng cường ứng dụng - Tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ, công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh cải cách hành năng lực cho các cán bộ làm công tác tín dụng, chính, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, đồng quản lý rủi ro, cán bộ làm công tác tài trợ. Thiết thời hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý nguồn lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả. vốn của Quỹ. Nghiên cứu, áp dụng mức lãi suất Ba là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin ưu đãi khác nhau cho các đối tượng vay vốn, trong nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý điều đó các đối tượng vay vốn có năng lực tài chính, có hành, kiểm soát hoạt động của Quỹ. Cần đánh giá, bảo lãnh vay vốn của NHTM được hưởng mức lãi kiểm soát hiệu quả của dự án, chương trình bảo suất ưu đãi cao hơn các đơn vị vay vốn có thế chấp vệ môi trường, thường xuyên kiểm tra, giám sát bằng tài sản hình thành từ vốn vay. và phối hợp với các địa phương trong việc hướng - Tăng cường năng lực nghiệp vụ cho vay tại Quỹ dẫn, triển khai nhân rộng mô hình điển hình. Tăng VEPF, trong đó thường xuyên theo dõi, rà soát, cường hoạt động xã hội hóa và tuyên truyền nâng đôn đốc tiến độ các hợp đồng tín dụng đã ký kết; cao nhận thức của nhân dân trong công tác bảo vệ yêu cầu các chủ dự án cung cấp thông tin, số liệu môi trường. Chủ động tìm kiếm khách hàng thông đầy đủ về dự án nhằm đánh giá chính xác tiến độ qua việc xúc tiến các hoạt động tiếp cận đối tượng dự án, trên cơ sở đó hoàn thiện kịp thời hồ sơ giải vay vốn để hướng dẫn và đưa vào kế hoạch hỗ trợ ngân phù hợp; tăng cường quản lý rủi ro tín dụng, vốn vay hàng năm, kết hợp với tăng cường ứng tập trung thu hồi nợ, xử lý nợ; giữ mối quan hệ dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh cải cách chặt chẽ và thường xuyên với các đối tác có liên hành chính, hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý quan (NHTM, các cơ quan quản lý nhà nước tại điều hành, kiểm soát hoạt động của Quỹ. xem tiếp trang 75 Tài liệu tham khảo 1. http://donre.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/Lists/Posts/Post.aspx?List=f73cebc3-9669-400e-b5fd-9e63a89949f0&ID=5125 2. http://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/chinh-sach-moi/co-che-quan-ly-tai-chinh-moi-doi-voi-quy-bao-ve-moi-tru- ong-69983.html 3. http://www.vnulib.edu.vn:8000/dspace/bitstream/123456789/2063/1/sedevmttn06-03.pdf 4. http://vepf.vn 5. http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/thanhtrabtc/r/m/hdtt/hdtt 6. Báo cáo tổng kết hoạt động Quĩ VEPF, 2014, 2015, 2016. Thông tin tác giả Dương Thị Phương Anh, Thạc sỹ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam Email: duonganh.vepf@gmail.com Summary Capital management in environmental protection of Vietnam Environment Protection Fund Environmental Protection Fund Vietnam (Vietnam Environment Protection Fund- VEPF) is a member unit of the Ministry of Natural Resources and Environment, receipt of state budget funds, donor funds, raised from organizations and individuals domestic and foreign, and other sources in accordance with law for the implementation of financial support to organizations and individuals with programs and projects working on environmental protection thereby reducing pollution and improve the quality of the environment on a national scale with a preferential interest rate. With assigned responsibilities, operational VEPF”s is unprofit but in the situation nowadays, financial resources is difficulties, it really is a huge incentive for businesses and investors. However, funding to handle the problem of discharge into the environment is huge, so to be able to mobilize and use these funds effectively is the problem to be considered in the Environmental Protection Fund Vietnam . Key word: Vietnam Environment Protection Fund, Capital management. Anh Thi Phương Dương, M.Ec. Vietnam Environment Protection Fund 62 Số 178 (Tháng 3, 2017) Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
  7. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 4. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viêc chức và lực lượng vũ trang. 5. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 ban hành chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 6. Quyết định đãi ngộ cán bộ CNTT và cán bộ Ban thanh toán 7. Romeo V. Suarez (2009), Comparative strategies of human resource management in the SEACEN countries. 8. Central bank of Ireland (2016), Staff categories, salary scales and salary bands. 9. Central bank of England (2016), Staff salary structures. Thông tin tác giả Phạm Quốc Khánh, Phó Giáo sư- Tiến sỹ Trưởng phòng Đào tạo, Học viện Ngân hàng Email: khanhpq@hvnh.edu.vn Summary Recommendation on remuneration policy for employees performing special operations at State Bank of Vietnam Performing functions, duties and powers to serve social and economic development is particularly important requirements for the State Bank of Vietnam (the SBV), is stipulated in the Law on the State Bank of Vietnam and the development plan of Vietnam’s banking sector up to 2010 and orientation toward 2020 (has been Prime Minister for approval). Human resources are the SBV’s pilar to meet these special important requirements. Therefore, the application of the reasonable and adequate remuneration policy (short and long term) based on the working results, the working of each human resources group is very essential, in order to improve the perfomance and responsibilities’s employees, thereby ensuring the effective and efficient implementation of assigned tasks. Key words: remuneration policy, working motivation, special operations. Khanh Quoc Pham, Assoc.Prof. PhD. Head of Academic Affairs, Banking Academy phương, tổ chức khác trong hợp tác hỗ trợ tài chính tiếp theo trang 62 cho các dự án bảo vệ môi trường tại địa phương. Bốn là, nhóm giải pháp đẩy mạnh hợp tác phát triển với các đối tác quốc tế 5. Kết luận - Xúc tiến quan hệ hợp tác mới với các tổ chức quốc tế, các nước phát triển nhằm vận động, thu Bảo vệ môi trường chính là một trong những hút nguồn vốn ODA dành cho bảo vệ môi trường nhiệm vụ quan trọng để phát triển bền vững của Việt Nam. Đặt trọng tâm vào các tổ chức có uy tín từng tổ chức nói riêng và của nền kinh tế nói và kinh nghiệm về bảo vệ môi trường như WB, chung. Vì vậy, thời gian tới cần tiếp tục thực hiện Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng các giải pháp để quản lý, sử dụng có hiệu quả tái thiết Đức (KfW), Chương trình môi trường nguồn vốn của Quĩ VEPF, thực hiện đồng bộ các Liên hợp quốc (UNEP); các nước Nhật Bản, Hàn giải pháp từ chính sách đến quy chế quản lý, vận Quốc, Liên bang Úc, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa dụng linh hoạt phù hợp thực tiễn, kiểm soát, sử Liên bang Đức, Cộng hòa Séc. dụng nguồn vốn hợp lý. Khi quản lý tốt nguồn vốn - Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng và từ việc tăng trưởng bền vững, ổn định và kiểm soát tổ chức tài chính- tín dụng trong nước nhằm tăng quá trình sử dụng vốn, đánh giá thường xuyên hiệu cường khả năng hỗ trợ tài chính cho các dự án và quả chất lượng môi trường từ các chương trình, dự hoạt động bảo vệ môi trường thông qua các hình án được đầu tư bằng nguồn vốn của Quỹ bảo vệ thức: Bảo lãnh vay vốn, đồng cho vay vốn, đồng môi trường, sẽ thể hiện được tính hiệu quả trong tài trợ, hỗ trợ lãi suất vay vốn sau đầu tư và trao vai trò là một trong những công cụ tài chính hữu đổi kinh nghiệm nghiệp vụ. hiệu tác động vào hoạt động xã hội hóa bảo vệ môi - Phối hợp với các Quỹ bảo vệ môi trường địa trường. ■ Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 178 (Tháng 3, 2017) 75
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2