intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý văn hóa, xã hội và Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân: Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

104
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo tiếp nội dung Tài liệu Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân trong quản lý văn hóa, xã hội do Kim Thúy biên soạn, Nhà xuất bản Dân trí ấn hành. Tài liệu sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về các thẩm quyền của Ủy ban nhân dân trong quản lý văn hóa, xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý văn hóa, xã hội và Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân: Phần 2

  1. QUYẾT ĐỊNH s ố 308/2005/QĐ-TTg NGÀY 25/11/2005 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Ban hành quy c h ế thực hiện nếp sòng văn m inh trong việc cưới, việc tang và lễ hội THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 21 tháng 12 năm 2001; Theo đê nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, QUYÉT ĐỊNH: Đ iề u 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thực hiện nếp sống văn minh tronơ việc cưới, việc tang và lễ hội. Đ iề u 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kê từ ngày đăng Công báo. Đ iể u 3. Bộ trường Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quy chế này. Đ iề u 4. Các Bộ trường, Thủ trường cơ quan ngang Iìộ, Thủ trường cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uy bari nhân dân các tỉnh, thành p h ô trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyet định này. KT. THỬ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Đã ký’: P h ạm Gia Khiêm 82
  2. QUY CHẾ THỰC HIÊN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI (lìan hành kèm theo Quyết đinh s ố 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tliáng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phả) Chưong I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 1. Quy chế này quy định việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lề hội. 2. Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nahiệp, côn° ty của nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân) phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm vận động gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện Quy chê này. 3. Mọi gia đình công dân có trách nhiệm thực hiện nếp sống văn minh trone việc cưới, việc tang, lễ hội. Điều 2. Tồ chức việc cưới, việc tang và lễ hộị phải đảm hảo: 1. Khôna trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không được thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan như 83
  3. xem số, xem bói, xóc thỏ, yếm bùa, trừ là và các hình thức mê tín dị đoan khác. 2. Không gây mất trật lự, an ninh xã hội; không lợi dụng để truyền đạo trái phép và có các hoạt động chia rẽ đoàn kết dân tộc. 3. Không làm cản trở giao thông và các hoạt động công cộng. 4. Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức. 5. Giữ gìn sự yên tĩnh, hạn chế gây tiếng ồn vào ban đêm. 6. Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Quy chế này không mời, không dự tiệc cưới trong giờ làm Việc; không sử dụng thời gian làm việc, công quỹ và phương tiện của cơ quan, đơn vị, tổ chức để đỉ dự lễ hội khi không CỐ nhiệm vụ. 7. Khồng lợi dụng việc cưới, việc tang để nhận quà biếu nhằm trục iợi cá nhân; sử dụng công quỳ của cơ quan, đơn vị, tồ chức để làm quà mừng cưới, viếng đám tang phục vụ cho mục đích cá nhân. Chưotig II MỘT SỐ QUY ĐỊNH c ụ THẺ M ục ĩ TỒ CHỨC VIỆC CƯỚĨ Điều 3 1. Việc cưới cần được tổ chức trang trọng, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. 84
  4. 2. Các thủ tục có t í n h phong tục, tập quán như chạm naõ; lễ hỏi; xin dâu cần được tổ chức đơn giàn, gọn nhẹ. 3. Trang trí lễ cưới và trang phục cô dâu, chú rể phải lịch sự, phù hợp với truyền t h ố n s văn h o á dân tộc. 4. Trường hợp tố chức ăn uống cần tiết kiệm, không kéo dài nhiều ngầỵ và phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 5. Lễ đăng ký kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhán và gia đình. Điều 4. Khuyến khích thực hiện các hình thức sau trong việc cưới: 1. Báo hỷ ihay cho mời dự lễ cưới, tiệc cưới. 2. Tổ chức tiệc trà thay cho tổ chức tiệc mặn tại gia đình, hội trường cơ quan, nhà văn hoá... tổ chức đám cưới không hút thuốc lá. 3. C o quan, tổ chức hoặc đoàn thể xã hội đứng ra tổ chức lề cưới. 4. Đặt hoa ờ đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ hoặc trồng cây lưu niệm ở vườn cây hạnh phúc tại địa phương trong ngày cưới. Điều 5. Tổ chức cưới và đưa đón dâu phải tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự an toàn công cộng. Mục 2 TỐ CHỨC VIỆC TANG r*:«u 6. Tổ chức việc lang phải thực hiện theo đúng quy định cùa pháp luật về hộ tịch, môi trường, vệ sinh an 85
  5. toàn thực phẩm; việc lang cần được tồ chức chu đáo, trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm; khi đưa tang phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự an toàn công cộng; hạn chế tối đa việc rắc vàng mã, tiền âm phủ trên đường; không rắc tiền giấy hoặc liền xu trên đường; thực hiện những quy định trong hương ước, quy ước của địa phương vê việc tang. Việc quàn, chôn cất, hoả táng, điện táng, bốc mộ và di chuyển thi hài, hài cốt phải thực hiện theo quy định tại Điều lệ Vệ sinh ban hành kèm theo Nghị định sổ 23/HĐBT ngày 24 thống 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởnơ (nay là Chính phủ). Điều 7. Tang phục; cờ tang và treo cờ tang theo phong tục truyền thống cùa từng vùng, miền, dân tộc, tôn giáo. Điều 8. Khuyến khích thực hiện các hình thức sau tro n g việc tang: 1. Sử dụng băng, đĩa nhạc tans thay cho phường bát âm. 2. Hạn chế mang vòng hoa. 3. Các hình thức hoả táng, điện táng. 4. Các tuần tiết tron? việc tang như lễ cúng 3 ngày, 7 ngày, 49 ngày, 100 ngày, giỗ đầu và cải táng nên tổ chức trong nội bộ gia đình, họ tộc, bạn thân. Điều 9. Việc tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định tại Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần ban hành kèm theo Nghị định số 6 2 /2 0 0 1/NĐ-CP, ngày 12 tháng 9 năm 2001 cùa Chính phủ. 86
  6. Điều 10. Chính quyền địa phươno các cấp phải có quy hoạch, ke hoạch và đâu tư kỉnh phí, từna bước xây dựno nghĩa trang thành eônsỉ trình văn hoá tường niệm của địa phương. Điều 11. Việc chôn, cải táng, xây mộ phải nằm trong quy hoạch nghĩa trang. Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể việc xây mộ cho phù hợp với quỹ đất, phonỉĩ tục, tập quán của địa phương mình. Mục 3 LẺ HỘI Điều 12. Khi tổ chức lễ hội, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tô chức, cá nhân phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về di sản văn hoá và Quy chế tô chức lễ hội do Bộ trường Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành. Điều 13. Chính quvền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, ngăn chặn và xử lý kịp thời nhũng hành vi vi phạm di tích, danh lam thang cảnh; lừa đảo, trộm cắp cùa dư khách; thương mại hoá và các hoạt độna mê tín dị đoan trong lễ hội theo phạm vi và thẩm quyền của mình khi tổ chức lễ hội. Điều 14. Tổ chức lễ đón nhận Huân c h ư ơ n g , danh hiệu cao quv và các ngày lễ kỷ niệm, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tồ chức phải thực hiện đúng quy định tại Nehị định số 154/2004/NĐ-CP ngày 09 thána 8 năm 2004 của Chính phù vê nghi thức Nhà nước trong tô chức mít tinh, lễ kỷ niệm, trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phù, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 87
  7. Chương III KHEN THƯỞNG, x ử LÝ VI PHẠM VÀ TỎ CHỨC THỰC• HIỆN » Điều 15 1. Tổ chức, cá nhân có thành tích ihực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc iang và lễ hội sẽ được khen thường theo quy định của pháp luật. 2. Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Quy chế này có hành vi vi phạm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn ỉàm trái các quy định trong Quy chế này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xừ phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ ỉuật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Điều 16 1. Thủ trưởng cơ quan nhà nước, đon vị sự nghiệp, công ty của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang có trách nhiệm phổ biến, giáo dục, động viên và quản lý cán bộ, công ehức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình thực hiện Quy chế này. 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phù, ủ y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ nội dung tại Quy chế này xây dựng quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và iễ hội cho phù hợp đối với cơ quan, đơn vị, địa phương mình và phối họp với Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể xuy dựng chương trình, kế hoạch triển khai cuộc vận động xây 88
  8. dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lề hội tới toàn thể nhân dân ở địa phương. 3. Uy ban nhân dân các cấp có kế hoạch phát huy các nguồn lực để xây dụng Nhà Văn hoá, Nhà Tang ỉễ, trang bị xe tana của địa phương, góp phần thực hiện tốt việc cưới, việc tang cho nhân dân. 4. Các C0 quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình, vãn hoá thông tin có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền sâu rộng, phát hiện, cổ vũ, động viên những mô hình hay, kinh nghiệm tốt trong việc thực hiện Quy chế; phê phán các biểu hiện tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế nàv. KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Đã kỷ: Phạm Gia Khiêm 89
  9. II. LĨNH VỰC XÃ HỘI ể 0 PHÁP LỆNH ƯU ĐÃỈ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chu nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đôi, bô sung theo Nghị quyết sổ 5Ỉ/2001/Q H 10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quôc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Pháp lệnh này quy định về ưu đãi nẹười có C'ổng với cách mạng. Chương 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Pháp lệnh này quy định về đối tượng, phạm vi, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ. Điều 2 Đối tượng hường chế độ ưu đãi quy định tại Pháp lệnh này bao gồm: 1. Người có công với cách mạng: 90
  10. a) Ngươi hoạt độn 2 Cii«-h mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; b) Người hoạt độnạ Lách mạng từ ngày 01 Iháng 01 năm 1945 đến trước Túnữ khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; c) Liệt sĩ; đ) Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đ) Anh hùng Lực lượng vù trang nhân dân, Anh hùng Lao động; e) Thưong binh, người hường chính sách như thương binh; g) Bệnh binh; h) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; i) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; k) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; ]) Người có công giúp đỡ cách mạng; 2. Thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 1 Điều này. Đ iều 3 1. Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và Ihân nhân của họ được diều chinh phù hạp với điều kiện • kinh tc - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. 91
  11. 2. Hàng năm Nhà nước dành phần ngân sách bao đàm thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ. Điều 4 Người có công với cách mạng và thân nhân của họ được Nhà nước, cộng đồng quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và tùy từng đổi tượng được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây: 1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần. Chính phủ quy định mức trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng đổi VỚI người có công với cách mạng và thân nhân của họ bảo đàm tương ứng với mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội; 2. Các chế độ ưu đãi khác. Điều 5 L Cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có trách nhiệm vận động, chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng và thân nhân của họ bàng nhiều hình thức, nội dung thiết thực. 2. Mặt trận Tổ quốc Việt N am và các tổ chức thành viên giám sát việc thực hiện và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tốt chính sách, chế độ ưu đãi quy định trong Pháp lệnh này. 92
  12. Điều 6 ]. Q uỳ Đồn ơn đáp nghĩa được xây dựng ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc T rung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn bằng sự đóng góp theo trách nhiệm và tình cảm của tổ chức, cá nhân. 2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì vận động xây dựng Q uỳ Đen ơn đáp nghĩa. 3. Chính phủ quy định chế độ quản lý, sử dụng Quỹ Đen om đáp nghĩa. Điều 7 1. Người thuộc hai đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 trở lên được hường trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối tượng, các chế độ khác được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 10 và khoản 5 Điều 33 của Pháp lệnh này. 2. Người có công với cách mạng tham gia bảo hiểm xã hội khi chết thì thân nhân của họ được hường chế độ do Bảo hiểm xã hội chi trả, nếu tiền tuất theo chế độ bảo hiểm xã hội thấp hơn tiền tuất theo chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì còn được hường khoản chênh lệch do ngân sách nhà nước chi trả. Điều 8 Nghiêm cấm các hành vi sau đây: í . Khai man, giả mạo giấy tờ để hường chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; 93
  13. 2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyển lợi của người có công với cách mạng; 3. Vi phạm nguyên tắc quản lý, sừ dụng kinh phì bào đảm thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; 4. Lợi dụng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đê vi phạm pháp luật. C hươ ng II ĐIÈƯ KIỆN, TIÊU CHUẨN VÀ CÁC CHÉ Đ ộ ƯU ĐÃI M ục 1 • NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1945 Điều 9 1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 ỉà người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. 2. Các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 bao gồm: a) Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng; b) Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết; 94
  14. c) Cãp báo Nhân dân; sinh hoạt vãn hoá, tinh thân p h ù hợp; (1) Đuợc Nhà nước hỗ trự cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao và hoàn cảnh cua tùng người. 3. Khi người hoạt độno cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 chết thì neirời tổ chức mai táng được hường một khoản trợ cấp và mai táng phí; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con được hườno trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo quy định cùa Chính phủ. 4. Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 thántĩ 01 năm 1945 được ưu tiên trong tuyên sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo. Mục 2 • NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1945 ĐẾN TRƯỚC TÒNG KHỞI NGHĨA 19 THÁNG TÁM NĂM 1945 Điều 10 1. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm ỉ 945 đến trước Tổng khơi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 là ngưòi được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đâu một tô chức quân chúng cách mạng câp xã hoặc thoát ly hoạt độns; cách mạns kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945. 2. Các chế độ ưu đãi đối VỚI người hoạt động cách m ạns từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 bao gồm: 95
  15. a) Trợ câp hàng tháng; b) Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoè; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết; c) Cấp báo Nhân dân; sinh hoạt văn hóa, tinh thần phù hợp; d) Hỗ trợ cải thiện nhà ờ căn cứ vằo công lao và hoàn cảnh của từng người, khả năng cùa Nhà nước và địa phương. 3. Khi người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khời nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 chết thì người tổ chức mai táng đưọc hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí; cha đẻ, mẹ đè, vợ hoặc chồng, con được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo quy định của Chính phủ. 4. Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khời nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo. 5. Người đã được công nhận và hưởng các chế độ ưu đãi quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này thì không thuộc đối tượng áp dụng của Điều này. Muc 3 LIỆT Sĩ Điều 11 1. Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc 96
  16. tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, cùa nhân dân được Nhà nước truy tặng Bầng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Chiến đấu hoặc trục tiếp phục vụ chiến đấu; b) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; c) Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hv sinh; d) Làm nghĩa vụ quốc tế; đ) Đấu tranh chống tội phạm; e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cửu tài sản của Nhà nước và nhân dân; g) Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; h) Thương binh hoặc người hường chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh này chết vì vết thương tái phát. 2, Liệt sĩ được tổ chức báo từ, truy điệu, an táng. Nhà nước và nhân dân xây dựng, quản lý, chăm sóc, giữ gìn các công trình ghi công liệt sĩ, bao gồm phần mộ, nghĩa trang, đài tường niệm, bia ghi tên liệt sĩ. 97
  17. Điêu 12 1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị của liệt sĩ có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi gia đình liệt sĩ cu trú tồ chức trọng thể lễ truy điệu liệt s . 2. Chính phủ quy định việc tìm kiếm, 'quy tập, cuổin lý, chăm sóc, giữ gìn và thăm viếng phần mộ liệt sĩ; x â' dựng, quản lý nghĩa trang, đài tường niệm, bia ơhi tên litệt sĩ; thông báo cho Uỷ ban nhân dân địa phương và gia đnlh liệt sĩ biết về phần mộ của liệt sĩ. Điều 13 1. Việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, tu bổ phần nụ, nghĩa trang, đài tường niệm, bia ghi tên liệt sĩ được bảo đản bằng ngân sách nhà nước và sự đóng góp của nhân dân. 2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quảr hý các công trình ghi công liệt sĩ. Điều 14 1. Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước C) tíhẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ" bao gồn: a) Cha đẻ, mẹ đẻ; b) Vợ hoặc chồng; c) Con; d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ. 2. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ baogổm : a) Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử; 98
  18. b) Trợ. cấp nền tuất hàng tháng đối với cha đè, mẹ đẻ, vợ hoặc chông của liệt sĩ, nỵười có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nho; con liệt sĩ từ mười tám tuổi trờ xuống hoặc trên mười tám tuôi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sĩ bị bệnh, tật nặng từ nhỏ khi hết thời hạn hường trợ cấp tiền tuất vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; % c) Trợ cấp nuôi dưõng hàng tháng đối với cha đẻ, mẹ đẻ,1 Vợ• hoặc . chồngv_- của liệt • sĩ,' người o có côngo nuôi dưỡn^o khi liệt sĩ còn nhò đang sốns cô đơn không nơi nươns tựa; o o c * ’ con liệt sĩ mồ côi từ mười tấm tuổi trờ xuống hoặc trên mười tám tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con liệt sĩ mồ côi bị bệnh, tật nặng từ nhò khi hết thời hạn hường trợ cấp nuôi dưỡng vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; thân nhân của hai liệt sĩ trờ lên; d) Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân quy định tại khoản ỉ Điều này thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng "Tố quốc ghi công" được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ; đ) Thân nhân liệt sĩ được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; được hồ trợ cảí thiện nhà ờ căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương; e) Thân nhân liệt sĩ đanơ hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương 99
  19. tiện trợ giúp, dụns cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ Vio hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chêt thì ngưòi (ô chức mai táng được hưởng một khoản trc cấp và mai táng phí; g) Con liệt sĩ được ưu tiên trong tuyển sinh và ạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo. Mục 4 BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG Điều 15 Các chế độ ưu đãi đổi với Bà mẹ Việt Nam aih hùng bao gồm: 1. Các chế độ ưu đãi đổi với thân nhân liệt sĩ qjy định tại Điều 14 của Pháp lệnh này; 2. Phụ cấp hàng tháng; 3. Nhà nước và nhân dân tặng nhà tình nghĩa loặc hỗ trợ cải thiện nhà ờ căn cứ vào hoàn cảnh của từng n;ười. Mục • 5 ANH HÙNG L ự c LƯỢNG v ũ TRANG NHÂN D\M, ANH HÙNG LAO ĐỘNG Điều 16 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hing Lao động được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định c\a Pháp lệnh này bao gồm: 100
  20. 1. Naười được Nhà nước tặng, hoặc truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vù tranẹ nhân dân" theo quy định cùa pháp luật; 2. Nsưòi được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lao động vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuât phục vụ kháng chiến. Điều 17 Các chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực iượns vũ tran° nhân dân, Anh hùng Lao độno bao gồm: 1. Trợ cấp hàng tháng; 2. Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoỏ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết; 3. Ưu tiên trone tuyền sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo; 4. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biên, vay vốn ưu đãi để sản xuất; hỗ trợ cải thiện nhà ờ căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương; khi chết thì người tồ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí. Điều 18 ]. Anh hừng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thân nhân được huỏTig trợ cấp một lần. 2. Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo. 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2