Vũ Thị Hạnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
186(10): 127 - 133<br />
<br />
QUAN NIỆM VỀ TIỂU THUYẾT CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN NỮ VIỆT NAM HẢI NGOẠI<br />
Vũ Thị Hạnh*<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Quan niệm về tiểu thuyết là nhận thức, sự lý giải của nhà văn về thể loại trên nhiều phương diện.<br />
Nó phản ánh tầm trí tuệ với những nét đổi mới, độc đáo trong tư duy nghệ thuật của nhà văn.<br />
Nghiên cứu quan niệm về tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại, người viết tập<br />
trung làm rõ sự đổi mới trong việc cắt nghĩa, lý giải của các nhà văn nữ Việt Nam về tính phức<br />
hợp, chưa hoàn kết của thể loại, “tiểu thuyết mảnh vỡ” và tiểu thuyết - trò chơi tự sự. Sự cắt nghĩa<br />
và lý giải này đã thể hiện cảm quan mới về thể loại, phản ánh sự chuyển biến quan trọng trong tư<br />
duy nghệ thuật của các nhà văn.<br />
Từ khóa: Quan niệm nghệ thuật, nhà văn nữ, tiểu thuyết, “tiểu thuyết mảnh vỡ”, trò chơi tự sự<br />
<br />
MỞ ĐẦU *<br />
Trong mấy chục năm qua, cùng với số lượng,<br />
chất lượng tiểu thuyết của các nhà văn nữ<br />
Việt Nam hải ngoại đã khẳng định những<br />
đóng góp đáng kể của các nhà văn nữ vào tài<br />
sản chung của văn học Việt Nam. Trong đó,<br />
tiểu thuyết của các nhà văn nữ như Thuận,<br />
Đoàn Minh Phượng, Lê Ngọc Mai, Lê Minh<br />
Hà…nổi bật lên như một hiện tượng, chứa<br />
đựng nhiều đổi mới quan trọng trong tư duy<br />
nghệ thuật. Cùng với các nhà văn nữ trong<br />
nước, những nhà văn nữ kể trên đã thể hiện<br />
một cuộc “tự vượt” của giới nữ để vinh dự<br />
đứng trong hàng ngũ những người đại diện<br />
cho khuynh hướng cách tân thể loại. Những<br />
cách tân thể loại này được thể hiện đậm nét<br />
trong những quan niệm nghệ thuật mới mẻ về<br />
thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết. Nhờ những<br />
đổi mới tư duy nghệ thuật về thể loại, sáng tác<br />
của các nhà văn nữ hải ngoại đã ghi dấu một<br />
sự chuyển mình của tiểu thuyết nữ Việt Nam<br />
đương đại.<br />
NỘI DUNG<br />
Quan niệm về tiểu thuyết của một số nhà văn<br />
nữ Việt Nam hải ngoại được thể hiện cụ thể<br />
thông qua những phát ngôn thể hiện tư tưởng<br />
và sự hiện thực hóa của tư tưởng ấy trong tác<br />
phẩm. Nghiên cứu trên cả hai phương diện<br />
này, quan niệm về tiểu thuyết của một số nhà<br />
văn nữ hải ngoại được thể hiện cụ thể qua<br />
những nét chính sau:<br />
*<br />
<br />
Tel:0984364766; Email: vuhanhk48@gmail.com<br />
<br />
Tiểu thuyết - một phức hợp thể loại chưa<br />
hoàn kết<br />
Trong quan niệm về tiểu thuyết, các nhà văn<br />
nữ hải ngoại đã có sự tiếp nhận nhất định<br />
những tư tưởng tiến bộ của các nhà lí luận<br />
phương Tây như M. Bakhtin và Milan<br />
Kundera… Điều này được thể hiện trước hết<br />
trong quan niệm về tính chưa hoàn kết và tính<br />
phức hợp của thể loại.<br />
Trước hết, đó là tính chưa hoàn kết của thể<br />
loại. Đặc tính này của tiểu thuyết đã được M.<br />
Bakhtin bàn đến trong Lí luận và thi pháp tiểu<br />
thuyết. Tiểu thuyết là thể loại chưa hoàn kết<br />
bởi nó là loại hình của thời hiện đại với đối<br />
tượng thẩm mĩ trung tâm là cuộc sống hiện tại<br />
với tất cả những ngổn ngang, “dang dở, chưa<br />
xong, chưa thể kết luận. Cái hôm nay, cái thì<br />
hiện tại chưa hoàn thành” [1, tr.14]. Là loại<br />
hình của thời hiện đại – cái thời đại mở ra<br />
hàng ngày, biến chuyển hàng giờ nên người ta<br />
chưa thể đoán định được hết những khuôn<br />
hình của nó. Vì thế, nếu các thể loại văn học<br />
khác có thể đã trang bị được cho nó tính hoàn<br />
bị hoặc đã thành hình với nòng cốt rắn chắc<br />
của thể loại thì “tiểu thuyết là thể loại văn<br />
chương duy nhất đang biến chuyển và chưa<br />
định hình…Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết<br />
chưa hề rắn lại và chúng ta chưa thể dự đoán<br />
được hết những khả năng uyển chuyển của<br />
nó” [1, tr.21]. Vì chưa hoàn tất nên tiểu thuyết<br />
là một thể loại uyển chuyển, tự do, không có<br />
những quy phạm như những thể loại khác.<br />
Quan niệm về tiểu thuyết – một thể loại chưa<br />
hoàn kết đã được Đoàn Minh Phượng nhiều<br />
127<br />
<br />
Vũ Thị Hạnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
lần khẳng định: “Một cuốn tiểu thuyết hay,<br />
giống như cuộc đời, không bao giờ hoàn tất”<br />
[2]. Xác định con người cá nhân – đời tư là<br />
nhân vật chính của tiểu thuyết, Đoàn Minh<br />
Phượng còn khẳng định: “tôi luôn tin rằng<br />
người thân yêu của chúng ta khi chết rồi họ<br />
vẫn còn đó, vẫn buồn hay vui, trách móc hoặc<br />
phù hộ cho chúng ta” [3]. Vì thế, kể cả cuộc<br />
đời của một con người đã đi đến hồi kết (đánh<br />
dấu bằng cái chết) thì khi bước sang thế giới<br />
bên kia, cuộc đời của con người ấy vẫn còn<br />
tồn tại trong trái tim những con người đang<br />
sống. Cứ thế, sẽ chẳng có cuộc đời nào là<br />
cuối cùng, là hoàn tất chừng nào con người<br />
vẫn còn hiện diện trên trái đất này. Sự khép<br />
lại trong cuộc đời của một con người sẽ lại<br />
mở ra những cuộc đời của những con người<br />
khác; sự chấm dứt cuộc đời của một con<br />
người ở thế giới này sẽ là nơi bắt đầu cuộc<br />
đời của con người ấy ở một thế giới khác. Và<br />
cứ thế, tiểu thuyết liên tục tiếp cận những<br />
cuộc đời mới đang sinh thành và biến đổi.<br />
Một khi cái kết chung cuộc của con người<br />
chưa thể đoán định thì người ta cũng chưa thể<br />
đoán định những bước đi cũng như những khả<br />
năng mới của thể loại. Vì thế, những thăng<br />
trầm và biến đổi trong số phận cá nhân vẫn<br />
còn là một điểm dự phóng cho tiểu thuyết tiếp<br />
tục phát triển.<br />
Vì quan niệm tiểu thuyết là một thể loại chưa<br />
hoàn tất và nhà văn trong quá trình sáng tạo<br />
chưa thể đoán định hết được khả năng uyển<br />
chuyển của nó nên ngay cả đối với một nhà<br />
văn chuyên nghiệp, sáng tác đều tay ở địa hạt<br />
tiểu thuyết thì với Thuận, tiểu thuyết vẫn còn<br />
là một nghệ thuật vô cùng bí hiểm. Bí hiểm<br />
bởi vì càng viết nhà văn càng có nhiều cơ hội<br />
khám phá những khả năng mới của thể loại,<br />
càng thử nghiệm nhiều lối viết mới để rồi sẽ<br />
càng thấy khuôn thước của thể loại linh hoạt,<br />
tự do hơn. Vì thế, những nỗ lực định hình<br />
nòng cốt thể loại đều chưa thể thực hiện được.<br />
Bên cạnh tính chưa hoàn tất, tiểu thuyết còn<br />
là thể loại có tính phức hợp. Điều này, một<br />
lần nữa, thể hiện sự gặp gỡ trong quan niệm<br />
về thể loại giữa các nhà văn nữ Việt Nam hải<br />
ngoại với các nhà lí luận tiểu thuyết phương<br />
Tây. Thừa nhận tính phức hợp của thể loại,<br />
M. Bakhtin đã khẳng định tiểu thuyết là “một<br />
128<br />
<br />
186(10): 127 - 133<br />
<br />
thể loại trong nhiều thể loại” [1, tr22], một thể<br />
loại tham lam nhất - nó dung nạp, thâu tóm,<br />
nó lấn át thể loại này, nó bành trướng, nó<br />
ngốn nuốt, hấp thụ thể loại kia. Vì thế, tiểu<br />
thuyết là thể loại duy nhất có khả năng “thu<br />
hút những thể loại khác vào trong cấu trúc<br />
của mình, biện giải lại và sắp xếp lại trọng<br />
tâm cho chúng” [1, tr.24].<br />
Trong quan niệm về tiểu thuyết, các nhà văn<br />
nữ hải ngoại cũng thừa nhận ưu thế năng<br />
động cũng như khả năng tổng hợp nhiều nhất<br />
sức mạnh nghệ thuật của các loại văn học<br />
khác. Cũng bởi sự năng động và uyển chuyển<br />
ấy mà tiểu thuyết luôn tự tìm cách nới lỏng<br />
mình, tự phủ định mình, giễu nhại mình, chối<br />
bỏ mình để tìm cho mình một hướng đi mới<br />
nhằm đưa tiểu thuyết đến với những bến bờ lạ<br />
hơn của thể loại. Xuất phát từ đặc trưng này,<br />
các nhà văn nữ đã tiến hành nhiều cuộc thử<br />
nghiệm làm phong phú thêm cho tính phức<br />
hợp của thể loại: tiểu thuyết – kịch; tiểu<br />
thuyết – tiểu thuyết; tiểu thuyết – phóng sự;<br />
tiểu thuyết – thơ, tiểu thuyết – báo chí…<br />
Tiểu thuyết không chỉ “tự do” trong đời sống<br />
thể loại, trong tâm thế sáng tạo mà nó còn tự<br />
do với cả người tiếp nhận. Nhà văn Đoàn<br />
Minh Phượng đã nhận định: “sự khẳng định<br />
làm chết nghệ thuật” [2] và “sự tự do cuối<br />
cùng của người đọc, không lẽ chúng ta lại<br />
cướp đi hay sao?” [4]. Tự do cuối cùng của<br />
tiểu thuyết là dành cho người đọc. Tự do ấy<br />
thể hiện ở việc người đọc có quyền lựa chọn<br />
cách đọc của mình (đọc từng phần hay đọc<br />
liền mạch), cách hiểu (tiểu thuyết mở ra<br />
những không gian rộng mở cho người đọc tự<br />
lý giải, tự cắt nghĩa) và chọn cả cách kết (tiểu<br />
thuyết thường không chọn một cái kết tường<br />
minh cho các nhân vật mà thường bỏ lửng<br />
nhân vật trong những trải nghiệm và kiếm tìm<br />
chưa hoàn tất).<br />
Quan niệm tiểu thuyết là một thể loại chưa<br />
hoàn tất của các nhà văn nữ hải ngoại đã điểm<br />
đúng một đặc điểm quan trọng nhất của thể<br />
loại. Nhờ đó, các nhà văn nữ đã đưa tiểu<br />
thuyết trở về với hình thức tư duy của chính<br />
nó – tư duy tiểu thuyết – là sự phối kết các<br />
hình thức tư duy nghệ thuật khác (tư duy thơ,<br />
tư duy kịch, tư duy báo chí, tư duy hội họa…)<br />
để mang lại tính phức hợp cho thể loại. Nhờ<br />
<br />
Vũ Thị Hạnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đó, các nhà văn nữ đã thỏa sức tìm tòi và thể<br />
nghiệm nhiều lối viết mới, đưa người đọc đi<br />
từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và ít<br />
nhiều, những thể nghiệm ấy đã có những câu<br />
thúc nội tại nhất định kéo theo chuyển động<br />
không nhỏ của tiểu thuyết trong đời sống văn<br />
chương đương đại.<br />
“Tiểu thuyết mảnh vỡ”<br />
“Tiểu thuyết ngắn” (short novel) là một khái<br />
niệm đã được định danh bởi nhiều nhà nghiên<br />
cứu ở cả trong và ngoài nước: Kristjiana<br />
Gunnars với tiểu luận Về những tiểu thuyết<br />
ngắn; Văn Giá với Thử nhận diện loại tiểu<br />
thuyết ngắn ở Việt Nam trong những năm gần<br />
đây; Bùi Việt Thắng với Dòng tiểu thuyết<br />
ngắn trong văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới<br />
và Chặng đường dài của tiểu thuyết ngắn; Tạ<br />
Duy Anh với Tiểu thuyết – cái nhìn cuối thế<br />
kỷ; Nguyễn Thị Hoa với Thuận, với việc tìm<br />
đến hình thức tiểu thuyết ngắn; Hoàng Thị<br />
Huệ với Khuynh hướng tiểu thuyết ngắn trong<br />
văn học đương đại Việt Nam… Trong những<br />
công trình này, vấn đề tiểu thuyết ngắn được<br />
xem xét dưới nhiều góc độ nhưng hầu hết đều<br />
được quan niệm rằng: vấn đề dài/ ngắn không<br />
chỉ được “ngoại hiện” ở số trang mà còn “ẩn<br />
chìm” dưới những thay đổi bên trong của hình<br />
thức thể loại. Chính sự thay đổi này đã làm<br />
cho tiểu thuyết ngắn đương đại (dù ngoại hiện<br />
vẫn ngắn như nó đã từng có trong lịch sử)<br />
nhưng lại là một khuynh hướng phát triển mới<br />
phù hợp với những đòi hỏi của thời đại và thể<br />
loại. Đòi hỏi ấy xuất phát từ thực tiễn tiếp<br />
nhận của độc giả ngày nay, khi mà nhịp sống<br />
hối hả và quỹ thời gian eo hẹp, tiểu thuyết<br />
ngắn dường như là một lựa chọn phù hợp với<br />
nhiều ưu việt. Đòi hỏi ấy còn xuất phát từ<br />
thực tiễn sáng tác, khi người cầm bút đứng<br />
trước yêu cầu bức thiết về sự đổi mới tư duy.<br />
Phát triển dựa trên những đòi hỏi đó, tiểu<br />
thuyết ngắn trở thành một khuynh hướng nổi<br />
bật trong văn học Việt Nam đương đại và<br />
được nhận diện bởi các tiêu chí: có độ dài<br />
dưới 300 trang, mang tính phân mảnh, tính<br />
triết lý và tính thơ. Đó là sự thể hiện của “xu<br />
hướng ngắn, thu hẹp bề ngang, vừa khoan sâu<br />
chiều dọc, đa thanh hóa sự đối thoại, nhiều<br />
vỉa tầng ý nghĩa, bi kịch thời đại được dồn<br />
nén trong một cuộc đời bình thường, không<br />
<br />
186(10): 127 - 133<br />
<br />
áp đặt chân lí là dễ thấy. Tiểu thuyết ít mô tả<br />
thế giới hơn là chỉ thấy cái bóng mình đổ dài<br />
xuống lịch sử” [5, tr.85].<br />
Mặc dù khái niệm tiểu thuyết ngắn đã được<br />
thừa nhận rộng rãi, nhưng trong bài viết này,<br />
người viết lại đồng tình với quan niệm của tác<br />
giả Hoàng Cẩm Giang (được thể hiện trong<br />
công trình Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ<br />
XXI – cấu trúc và khuynh hướng) khi thay thế<br />
khái niệm này bằng khái niệm “tiểu thuyết<br />
mảnh vỡ” (fragment novel). Trên cơ sở những<br />
lý do mà tác giả đã đưa ra (“tiểu thuyết ngắn”<br />
không gọi tên được bản chất thẩm mĩ và tính<br />
khuynh hướng của dòng tiểu thuyết này bởi<br />
chữ “ngắn” gợi lên sự xếp loại về độ dài hơn<br />
là tính chất tác phẩm; bản thân chữ “mảnh<br />
vỡ” đã bao quát được các khía cạnh đặc trưng<br />
quan trọng nhất của khuynh hướng này (theo<br />
Kristjiana Gunnar, đó là tính phân mảnh) mà<br />
bản thân chữ “ngắn” không phản ánh được),<br />
trong bài viết này, người viết sử dụng khái<br />
niệm “tiểu thuyết mảnh vỡ” còn bởi nó thể<br />
hiện được sự chuyển hóa lôgic từ quan niệm<br />
về tính phân mảnh của hiện thực và con người<br />
đến quan niệm về đặc trưng thể loại của tiểu<br />
thuyết trong tư duy nghệ thuật của các nhà<br />
văn nữ. Cũng trên cơ sở này, tiểu thuyết mảnh<br />
vỡ đã trở thành một “kim chỉ nam” đưa dẫn<br />
nhà văn đến với các kỹ thuật tiểu thuyết quan<br />
trọng (coi trọng tính phân mảnh, tăng cường<br />
triết lý, tính thơ).<br />
Trên cơ sở quan niệm về tính phân mảnh của<br />
hiện thực, các nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại<br />
nhìn nhận con người như những “mảnh vỡ”<br />
từ một bản thể nhân vị trọn vẹn. Và như một<br />
lựa chọn, tiểu thuyết mảnh vỡ thể hiện rõ tính<br />
lôgic trong hệ thống quan niệm cũng như sự<br />
tương thích trong việc biểu đạt nhằm thể hiện<br />
con người và hiện thực thông qua những<br />
“mảnh vỡ”. Phóng chiếu đến tiểu thuyết của<br />
các nhà văn nữ, tính phân mảnh cũng là một<br />
đặc điểm nổi bật được thể hiện trên nhiều<br />
phương diện: nhân vật, không gian, thời gian,<br />
kết cấu, ngôn ngữ…Để bao quát tất cả những<br />
yếu tố đó, tiểu thuyết mảnh vỡ phản ánh đầy<br />
đủ hơn, chính xác hơn so với tiểu thuyết<br />
ngắn. Sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này chỉ<br />
nằm ở cách gọi tên nhằm mục đích nhấn<br />
mạnh, gợi suy tư liên tưởng đến những thuộc<br />
129<br />
<br />
Vũ Thị Hạnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
tính mà người viết muốn đề cập. Trong quan<br />
niệm về thể loại, các nhà văn nữ không gọi<br />
tên là tiểu thuyết ngắn hay tiểu thuyết mảnh<br />
vỡ nhưng trên cơ sở gạn lọc những ý tưởng về<br />
thể loại và quy chiếu nó với đặc trưng cơ bản<br />
của tiểu thuyết mảnh vỡ, chúng tôi nhận thấy<br />
quan niệm về thể loại của các nhà văn nữ hải<br />
ngoại có những nét tương đồng.<br />
Thứ nhất, đó là giới hạn về dung lượng. Đối<br />
với các nhà văn nữ, “nhiệm vụ của văn<br />
chương không phải là kể, mà viết, viết để viết<br />
khác đi, viết để tìm ra những cách viết mới,<br />
viết như thế nào quan trọng hơn viết cái gì”<br />
[6]. Sự chú trọng đến lối viết đã làm cho dung<br />
lượng tiểu thuyết được dồn nén lại. Ngoài ra,<br />
trong bối cảnh văn hóa đương đại, với quỹ<br />
thời gian ngày càng eo hẹp thì một cuốn tiểu<br />
thuyết ngắn, nhỏ gọn sẽ gây được sự chú ý<br />
của độc giả. Theo tinh thần của nhà văn<br />
Thuận, để tiểu thuyết tìm được chỗ đứng<br />
trong bối cảnh văn hóa nghe nhìn đang bành<br />
trướng, lấn át như hiện nay thì tiểu thuyết<br />
phải điều chỉnh dung lượng cho phù hợp.<br />
Thứ hai, đó là tính phân mảnh của tiểu thuyết.<br />
Từ quan niệm về chức năng giao tiếp của văn<br />
học, các nhà văn nữ hải ngoại đã có ý thức<br />
trong việc “lôi kéo” độc giả tham gia vào tác<br />
phẩm, do đó tính phân mảnh được xem như là<br />
một đặc trưng quan trọng. Trong tiểu thuyết<br />
của các nhà văn nữ hải ngoại, tính phân mảnh<br />
được thể hiện trước hết là ở cách thức tổ chức<br />
ngôn từ thông qua việc gá lắp văn bản. Đó là<br />
việc nhà văn cố ý đan xen, lồng ghép các hình<br />
thức văn bản thuộc những kiểu, loại khác<br />
nhau vào trong mạch tự sự gốc. Đó có thể là<br />
thơ trong tiểu thuyết (Và khi tro bụi, Trên<br />
đỉnh dốc, Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư, Vân<br />
Vy, Thang máy Sài Gòn, Gió tự thời khuất<br />
mặt, Phố vẫn gió); báo trong tiểu thuyết<br />
(Paris 11 tháng 8, Vân Vy, Trên đỉnh dốc);<br />
nhật kí trong tiểu thuyết (Và khi tro bụi, Mưa<br />
ở kiếp sau, Vân Vy); tiểu luận trong tiểu<br />
thuyết (Paris 11 tháng 8); thư tín trong tiểu<br />
thuyết (Mưa ở kiếp sau, Tìm trong nỗi nhớ,<br />
Trên đỉnh dốc); âm nhạc trong tiểu thuyết<br />
(Gió tự thời khuất mặt, Phố vẫn gió)… Dưới<br />
tầng ngầm văn bản, tính phân mảnh được thể<br />
hiện thông qua hình thức kết cấu tâm lý khiến<br />
cho mỗi đoạn văn bản đều gắn với những<br />
130<br />
<br />
186(10): 127 - 133<br />
<br />
phân mảnh khác nhau của tâm trạng, của cuộc<br />
đời nhân vật. Tiểu thuyết vì thế, không tái<br />
hiện lại toàn bộ cuộc đời của các nhân vật mà<br />
tập trung vào những đoạn đời sóng gió, ám<br />
ảnh nhất. Và cũng vì vậy mà nhân vật không<br />
còn hiện lên trong tính toàn thể, tròn đầy mà<br />
hiện lên qua những mảnh vỡ của tâm trạng,<br />
những mảnh ghép của cuộc đời. Các nhà văn<br />
cũng thường đặt cạnh nhau những gương mặt,<br />
mảnh đời, số phận khác nhau, thậm chí đối<br />
nghịch để nhấn mạnh hơn vào tính phân mảnh<br />
như là một thuộc tính của hiện thực đời sống.<br />
Trong Chinatown, tôi đau khổ trong nhớ<br />
nhung dằn vặt thì Thụy thờ ơ, hờ hững. Trong<br />
Paris 11 tháng 8, Mai Lan khéo léo, kiều<br />
diễm, dạn dĩ thì Liên xấu xí, vụng về, nhút<br />
nhát. Trong Vân Vy, Vượng hời hợt, nhạt nhẽo<br />
thì Vy nồng nhiệt, đắm say. Trong T mất tích,<br />
Brunel đại gia thì “tôi” nghèo hèn. Trong Trên<br />
đỉnh dốc, Thư đa cảm thì Nam vô tình… Với<br />
mỗi phân mảnh đó, khi đặt cạnh nhau, tiểu<br />
thuyết trở thành nơi tụ hội của những phân<br />
mảnh cuộc đời, số phận khác nhau.<br />
Thứ ba, đó là tính triết lý của tiểu thuyết. Xuất<br />
phát từ chức năng nhận thức của văn học nhà<br />
văn Đoàn Minh Phượng đã khẳng định: “Kho<br />
tàng triết lý của loài người nằm trong các tác<br />
phẩm văn học nhiều hơn trong những cuốn<br />
sách triết” [2]. Vì thế, “tiểu thuyết, trong khi<br />
không mang mục đích thông tin, chuyên chở<br />
kiến thức, lại làm cho ta hiểu về con người, về<br />
lòng tin, nơi họ sống, lịch sử, thời tiết, mùa<br />
màng sâu hơn những sách chuyên đề” [2].<br />
Tính triết lý làm cho tiểu thuyết mặc dù được<br />
dồn nén lại trong sự giới hạn của số trang<br />
nhưng lại có sức chuyên chở một lượng lớn<br />
kiến thức. Bởi vậy, tiểu thuyết ngắn nhưng<br />
không được giản đơn. Nó phải thể hiện được<br />
chiều sâu của cuộc sống, chiều sâu của nhận<br />
thức để thông qua một lượng ngôn từ có giới<br />
hạn, bạn đọc nhận thức được nhiều hơn những<br />
vấn đề hệ trọng của cuộc sống con người.<br />
Để làm được điều đó, các nhà văn nữ đã đặt<br />
nhân vật vào những hành trình tìm kiếm và<br />
trải nghiệm, xây dựng những “tình huống”<br />
nhận thức, chú ý đến “chất lượng suy nghĩ”<br />
của nhân vật để từ đó nâng cao tầm chiêm<br />
nghiệm, triết lý, suy tư. Không phải ngẫu<br />
nhiên, nhân vật chính trong tiểu thuyết của<br />
<br />
Vũ Thị Hạnh<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
các nhà văn nữ hải ngoại đều là những con<br />
người đã “luống tuổi”. Họ hầu hết đã đi qua<br />
những năm tháng vô tư, hồn nhiên, mơ mộng<br />
và cả những bồng bột, nông nổi của tuổi trẻ<br />
để rồi khi đã bước sang cái dốc bên kia của<br />
cuộc đời – độ tuổi đã có đủ sự giãn cách về<br />
thời gian, đủ trải nghiệm để suy ngẫm về<br />
những lẽ sống ở đời – đủ từng trải và vững<br />
vàng để suy xét, để hoài nghi, để không còn<br />
cả tin hoàn toàn vào mọi giá trị. Bởi thế,<br />
giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm, suy tư có<br />
dịp vang lên trong nhiều tiểu thuyết. Nhìn về<br />
quá khứ, hiện tại cũng như tương lai, các<br />
nhân vật trong tiểu thuyết đều lặng lẽ quan sát<br />
để lắng sâu vào hồn mình những chiêm<br />
nghiệm suy tư về những giá trị, lẽ sống ở đời.<br />
Đó cũng là điểm để chỉ ra sự khác biệt giữa<br />
nhân vật trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ<br />
với nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống:<br />
họ nói ít hơn, hành động ít hơn nhưng lặng lẽ<br />
suy ngẫm và chiêm nghiệm nhiều hơn. Và<br />
như một mối bận tâm thường trực, ghi dấu<br />
đậm nét trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ<br />
xa xứ là những triết lý, chiêm nghiệm, suy tư<br />
về những vấn đề cơ bản như: con người và<br />
nguồn cội; sự sống và cái chết; cuộc đời và<br />
đàn bà, sự thật…Điều này được thể hiện rõ<br />
nét trong Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau,<br />
Thang máy Sài Gòn, Tìm trong nỗi nhớ, Gió<br />
tự thời khuất mặt.<br />
Thứ tư, tính thơ của tiểu thuyết. Hành trình<br />
tiểu thuyết vận động từ hướng ngoại chuyển<br />
sang hướng nội, từ cái ta chung đến cái tôi<br />
riêng trong dòng chảy chung của lịch sử đã<br />
mở ra những “ngả đường” cho chất thơ ùa<br />
vào tiểu thuyết. Tiểu thuyết vì thế, thay vì<br />
tính khách quan vốn từng được xem như một<br />
đặc trưng, nay đã được chủ quan hóa, nội cảm<br />
hóa. Điều này cũng thể hiện sự chi phối từ<br />
quan niệm của các nhà văn về hiện thực (hiện<br />
thực trong văn học luôn mang đậm dấu ấn<br />
chủ quan của người nghệ sĩ). Bởi vậy, tiểu<br />
thuyết không còn chủ vào hành động, các sự<br />
kiện, biến cố liền mạch mà hướng vào chiều<br />
sâu nội cảm con người. Chính điều này đã<br />
khiến cho sắc thái trữ tình (vốn là đòi hỏi<br />
sống còn của thơ) xuất hiện khá đậm nét trong<br />
tiểu thuyết.<br />
Tính thơ được kiến tạo bởi một hệ thống ngôn<br />
ngữ đầy sức lắng đọng, bởi những lời văn nhẹ<br />
<br />
186(10): 127 - 133<br />
<br />
nhàng và kín đáo; bởi những miêu tả về con<br />
người luôn thâm trầm, dịu dàng mà tinh tế và<br />
bởi cả những ngả đường, góc phố nơi nào<br />
cũng chất chứa vẻ dịu dàng, nên thơ. Tất cả<br />
làm cho tiểu thuyết trôi đi như một khúc tâm<br />
tình sâu lắng. Ở đó có cả những niềm vui<br />
hạnh phúc tràn đầy ý nhị, cả những nỗi buồn,<br />
sự đau đớn, khi xót xa, khi day dứt, khi nghẹn<br />
ngào. Được tạo tác bởi giọng nói dịu dàng và<br />
ánh nhìn đôn hậu, hoài niệm da diết với<br />
những nỗi nhớ chưa từng ngủ yên trong sâu<br />
thẳm trái tim các nhân vật đã trở thành âm<br />
hưởng xúc cảm chủ đạo trong Tìm trong nỗi<br />
nhớ, Phố vẫn gió, Gió tự thời khuất mặt…<br />
Những đặc điểm trên đây cần được xem xét<br />
trong mối quan hệ gắn kết hữu cơ. Việc bỏ đi<br />
một vài đặc điểm nào đó sẽ làm cho quan<br />
niệm về tiểu thuyết trở nên không đầy đủ. Bởi<br />
nhìn lại trong lịch sử thể loại, ngay từ những<br />
tác phẩm đầu tiên ghi dấu sự hình thành của<br />
tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam (Tố Tâm, Cay<br />
đắng mùi đời, Bạc tiền tiền bạc…), tiểu<br />
thuyết đã từng có “dung lượng nhỏ” nhưng đó<br />
không phải là tiểu thuyết mảnh vỡ. Đơn giản<br />
vì những sáng tác đó không “thoát thai” từ<br />
những đòi hỏi của thời đại như ở thời kỳ đổi<br />
mới. Đặc biệt, vào những năm 1920, khi sáng<br />
tác vẫn còn lệ thuộc vào thi pháp truyền thống<br />
và vay mượn, người ta không thể đặt ra một<br />
yêu cầu đổi mới đối với một thể loại mới<br />
đang trong giai đoạn “thành hình”.<br />
Từ những quan niệm trên về thể loại, trong<br />
quá trình sáng tạo, các nhà văn đều chú ý đến<br />
việc thể hiện những đặc trưng của tiểu thuyết<br />
mảnh vỡ. Trong tất cả những tiểu thuyết<br />
thuộc phạm vi khảo sát đều có độ dài khoảng<br />
300 trang. Ngoài dấu hiệu ngoại hiện, đặc<br />
trưng của tiểu thuyết mảnh vỡ còn được thể<br />
hiện thông qua tính phân mảnh, tính triết lý và<br />
chất thơ. Điều đó cho thấy, từ quan niệm cho<br />
đến thực tiễn sáng tác, “tiểu thuyết mảnh vỡ”<br />
đã thể hiện sự đóng góp đáng kể của các nhà<br />
văn nữ trong việc hình thành khuynh hướng<br />
tiểu thuyết ngắn ở Việt Nam.<br />
Tiểu thuyết như một trò chơi tự sự<br />
Trên thế giới, quan niệm văn chương như một<br />
trò chơi từ lâu đã không còn là mới. Trong Lý<br />
luận và thi pháp tiểu thuyết, Bakhtin đã đề<br />
cập đến tính trò chơi của tiểu thuyết nằm ngay<br />
131<br />
<br />